intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải ảnh World Press lần thứ 55: Toàn những câu chuyện buồn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

AMSTERDAM - Tác phẩm này của nhiếp ảnh gia người Phần Lan Tomasz Lazar đoạt hạng nhì, lọai 'cá nhân', cho mục "Tin tức quần chúng" (hoặc tin về nhân dân), tại giải ảnh World Press lần thứ 55, giải thưởng được ban tổ chức công bố vào ngày 10. 2. 2012, ở Amsterdam, Netherlands. Tác phẩm trong hình chụp một người phản đối ở Harlem, New York, vào này 21. 10. 2011, trong một cuộc biểu tình chống sách lược của sở cảnh sát, và sự bất công trong mức thu nhập. Ảnh: EPA/Tomasz Lazar .AMSTERDAM - Bức hình do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải ảnh World Press lần thứ 55: Toàn những câu chuyện buồn

  1. Giải ảnh World Press lần thứ 55: Toàn những câu chuyện buồn AMSTERDAM - Tác phẩm này của nhiếp ảnh gia người Phần Lan Tomasz Lazar đoạt hạng nhì, lọai 'cá nhân', cho mục "Tin tức quần chúng" (hoặc tin về nhân dân), tại giải ảnh World Press lần thứ 55, giải thưởng được ban tổ chức công bố vào ngày 10. 2. 2012, ở Amsterdam, Netherlands. Tác phẩm trong hình chụp một người phản đối ở Harlem, New York, vào này 21. 10. 2011, trong một cuộc biểu tình chống sách lược của sở cảnh sát, và sự bất công trong mức thu nhập. Ảnh: EPA/Tomasz Lazar
  2. AMSTERDAM - Bức hình do nhiếp ảnh gia người Ireland Ray Mcmanus chụp cho hãng thông tấn Sportsfile giành hạng nhì, loại cá nhân, cho mục "Thể thao". Bức ảnh chụp một hậu vệ ném (của môn Rugby) trong một trận đấu giữa đội Old Belvedere với đội Blackrock, tại Dublin, Ireland, vào ngày 5. 2. 2011. Ảnh: EPA/Ray McManus/Sportsfile
  3. AMSTERDAM - Tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Đan Mạch Laerke Posselt thắng hạng nhất, loại cá nhân, cho mục "Chân dung". Ảnh chụp diễn viên gốc Iran 27 tuổi tên Melica Mehraban, cô lớn lên ở Đan Mạch, nhưng khởi nghiệp diễn xuất tại Iran vào năm 2011. Khi thủ vai chính (một kẻ ác trong phim gián điệp "Fox Hunting" ), cô trực tiếp học về văn hóa của quê hương qua cuốn kịch bản đã được chế độ kiểm duyệt gắt gao, cô bị buộc phải choàng khăn trùm đầu trong tất cả các cảnh quay, bị cấm không cho chửi thề, và học cách thể hiện tình yêu với một người đàn ông mà không được nói ra hay chạm vào anh ta. Ảnh: EPA/Laerke Posselt.
  4. AMSTERDAM - Nhiếp ảnh gia người Argentina tên Alejandro Kirchuk đoạt giải nhất, thể loại 'câu chuyện', cho mục "Cuộc sống thường nhật". Trong hình, ông Marcos dẫn bà Monica từ phòng ngủ tới phòng khách. Dù đôi lúc ông cũng cằn nhằn về khoảng thời gian ông dành ra để chăm sóc bà, nhưng Marcos không thấy lựa chọn nào khác. "Nói tôi biết xem chỗ nào tốt cho bà ấy hơn chỗ này. Tôi đối xử với bà ấy như một công chúa, bà có đầy đủ mọi thứ ở đây." ông giải thích. Marcos, 89 tuổi, và Monica, 87 tuổi, đã kết hôn và sống tại căn hộ của họ ở Buenos Aires, Argentina, được 65 năm. Vào năm 2007, Monica bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimers (bệnh mất trí nhớ). Kể từ ngày đó, chồng của bà dành hết thời gian để chăm sóc vợ. Căn bệnh này được cho rằng sẽ trở thành một nạn dịch trong tương lai, và bởi vì nó chủ yếu ảnh hưởng đến người già, và cũng vì tuổi thọ trung bình của dân số thế
  5. giới mỗi năm đều tăng, bệnh Alzheimers hiện ngày càng phổ biến. Ảnh: EPA/Alejandro Kirchuk. AMSTERDAM - Tác phẩm này của nhiếp ảnh gia người Ý Paolo Pellegrin - một thành viên của tổ chức nhiếp ảnh Magnum Photo, làm việc cho tạp chí Zeit - thắng giải nhì, loại 'câu chuyện', cho mục "Tin tức chung". Cơn động đất tàn khốc 9.0 độ richter xảy ra ở vùng biển phía đông bắc Nhật Bản đã gây nên cơn sóng Tsunami cao tới 38 mét, và đánh sâu vào đất liền đến gần 10 km. Hơn 28 ngàn người thiệt mạng hoặc mất tích, và hơn 125 ngàn tòa nhà bị phá hủy hoặc bị hư hại nghiêm trọng. Ảnh: EPA/Paolo Pellegrin/Magnum Photos/Ziet Magazin.
  6. AMSTERDAM - Nhiếp ảnh gia người Netherland Rob Hornstra thắng giải nhất cho mục "Nghệ thuật và giải trí". Ảnh chụp ngày 2. 1. 2011, ca sĩ Marika Bajur hát bài Kurju tại một nhà hàng tên Eurasia. Khu vực khía nam của thành phố Sochi - thuộc Nga - nằm ngay Biển Đen và rất hút khách du lịch bản địa - những người đến thành phố này để hưởng một sự pha trộn của biển, ánh nắng, bãi cát, và cuộc sống về đêm. Nhà hàng nhiều vô số, và cạnh tranh nhau rất gay gắt; mỗi nhà hàng đều thuê một ca sĩ để hát sống thường xuyên trên sân khấu, thường thì họ hát những bài phổ biến của nước Nga.
  7. AMSTERDAM - Nhiếp ảnh gia người Mỹ Jenny E. Ross thắng hạng nhất, loại cá nhân, cho mục "Thiên nhiên". Ảnh chụp ngày 30. 7. 2011, một chú gấu bắc cực đang liều lĩnh leo lên bề mặt của một vách đá trên vùng biển của đảo Ostrova, khu Oranskie, thuộc quần đảo lớn Novaya Zemlya, nhằm tìm trứng chim biển để ăn. Chú gấu này bị kẹt lại trên đất liền và không thể bắt hải cẩu - con mồi quen thuộc của nó - vì các tảng băng tuyết của khu vực này đã tan dần và bị dòng nước cuốn trôi về phía bắc, một hậu quả của sự biến đổi khí hậu. Ảnh: EPA/Jenny E. Ross
  8. AMSTERDAM - Tấm hình này, do nhiếp ảnh gia người Mỹ Stephanie Sinclair của Hãng VII Photo chụp cho tạp chí National Geographic, thắng hạng nhất, mục "Vấn đề Đương đại". Tahani (áo hồng), cưới ông 'chồng' Majed khi bé mới 6 tuổi, còn anh thì 25; bé chụp tấm chân dung này cùng bạn học cũ Ghada - cũng mang phận làm cô dâu trẻ em - trước căn nhà trên núi của hai bé ở thành phố Hajjah, vào ngày 10. 6. 2011. Gần một nửa số phụ nữ của nước Yemen bị đem gả khi còn là trẻ nít. Hình thức tảo hôn đã bị loại bỏ ở nhiều quốc gia, và hiệp định quốc tế cũng cấm những hủ tục kiểu này, nhưng 'truyền thống'* vẫn còn được tiếp nối ở một số châu lục, ngôn ngữ, và tôn giáo. Ảnh: EPA/Stephanie Sinclair/VII Photo Agency/National Geographic.
  9. Nói thêm cho tấm hình trên: Yemen có chống chế rằng, tuy mấy bé bị gả lúc còn nhỏ, nhưng chồng sẽ không được “làm gì” trước khi bé hành kinh, nếu không thì bé có thể kiện và ly dị. Nhưng thật sự mấy ông có làm gì đi nữa thì cũng chả bé nào có đủ can đảm để ra tòa (họa hoằn lắm thì hơn chục năm mới có một em như Nujood Ali, dám kiện chồng lúc em 10 tuổi). Năm 2006, tổ chức quốc tế WEF lên danh sách để xếp hạng các nước trong vấn đề bình đẳng giới; cho tới năm 2011, Yemen liên tục xếp hạng bét hoặc gần bét. AMSTERDAM - Tác phẩm mà nhiếp ảnh gia Damir Sagolj của Bosnia-Herzegovina chụp cho Reiters này thắng giả nhất, loại cá nhân, cho mục "Cuộc sống thường nhật". Trong ảnh, một bức chân dung 'người cha' của Bắc Triều Tiên, Kim Il-sung, được dùng làm trang trí
  10. cho một tòa nhà ở Thủ đô Pyongyang, ảnh chụp ngày 5. 10. 2011. Ảnh: EPA/Damir Sagoli/Reuters. AMSTERDAM - Tác phẩm do nhiếp ảnh gia người Nga Yuri Kozyrev - thuộc hãng Noor - chụp cho tờ Time, đã thẳng giải nhất, loại cá nhân, cho mục "Tin Tức". Bức ảnh chụp đám quân phiến loạn ở Ras Lanuf, Libya vào hôm 11. 3. 2011. Trong mấy tuần dài, quân phiến loạn đã kiên quyết không nhượng bộ lãnh đạo của Libya - ông Muammar Gaddafi - với hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ ra sức viện trợ họ. Các nỗ lực chống đối suy yếu dần khi chiến cơ và xe tăng của phe độc tài bắt đầu chiếm lại những gì từng được gọi là Libya Tự Do. Ảnh: EPA/Yuri Kozyrev/ Noor Images/ Time.
  11. AMSTERDAM - Bức ảnh chụp bởi nhiếp ảnh gia người Tây Ban Nha Samuel Aranda đã giành giải "Ảnh World Press của năm". Trong hình là người phụ nữ đang ôm người thân bị thương, tại một thánh đường Hồi giáo - nhưng được những người biểu tình chống chế độ của tổng thống Ali Abdullah Saleh dùng làm bệnh viện dã chiến - trong cuộc xung đột tại Sanaa, Yemen. Ảnh chụp ngày 25. 10. 2011. Samuel Aranda được tờ New York Times cử đi công tác tại đây. Corbis Images là hãng đại diện cho Sam. Ảnh: EPA.Samuel Aranda/The New York Time.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2