Lê Thành Bắc, Nguyễn Văn Tấn, Trần Ngọc Thiên Nam<br />
<br />
6<br />
<br />
HẠN CHẾ DÒNG NGẮN MẠCH QUÁ ĐỘ TRONG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI<br />
THUỘC ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG<br />
LIMITING THE SHORTCUT TRANSIENT OVERCURRENT IN THE ELECTRIC<br />
DISTRIBUTION SYSTEM OF DA NANG POWER<br />
Lê Thành Bắc1, Nguyễn Văn Tấn2, Trần Ngọc Thiên Nam2<br />
1<br />
Đại học Đà Nẵng; lethanhbac2012@yahoo.com<br />
2<br />
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng<br />
Tóm tắt - Bài báo trình bày các kết quả khảo sát cấu trúc, đánh giá<br />
về thực trạng vận hành và vấn đề quá dòng quá độ đang xảy ra<br />
trên hệ thống phân phối điện của Điện lực Đà Nẵng. Các tác giả<br />
cũng đề xuất một số phương án với giải pháp kỹ thuật cụ thể để<br />
hạn chế dòng ngắn mạch quá độ trên lưới điện trong phạm vi cho<br />
phép của các thiết bị đóng cắt hiện nay. Các kết quả mô phỏng<br />
bằng các phần mềm chuyên dụng đã chứng minh tính hiệu quả<br />
của các phương án đề xuất. Giải pháp lắp đặt thiết bị tự động hạn<br />
chế dòng ngắn mạch kiểu máy biến áp (FCLT) cho phép hạn chế<br />
dòng xung kích quá độ với mức hạn chế bất kỳ, đồng thời vẫn giữ<br />
nguyên cấu trúc lưới cùng các thiết bị đóng cắt hiện nay, đây thực<br />
sự là phương án mang tính khả thi cao.<br />
<br />
Abstract - The paper present results of studying system structure,<br />
estimating the current state of system operation and the transient<br />
over-current problem occurring in the electricity distribution system<br />
of Da Nang Power Company. The authors also propose some<br />
methods with specific technical measures to limit short-circuit<br />
currents on the grid within allowable ranges of current switching<br />
devices. Simulated results from specialized softwares demonstrate<br />
the effectiveness of the proposed methods. The method of<br />
installing automatic Fault Current Limiting device of Transformer<br />
type (FCLT) allows limiting the flow of transient inrush current with<br />
any restriction, while maintaining the same grid structure and<br />
switching equipment. This is a highly feasible option.<br />
<br />
Từ khóa - dòng quá độ; hệ thống điện Đà Nẵng; ngắn mạch; thiết<br />
bị tự động hạn chế dòng ngắn mạch kiểu biến áp (FCLT); mô<br />
phỏng.<br />
<br />
Key words - transient current; Da Nang power system; short<br />
circuit; automatic Fault Current Limiting device of Transformer type<br />
(FCLT); simulation.<br />
<br />
1. Cấu trúc lưới điện phân phối Đà Nẵng<br />
1.1. Giới thiệu chung<br />
Hiện nay, hệ thống điện của Công ty Điện lực Đà Nẵng<br />
(PCĐN) đang được cấp điện từ trạm biến áp (TBA) 500 kV<br />
Đà Nẵng qua các TBA (Hình 1): Trạm 110 kV Liên Trì<br />
(E11) và Xuân Hà (E10) cấp điện cho khu vực quận Hải<br />
Châu và quận Thanh Khê; Trạm 110 kV Cầu Đỏ (E12),<br />
Hòa Xuân cấp điện cho khu vực quận Cẩm Lệ, huyện Hoà<br />
Vang; Trạm 220kV Ngũ Hành Sơn và An Đồn (E14), 110<br />
<br />
kV Ngũ Hành Sơn cấp điện cho khu vực quận Sơn Trà và<br />
quận Ngũ Hành Sơn; Trạm 220 kV Hoà Khánh (E9), Liên<br />
Chiểu (Elc) và Hòa Khánh 2 cấp điện cho khu vực quận<br />
Liên Chiểu, huyện Hoà Vang; Trạm 110 kV Hòa Liên cấp<br />
điện khu vực Trường Định, Hòa Bắc, Hòa Liên, Khu Công<br />
nghệ cao.<br />
PCĐN hiện có tổng công suất đặt là 957 MVA, phụ tải<br />
cực đại năm 2017 là 503,8 MW, sản lượng ngày lớn nhất<br />
đạt 10,3 triệu kWh.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ lưới điện phân phối 110 (220)/22kV thành phố Đà Nẵng<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 7(128).2018<br />
<br />
1.2. Ưu điểm của lưới điện Đà Nẵng<br />
Các trạm biến áp 110(220) kV trên Hình 1 hiện đang<br />
phân bố đồng đều trên các khu vực trong thành phố, các<br />
trạm đang có nhiều kết nối lưới mạch vòng phía 22 kV cho<br />
phép linh hoạt chuyển tải qua lại khi có công tác yêu cầu<br />
hoặc khi sự cố. Các TBA đang được cấp điện từ nhiều<br />
nguồn khác nhau nên cũng đã góp phần tăng độ tin cậy<br />
cung cấp điện cho toàn hệ thống.<br />
1.3. Những hạn chế đang tồn tại<br />
1.3.1. Nhược điểm trong vận hành<br />
Hiện nay, khi công tác đường dây 110/220 kV Hòa<br />
Khánh thì TBA Hòa Khánh 2 bắt buộc phải giảm tải dưới<br />
30 MW để đảm bảo chất lượng điện năng (điều này làm<br />
PCĐN không chủ động được lịch công tác và thông báo<br />
trước đến khách hàng).<br />
TBA 110 kV An Đồn hiện được cấp điện từ mạch đơn<br />
của TBA 220 kV Ngũ Hành Sơn, điều này khó khăn khi<br />
truyền tải điện công tác trên TU 174/E13 hoặc MC<br />
174/E13, hoặc nếu xảy ra sự cố trên đường dây 110 kV từ<br />
Ngũ Hành Sơn về TBA An Đồn thì toàn bộ phụ tải thuộc<br />
quận Sơn Trà sẽ bị ảnh hưởng mất điện.<br />
TBA 110 kV Hòa Khánh 2 chủ yếu cung cấp cho các<br />
phụ tải nhà máy thép nên không thể dùng TBA này để<br />
chuyển tải cho phụ tải thuộc các TBA 220 kV Hòa Khánh<br />
hoặc Liên Chiểu khi có nhu cầu. Nếu muốn chuyển tải bắt<br />
buộc phải sa thải các phụ tải nhà máy thép… điều này sẽ<br />
gây thiệt hại lớn về kinh tế.<br />
Về kết lưới 22 kV, các xuất tuyến trung áp phần lớn có<br />
mức độ mang tải cao nên khả năng chuyển tải thực tế chưa<br />
linh hoạt.<br />
1.3.2. Quá dòng quá độ khi sự cố ngắn mạch<br />
Bảng 1. Giá trị dòng ngắn mạch xung kích tại xuất tuyến khi<br />
được vận hành có khép vòng và không có khép vòng<br />
<br />
Trạm biến<br />
áp trung<br />
gian<br />
<br />
Máy cắt đang dùng<br />
<br />
Mã hiệu<br />
<br />
Giá trị dòng ngắn mạch<br />
xung kích các xuất<br />
tuyến có mạch khép<br />
vòng lớn nhất (kA)<br />
<br />
Dòng cắt Khi khép<br />
Không<br />
Iđm (kA)<br />
vòng<br />
khép vòng<br />
<br />
An Đồn<br />
<br />
GMH/V20<br />
<br />
25<br />
<br />
29,3<br />
<br />
21,5<br />
<br />
Hòa Khánh<br />
<br />
HVX24<br />
<br />
31,5<br />
<br />
58,0<br />
<br />
31,3<br />
<br />
Liên Chiểu<br />
<br />
3AH5283<br />
<br />
25<br />
<br />
33,1<br />
<br />
19,0<br />
<br />
Liên Trì<br />
<br />
GVBM/2000<br />
<br />
25<br />
<br />
42,1<br />
<br />
27,5<br />
<br />
220 kV-Ngũ<br />
Hành Sơn<br />
<br />
HVX24<br />
<br />
31,5<br />
<br />
45,1<br />
<br />
31,5<br />
<br />
Xuân Hà<br />
<br />
EVOLIS<br />
<br />
25<br />
<br />
32<br />
<br />
23,7<br />
<br />
Ngoài các nhược điểm nêu trên, việc tăng trị số dòng<br />
xung kích nếu có ngắn mạch tại một số điểm (Bảng 1) như<br />
ở các trạm Liên Trì, Ngũ Hành Sơn, Xuân Hà khi có nối<br />
vòng sẽ vượt xa dòng cắt cho phép của các máy cắt, cũng<br />
như giới hạn độ bền điện động cho phép của các thiết bị đóng<br />
cắt khác đang dùng trong hệ thống. Điều này thực sự là một<br />
nguy cơ tạo rủi ro rất lớn, có thể xảy ra sự cố mất điện trên<br />
diện rộng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và an ninh. Hạn chế trị<br />
<br />
7<br />
<br />
số dòng xung kích khi ngắn mạch qua các thiết bị đóng cắt<br />
trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao độ tin cậy của hệ<br />
thống điện phân phối, đây là yêu cầu cấp thiết đang đặt ra<br />
đối với PCĐN. Thực tế đang đòi hỏi phải sớm tìm ra giải<br />
pháp kỹ thuật hợp lý khắc phục tình trạng tăng quá lớn của<br />
dòng ngắn mạch xung kích xảy ra trên lưới phân phối hiện<br />
nay.<br />
2. Các giải pháp chung về hạn chế dòng ngắn mạch<br />
xung kích<br />
Để giảm trị số xung kích của dòng điện quá độ trong<br />
trường hợp sự cố, thế giới hiện nay đang có 8 giải pháp kỹ<br />
thuật và vận hành [1, 4, 7], tuy nhiên, mỗi giải pháp đều<br />
tồn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể: Dùng các cuộn<br />
kháng không lõi sắt nối tiếp trên lưới, giải pháp kinh điển<br />
này lại gây sụt áp lưới ngay khi làm việc bình thường; Nâng<br />
cấp các thiết bị đóng cắt hiện tại hoặc nâng cấp điện áp<br />
lưới, giải pháp này chi phí sẽ rất cao; Sử dụng thiết bị tự<br />
động hạn chế dòng điện ngắn mạch với vật liệu siêu dẫn,<br />
giải pháp này luôn cần có thiết bị làm lạnh kèm theo, sẽ<br />
tăng tổn hao và chi phí đắt; Sử dụng thiết bị hạn chế dòng<br />
điện ngắn mạch có dạng van bán dẫn kết hợp với điện<br />
kháng hoặc sử dụng các thiết bị chuyển mạch công suất<br />
kiểu mới tác động cực nhanh, cả hai giải pháp này đều có<br />
nhược điểm là yêu cầu cần phải thay thế nhiều thiết bị, sơ<br />
đồ điều khiển phức tạp, giá thành cao, độ tin cậy thấp, rất<br />
tốn kém. Hai trong những giải pháp kỹ thuật - vận hành còn<br />
lại, khả năng có tính khả thi cao đối với hệ thống điện phân<br />
phối Đà Nẵng cũng như của Việt Nam nói chung là: thay<br />
đổi cấu trúc lưới (tách lưới, tách thanh cái, áp dụng các biện<br />
pháp cắt liên động loại dần nguồn cung cấp cho dòng sự<br />
cố) và giải pháp tính toán lắp đặt thiết bị hạn chế dòng ngắn<br />
mạch với chi phí hợp lý để giảm dòng điện sự cố đến giới<br />
hạn cho phép của các thiết bị đóng cắt [2, 6, 7]. Trong bài<br />
báo này, các tác giả trình bày nhóm hai giải pháp kỹ thuật<br />
nêu trên, bằng kết quả mô phỏng qua các phần mềm chuyên<br />
dụng minh chứng hiệu quả cách giải quyết vấn đề dòng quá<br />
độ ngắn mạch khi sự cố trong hệ thống phân phối điện<br />
PCĐN. Thiết bị hạn chế dòng nghiên cứu ở đây là loại tự<br />
động hạn chế dòng ngắn mạch kiểu FCLT.<br />
3. Đề xuất giải pháp hạn chế dòng quá độ trong hệ<br />
thống điện Đà Nẵng<br />
3.1. Giải pháp cắt lưới vòng, tách thanh cái trong vận hành<br />
Trị số dòng ngắn mạch xung kích khi có nối vòng<br />
(Hình 1) xét khi sự cố ngắn mạch ngay đầu cực của máy<br />
cắt 22 kV, cấu trúc lưới hiện tại sẽ có 6 TBA trong hệ thống<br />
của PCĐN có dòng vượt trị số dòng cho phép của máy cắt<br />
(Bảng 1). Trong đó, đặc biệt tại 02 trạm biến áp Hòa Khánh<br />
và Liên Trì, trị số dòng xung kích rất lớn (TBA Hòa Khánh<br />
tăng tới 58 kA; TBA Liên Trì 42,1 kA). Nếu dùng giải pháp<br />
thực hiện cắt các nối vòng khi vận hành, kiểm tra với ngắn<br />
mạch đầu cực các máy cắt 22 kV (cho trong Bảng 1) thì<br />
các trị số dòng xung kích đều đã giảm xuống dưới trị số<br />
dòng cắt định mức của máy cắt. Đặc tính quá độ dòng điện<br />
ngắn mạch tại TBA Hòa Khánh và TBA Liên Trì nhận<br />
được trên Bảng 1, Hình 2 và Hình 3 khi thực hiện 2 phương<br />
án cắt mạch vòng.<br />
<br />
Lê Thành Bắc, Nguyễn Văn Tấn, Trần Ngọc Thiên Nam<br />
<br />
8<br />
<br />
trở tương đương của FCLT chính là Xc. Khi sự cố ngắn<br />
mạch xảy ra, dòng qua tụ C tăng cao, đồng thời điện áp<br />
tăng sẽ làm tiếp điểm chân không K phóng điện, máy BA<br />
chuyển sang chế độ ngắn mạch (XBA giảm nhanh) làm tổng<br />
trở ZFLC tăng. Trở kháng ZFLC của FCLT được xác định<br />
theo quan hệ:<br />
<br />
z FLC = RFLC + X FLC<br />
2<br />
<br />
Hình 2. Dòng ngắn mạch tại thanh góp 22 kV của<br />
TBA Hòa Khánh tương ứng với các phương án có nối vòng và<br />
cắt nối vòng<br />
<br />
2<br />
<br />
X FLC <br />
<br />
X С X BA<br />
<br />
(1)<br />
<br />
X C - X BA<br />
<br />
Dòng ngắn mạch chu kỳ cực đại [3, 4] khi chưa lắp đặt<br />
FCLT là:<br />
I n.m =<br />
<br />
Um<br />
<br />
Um<br />
<br />
=<br />
<br />
z<br />
<br />
( RHT + X HТ )<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
Um<br />
<br />
(2)<br />
<br />
X HТ<br />
<br />
Với: Um là trị số biên độ điện áp pha của hệ thống; RHT và<br />
XHT là điện trở và điện kháng của hệ thống quy về điểm ngắn<br />
mạch (RHT