intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Quoc Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

1.809
lượt xem
675
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. CHƯƠNG 1. Khái Quát Về Hệ Thống NHTM Việt Nam I. Tổng quan về Ngân Hàng Thương Mại: 1. Khái niệm:  Theo luật các tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh tiền tệ khác có liên quan.  Theo nội dung hoạt động: Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên. 2. Cơ cấu tổ chức: • Hội sở và Sở giao dịch với đầy đủ các phòng như: Phòng giao dịch, Phòng tín dụng, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng ngân quỹ, Phòng hành chánh – tổ chức, Phòng quan hệ quốc tế, Phòng công nghệ thông tin. • Chi nhánh, bao gồm chi nhánh cấp một và chi nhánh cấp hai, ở các địa phương. • Phòng giao dịch hoặc điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh. 3. Các hoạt động chủ yếu: 3.1. Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức sau: Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 1
  2. o Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. o Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. o Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài. o Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. o Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Nhà nước. 3.2. Hoạt động tín dụng:  Cho vay  Bảo lãnh  Chiết khấu  Cho thuê tài chính  Bao thanh toán  Tài trợ xuất nhập khẩu  Cho vay thấu chi  Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng 3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:  Cung cấp các phương tiện thanh toán.  Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng  Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ  Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 2
  3.  Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.  Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng  Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước  Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép 3.4. Các hoạt động khác:  Góp vốn và mua cổ phần  Tham gia thị trường tiền tệ  Kinh doanh ngoại hối  Ủy thác và nhận ủy thác  Cung ứng dịch vụ bảo hiểm  Tư vấn tài chính  Bảo quản vật quý giá II. Hệ thống Ngân hàng thương mại : Hệ thống NHTM Việt Nam đã được hình thành từ năm 1951 với sự ra đời của NH Nhà nước Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng một cấp. Hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam là hệ thống ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp, được định hình và phát triển mạnh kể từ khi thực hiện việc cải cách hệ thống tài chính ngân hàng – từ năm 1990. Dựa vào hình thức sở hữu hệ thống NHTM Việt Nam được chia làm 4 loại: 1. NHTM Nhà nước Là ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Quản trị ngân hàng thương mại Nhà nước là Hội đồng quản trị do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thỏa thuận với Ban Tổ Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 3
  4. chức – Cán bộ của Chính Phủ. Điều hành hoạt động của ngân hàng thương mại là Tổng giám đốc. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Các ngân hàng thương mại Nhà nước hiện nay gồm: Vốn Tên giao dịch ST điều lệ Tên ngân hàng tiếng Anh, tên viết T (tỷ tắt đồng) Ngân hàng Nông nghiệp và 21000 Agribank 1 Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Chính sách xã hội 15000 VBSP 2 Việt Nam 3 Ngân hàng Phát triển Việt Nam 10000 VDB Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 7477 BIDV 4 Việt Nam Ngân hàng Phát triển Nhà đồng 3000 MHB 5 bằng sông Cửu Long 2. NHTM cổ phần Ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Vốn do các cổ đông đóng góp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Loại hình ngân hàng này hiện tại nhỏ hơn ngân hàng thương mại Nhà nước về qui mô nhưng về số lượng thì nhiều hơn và ngày càng tỏ ra năng động và nhanh chóng đổi mới công nghệ nhằm mục tiêu hội nhập. Các ngân hàng thương mại Cổ phần hiện nay gồm: Vốn ST điều lệ Tên giao dịch tiếng Tên ngân hàng T (tỷ Anh, tên viết tắt đồng) 1 Ngân hàng Phương Đông 3100 Orient Commercial Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 4
  5. Bank, OCB Ngân hàng Á Châu 7814 Asia Commercial 2 Bank, ACB 3 Ngân hàng Đại Á 1000 Dai A Bank 4 Ngân hàng Đông Á 3400 DongA Bank, DAB 5 Ngân hàng Đông Nam Á 5068 SeABank 6 Ngân hàng Đại Dương 2000 Oceanbank 7 Ngân hàng Đệ Nhất 1000 FICOBANK 8 Ngân hàng An Bình 3482 ABBank 9 Ngân hàng Bắc Á 3000 NASBank, NASB 10 Ngân hàng Dầu khí toàn cầu 2000 GP Bank 11 Ngân hàng Gia Định 1000 GiadinhBank 12 Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam 3000 Maritime Bank, MSB 13 Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam 6932 Techcombank 14 Ngân hàng Kiên Long 1000 KienLongBank 15 Ngân hàng Nam Á 1252 Nam A Bank 16 Ngân hàng Nam Việt 1000 NaviBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh 2117 VPBank 17 vượng 18 Ngân hàng Nhà Hà Nội 3000 Habubank, HBB Ngân hàng Phát triển Nhà 1550 HDBank 19 TPHCM Ngân hàng Phương Nam 2568 Southern Bank, 20 PNB 21 Ngân hàng Quân đội 5300 Military Bank,MB 22 Ngân hàng Miền Tây 2000 Western Bank 23 Ngân hàng Quốc tế 3000 VIBBank, VIB 24 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3653 SCB Ngân hàng Sài gòn Công 3000 Saigonbank 25 thương 26 Ngân hàng Sài Gòn Thương tín 9179 Sacombank 27 Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội 2000 SHBank, SHB Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa 3399 Vietnam Tin Nghia 28 Bank 29 Ngân hàng Việt Á 1515 VietABank, VAB 30 Ngân hàng Bảo Việt 1500 BaoVietBank, BVB Ngân hàng Việt Nam Thương 1000 VietBank 31 Tín Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 5
  6. Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex 1000 Petrolimex Group 32 Bank, PG Bank 33 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu 8800 Eximbank, EIB 34 Ngân hàng Liên Việt 3650 LienVietBank 35 Ngân hàng Tiên Phong 1250 TienPhongBank 36 Ngân hàng TMCP Ngoại thương 13223 Vietcombank Ngân hàng TMCP Phát triển 3000 MDB 37 Mêkông 38 Ngân hàng Đại Tín 3000 Trustbank Ngân hàng Công thương Việt 11252 Vietinbank 39 Nam 3. NHTM liên doanh Ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam, hoạt động theo giấy phép thành lập và theo các quy định liên quan của pháp luật. Các ngân hàng thương mại liên doanh hiện nay gồm: Vốn ST điều lệ Tên giao dịch tiếng Tên ngân hàng T (triệu Anh, tên viết tắt USD) 1 Ngân hàng Indovina 100 IVB 2 Ngân hàng Việt – Nga 62.5 VRB 3 Ngân hàng ShinhanVina 64 SVB 4 VID Public Bank 62.5 VID PB 5 Ngân hàng Việt - Thái 20 VSB 4. NHTM 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Là ngân hàng được lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Loại hình này xuất hiện ngày càng nhiều kể từ khi Việt Nam đổi mới và hội nhập kinh tế. Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 6
  7. Các ngân hàng thương mại nước ngoài đang hoạt động ở nước ta hiện nay gồm: Vốn ST điều lệ Tên giao dịch tiếng Anh, tên Tên ngân hàng T (tỷ viết tắt đồng) 1 ANZ Việt Nam 2500 ANZ Ngân hàng Citibank Việt Citibank 2 Nam 3 HSBC 3000 HSBC Standard Chartered Việt 1000 Standard Chartered Bank 4 Nam (Vietnam) Limited, Standard Chartered Shinhan Việt Nam 1670 Shinhan Vietnam Bank 5 Limited - SHBVN Hong Leong Việt Nam 1000 Hong Leong Bank Vietnam 6 Limited - HLBVN Ngân hàng Đầu tư và 1000 BIDC 7 Phát triển Campuchia Ngân hàng Doanh Ca-CIB 8 nghiệp và Đầu tư Calyon 9 Mizuho 10 Tokyo-Mitsubishi UFJ 11 Sumitomo Mitsui Bank Chương II. Thực Trạng Về Hoạt Động Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Ở Nước Ta Hiện Nay 1. Khái quát thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM ở nước ta hiện nay Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 7
  8. Năm 05/2008 08/2010 1997 Quốc doanh 4 4 5 Cổ phần 51 36 39 Nước ngoài & Liên doanh 23 44 11 Hơn mười năm trước đây, số lượng ngân hàng hoạt động tại Việt Nam không kém là bao so với hiện nay. Năm 1997, cả nước có 4 ngân hàng quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần (bao gồm ngân hàng cổ phần nông thôn) và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng liên doanh). Trong hơn mười năm đó, kể từ khi hệ thống NHTM Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ đổ vỡ vào năm 1997, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là không cho thành lập mới bất cứ một ngân hàng thương mại cổ phần nào. 60 50 40 Qu ốc Doanh 30 Cổ Phần 20 10 Liên Doanh & Nước ngoài 0 Năm Tháng Tháng 1997 05/2008 08/2010 Đến tháng 5/2008, cả nước có 4 ngân hàng quốc doanh, 36 ngân hàng cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngân hàng liên doanh. Con số này cho thấy trong thời gian hơn mười năm, số lượng ngân hàng cổ phần trong nước đã giảm đi đáng kể do có một số bị phá sản hoặc bị rút giấy phép hoạt động, trong khi đó, số lượng ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 8
  9. hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam lại tăng lên khá nhiều, từ 23 lên 44 chi nhánh. Tính đến thời điểm hiện nay, 08/2010 số lượng các ngân hàng có sự thay đổi như sau: cả nước hiện có 5 ngân hàng quốc doanh, 39 ngân hàng cổ phần, 17 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh. Như vậy, số lượng ngân hàng cổ phần có tăng nhưng rất ít và số lượng chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh đã giảm đi nhiều, từ 44 xuống còn 17 chi nhánh. Những điều này cho thấy, thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam luôn có sự thay đổi. 2. Điểm mạnh Điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngủ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường nước ngoài Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo động lực giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinh nghiệp trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 9
  10. Hội nhập quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam từng bước mở rộng hoạt động quốc tế, nâng cao vị thế của các NHTM VN trong giao dich tài chính quốc tế Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTM trong các giao dịch quốc tế. từ đó, tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác kinh doanh, tăng nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động Chính hoạt động kinh tế quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tấc cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc các NHTM VN phải chuyên môn hóa sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam. 1. Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp. 2. Am hiểu về thị trường trong nước. 3. Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. 4. Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ. 5. Đội ngũ nhân viên tận tuỵ, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại. 6. Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng trung ương. 7. Môi trường pháp lý thuận lợi. 8. Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hoá ngân hàng. Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 10
  11. 3. Điểm yếu Việc gia nhập WTO đó mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam mà chủ yếu là do rủi ro từ nội lực và môi trường kinh doanh Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nằm ở nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Trong khi đó hệ số an toàn vốn bình quân của các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam thấp (dưới 5%) chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của nhà nước thông lệ quốc tế (8%). Chất lượng sử dụng tài sản có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Ngân Hàng trong nước là hệ thống ngân hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ truyền thống, Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Tình hình nợ xấu vẫn có xu hướng giảm nhưng chưa chắc chắn, trong đó đáng chú ý là các tổ chức tín dụng nhà nước. Lãi suất tiền gửi tăng lên làm cho lãi suất cho vay cũng tăng, tạo thêm gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào nguồn vay từ ngân hàng. Cơ cấu hệ thống tài chính còn mất cân đối, hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu. Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 11
  12. Do khả năng cạnh tranh thấp, việc mở cửa thị trường tài chính sữ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần. Áp lực cải tiến công nghệ và kĩ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với nươc ngoài. Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam còn thấp hơn các ngân hàng trong khu vực do đó, hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có. Trong quá trình hội nhập hệ thống NHVN cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết cam kết quốc tế. Các ngân hàng Việt Nam đầu tư quá nhiều vào các Doanh Nghiệp Nhà Nước, trong khi phần lớn các Doanh Nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM. Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống Ngân Hàng, trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát Ngân Hàng còn rất sơ khai, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Cấu trúc hệ thống Ngân Hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng nhưng còn quá cồng kềnh, giàn trải, chưa dừa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực. Biết đào tạo và sử dụng cán bộ nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu và công nghệ Ngân Hàng Việt Nam còn khá xa so với khu vực. Nền văn minh tiền tệ của nước ta chưa thoát khỏi một nền kinh tế tiền mặt. Việc hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội tiếp cận và huy động nhiều nguồn vốn mới từ nước ngoài nhưng đồng thời cũng mang đến một thách thức không nhỏ của các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam là làm thế nào để huy động vốn hiệu quả. Vì khi đó, Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam thua kém các Ngân Hàng Thương Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 12
  13. Mại nước ngoài về nhiều mặt như công nghệ lạc hậu, chất lượng dịch vụ chưa cao,… sẽ ngày càng khó thu hút khách hàng như trước. Vậy thách thức lớn nhất của hội nhập không đến từ bên ngoài mà đến từ những nhân tố bên trong của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu là nguồn nhân lực và cơ chế khuyến khích làm việc tại ngân hàng hiện nay. Đồng thời, chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. Do đó, các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam cần có các chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ hợp lý để lôi kéo và giữ chân các nhân viên giỏi. Chương III. Giải Pháp Phát Triễn Hệ Thống NHTM Việt Nam Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 1. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam, cải cách ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, mở rộng quy mô và năng lực cạnh tranh cho Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Hình thành các tập đoàn tài chính-ngân hàng đủ lớn, mạnh dạn sắp xếp lại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần theo hướng thanh lý, giải thể những ngân hàng yếu kém, sáp nhập những ngân hàng nhỏ không đủ vốn pháp định vào những ngân hàng lớn (vốn pháp định các Ngân Hàng Thương Mại đô thị cần điều chỉnh trên 200 tỷ đồng). Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước, như chúng ta đã cổ phần hóa các Doanh Nghiệp Nhà Nước (REE, SACOM, VINAMILK…) và hiện nay những doanh nghiệp Cổ Phần Hóa đang phát triển tốt), thực hiện thí điểm Cổ Phần Hóa Ngân hàng ngoại thương, sau đó nhân rộng các ngân hàng khác. Trước khi Cổ Phần Hóa cần lành mạnh hóa tình hình tài chính, giải quyết triệt để các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng, có thể sử dụng nguồn vốn Ngân Sách Nhà Nước cấp bù các khoản này, sau đó thu hồi từ việc bán cổ phiếu của Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 13
  14. khi tiến hành Cổ Phần Hóa(giá cổ phiếu của ngân hàng hiện nay cao gấp 5-10 lần so với mệnh giá). 2. Thị trường chứng khoán đang phát triển rất thuận lợi cho các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn tự có và năng cao năng lực tài chính của mình. Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại trong nước (tối đa 30%) cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam. “Cái bánh ngon” (lợi nhuận hoạt động ngân hàng) đã được chia cho nhiều người, trong đó có người nước ngoài không có gì lo ngại, vấn đề là làm sao cho cái bánh đó ngon hơn, chất lượng hơn và to hơn. Sau Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín cần tạo điều kiện cho các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần khác niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và tiến tới là niêm yết trong khu vực ASEAN. Vốn điều lệ tăng sẽ góp phần hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực tài chính... và thực hiện nhiều chiến lược khác. 3. Cần có một chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn, đặc biệt là chiến lược nhân sự. Gắn chiến lược nhân sự với các trường đại học trọng điểm và hình thành các trung tâm đào tạo tại các ngân hàng thương mại. Nhân viên ngân hàng là những người làm việc trên lĩnh vực dịch vụ cao cấp nên phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và lương cao. Vì vậy, cần có cơ chế tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ, tránh chi trả lương theo cơ chế Doanh Nghiệp Nhà Nước, hạn chế việc bình bầu thi đua khen thưởng. Nếu tiếp tục như vậy sẽ mất hết cán bộ giỏi hoặc cán bộ dễ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực… 4. Các ngân hàng thương mại cần củng cố và hoàn thiện mạng lưới chi nhánh (thế mạnh của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam), đi liền với chính sách chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị. Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam, cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: trong huy Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 14
  15. động vốn, tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán, thẻ, thu hộ chi hộ, giữ hộ, ủy thác, ngân hàng điện tử... Cần chú ý phát triển các sản phẩm gắn với thị trường chứng khoán và hoạt động bảo hiểm. 5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh toán, phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Mạng lưới phủ khắp nơi, nhưng giữa các chi nhánh không liên lạc với nhau được thì vô nghĩa. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối. 6. Tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng, nâng cao thương hiệu “hàng Việt Nam chất lượng cao và giá dịch vụ phải chăng”, tăng cường công tác kiểm toán-kiểm soát nội bộ nhằm giám sát và ngăn ngừa sai sót trong từng ngân hàng. Các quy định về thanh tra giám sát cần nghiên cứu và ban hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế và các quy định trong Basel I (1988) và Basel II (dự kiến áp dụng cuối năm 2006). 7. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo hướng hội nhập. Hai luật ngân hàng cần khẩn trương hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi hai Luật ngân hàng Việt Nam phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước mắt, Ngân Hàng Nhà Nước cần phối hợp với các Bộ có liên quan như: Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ tài Chính, Công an, …ban hành những Thông tư liên bộ có liên quan đến vấn đề xử lý tài sản thế Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 15
  16. chấp, đặc biệt là các tài sản của Doanh Nghiệp Nhà Nước để Ngân Hàng Thương Mại thu hồi nợ nhanh chóng và góp phần lành mạnh hóa năng lực tài chính của các Ngân Hàng Thương Mại trước thềm hội nhập, cũng như trước khi tiến hành cổ phần hóa Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước. Nếu các giải pháp trên đây được thực hiện đồng bộ, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hệ thống NHTM Việt Nam Trang 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2