intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GS. HÀ MINH ĐỨC

Chia sẻ: Trọng Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

428
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1957. Từ năm 1957 đến nay ông công tác giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng bộ môn lý luận văn học; Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn; Chủ nhiệm Khoa Báo chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GS. HÀ MINH ĐỨC

  1. GS. HÀ MINH ĐỨC I. Sơ lược lí lịch  Năm sinh: 1935  Nơi sinh: Thanh Hoá Học hàm: Giáo sư  Chức danh: Giảng viên Cao cấp  Đơn vị công tác hiện nay: Khoa Văn học  Thời gian công tác tại Trường: từ 1958 Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1957. Từ năm 1957 đến nay ông công tác giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng bộ môn lý luận văn học; Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn; Chủ nhiệm Khoa Báo chí. Từ 1995 đến tháng 2 năm 2003 ông kiêm nhiệm công tác tại Viện Văn học, là Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học. Ông còn giữ các chức vụ như thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc (từ 1998); Ủy viên Hội đồng lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (từ tháng 9 năm 2003); Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội nhà báo Việt Nam. II. Các công trình khoa học Các bài báo khoa học 1. Trần Đông, người chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ. Nghiên cứu Văn học, số 9/1960. 2. Nhân đọc Mấy vấn đề nguyên lí văn học của Nguyễn Lương Ngọc. Nghiên cứu Văn học, số 3/1961. 3. Đọc Ánh sáng và phù sa. Nghiên cứu Văn học, số 9/1961. 4. Võ Huy Tâm và Những người thợ mỏ. Nghiên cứu Văn học, số 4/1962. 5. Những yếu tố tích cực trong văn học hiện thực thời kì 1939 – 1945. Tạp chí Văn học, số 9/1963. 6. Về tập Trai làng Quyền của Nguyễn Đình Dũng. Tạp chí Văn học, 1965. 7. Về khả năng phản ánh hiện thực của hồi kí – nhân đọc Sống như Anh. Tạp chí Văn học, số 10/1965. 8. Cần đánh giá cho sát đúng hơn giá trị của những tác phẩm văn học. Tạp chí Văn học, số 11/1968. 9. Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài. Tạp chí Văn học, số 2/1969. 10. Mấy suy nghĩ nhân đọc cuốn Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1900 – 1945) của Vũ Đức Phúc. Tạp chí Văn học, số 2/1971. 11. Truyện ngắn miền Nam trên đã phát triển của cách mạng. Tạp chí Văn học, số 3/1972.
  2. 12. Đọc Vì một nền văn nghệ mới – Việt Nam của Xuân Trường . Tạp chí Văn học, số 2/1972. 13. Truyện và kí của Hồ Chủ tịch, tác phẩm làm mở đường cho nền văn học mới của giai cấp vô sản. Tạp chí Văn học, số 3/1974. 14. Xuân Diệu và những chặng đường thơ cách mạng. Tạp chí Văn học, số 2/1975. 15. Những bài thơ của Bác viết về tuổi thơ. Tạp chí Văn học, số 1/1975. 16. “Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” . Tạp chí Văn học, số 1/1976. 17. Thơ ca về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội . Tạp chí Văn học, số 2/1977. 18. Anh đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ . Tạp chí Văn học, số 1/1987. 19. Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo của Đảng về thơ ca. Tạp chí Văn học, số 2/1978. 20. Nghĩ về sức sáng tạo của một nền thơ (Nhân đọc Thơ Việt Nam 1945 – 1975). Tạp chí Văn học, số 2/1979. 21. Nhân dịp Viện Văn học và Tạp chí Văn học 20 tuổi . Tạp chí Văn học, số 1/1979. 22. Văn học Việt Nam chống Mĩ cứu nước . Tạp chí Văn học, số 3/1980. 23. Nhớ mãi anh Hoàng Trung Thông . Tạp chí Văn học, số 1/1988. 24. Về một truyện ngắn nhất của Hồ Chủ tịch . Tạp chí Văn học, số 3/1981. 25. Nam Cao và đôi nét về nghệ thuật sáng tạo tâm lí. Tạp chí Văn học, số 6/1982. 26. Những bài thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ. Tạp chí Văn học, số 3/1984. 27. Thơ Sóng Hồng. Tạp chí Văn học, số 1/1985. 28. Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về tính chân thực của nghệ thuật. Tạp chí Văn học, số 3/1986. 29. Xuân Diệu nói về hai tập: Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Tạp chí Văn học, số 12/1995. 30. Tế Hanh và những chặng đường thơ Cách mạng. Tạp chí Văn học, số 6/1996. 31. Điêu tàn và tâm hồn thơ Chế Lan Viên . Tạp chí Văn học, số 10/1996. 32. Một tiếng thơ hùng tráng vang vọng một thời. Tạp chí Văn học, số 12/1996. 33. Nhà thơ và cuộc đối thoại của thơ. Tạp chí Văn học, số 3/1997. 34. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn nghệ. Tạp chí Văn học, số 5/1997. 35. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí. Tạp chí Văn học, số 5/1998. 36. Cái đẹp và cảm hứng thơ ca của Hồ Chí Minh. Tạp chí Văn học, số 9/1998. 37. Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố . Tạp chí Văn học, số11/1998. Các giáo trình, chuyên khảo, sách tham khảo 1. Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc. Nxb Văn hoá, 1961. 2. Tác phẩm văn học. Nxb Giáo dục, 1962. 3. Loại thể văn học,Nxb Giáo dục, 1962. 4. Nguyễn Huy Tưởng (nghiên cứu, viết chung với Phan Cự Đệ). Nxb Văn học, 1966. 5. Thơ ca Việt Nam – hình thức và thể loại (viết chung với Bùi Văn Nguyên). Nxb Khoa học Xã hội, 1968, 1971, 1999. 6. Nhà văn và tác phẩm (phê bình – tiểu luận). Nxb Văn học, 1971. 7. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (lí luận). Nxb Khoa học Xã hội, 1974, 1997, 1998. 8. Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca(phê bình – tiểu luận). Nxb Văn học, 1977. 9. Nhà văn Việt Nam tập 1(nghiên cứu – viết chung với Phan Cự Đệ). Nxb Đại học, 1979.
  3. 10. Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ lớn của dân tộc (nghiên cứu). Nxb Khoa học Xã hội, 1979, 1995, 1997, 2000. 11. Kỉ yếu về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội (nghiên cứu). Nxb Quân đội Nhân dân, 1980. 12. C.Mac-Ph.Anghen – V.I.Lênin và một số vấn đề lí luận văn nghệ. Nxb Sự thật, 1982 – 1995 – 2000. 13. Nhà văn Việt Nam, tập II (nghiên cứu – viết chung với Phan Cự Đệ). Nxb Đại học, 1983. 14. Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh(nghiên cứu). Nxb Khoa học Xã hội 1985, 1996, 1997, 2000. 15. Thời gian và trang sách (phê bình, tiểu luận). Nxb Văn học, 1987. 16. Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, 1990. 17. Về một cuộc cách mạng trong thi ca (biên soạn – chủ biên cùng Huy Cận). Nxb Giáo dục, 1991, 1997. 18. Lí luận văn học (chủ biên). Nxb Giáo dục, 1992 (đã tái bản lần thứ 7). 19. Báo chí – những vấn đề lí luận và thực tiễn (chủ biên). Nxb Giáo dục, 1993, 1997. 20. Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê (nghiên cứu). Nxb Giáo dục, H. 1994, 1996, 1997. 21. Thời gian và nhân chứng (3 tập, chủ biên). Nxb Chính trị Quốc gia, tập I (1994), tập II (1997), tập III (2001). 22. Một thời đại trong thơ ca (nghiên cứu). Nxb Khoa học Xã hội, 1996. 23. Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (bút kí). Nxb Văn học, 1996. 24. Nam Cao – đời văn và tác phẩm (nghiên cứu). Nxb Văn học, 1997. 25. Khảo luận văn chương (nghiên cứu). Nxb Khoa học Xã hội, 1997, tái bản 1997. 26. Văn học Việt Nam hiện đại (bình giảng và phân tích tác phẩm). Nxb Thanh niên, 1997. Nxb Khoa học Xã hội 1998, 1999, 2000. 27. Nhà văn nói về tác phẩm (biên soạn- chủ biên). Nxb Văn học, 1997, 1998, 2001. 28. Chặng đường mới của văn học Việt Nam (tiểu luận). Nxb Chính trị Quốc gia, 1998 (chủ biên). 29. Đi tìm chân lí nghệ thuật (tiểu luận phê bình). Nxb Văn học, 1998, 2000. 30. Đi hết một mùa thu (thơ). Nxb Văn học, 1999. 31. Báo chí Hồ Chí Minh – Chuyên luận và tuyển chọn. Nxb Chính trị Quốc gia, 2000. 32. Văn thơ Hồ Chí Minh (tiểu luận). Nxb Khoa học xã hội, 2000. 33. Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh (nghiên cứu). Nxb Giáo dục, 2000. 34. Cơ sở lí luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 35. Ba lần đến nước Mĩ (tập bút kí). Nxb Văn học, 2000. 36. Ở giữa ngày đông (thơ). Nxb Văn học, 2001.
  4. GIÁO SƯ HÀ MINH ĐỨC VỚI CÁC CÔNG TRÌNH VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Công trình: Cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại và Lý luận văn học: Về văn học hiện đại: 1. Nam Cao, đời văn và tác phẩm; 2. Khảo luận văn chương Về lý luận văn học: 1. Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại; 2. C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ. Tác giả: GS Hà Minh Đức Cụm công trình về Văn học Việt Nam hiện đại và Lý luận văn học này của GS Hà Minh Đức gồm 4 công trình sau: - “Nam Cao, đời văn và tác phẩm” (192 trang), nghiên cứu về đời sống và hoạt động văn học của Nam Cao, tác phẩm của Nam Cao và con đường đi tới chủ nghĩa hiện thực (phần I); sáng tác của Nam Cao thời trước và sau cách mạng tháng Tám (Phần II và III); nông thôn trong sáng tác của Nam Cao (Phần IV). Từ năm 1961, tác giả đã phát hiện phong cách một nhà văn tài năng là Nam Cao, và đưa ra khái niệm “Nhà văn hiện thực” khi nói Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. - “Khảo luận văn chương” ra mắt vào năm 1998, là chuyên luận khái quát về phong trào thơ mới, văn hoá lãng mạn (1930 - 1945), về kịch nói thời kỳ đầu hình thành và phát triển, về quan điểm thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sự nghiệp văn chương của các tác giả: Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tế Hanh, Tô Hoài. 10 bài nghiên cứu khoa học công phu, nội dung phong phú với những ý kiến sâu sắc là rất có ích cho xây dựng cuốn lịch sử văn học Việt Nam từ năm 1930 đến cuối thế kỷ XX. - “Thơ và mấy vấn đề về thơ Việt Nam hiện đại” (402 trang) là công trình ông hoàn thành cho xuất bản vào năm 1974, gồm 7 chương, với nội dung là xác định một quan điểm đúng đắn về thơ; nhà thơ - cái tôi và nhân vật trữ tình trong thơ; tính khuynh hướng của thơ ca; cảm xúc và suy nghĩ trong thơ; truyền thống và sáng tạo trong thơ; hình thức của thơ. Các vấn đề, luận điểm nêu trong công trình này mang tính hệ thống chặt chẽ, toàn diện, sâu sắc và có tính thuyết phục. - “C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin và một số vấn đề lý luận văn nghệ” được Nhà xuất bản Sự Thật xuất bản năm 1982, đề cập tới các nội dung: Mác, Ănghen và một số vấn đề lý luận văn nghệ; quan hệ giữa văn nghệ và đời sống xã hội; tính giai cấp, tính Đảng, tính dân tộc và sự sáng tạo nghệ thuật; thế giới quan – thực tại và đời sống - quá trình phát triển văn học; điều kiện lịch sử mới và những đóng góp của Lênin về lý luận văn nghệ; nhận thức Macxit và những vấn đề đặc trưng của văn học nghệ thuật; nguyên tắc tính Đảng trong văn học; nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá mới và vấn đề kế thừa di sản văn hoá cũ. Có thể nói công trình này đã nêu lên những luận điểm cơ bản nhất của lý luận văn nghệ, có tác động không nhỏ tới hoạt động văn nghệ của nước ta.
  5. Trong toàn bộ tác phẩm của GS Hà Minh Đức, cụm công trình gồm 4 công trình nói trên là một chùm hoa đẹp nhất, đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2000. GS Hà Minh Đức sinh ngày 3.5.1935, quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, là Nhà giáo Nhân dân. GS. Hà Minh Đức tại văn phòng lúc là Viện trưởng Viện Văn học
  6. GS Hà Minh Đức: Một đời nghiên cứu và giảng dạy văn chương Việt Nam Ngày 18/02/2012 tới sẽ diễn ra Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước đợt năm 2010, nhân dịp này USSH đăng lại bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái về GS.NGND Hà Minh Đức – một trong 12 nhà khoa học được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt này. GS.NGND Hà Minh Đức. Hà Nội, tháng 02/2012. Ảnh: Thành Long Cả đời ông, ông hiểu rất rõ rằng muốn giảng dạy thật tốt văn chương Việt thì phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng những vấn đề được đặt ra từ quá trình phát triển thực tiễn của chính văn chương Việt – đó chính là quá trình hiện đại hoá đã diễn ra trong lòng văn chương Việt từ hàng trăm năm nay. Việc nghiên cứu của nhà nghiên cứu phải được diễn giải sâu sắc bằng cái viết – cũng thật sâu sắc, mới hòng mong cái dạy trên bục giảng đại học thật lôi cuốn, và có chiều sâu thông tuệ, nhất là với đối tượng sinh viên đại học của khoa Ngữ văn, lại thuộc một trường đại học lớn nhất và duy nhất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lúc bấy giờ: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Lại đúng vào thời điểm ông tốt nghiệp xuất sắc ngôi trường này, được giữ lại làm thầy giáo, ngay khi còn đầu xanh tuổi trẻ. Đó quả là cách nghĩ và cách quan niệm chính xác nhất trong trường hợp ấy của cá nhân ông. Và không thể không thấy, bên trong đó, hiện diện những ảnh hưởng rất lớn từ những bậc thầy mà ông thụ giáo, và cả đời ông luôn kính trọng: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn…
  7. Trong một lần tự sự về công việc nghiên cứu văn chương Việt Nam hiện đại, vốn đòi hỏi rất nhiều tâm huyết của mình, ông cho rằng ông luôn muốn tìm ra và nghiên cứu những vấn đề đích thực của văn học Việt Nam, vừa mang ý nghĩa thời sự, lại vừa phải đảm bảo chiều sâu khoa học lâu dài. GS Hà Minh Đức sinh năm 1935 tại Thanh Hoá. Ông nguyên là Chủ nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường ĐHKHXH&NV. Ông được xét giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2010 cho cụm công trình: Sự nghiệp văn học, báo chí Hồ Chí Minh và một số vấn đề lí luận, thực tiễn văn hoá, văn nghệ Việt Nam, bao gồm nhóm công trình Sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh, báo chí Hồ Chí Minh (chuyên luận và tuyển chọn) và nhóm công trình Tự lực văn đoàn: trào lưu và tác giả (phần chuyên luận); Một nền văn hoá văn nghệ đậm bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú. Khi đặt vấn đề nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Đức đã có góc nhìn riêng, vừa khoa học lại vừa thời sự. Bởi thế, dù nghiên cứu sau các học giả: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, các thi sĩ Xuân Diệu, Chế Lan Viên… về thơ và văn xuôi Hồ Chí Minh, GS Hà Minh Đức vẫn tìm ra cách khai thác riêng và cách xử lí tư liệu riêng, lại được sự giúp đỡ chí tình của nhà thơ Hoàng Trung Thông, năm 1979, công trình nghiên cứu của ông “Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn của dân tộc” ra đời tại NXB Khoa học Xã hội, do đích thân giám đốc NXB Phạm Hựu đồng ý đặt hàng, sau khi nghe GS Đức thuyết phục bằng ý tưởng nghiên cứu. Theo ông tự đánh giá, đó là công trình có thể chưa thật hay, nhưng nghiên cứu vấn đề chu đáo, nêu được vấn đề tương đối cơ bản và được dư luận chấp nhận. Năm 1985, được đà nghiên cứu, ông viết tiếp cuốn “Tác phẩm văn của Hồ Chí Minh” và được GS Nguyễn Khánh Toàn quan tâm khích lệ, và viết lời tựa cho tập sách, với khẳng định đấy là một cuốn sách được viết nghiêm túc, dù thấy còn một số vấn đề cần phải nói thêm về văn chương Hồ Chí Minh. GS Hà Minh Đức bồi hồi nhớ lại lúc đó, vừa biết ơn người thầy của mình, vừa hiểu rằng “xin được chữ của “cụ” Nguyễn Khánh Toàn hoàn toàn không phải việc dễ”. Song GS Hà Minh Đức không dừng công việc nghiên cứu về sự nghiệp văn nghệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đó. Khi về khoa Báo chí trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, với cương vị Chủ nhiệm khoa Báo, ông lại thấy mình phải tiếp tục nghiên cứu về sự nghiệp báo chí của Bác Hồ. Ông lại vượt khó, viết tiếp công trình thứ ba: “Báo chí Hồ Chí Minh” và hết sức tránh trùng lặp, ông nghiên cứu phong cách báo chí rất độc đáo của cụ Hồ trên sự kết hợp hài hoà của hai trục: trục thời gian năm tháng và trục những vấn đề báo chí mà cụ Hồ đã rất sắc sảo khi phát hiện. Chỉ nguyên ba công trình nghiên cứu chuyên biệt ấy về sự nghiệp viết văn, viết báo của cụ Hồ cũng đã làm nên thành công đáng kể của GS Hà Minh Đức trên bước đường nghiên cứu và giảng dạy của mình. Song, ông đã chứng tỏ sự cần mẫn nghiên cứu nhiều hơn thế. Theo phương pháp nghiên cứu riêng và quan niệm riêng, GS Hà Minh Đức đã nghiên cứu sâu về Thơ Mới, dù trước ông và đồng thời với ông, không ít nhà nghiên cứu đã và đang cày xới vấn đề này. Không nản lòng, ông tự biết mình vẫn còn có thể nghiên cứu tiếp và có ý kiến riêng về Thơ Mới. Ông tâm sự: “Thực sự tôi cảm thấy đây là một vấn đề nghiên
  8. cứu mà một người làm không xong, thậm chí một thời làm cũng không xong mà phải làm trong nhiều thời điểm. Và ở mỗi thời điểm mình có thể triển khai được quan điểm của mình theo một cách ngày càng rộng, càng sâu và thẳng thắn hơn so với quá khứ, khi điều kiện xã hội khách quan chưa phù hợp với cách làm như vậy”. Viết về vấn đề Tự lực Văn đoàn của giai đoạn văn học 1932 – 1945 ông cũng có khuynh hướng và phương pháp nghiên cứu nhất quán với chính ông như vậy. Về thái độ, GS Hà Minh Đức cho rằng ở từng thời điểm văn chương, ông nhận thức thế nào thì viết đúng như mình nhận thức. Nhưng ông cũng phải nhận rằng “dư luận văn chương chúng ta trong mấy chục năm qua nhiều lúc bị cuốn đi theo yêu cầu nóng của xã hội nên không tránh khỏi bồng bột, thiếu khách quan. Có lúc tôi cũng ít nhiều bị chi phối nhưng chỉ chừng mực thôi”. Và ông đã chủ trương viết đúng lòng mình, không viết khác những điều ông suy nghĩ, cũng tránh thái quá, khi muốn khen những điều đáng khen và chê những điều đáng chê. Về cơ bản ông cũng không chấp nhận nói ngược với chính mình, luôn hết sức thận trọng khi viết về những vấn đề mà mình đã theo đuổi nghiên cứu trong cả đời mình. Thành Long/USSH GS Hà Minh Đức trả lời phỏng vấn của VTV về cụm công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng tự cho rằng, hai công trình nghiên cứu về Thơ Mới và Tự lực Văn đoàn được ông đầu tư tâm sức rất lớn và đã được viết với một hứng thú nghiên cứu cũng rất lớn. Và ông cũng biết rõ, những cuốn sách ấy đã là những tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên
  9. của mình và lan truyền tới họ một hứng thú nghiên cứu rất đáng kể khi họ đang ngồi học trong giảng đường và không chỉ trong giảng đường đại học. Tự nhận và pha chút hài hước, ông bảo ông như một nông dân cần cù trên cánh đồng nghiên cứu chữ nghĩa văn chương, dẫu nhiều gặt hái, song vẫn tự biết mình thích không nhiều lắm những tác phẩm do chính mình viết ra và biết rằng chúng cũng có ít nhiều ý nghĩa đối với sự học của sinh viên đại học văn khoa. Ông thích cuốn “Thơ và mấy vấn đề trong thơ hiện đại” của chính mình, với lí do “đây là cuốn mà tôi viết công phu, sách riêng, (không đứng chung như cuốn “Sự phát triển thơ ca – hình thức và thể loại” với GS Bùi Văn Nguyên”, dù cuốn này ông cũng thích) và là loại sách thuần lí luận, được tái bản đã mấy lần! Ông vui vẻ tự thú: “Nam Cao và tác phẩm” cũng là cuốn tôi thích. Tôi là một trong những người đầu tiên viết sách nghiên cứu về Nam Cao. Hay là cuốn “Tô Hoài – Đời văn và tác phẩm” vừa là nghiên cứu văn chương, vừa là kỉ niệm với nhà văn Tô Hoài đã gần gũi và giúp đỡ tôi nhiều… Rồi những cuốn “Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà thơ lớn của dân tộc”, và “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đều đã tái bản đến lần thứ 8… Có một điều đặc biệt trong nghiên cứu của GS Hà Minh Đức là việc ông “rẽ dòng” khá ngoạn mục sang lĩnh vực sáng tác: ông đột nhiên làm thơ, viết kí sự, tuỳ bút… vào những năm tháng bước vào tuổi trung niên, khi ông đã đi hết mùa thu cuộc đời để rồi thấy mình đang ở giữa mùa đông:”Bây giờ chỉ còn lại mùa đông/Và một mình anh ở giữa/Năm tháng qua ngày đông thêm giá lạnh/Mùa đông buồn làm bạn với cô đơn…”. Bên cạnh những nghiên cứu, những buổi lên lớp giảng bài, những hướng dẫn sinh viên làm khoá luận, học viên làm luận văn, nghiên cứu sinh làm luận án… thế là ông đã gặp được thơ ca như một niềm an ủi và chính ông cho rằng đó cũng là lối ra khỏi dòng chính luận để trở về với chính mình một cách an nhiên, hài hoà. Không tình cờ chút nào khi ông đã cho ra đời đến mấy tập thơ và nhận khá nhiều cảm tình từ người thưởng ngoạn. Thi sĩ Huy Cận từng khen thơ Hà Minh Đức chân cảm dồn nén. Nữ sĩ Anh Thơ đọc nhiều lần thơ ông và khen thơ ông hiện đại, viết theo thể thức tự do. Các thi sĩ Vũ Đình Minh, Mã Giang Lân, Hữu Thỉnh đều dành cho thơ ông tình của những kẻ tri âm. Và như thế, ông đã được giải phóng những năng lượng mà chính ông cũng không ngờ nó tiềm ẩn trong trái tim mình, ngoài những phẩm chất của một người cả đời chỉ mải miết nghiên cứu và giảng dạy văn chương Việt như những chỉ định của số phận. Và ông, GS Hà Minh Đức đã rất xứng đáng với những danh vị, chức vị, giải thưởng cao quý mà Nhà nước đã dành cho ông: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những thành tựu về nghiên cứu và giảng dạy suốt nửa thế kỉ của ông… PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái (USSH)
  10. Giáo sư Hà Minh Đức nguyên Viện trưởng Viện Văn học, nguyên chủ nhiệm Khoa báo chí Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1935 tại Vĩnh An, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Quá trình công tác Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1957. Từ năm 1957 đến nay ông công tác giảng dạy tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng bộ môn lý luận văn học; Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn; Chủ nhiệm Khoa Báo chí. Từ 1995 đến tháng 2 năm 2003 ông kiêm nhiệm công tác tại Viện Văn học, là Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học. Ông còn giữ các chức vụ như thành viên Ủy ban Giáo dục toàn quốc (từ 1998); Ủy viên Hội đồng lý luận - phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (từ tháng 9 năm 2003); Hội viên Hội nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội nhà báo Việt Nam. Tác phẩm chính đã xuất bản Những công trình in riêng Nhà văn và tác phẩm (1971) Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974) Thực tiễn cách mạng và sáng tạo thi ca (1976) Nam Cao - đời văn và tác phẩm (1986) Thời gian và trang sách (1987) Khảo luận văn chương (1987) Nguyễn Bính thi nhân của đồng quê (1996) Đi tìm chân lý nghệ thuật (1998) C. Mác, Ph. Anghen, V.L. Lênin và một số vấn đề lý luận văn học (nghiên cứu, 1982) Văn thơ Hồ Chí Minh (nghiên cứu, 2000) Văn chương - tài năng và phong cách (2001) Những công trình in chung (chủ biên) Lý luận văn học (1992) Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (1999) Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn (1997) Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX (2002) Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (2003) Ngoài những công trình nghiên cứu, ông còn là tác giả của một số tập thơ và hồi ký, bút ký. Giải thưởng Giải thưởng nhà nước về văn học - nghệ thuật Huân chương lao động hạng nhất Nhà giáo nhân dân Giải thưởng nhà nước về nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2012.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2