intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng nóng vội khi bé làm sai

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ phép là một trong những truyền thống nền nếp của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nóng vội trong cách uốn nắn trẻ thật lễ phép thì lại là cách giáo dục phản tác dụng. Ngay từ thuở còn thơ, khi con trẻ bắt đầu học nói đã được bố mẹ dậy cách lễ phép. Từ những câu “Con ạ mẹ nào” đã trở thành bài học đầu tiên về lễ phép. Nghe thật đơn giản về cách dậy này, nhưng điều đó rất quan trọng với trẻ.. Người lớn hãy là tấm gương Mặc dù khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng nóng vội khi bé làm sai

  1. Đừng nóng vội khi bé làm sai Lễ phép là một trong những truyền thống nền nếp của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nóng vội trong cách uốn nắn trẻ thật lễ phép thì lại là cách giáo dục phản tác dụng. Ngay từ thuở còn thơ, khi con trẻ bắt đầu học nói đã được bố mẹ dậy cách lễ phép. Từ những câu “Con ạ mẹ nào” đã trở thành bài học đầu tiên về lễ phép. Nghe thật đơn giản về cách dậy này, nhưng điều đó rất quan trọng với trẻ.. Người lớn hãy là tấm gương Mặc dù khi trẻ còn nhỏ chưa ý thức được về điều này, nhưng ngay từ nhỏ bố mẹ cần tạo cho trẻ thói
  2. quen tốt về sự lễ phép. Bố mẹ cần gương mẫu trong việc xưng hô với bề trên, giữ đúng nền nếp trong gia đình, có trên có dưới trong phép tắc hàng ngày. Đó chính là những ấn tượng tốt và tạo thói quen cho trẻ học tập theo. Anh Tú cho biết : “Gia đình tôi hiện nay sống chung có ba thế hệ, gồm ông bà nội, hai vợ chồng và một đứa con. Khi trước còn Cụ sinh ra ông bà nội còn sống bố mẹ tôi một điều thưa ông bà, hai điều dạ con đã biết, tôi cũng như vậy mặc dù đều là người trong nhà không phải khách sáo, nhưng tôi vẫn lễ phép bưng nước bằng hai tay, mời ông bà uống nước hoặc khi làm điều gì cảm thấy mắc lỗi tôi đều tỏ thái độ hối lỗi và xin lỗi ông bà. Có một lần tôi bưng nước mời ông bà uống, vô tình tôi đã làm vỡ chiếc chén uống nước và tôi đã nói: Con xin lỗi ông bà. Thằng con tôi thấy vậy liền nói : “Ông ơi bố cháu ngoan nhỉ, lớn thế rồi mà cũng phải xin lỗi ông”. Ông nhìn cháu mỉm cười và quay sang tôi nói: “Đó con trẻ thường rất hay để ý người lớn làm và nói, nếu như con không có thái
  3. độ lễ phép này thì cháu nhìn vào sẽ có cái nhìn nhận không tốt về bố nó, điều này cũng là cách gián tiếp để dậy con trẻ biết lễ phép với người lớn”. Ở một số trẻ, không tự ý thức được việc mình đang làm là sai, chúng chỉ đơn thuần làm theo người lớn mà thôi. Trẻ sẽ quan sát xung quanh, sẽ quan sát những việc người lớn làm, đến thời điểm thích hợp trẻ sẽ làm theo những hành động và lời nói mà chúng nghe được. Chính vì vậy, người lớn làm gương cho trẻ noi theo cũng khá quan trọng trong việc dậy con lễ phép. Mềm dẻo nhưng nhất quán Theo chuyên gia giáo dục và là đồng tác giả của cuốn Positive Discipline for Preschoolers, ông Jane Nelson cho rằng " Cách tốt nhất để dạy bé lễ phép là kỷ luật của bạn vừa mềm dẻo vừa nhất quán. Mềm mỏng để dạy con bạn lễ phép và kiên quyết để dạy con bạn cần làm những gì."
  4. Khi bé đã lớn và đã có ý thức trong mọi hành động của mình thì bố mẹ phải có những cách phù hợp với lứa tuổi của trẻ để dậy bé biết cách lễ phép và nghe lời người lớn. Khi bố mẹ chuẩn bị cho con đi chơi vườn trẻ, trước khi đi chơi vì trẻ luôn ngóng chờ được đến vườn trẻ mà không chịu chào ông bà. Anh Hùng nói : ‘’ Nếu như con không chào ông bà trước khi đi chơi thì cả nhà ta đều ở nhà hôm nay và không đi đâu hết, khi nào con chào ông bà thì lúc đó bố mẹ sẽ đưa con đi chơi vườn trẻ”. Như không thể bỏ qua được chuyến đi chơi này bé ngồi một lát liền chạy vào nói : ‘’Cháu chào ông bà! Bố mẹ cháu cho cháu đi chơi đây !" Kiên quyết và nhất quán ở đây là nếu như trẻ không chào ông bà thì ở nhà, nếu ngoan và lễ phép thì sẽ được đi chơi. Bao dung và đừng nóng vội khi bé làm sai
  5. Khi anh Tâm cho con đến dự buổi liên hoan tết mùng 1/6, do cơ quan anh tổ chức cho các cháu thiếu nhi, khi ra về anh nhắc cháu chào các bác để về, nhưng do cháu nhát nên không chào các bác. Anh Tâm thấy vậy liền mắng cháu thật là hư, chào các bác đi rồi về. Bố càng giục con chào thì nét mặt cháu càng tỏ ra hoảng sợ. Đối với các trẻ bạo dạn thì không cần nói thì các bé đã tự giác chào khi đến và lúc ra về, nhưng với các trẻ có tính nhát thì càng mắng, nói mạnh các bé càng bối rối mà không thực hiện được yêu cầu lễ phép của bố mẹ đề ra. Nếu nôn nóng trong khi dậy bé về kỹ năng giao tiếp, sẽ khó thu được kết quả như mong muốn. Hãy dậy trẻ từ từ, không nên trách mắng bé ở chỗ đông người. Khi về nhà bố mẹ nên nhắc nhở bé nhẹ nhàng, lúc bé quên hãy nhắc lại cho bé nhớ, sự kiên
  6. nhẫn và nhẹ nhàng có tác dụng hơn những lời trách mắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2