intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi kết thúc học phần môn Tin học đại cương: Đề số 01

Chia sẻ: Vtu Vtu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

746
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi kết thúc học phần môn Tin học đại cương: Đề số 01 sẽ giới thiệu tới các bạn 50 câu hỏi trắc nghiệm về hệ điều hành đa nhiệm; thông tin; công nghệ vi điện tử; công nghệ liên lạc viễn thông;... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi kết thúc học phần môn Tin học đại cương: Đề số 01

  1. KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN BỘ MÔN TIN HỌC VĂN PHÒNG NĂM: 2014 ************ HỌC PHẦN: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG LỚP: ĐH11T1A; ĐH11T2A ĐỀ SỐ: 01 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT (SINH VIÊN KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TÀI LIỆU) Sinh viên chọn một đáp án đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Windows là hệ điều hành đa nhiệm có nghĩa là: A. Có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng cùng lúc. B. Có thể đáp ứng nhiều yêu cầu về xử lý dữ liệu cùng lúc. C. Có thể thực hiện cùng lúc nhiều chương trình. D. Có thể thực hiện cùng lúc nhiều phần mềm ứng dụng. Câu 2: Alexander Bell sáng chế ra chiếc máy điện tín đầu tiên vào năm nào? A. 1840 B. 1876 C. 1890 D. 1910 Câu 3: Thông tin là gì? A. Thông tin là nguồn tài nguyên quý giá không kém gì tiền bạc. B. Thông tin là các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. C. Thông tin là những gì nhận được qua các phương tiện truyền thông đại chúng. D. Thông tin là sự lưu thông của tin tức từ người này đến người khác. Câu 4: “Nói đến thông tin là phải nói đến hai chủ thể: Chủ thể phản ánh (phát thông tin) và chủ thể nhận thông tin”. Mệnh đề này thể hiện tính chất gì của thông tin? A. Tính chất truyền thông. B. Tính chất quảng bá. C. Tính chất phản ánh. D. Tính chất đối ứng. Câu 5: Công nghệ vi điện tử ra đời từ khi nào? A. Từ những năm 1960. B. Từ những năm 1970. C. Từ năm 1965. D. Từ cuối thế kỷ 20. Mã đề: 01THĐC 1/13
  2. Câu 6: Công nghệ liên lạc viễn thông đã bắt đầu phát triển từ những năm nào? A. Từ những năm đầu của thế kỷ 20. B. Từ những năm 1840. C. Từ những năm 1870. D. Từ những năm 1780. Câu 7: Hãy ước lượng quãng thời gian trong đó liên lạc viễn thông luôn thuộc về độc quyền của nhà nước hay một công ty tư nhân chịu sự kiểm soát của nhà nước. A. Khoảng 5 thập kỷ. B. Gần 100 năm. C. Khoảng 130 năm. D. Gần 120 năm. Câu 8: Hãy liệt kê các loại công nghệ (Công nghệ liên lạc viễn thông, Công nghệ máy tính, Công nghệ thông tin) kèm theo những nhiệm vụ quản lý mà mỗi loại công nghệ hỗ trợ. A. Liên lạc viễn thông - Truyền tin; Máy tính - Quản lý thông tin; Công nghệ thông tin - Xử lý thông tin. B. Liên lạc viễn thông - Truyền tin; Máy tính - Xử lý thông tin; Công nghệ thông tin - Xử lý thông tin và truyền tin. C. Liên lạc viễn thông - Truyền tin; Máy tính - Xử lý thông tin; Công nghệ thông tin - Quản lý thông tin. D. Cả hai phương án B và C đều đúng. Câu 9: Dữ liệu là gì? A. Dữ liệu là những số liệu thu thập được từ thực tế. B. Dữ liệu là kết quả của việc quan sát và đo lường. C. Dữ liệu là các số liệu hoặc tài liệu cho trước chưa được xử lý. D. Dữ liệu là những con số cần nạp vào máy tính để giải một bài toán nào đó. Câu 10: Thông tin kinh tế là gì? A. Thông tin kinh tế là huyết mạch của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. B. Thông tin kinh tế là thông tin tồn tại và vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và các doanh nghiệp nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó. C. Thông tin kinh tế là phương tiện để đánh giá hoạt động, mức độ phát triển, triển vọng và nguy cơ tiềm ẩn của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế nói chung. D. Cả ba phương án đều đúng. Câu 11: Kết quả của phép nhân (2 x 6) trong hệ 8 là: A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Mã đề: 01THĐC 2/13
  3. Câu 12: Xử lý thông tin kinh tế là gì? A. Xử lý thông tin kinh tế là quy trình sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng thông tin nguyên liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả. B. Xử lý thông tin kinh tế là quá trình sử dụng máy tính điện tử và các công cụ tính toán khác để giải quyết các bài toán kinh tế. C. Xử lý thông tin kinh tế là quá trình phân tích tình hình kinh tế của một nước, một tổ chức hay một doanh nghiệp để hỗ trợ việc ban hành những quyết định có liên quan đến kinh tế. D. Xử lý thông tin kinh tế là quá trình xử lý thông tin sao cho đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế . Câu 13: Hãy liệt kê những công đoạn chính của quy trình xử lý thông tin kinh tế theo trình tự thông thường về thời gian. A. Thu thập TTKT; Lưu trữ TTKT; Xử lýTTKT; Truyền đạt TTKT. B. Thu thập TTKT; Xử lý TTKT; Lưu trữ TTKT; Truyền đạt TTKT. C. Thu thập TTKT; Truyền đạt TTKT; Lưu trữ TTKT; Xử lý TTKT. D. Thu thập TTKT;Phân tích TTKT; Xử lý TTKT; Lưu trữ TTKT; Truyền đạt TTKT. Câu 14: Công nghệ thông tin là gì? A. Công nghệ thông tin là công nghệ xử lý thông tin bằng máy tính điện tử. B. Công nghệ thông tin là công nghệ xử lý thông tin bằng máy tính điện tử và truyền thông tin qua các phương tiện truyền thông như điện thoại, mạng máy tính, Internet ... C. Công nghệ thông tin là sự kết hợp của công nghệ máy tính với công nghệ liên lạc viễn thông được thực hiện trên cơ sở công nghệ vi điện tử. D. Cả ba phương án trên đều đúng. Câu 15: Các kết quả xử lý thông tin kinh tế được truyền đạt đến đâu? A. Đến các tổ chức có nhu cầu sử dụng thông tin. B. Đến các bộ phận bên trong của hệ thống quản lý để hướng dẫn thực hiện. C. Đến các cơ quan và tổ chức bên ngoài hệ thống quản lý để báo cáo. D. Cả ba phương án trên đều đúng. Mã đề: 01THĐC 3/13
  4. Câu 16: Những số nào sẽ được hiện ra khi thực hiện chương trình sau đây? var i: integer; begin for i := 1 to 9999 do if (i mod 100 0) and (i mod 4 = 0) or (i mod 400 = 0) then writeln(i:5); readln end. A. Những số nguyên là bội số của 4 trong phạm vi từ 1 đến 9999. B. Những số nguyên là bội số của 4 hay 400 nhưng không là bội số của 100. C. Những số nguyên không chia hết cho 100 mà chia hết cho 4 hoặc những số nguyên chia hết cho 400 trong phạm vi từ 1 đến 9999. D. Những số nguyên cách nhau 4 trong phạm vi từ 1 đến 9999. Câu 17: Người ta thường tiến hành những công việc nào trong công đoạn xử lý của toàn bộ quy trình xử lý thông tin kinh tế? A. Sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành nhóm, tính toán theo các chỉ tiêu. B. Chọn mẫu, thiết kế lại các phiếu điều tra hay bảng hỏi cho phù hợp hơn, kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu thu thập được, nạp, xử lý các phiếu điều tra để đưa ra những con số thống kê. C. Nạp dữ liệu từ các phiếu điều tra, dùng các phần mềm để phân tích thống kê, phân tích tài chính, giải các bài toán kinh tế để tìm ra những phương án tối ưu. D. Người ta thường tiến hành những công việc theo phương án 1, phương án 3 và một số công việc khác nữa. Câu 18: Đổi số thập phân 1999 thành số hệ bát phân (Hệ 8)? A. Số bát phân là: 3716. B. Số bát phân là: 7317. C. Số bát phân là: 2716. D. Số bát phân là: 3717. Mã đề: 01THĐC 4/13
  5. Câu 19: Một hệ thống thông tin nhất thiết phải có: A. Máy tính điện tử. B. Giấy và bút. C. Con người. D. Con người và máy tính điện tử. Câu 20: Công nghệ máy tính ra đời từ khi nào? A. Từ những năm 1940. B. Từ những năm 1960. C. Từ những năm 1890. D. Từ những năm 1950. Câu 21: Hãy chọn mệnh đề đúng trong bốn phương án: A. Công nghệ vi điện tử đã sớm dẫn đến sự hội tụ nhanh chóng của công nghệ liên lạc viễn thông và công nghệ máy tính. B. Công nghệ thông tin là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của công nghệ liên lạc viễn thông. C. Công nghệ thông tin là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của công nghệ máy tính. D. Công nghệ máy tính là nền tảng cho sự ra đời và phát triển của công nghệ liên lạc viễn thông. Câu 22: Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các nhà quản lý cần có thái độ thế nào? A. Thái độ thụ động cho rằng các công cụ và phương tiện mới của công nghệ thông tin sẽ phải tự tìm đến với người dùng. B. Các nhà quản lý phải luôn luôn tỉnh táo, năng động để nhận biết các công cụ hay phương tiện mới do công nghệ thông tin mang lại, đánh giá chi phí, lợi ích, tiềm năng và hạn chế của từng loại công cụ hay phương tiện khi sử sụng cho cơ quan mình. C. Các nhà quản lý phải xác định đúng nhu cầu thông tin của cơ quan mình, lợi dụng những thành quả của công nghệ thông tin để góp phần cải tổ cơ quan sao cho nó hoạt động có hiệu quả hơn và có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn. D. Cả hai phương án B và C đều đúng. Câu 23: Các bộ phận chính của máy vi tính bao gồm: A. Bộ vào, bộ ra, bộ nhớ, bộ số học - logic và bộ điều khiển. B. ROM, RAM, Bus, CPU, đĩa từ mềm, đĩa từ cứng, đĩa CD. C. Bàn phím, màn hình, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, máy in, chuột, loa, micro. D. Bộ xử lý, đồng hồ nhịp, bộ số học - logic, bộ nhớ trong, bus, card ngoại vi và ghép nối. Mã đề: 01THĐC 5/13
  6. Câu 24: Trong số các công cụ sau đây, công cụ nào nhất thiết phải có trong hệ thống thông tin? A. Máy tính điện tử. B. Mạng máy tính. C. Cơ sở dữ liệu. D. Trong số cả ba công cụ nêu trên, không công cụ nào nhất thiết phải có trong hệ thống thông tin. Câu 25: Hệ thống thông tin là gì? A. Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm máy tính điện tử và các phương tiện truyền thông hiện đại để xử lý và truyền đạt thông tin từ tổ chức này đến tổ chức khác hay từ người này đến người khác. B. Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm các cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu, các máy tính điện tử để xử lý dữ liệu thành thông tin và các mạng máy tính (kể cả Internet) để truyền tin. C. Hệ thống thông tin là một hệ thống có tổ chức bao gồm các đối tượng phát tin, nhận tin cùng các công cụ xử lý và truyền tin trong đó máy tính điện tử đóng vai trò quan trọng nhất. D. Hệ thống thông tin là một tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt động trong một cơ quan. Câu 26: Ngân hàng dữ liệu là gì? A. Ngân hàng dữ liệu là kho chứa dữ liệu mà tại đây khách hàng có thể gửi dữ liệu rồi sau đó có thể nhận lại dữ liệu đã gửi. B. Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống dùng máy tính điện tử để lưu trữ, quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau. C. Ngân hàng dữ liệu là một hệ thống quản lý tập trung dữ liệu nhằm phục vụ cho nhiều người và nhiều mục đích quản lý khác nhau. Trong ngân hàng dữ liệu không nhất thiết phải sử dụng máy tính điện tử. D. Cả hai phương án A và B đều đúng. Mã đề: 01THĐC 6/13
  7. Câu 27: Khi phân chia một hệ thống thông tin quản lý tổng hợp thành các phân hệ theo hoạt động hay mức quản lý thì sẽ có các phân hệ: A. Quản lý cấp cao - Quản lý cấp trung gian - Quản lý cấp thấp. B. Quản lý chung - Quản lý bộ phận - Quản lý chi tiết. C. Quản lý giao dịch - Quản lý tác nghiệp - Quản lý chiến thuật - Quản lý chiến lược. D. Quản lý nhân lực - Quản lý sản xuất - Quản lý vật tư - Quản lý tài chính - Quản lý dự án. Câu 28: Khi phân chia một hệ thống thông tin quản lý tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh thì sẽ có các phân hệ: A. Bán hàng, tiếp thị - Sản xuất - Hậu cần - Tài chính, kế toán - Điều động nhân lực. B. Hành chính tổng hợp - Quản trị thiết bị - Báo cáo - Văn thư, lưu trữ - Xây dựng. C. Cung ứng vật tư - Phân phối sản phẩm - Xử lý nghiệp vụ - Tài chính, kế toán. D. Vận chuyển - Sản xuất - Bán hàng - Quan hệ khách hàng - Thống kê, báo cáo. Câu 29: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý giao dịch" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý). A. Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng ... B. Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác... C. Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực... D. Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan... Câu 30: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Bán hàng, tiếp thị" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh). A. Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường... B. Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất... C. Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho... D. Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập... Mã đề: 01THĐC 7/13
  8. Câu 31: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý tác nghiệp" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý). A. Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng... B. Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác... C. Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực... D. Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan... Câu 32: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý chiến thuật" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý). A. Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng... B. Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác... C. Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực... D. Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan... Câu 33: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Quản lý chiến lược" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo các hoạt động quản lý hay mức quản lý). A. Xử lý các đơn đặt hàng, các danh đơn và hóa đơn; trả lời các câu hỏi về hiện trạng... B. Lên lịch hoạt động; điều phối công việc hàng ngày; lập báo cáo về kết quả công tác... C. Lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch cho từng thời kỳ ngắn hạn; hình thành các khoản ngân sách, phân bổ các nguồn tài lực... D. Đề ra mục tiêu; lập, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch dài hạn; hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại của cơ quan ... Câu 34: Lĩnh vực Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật nghiên cứu A. Cấu trúc dữ liệu. B. Các thuật toán. C. Cả 2 phương án 1 và 2. D. Không có phương án nào đúng. Mã đề: 01THĐC 8/13
  9. Câu 35: Con người không thể giao tiếp với máy tính bằng cách nào dưới đây? A. Gõ lệnh từ bàn phím. B. Ra lệnh bằng giọng nói. C. Ra ký hiệu bằng tay. D. Cả phương án A và B. Câu 36: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Sản xuất" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh). A. Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường... B. Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất... C. Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho... D. Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập... Câu 37: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Hậu cần" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh). A. Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường... B. Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất... C. Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho... D. Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập... Câu 38: Trong các chức năng sau chức năng nào không phải là chức năng của hệ điều hành? A. Quản lý các luồng thông tin vào ra. B. Quản lý các tệp tin. C. Dịch và thực hiện các chương trình nguồn. D. Bảo mật. Câu 39: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Tài chính, kế toán" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh). A. Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường... B. Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ, điều độ sản xuất... C. Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho... D. Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập... Mã đề: 01THĐC 9/13
  10. Câu 40: Chọn một nhóm ứng dụng điển hình thuộc về phân hệ "Điều động nhân lực" (khi phân chia hệ thống thông tin tổng hợp thành các phân hệ theo chức năng sản xuất kinh doanh). A. Theo dõi, dự báo doanh số bán; lập kế hoạch bán hàng; phân tích tình hình bán hàng, khách hàng và thị trường... B. Lập kế hoạch về nhu cầu nhân lực; phân tích kết quả công tác; quản lý việc nâng bậc lương... C. Lập kế hoạch và kiểm soát việc mua bán vật tư; theo dõi, phân phối vật tư trong kho... D. Phân tích tài chính; phân tích chi phí; lập kế hoạch và theo dõi nhu cầu về vốn; tính thu nhập... Câu 41: Máy tính điện tử vạn năng bao gồm các loại? A. Máy tính mạch tổng hợp, máy tính vi mạch cực cao, máy tính có bộ vi xử lý. B. Máy tính qui mô lớn, máy tính qui mô vừa, máy vi tính. C. Máy tính siêu hạng, máy tính cỡ lớn, máy tính vừa và nhỏ, máy tính siêu nhỏ. D. Máy tính tốc độ cực nhanh, máy tính tốc độ nhanh, máy tính tốc độ trung bình. Câu 42: Phần cứng của máy tính là gì? A. Là hệ thống các chương trình và các thiết bị công nghệ để cho máy tính có thể hoạt động được. B. Là hệ thống các chương trình để vận hành máy tính. C. Là bộ xử lý trung tâm CPU và các thiết bị nhớ. D. Là tập hợp các thiết bị công nghệ tạo thành một máy tính điện tử. Câu 43: Bộ nhớ ngoài được gọi là bộ nhớ phụ vì: A. MTĐT vẫn hoạt động được ngay cả khi không có bộ nhớ ngoài. B. Dữ liệu và chương trình được lưu trữ lâu dài và chủ yếu ở bộ nhớ trong, chỉ những dữ liệu và chương trình thứ yếu mới lưu ở bộ nhớ ngoài. C. Bộ nhớ ngoài bị hạn chế về dung lượng và chỉ dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình một cách tạm thời. D. Cả 3 phương án trên đều đúng. Mã đề: 01THĐC 10/13
  11. Câu 44: Đặc điểm của ROM (một phần của bộ nhớ trong) là: A. ROM chứa những lệnh quan trọng nhất, thường xuyên cần tới để duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy. Người dùng có thể ghi thêm những lệnh quan trọng khác của mình vào ROM và xoá đi nếu không dùng đến nữa. B. ROM chứa những lệnh quan trọng nhất, thường xuyên cần tới để duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy. Chính các nhà sản xuất máy tính ghi sẵn các lệnh quan trọng đó vào ROM. Thông tin trong ROM không bị xoá đi khi mất điện hoặc tắt máy. C. Giống như RAM, người dùng không những có thể đọc thông tin từ ROM mà còn ghi được thông tin vào ROM. Điểm khác biệt ở đây là những thông tin được ghi vào ROM không bị xoá đi khi mất điện hoặc tắt máy như đối với những thông tin được ghi vào RAM. D. ROM chứa những lệnh quan trọng nhất, thường xuyên cần tới để duy trì trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của máy. Những lệnh này được nạp vào ROM trong quá trình khởi động máy và bị xoá đi khỏi bộ nhớ trong khi mất điện hoặc tắt máy. Câu 45: Trong các tệp tin sau, tệp tin nào không đúng là tệp tin chính (system files) của hệ điều hành MS-DOS? A. IO.SYS B. HIMEM.SYS C. COMMAND.COM D. MSDOS.SYS Câu 46: Đặc điểm chung của các thiết bị ngoại vi của máy tính là gì? A. Tạo thành các kênh liên lạc để truyền đưa thông tin qua lại giữa các bộ phận của một máy tính. B. Có chứa các thành phần cơ điện nên khó thu nhỏ kích thước và tốc độ hoạt động chậm. C. Được chế tạo bằng các vật liệu rẻ tiền như đĩa từ cứng, đĩa từ mềm, băng từ, đĩa quang học... D. Có chứa các mạch vi điện tử nên kích thước nhỏ. Câu 47: Các thành phần của phần mềm ứng dụng bao gồm: A. Phần mềm tăng năng suất lao động, phần mềm sản xuất kinh doanh, phần mềm dịch chương trình Compiler. B. Phần mềm năng suất, phần mềm khoa học kỹ thuật, phần mềm MS DOS, Windows. C. Phần mềm năng suất, phần mềm kinh doanh, phần mềm giải trí, phần mềm giáo dục và tham khảo. D. Phần mềm năng suất, phần mềm sản xuất kinh doanh, ngôn ngữ PASCAL, C++. Mã đề: 01THĐC 11/13
  12. Câu 48: Các thành phần của phần mềm hệ thống bao gồm: A. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các phần mềm giáo dục, các chương trình giải trí. B. Các chương trình nhận dạng, các bộ chương trình lập bảng tính, các chương trình lập lịch và các chương trình thiết kế. C. Hệ điều hành, các chương trình tiện ích, các chương trình điều khiển thiết bị và các chương trình dịch. D. Các chương trình phục vụ kinh doanh, các chương trình dịch, các chương trình tiện ích và hệ soạn thảo. Câu 49: Khái niệm hệ đếm thập phân? A. Hệ đếm thập phân là hệ thống dùng 10 chữ số để ghi chép các con số đếm được trong dãy số tự nhiên. B. Hệ đếm thập phân (còn gọi là hệ cơ số 10 hay hệ 10) là hệ thống số biểu diễn bằng mười chữ số: 0, 1, 2,..., 9 (và có thể có thêm dấu cộng, dấu trừ hay dấu phẩy thập phân). C. Hệ đếm thập phân là hệ thống các con số biểu diễn bằng một dãy các chữ số 0,1 (có thể có dấu cộng, trừ và dấu phẩy). Tuỳ theo vị trí trong dãy, mỗi chữ số biểu thị số đn vị, số chục, số trăm, nghìn..., số phần chục, phần trăm, phần nghìn... D. Hệ đếm thập phân là hệ thống tổng thể các quy tắc ghi và đọc các số biểu diễn bằng 10 chữ số theo một trật tự nào đó. Câu 50: Khái niệm về thuật toán? (Thuật toán là gì?) A. Là một tập hợp tuỳ ý các lệnh máy tính nhằm thực hiện một quá trình tính toán nào đó trong khoa học, kỹ thuật và kinh tế. B. Là một bản qui tắc bao gồm các thao tác qui định công việc cho lập trình viên và các thao tác viên khi quản lý dự án phần mềm giải quyết một một bài toán hay một nhiệm vụ nào đó. C. Là một bản hướng dẫn bao gồm một số hữu hạn các mệnh lệnh qui định chính xác những phép toán và động tác cần thực hiện theo một trình tự đã vạch rõ để giải quyết một loại bài toán hay một nhiệm vụ nào đó. D. Là một chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình dùng cho người sử dụng trong quá trình sử dụng máy tính. ---------------------HẾT----------------------- Mã đề: 01THĐC 12/13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0