intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học cách thương thuyết với đối tác

Chia sẻ: Nguyễn Thành Danh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

205
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước khi thương lượng với một đối tác, ông Lee Jay Good, Tổng Giám đốc công ty Wooyang -Time Bernin tại Hà Nội thường tìm hiểu về sở thích, thói quen, tính cách, độ tuổi của họ. Quan niệm của ông trong thương thuyết kinh doanh là "biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học cách thương thuyết với đối tác

  1. Học cách thương thuyết với đối tác Trước khi thương lượng với một đối tác, ông Lee Jay Good, Tổng Giám đốc công ty Wooyang -Time Bernin tại Hà Nội thường tìm hiểu về sở thích, thói quen, tính cách, độ tuổi của họ. Quan niệm của ông trong thương thuyết kinh doanh là "biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng". Trước mỗi cuộc hẹn đầu tiên với một đối tác, trợ lý của ông Lee phải dành một khoản thời gian nhất định để tìm hiểu người đó là ai. Những thông tin này sẽ giúp cho cuộc thương lượng diễn ra trôi chảy hơn. "Phần chuẩn bị này cần đặc biệt chú ý đến vấn đề tôn giáo để hạn chế thấp nhất những từ ngữ, hành động mạo phạm trong buổi nói chuyện” - ông Lee nói. Thêm vào đó, giám đốc và trợ lý phải hợp cạ thì mới chiến thắng được đối tác trong các cuộc thương thuyết, ông nhận xét. Đối với anh Nguyễn Đức Dương, Giám đốc công ty xây dựng Đông Đô, để thành công trong công việc, ngoài tính chịu khó, còn cần thêm sự may mắn. “Khả năng giao tiếp quyết định đến 30% kết quả buổi thương thuyết”, anh nói. Đứng trước một đối tác, cần phải mạnh dạn, có chính kiến, biết cách mở đầu suôn sẻ. Về công tác chuẩn bị, anh cho biết luôn có sẵn một số chủ đề nào về thể thao, âm nhạc, chuyện hài hước, câu danh ngôn... để khi cần có thể "kéo dần khoảng cách giữa 2 bên lại với nhau”. Đồng tình với quan điểm này, bà Cao Thị Lụa, Giám đốc trung tâm tư vấn kỹ thuật và đê điều cho rằng, khả năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong đàm phán. Bà cho biết: "Nói cần ngắn gọn, dễ hiểu, nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng, rành rọt từng từ một". Cũng theo bà Lụa, khi tiếp đối tác phải xác định được mục đích của mình là gì, đồng thời hiểu rõ đối tác muốn gì. Sau đó, khi thương thuyết, cần tự tin, nhìn đối tác một cách chân tình, cởi mở và tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác. Tuy nhiên, không ít giám đốc trẻ cho rằng, để thành công trong giao tiếp, phải có tài quan sát và vận dụng các giác quan của mình để tìm ra mâu thuẫn trong từng câu nói của đối phương. Ông Lã Văn Hưng, Giám đốc công ty TNHH Hợp Lực Thành Long khẳng định: “Trong mười câu nói của đối tác, thế nào cũng có 2 câu mâu thuẫn với nhau”. Việc phát hiện này không có nghĩa dùng nó để phản biện lại đối tác, mà dựa vào đó để hướng buổi thương thuyết đi theo hướng có lợi cho mình. Theo ông Hưng, khả năng quan sát, bao gồm cả chú ý lắng nghe, quyết định đến 40% thành công. "Để chinh phục được đối tác tốt, bạn không chỉ là một nhà ngoại giao mà còn phải là một nhà tâm lý giỏi", ông nói. Giám đốc làm gì để chống stress? 7 giờ tối, một người đàn ông râu xồm, mặc độc quần short, lặng lẽ rời khỏi cổng số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, thong thả đạp xe về phía bể bơi. Ít ai nghĩ rằng, đó là giám đốc Công ty Netnam, Trần Bá Thái. 1
  2. Sinh ra bên dòng sông Hương, núi Ngự, với Trần Bá Thái, bơi là một niềm đam mê từ nhỏ cho đến tận bây giờ, khi đã trở thành một giám đốc bận trăm công nghìn việc. Ông tâm sự: “Bơi đối với tôi không dễ gì thay thế”. Nhưng không phải lúc nào giám đốc Thái cũng có được phút giây hiếm hoi ấy để thực hiện sở thích của mình, mỗi ngày còn biết bao nhiêu công việc đang chờ giải quyết. Những lúc mệt quá, ông tranh thủ ít phút ngồi thiền để giải tỏa căng thẳng. Xã hội phát triển, các phương tiện giao thông ngày càng trở nên hiện đại hơn, không ít giám đốc thi nhau đi sắm các loại ôtô. Song lâu nay, giám đốc Thái vẫn duy trì thói quen đạp xe đi làm, ông coi xe đạp không chỉ là một người bạn mà còn là một phương tiện tốt giúp cơ thể khỏe mạnh để bắt đầu một ngày làm việc mới. Để tìm cho mình những phút giây thư thái, giám đốc điều hành Công ty cổ phần Internet một nội kết (OCI) Lê Thăng Long tìm đến với bóng đá. Hơn chục năm nay, ông vẫn duy trì đều đặn mỗi tuần một lần tham gia chơi bóng cùng với nhân viên trong công ty. Trên sân cỏ, ông là một cầu thủ khá xuất sắc, linh hoạt, có thể bắt gôn, hậu vệ, đôi khi hứng trí kiêm luôn cả vị trí tiền đạo. “Bóng đá là một món ăn tinh thần giúp tôi giải tỏa căng thẳng trong công việc. Sau mỗi trận đấu, tôi thấy mình như trẻ lại yêu đời và làm việc tốt hơn”, giám đốc Long bộc bạch. Tuy nhiên, không phải “sếp” nào cũng có khả năng sắp xếp được một khoảng thời gian nhất định để thư giãn như vậy. “Công việc của tôi quá bận, tôi không có thời gian dành riêng cho mình”, ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng 306, cho VnExpress biết. Với ông, các môn thể thao, giải trí được đặt ở vị trí thứ 4 sau công việc, tiếp các đối tác, gặp gỡ bạn bè. Giấc ngủ lại là điều đầu tiên Hoàng Hùng, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Nguyễn, nghĩ đến sau mỗi buổi làm việc. Ông nói: “Cuối giờ làm, tôi luôn trong trạng thái mệt mỏi rã rời. Tôi chỉ mong một giấc ngủ thật ngon. Thêm vào đó, cũng chẳng biết mình có phù hợp với môn thể thao nào hay không”. Có thể tới đây ông sẽ dành một vài giờ mỗi tuần để đi bơi cho thư giãn đầu óc. Không ít các giám đốc khác thích tìm giây phút thư giãn ngay trong công việc. Giám đốc công ty cổ phần TNHH tư vấn nội thất, Nguyễn Văn Khang là một ví dụ. Ông thường xuyên nghe nhạc để thư giãn: “Tôi nghe nhạc trên xe, giờ giải lao, trước lúc đi ngủ, và ngay tại phòng làm việc…”. Ông Lee Jay Good, Tổng Giám đốc công ty Wooyang Time Bernin (Hàn Quốc) có trụ sở tại Hà Nội, thì lại tìm thú vui bằng việc vào mạng đọc các câu chuyện cười chơi game hoặc chat. Ông nói: “Nếu có điều kiện tôi sẽ nối mạng Internet cho nhân viên, tôi nghĩ ít phút tán gẫu hoặc giải trí trên mạng, mọi người sẽ thấy thoải mái và làm việc tốt hơn”. Theo các bác sỹ chuyên nghiên cứu về các chứng bệnh tim mạch, sự căng thẳng thần kinh (stress) thường xuyên là một trong những yếu tố nguy cơ của các chứng bệnh về tim mạch. Nếu không có các hình thức nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp có thể dẫn đến những tai biến nguy hiểm, nhất là đối với những người làm việc trí óc. 2
  3. Vua dầu mỏ Rockefeller Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất. Rockefeller là người sáng Rockefeller có tham vọng chi phối cả nước Mỹ, chi phối cả chính lập tập đoàn Standard trị, xã hội thông qua tiềm lực và ảnh hưởng kinh tế có một không Oil. hai của mình. Từ những đồng đôla đầu tiên, sau 50 năm kinh doanh, Rockefeller đã tạo cho mình một tài sản trên 900 triệu USD (tính đến thời điểm những năm cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, tức cách đây đã 100 năm). Số tiền đó tương đương với 190 tỷ USD bây giờ, một con số kỷ lục, hơn tất cả tài sản của 10 tỷ phú lớn nhất hiện nay cộng lại. Rockefeller vốn xuất thân từ một gia đình công nhân Do Thái di cư sang Mỹ. Ngay từ nhỏ, ông đã phải vừa học vừa kiếm tiền thêm bằng nghề khuân vác và rửa bát thuê. Ông đã học cách chắt chiu, tiết kiệm từ bé. Trong hồi ký của mình, Rockefeller kể lại ông ghi chép sổ sách rất cẩn thận từng đồng một khi bỏ ống tiết kiệm và say sưa theo dõi số tài sản nhỏ mọn ấy lớn dần qua ngày tháng thế nào. Rockefeller thể hiện khả năng nhạy bén với tài chính của mình như một dấu hiệu bẩm sinh. Ông kể lại, khi mới 12 tuổi đã biết "mổ lợn" và đem 50 USD tiết kiệm được cho một người hàng xóm vay với lãi suất 7%/năm. Sau một năm khi nhận lại từ người hàng xóm cả vốn lẫn tiền lãi thì ông bắt đầu thực sự bộc lộ ham mê làm giàu, kiếm tiền để rồi tiền phải sinh lãi, lãi mẹ phải đẻ lãi con, càng nhiều càng tốt. Năm 16 tuổi, Rockefeller phải bỏ học để tập làm nghề kế toán. Khi làm việc, ông được những người quản lý và ông chủ đánh giá cao về tính thẳng thắn, cẩn thận và chắc chắn của mình. Lớn lên trong một môi trường gia đình theo đạo Do Thái rất nghiêm ngặt, Rockefeller có một cuộc sống giản dị đến khắc khổ từ thuở hàn vi. Do đó, dù mức lương kế toán chỉ có 25 USD mỗi tháng những ông vẫn dành dụm được phần lớn tiền lương của mình với một quyết tâm được nung nấu là có vốn để kinh doanh. Năm 1859, khi mới 19 tuổi và với vẻn vẹn 1.000 USD tiết kiệm được cùng với 1.000 USD vay của cha, ông đã cùng với Clark - người bạn hàng xóm - lập nên Công ty Clark & Rockefeller chuyên buôn bán ngũ cốc, rau quả, thực phẩm và thức ăn gia súc. 3
  4. Mỗi người góp vốn 2.000 USD. Với tài năng quản lý tài chính cộng với bản năng chăm chỉ, cần mẫn và biết tiết kiệm, Công ty của Rockefeller đã nhanh chóng ăn nên làm ra ngay từ thời mới thành lập. Ngay trong năm đầu tiên, công ty của ông đã đạt 4.400 USD lợi nhuận và năm thứ hai đạt 17.000 USD lợi nhuận. Đây là những con số rất đáng nể, thậm chí là một kỳ tích đối với một công ty nhỏ vào thời điểm lúc bấy giờ. Có một điểm rất đáng chú ý mà mãi về sau khi Rockefeller là một đại gia công nghiệp thì người ta mới có dịp nhìn lại. Từ lúc mới bước chân vào thương trường, Rockefeller đã sớm có tư tưởng chinh phục và thống lĩnh thị trường. Ông đã chấp nhận mức chênh lệch thương mại nhỏ để cạnh tranh và dẫn đầu về doanh thu ngay trong năm đầu tiên với 450.000 USD, mặc dù lợi nhuận tính trên doanh số là khá thấp. Năm 1863, khi mới nhận được một vài hợp đồng là nhà thầu phụ liên quan đến lĩnh vực dầu mỏ, Rockefeller đã nhanh nhạy phát hiện và khẳng định đây sẽ là một miếng đất màu mỡ để có thể nhanh chóng kiếm tiền. Để cho việc kinh doanh được hoàn toàn theo ý mình, trước hết ông mua lại công ty ban đầu do ông thành lập chung với Clark và sau này là một số người bạn nữa với giá 72.500 USD. Khi đã trở thành người chủ duy nhất, ông bắt đầu lao vào cuộc giành giật những hợp đồng dầu mỏ dù là nhỏ nhất. Mong muốn làm giàu không chưa đủ, Rockefeller còn nung nấu quyết tâm phải có trong tay một cái gì đó thật độc đáo để cạnh tranh và đè bẹp các đối thủ. Năm 1865, Rockefeller tìm cách lôi kéo bằng được Samuel Andrew về làm cho công ty mình. Đó là người đang sở hữu một số bằng sáng chế phát minh chế biến dầu thô thành xăng chất lượng cao. Từ một doanh nhân buôn bán, Rockefeller trở thành một nhà công nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ với Công ty Rockefeller & Andrrew. Độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, ông tiếp tục thành lập công ty dầu mỏ "Standard Oil Company" năm 1870 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD. Do nắm giữ được bí quyết công nghệ, khả năng cạnh tranh của công ty dầu mỏ thuộc quyền Rockefeller rất lớn và đã đe dọa loại khỏi cuộc chơi không ít doanh nghiệp cùng ngành. Có thể nói đây là thành công lớn nhất của Rockefeller trong kinh doanh trên cơ sở biết đầu tư và nắm giữ vào bí quyết công nghệ, phán đoán chính xác vai trò và tầm quan trọng sống còn của dầu mỏ với quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế. Những thành công nhanh chóng của Rockefeller trong ngành công nghiệp dầu mỏ còn non trẻ đã làm cho con người kinh doanh của ông ngày càng trở nên tự tin hơn, đồng thời tham vọng của ông ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Rockefeller đã vạch ra cho mình một chiến lược phát triển mang tính bành trướng quyết liệt để đạt tham vọng dần chi phối và độc quyền trong lĩnh vực chế biến dầu mỏ. Không chỉ là nhà chiến lược có khả năng phán đoán tài tình, là nhà lãnh đạo quyết đoán có khả năng quản lý tài chính hoàn hảo và có khả năng lãnh đạo, dùng người một cách tối ưu, Rockefeller còn có một tính cách mạnh mẽ và quyết liệt, đặc biệt trong cạnh tranh để loại trừ các đối thủ của mình. 4
  5. Cho đến nay cũng đã có không ít ý kiến nói Rockefeller đã dùng cả những thủ đoạn, chiến thuật khó hiểu để đánh gục đối thủ bằng mọi giá. Thậm chí để có thể kiểm soát và tiến tới thống trị thị trường dầu mỏ đồng thời tránh bị cản trở từ mọi phía, đặc biệt trong công luận và chính quyền, ông đã kỳ công lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm dần" hay "thâu tóm từng phần thị trường". Rockefeller từng đạo diễn, lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự sáp nhập vào nhau trước khi bị ông mua lại. Làm thế là ông đã tránh sự chú ý của dư luận và chính quyền so với trường hợp phải lần lượt đàm phán mua lại tìm công ty một. Sau 8 năm liên tục phát triển, bành trướng với một động cơ rất quyết liệt là gây ảnh hưởng và chi phối ngành công nghiệp dầu lửa, Rockefeller đã loại trừ và mua gần hết các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói chính Rockefeller là người đầu tiên có tham vọng và ý tưởng về những tập đoàn khổng lồ, đa quốc gia cho từng lĩnh vực ngành nghề. Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử. Đó là Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Với chừng ấy tiền vào thời điểm đó, Rockefeller đã là người giàu nhất nước Mỹ. Và ở bang nào của nước Mỹ cũng có mặt "Standard Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất. Khoảng hơn 90% thị phần đã nằm gọn trong tay của Rockefeller, ông được gọi là "vua dầu mỏ" từ đấy. Lo ngại những ảnh hưởng của Rockefeller ngày càng lớn, nhiều hoạt động chính trị xã hội có thể bị tác động bởi vua dầu lửa thông qua ảnh hưởng của ông đến các ngành công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, năm 1890, chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn Standard Oil Trust - đã ra một sắc lệnh gọi là "sắc lệnh Trust" bắt chia nhỏ tập đoàn này thành nhiều tập đoàn độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường. Nhưng Rockefeller với những quan hệ gắn bó với nhiều cá nhân, chính khách đã tìm cách lách được sắc lệnh trên. Ông cho chuyển trụ sở tập đoàn sang bang New Jersey, nơi sắc lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập đoàn thành "Standard Oil New Jersey". Thế là Rockefeller lại vẫn tiếp tục đứng đầu tập đoàn công nghiệp dầu mỏ có vị thế độc quyền và có khả năng chi phối nền kinh tế và cả xã hội Mỹ. Mãi cho đến năm 1911, khi Rockefeller đã 72 tuổi, thôi không trực tiếp điều hành tập đoàn và rút về hậu trường thì Tòa án hiến pháp Mỹ mới lại ra được quyết đinh chia nhỏ tổ hợp cộng nghiệp dầu mỏ của Rockefeller thành 38 công ty độc lập. Môi trường cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại Mỹ. Sau khi nghỉ làm, Rockefeller đã để lại rất nhiều tiếng tốt về mình trong xã hội. Hàng chục quỹ từ thiện do ông bỏ tiền đã được thành lập để cứu trợ người nghèo, phòng dịch bệnh, thiên tai trên thế giới. Nhiều trường học, viện nghiên cứu, quỹ bảo trợ đào tạo do ông lập và tài trợ đến nay vẫn được duy trì hoạt động. Ở New York có Trung tâm thương mại Rockefeller nổi tiếng... 5
  6. Dù các đánh giá về ông có khác nhau thế nào đi chăng nữa, Rockefeller vẫn được khẳng định là một doanh nhân, một nhà công nghiệp lớn. Tên tuổi ông đến nay vẫn là một trong những biểu tượng tiêu biểu của nền kinh tế Mỹ thời kỳ công nghiệp hóa. Ông vua đồng hồ Thụy Sĩ Khi gặp Joerg Bucherer, người ta thường thấy ông như cố tình đưa ra khoe chiếc đồng hồ Rolex nặng trịch nạm đầy vàng và kim cương trên tay với gương mặt đầy tự hào. Điều này thật dễ hiểu bởi mỗi năm, công ty của Bucherer có doanh số gần 500 triệu Franc Thụy Sĩ từ bán đồng hồ. Bucherer lập nghiệp Không có số liệu thống kê chính xác nào về tổng tài sản của ông chính xác như những vua này, người ta chỉ dự đoán không dưới 1,5 tỷ Franc Thụy Sĩ chiếc đồng hồ. (tương đương 1,2 tỷ USD). Ông không sở hữu nhiều bất động sản, không nắm giữ nhiều cổ phiếu hay công ty. Tài sản của ông là các loại đồng hồ cao cấp từ Chopard, Piaget, Audemars Piguet đến Cartier, Tag Heuer, Baum & Mercier và đặc biệt là Rolex, những chiếc đồng hồ quyền quý mà chỉ các triệu phú và các tay ăn chơi tài tử mới dám bỏ tiền ra mua. Không hiếm những chiếc có giá tới cả trăm nghìn USD. Joerg là thế hệ thứ ba của dòng họ Bucherer, chuyên buôn bán đồng hồ từ năm 1888. Năm 41 tuổi, ông đã bắt đầu tiếp quản vị trí người quản lý cao nhất của công ty gia đình danh tiếng với trên 1.200 công nhân, nhân viên. Người ta truyền tai nhau rằng, sự nghiệp của Joerg Bucherer đã được lên kế hoạch và thực hiện chính xác như những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp. Không hẳn là người có thiên tài gì bẩm sinh, nhưng gia đình và bản thân Bucherer đã rất ý thức được về việc kế tục và phát triển công ty buôn bán đồng hồ cao cấp truyền thống của gia đình. Vì vậy, tất cả các quá trình học tập, đào tạo và học nghề của Joerg Bucherer đều gắn liền với một mục tiêu chiến lược rất cụ thể và rõ ràng: ông phải trở thành nhà quản lý cao cấp có đủ khả năng kế tục và phát triển của dòng họ Bucherer. Với quan điểm "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", Bucherer không tiếc thời gian và cả tiền bạc để nghiên cứu tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh đồng hồ một cách bài bản. Ông nhận thấy mỗi chiếc đồng hồ cao cấp đeo trên tay không chỉ là một cái máy cho biết thời gian, mà trước hết nó là một đồ trang sức, một tài sản quí giá. Vì vậy, ông cất công học những kỹ xảo tinh vi của kỹ thuật và nghệ thuật làm đồng hồ, làm đồ trang sức cao cấp. Ngoài ra, Bucherer rất chú trọng học các kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo. Ông trở thành một nhà lãnh đạo mẫu mực, toàn diện, được đào tạo một cách bài bản như sách giáo khoa. Ông có một phong cách nghiêm túc và chuẩn xác, đúng như những chiếc đồng hồ mà ông kinh doanh. 6
  7. Bản thân tên gọi Bucherer của công ty cũng được xây dựng và duy trì thành thương hiệu đẳng cấp trên toàn thế giới. Bucherer đã làm được điều kỳ diệu là tạo ra, truyền cho khách hàng cảm giác sang trọng, quyền quý, danh giá khi sở hữu và được đeo những chiếc đồng hồ cao cấp. Các khách hàng đều cảm thấy tự tin hơn, thấy giá trị và vai trò của mình được tôn lên và được thừa nhận rõ ràng cùng với chiếc đồng hồ đang đeo. Để tiếp nối truyền thống gia đình, Bucherer chi nhiều tiền cho quảng cáo tiếp thị, đồng thời nghiêm ngặt kiểm tra, bảo đảm chất lượng sản phẩm. Đồng hồ Thụy Sĩ của ông không chỉ nhất thiết phải là một chiếc đồng hồ chính xác nhất, bền nhất mà còn là một đồ trang sức quí giá nhất, đẹp nhất, lịch sự nhất để tôn lên sự sang trọng, quyền quí của đẳng cấp những người sử dụng nó. Bucherer cũng khéo léo kết hợp các chiến lược kinh doanh với du lịch. Tất cả 18 khu du lịch, các điểm nghỉ hè và nghỉ đông nổi tiếng của Thụy Sĩ đều được Bucherer đặt chi nhánh, trung tâm thương mại và cửa hàng bán đồng hồ. Ông luôn chọn những tòa nhà đẹp nhất, sang trọng nhất để có thể "môn đăng hộ đối" với những chiếc đồng hồ rất đắt tiền của ông. Tất cả các chi nhánh, cửa hàng kinh doanh của Bucherer đều được bố trí hệ thống chăm sóc, phục vụ khách hàng một cách tận tụy và hoàn hảo. Ở đây khách hàng có thể được tư vấn và hướng dẫn tận tình chu đáo bằng trên 30 thứ tiếng khác nhau. Dù đến từ Nhật, dù là một tỷ phú Ảrập, một thương gia Hong Kong hay một chính khách châu Phi, tất cả đều được giao dịch bằng ngôn ngữ của khách hàng. Và khi ra về, những du khách này phải mãn nguyện về với những chiếc đồng hồ tuyệt hảo, bảo đảm chính gốc 100% do Bucherer cung cấp. Đó chính là mục đích và triết lý kinh doanh của Bucherer trước kia cũng như ngày nay. 'Vua liều' kiếm bạc tỷ từ hai bàn tay trắng Một nông dân đã liều lĩnh tháo gỡ cả trăm trái đạn pháo, san lấp nhiều hố bom để lập nên trang trại rộng hơn 10 ha. Không những vậy, anh còn dốc hết tài sản có được để làm du lịch sinh thái. Dân địa phương gọi người nông dân ấy là “vua liều”, bởi anh có những việc làm và dự định chẳng giống ai. Tên thật của “vua liều” là Trần Văn Ngọc, hay còn gọi là Năm Ngọc, sinh năm 1958, quê xã Phước Long Hội (Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu). Từ hai bàn tay trắng, anh đã dựng nên một trang trại rộng hơn 10 ha với hàng ngàn gốc nhãn tiêu, 100 con bò, 40 con nai cùng nhiều vật nuôi và cây trồng khác. Giá trị trang trại của anh đã được một vài chủ đầu tư định giá đến vài tỷ đồng. Để có được thành quả này, ít ai biết rằng anh đã trải qua bao nhiêu khó khăn mới có được. Năm 1982 xuất ngũ, Năm Ngọc cùng gia đình đến thị trấn Long Hải sinh sống bằng nghề buôn bán. Nhận thấy không hợp với công việc “chạy chợ”, lại cộng với máu nhà 7
  8. nông truyền thống trong người, Năm Ngọc đã một mình vác rựa vào chân núi Minh Đạm để tìm đất lập vườn. Khi đó dưới chân núi này còn ngổn ngang hố bom và đạn pháo. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, anh cần mẫn phát quang cỏ dại và san lấp những hố bom để tạo mặt bằng canh tác. "Không nhớ tự tay mình đã thu gom bao nhiêu trái nổ mang đi chôn, chỉ biết rằng ngày ấy thứ đó ở đây nhiều vô kể", anh nói. Ban đầu, do không có vốn nên anh trồng điều và bạch đàn. Năm 1996, điều xuống giá thê thảm, anh tức tốc khăn gói về miền Tây học cách trồng cây ăn quả, sau đó trở về đốn hết điều và bạch đàn để chuyển qua trồng nhãn tiêu. Những năm được mùa, vườn nhãn của Năm Ngọc thu hoạch trên 50 tấn, thu lợi hàng trăm triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, anh còn nuôi hơn 100 con bò và 40 con nai lấy nhung, tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 10 lao động với mức lương 600.000 đồng/tháng. Năm Ngọc cho biết, bên cạnh việc phát triển cây ăn trái và đàn gia súc, anh đang hướng tới chuyện đưa trang trại trở thành một khu du lịch sinh thái của Long Hải, gồm câu cá giải trí và thưởng thức đặc sản “cây nhà lá vườn” ngay tại chỗ. “Nếu khách có nhu cầu mình sẽ làm một số nhà sàn kiểu Tây Nguyên để ngắm trăng”, anh thổ lộ. Cách trang trại của anh hơn cây số là Suối Tiên và Huỳnh Hổ Động, hai thắng cảnh nổi tiếng của núi rừng Châu Long - Châu Viên. Xuống phía dưới là Bạch Vân Điện, chùa Khỉ, và bãi biển Long Hải. Nhằm khai thác những tuyến điểm này khi “trang trại sinh thái” chính thức đi vào hoạt động, Năm Ngọc đang dốc vốn làm nhà hàng ăn uống và tàu nuôi ngựa... Bao nhiêu lợi nhuận thu được từ trang trại trong những năm gần đây anh đều tái đầu tư vào việc phát triển “đề án du lịch sinh thái”, dù từ trước tới nay chưa một ngày làm du lịch. Những nông dân triệu phú ở Quảng Ninh Trong khi những người dân xã Tân Dân (huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh) vẫn chỉ loay hoay với vài sào lúa nương thì ông Triệu Thạch Cao đã có suy nghĩ làm giàu bằng cách nhận mấy ha đất trống đồi trọc để trồng quế. Cách làm mới lạ này đã nhanh chóng đưa ông trở thành triệu phú. Khi những năm mà việc trồng rừng đã thành cả phong trào rộng thì ông Cao lại nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu của người dân cần những giống cây lâm nghiệp đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Vậy là ông tìm tài liệu hướng dẫn cách ươm những giống cây quý này và mày mò học theo để đến bây giờ ông đã trở thành "vua" nhân giống lâm nghiệp có tiếng của tỉnh Quảng Ninh. Còn ở xã Liên Vị, huyện Yên Hưng nhiều người lại biết đến anh Đỗ Hữu Tờ như một ông vua "đầm". Anh tâm sự: "Quê tôi gần biển nên có tiềm năng về thuỷ sản với 20 chiếc đầm, tổng diện tích gần 2.000 ha. Nhưng trước đây số đầm này do HTX quản lý và do thiếu vốn, kinh nghiệm nên gần như bị hoang hoá. Năm 1996, địa phương tổ chức đấu thầu 180ha đầm đầu tiên, không ai trong xã Liên Vị dám "ném tiền" xuống biển chỉ có mình tôi nhận…". Năm đầu tiên do ít vốn anh Tờ chỉ đầu tư được diện tích 30ha nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến nhưng thật bất ngờ đến cuối năm đó 8
  9. anh được trên 6 tấn tôm, trừ chi phí lãi ròng tới 600 triệu đồng. Kinh nghiệm của anh thật đơn giản: tôm bột mua về không thả ngay mà thả vào ao ương để tôm thích nghi dần với điều kiện môi trường rồi mới "bung" ra đầm. Nguồn thức ăn của tôm cũng được tận dụng từ những loài hải sản tôm cá sẵn trong đầm để hạ giá thành sản xuất và thu lãi cao nhất. Năm 2002, anh Tờ thả nuôi tới 4 triệu tôm giống, thu hoạch 20 tấn tôm thịt, tổng trị giá 2 tỷ đồng. Một trong những nông dân triệu phú ở Quảng Ninh là trang trại sinh thái của gia đình ông Nguyễn Văn Thơ xã An Sinh, huyện Đông Triều. Là một trong những người dân khai hoang đầu tiên của địa phương, ông Thơ đã cắm chốt tại dải đồi thuộc khu Khe Cát thuộc xã An Sinh từ những năm 60. Mọi chuyện bắt đầu từ chủ trương giao khoán đất dài lâu của địa phương, ông liền nhận 7ha đồi với thời hạn 50 năm để làm trang trại. Sau một thời gian "tầm sư học đạo" ông đã rút ra một kinh nghiệm quý báu là chỉ trồng những thứ thị trường cần, theo hướng hàng hoá lớn. Trong khi những nhà xung quanh vẫn quen trồng cây ăn quả làm quà thì trong vườn nhà ông đã trồng rất nhiều vải, nhãn, na… Để cho cây ra quả sai và đúng vụ, ông Thơ đã vận dụng các bí quyết như hạn chế bón phân, vặt lá, tiện gốc. Do vậy, vườn quả nhà ông luôn sai trĩu và bán rất được giá. Năm 2002, riêng vải và na gia đình ông đã thu được 80 triệu đồng. Dự tính đến năm 2005 khi mà những loại cây như vải, hồng, nhãn vào thời kỳ thu hoạch rộ thì số lãi thu được có thể lên tới 100 triệu đồng. Đó là những tấm gương điển hình của hơn 200 triệu hộ có nguồn thu 50 triệu đồng/năm của Quảng Ninh. Điều ấn tượng từ những thế hệ nông dân mới này là họ đã biết tận dụng triệt để kiến thức khoa học kỹ thuật để làm giàu chính trên quê hương mình. Richard Branson - tỷ phú bình dân Nhìn bề ngoài, với vẻ phong trần, hơi "bụi bặm", tóc để bù, luôn chỉ quần bò, áo sơ mi hở cổ, Richard Branson, 53 tuổi trông không ra dáng một tỷ phú chút nào. Nhưng ông đang có trong tay tập đoàn Virgin với 250 công ty lớn, nhỏ và gần 25.000 nhân viên, doanh thu mỗi năm khoảng 5 tỷ USD. Tài sản của vị tỷ phú có tên trong top 500 người giầu nhất hành tinh này Tỷ phú hiện vào khoảng 1,6 tỷ USD. Branson đang có trong tay tập đoàn Virgin Virgin được chính thức công nhận là thương hiệu nổi tiếng thứ 3 ở Anh, hùng mạnh. cung cấp hầu hết các dịch vụ cần thiết trong sinh hoạt, đời sống, vui chơi giải trí... Nếu bạn cần tiền, Virgin Money sẵn sàng cung cấp mọi dịch vụ tài chính; muốn gọi điện thoại, ban chỉ cần đăng ký hòa mạng với Virgin Mobile (hiện đã có 1,6 triệu thuê bao); có nhu cầu du lịch, bạn chỉ cần đăng ký tại Virgin Travel; cần phải xê dịch, đi lại, các loại máy bay hiện đại của Virgin Atlantic Airways (hãng hàng không lớn thứ 2 ở Anh) sẽ phục vụ bạn bất cứ lúc nào; thậm chí, nếu khát nước mà bạn không muốn uống Coca Cola thì đã có... Virgin Cola. 9
  10. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét, xây dựng được mạng lưới kinh doanh liên hoàn, đa dạng như thế này đòi hỏi ông chủ phải rất giỏi và có đầu óc. Năm 2002, Virgin được đánh giá là một trong 5 tập đoàn làm ăn hiệu quả nhất thế giới và không phải ngẫu nhiên, Challenges, tạp chí chuyên về kinh doanh có tiếng của Pháp đã bầu chọn Richard Branson là nhà kinh doanh giỏi nhất châu Âu. Tuy rất giàu có, song lối sống và cách sinh hoạt của Richard Branson lại rất bình dân. Ông không có máy bay riêng, xe hơi loại sang, để đi lại ông dùng một xe tầm tầm, thỉnh thoảng ông còn đến văn phòng làm việc của mình ở Sân bay quốc tế Heathrow (London) bằng tầu điện ngầm công cộng. Rủng rỉnh tiền là vậy mà bất cứ lúc nào trong người ông cũng không có quá 10 USD tiền mặt. Nhiều nhà phân tích lý giải, phong cách sống bình dân đã ăn sâu vào con người ông và phần nào do ảnh hưởng của những năm tuổi thơ không mấy dễ chịu của ông. Richard Branson sinh năm 1950 tại thành phố nhỏ Surrey (Anh), trong một gia đình trung lưu, bố làm nghề luật sư. Do bị một vài khiếm khuyết bẩm sinh như chứng khó đọc (dyslexia)... nên việc tiếp thu kiến thức của ông chậm và kết quả học tập luôn thua kém chúng bạn. Có lẽ cũng một phần do mặc cảm về sự thiếu hụt này nên ông “phá ngang”, không học xong cấp phổ thông trung học mà sớm lăn lộn để kiếm sống. Song đổi lại, trời lại phú cho ông một khả năng kinh doanh bẩm sinh, lao vào đâu cũng... ra tiền. Công việc kinh doanh đầu tiên và có lãi đậm ngay là việc ông làm chủ bút một tạp chí dành cho sinh viên, có số lượng phát hành 100.000 bản/kỳ vào năm 1970. Năm 1971, ông thành lập Virgin Mail, công ty chuyên bán lẻ đĩa hát qua thư đặt hàng và thắng to. Thế là Công ty Virgin Records, chuyên thu âm các ban nhạc có tiếng ra đời và ông là bầu sô. Công ty này bành trướng thành tập đoàn âm nhạc lớn Virgin Group và năm 1992, ông đã bán đứt Virgin Group cho Tập đoàn âm nhạc Thorn - EMI với giá 1 tỷ USD, chuyển sang đầu tư cho ngành hàng không. Hãng hàng không Virgin Atlantic Airways được Branson thành lập năm 1984 với vẻn vẹn có một máy bay... đi thuê lại của hãng khác, nay đã lớn mạnh trở thành Hãng hàng không lớn thứ 2 ở Anh (sau British Airways). Năm 2001, sau khi Hãng hàng không Ansett (Australia) bị phá sản, thị trường nội địa nước này chỉ còn trơ lại có Qantas, thế là ông xin thành lập Hãng Virgin Blue và cạnh tranh khốc liệt với Qantas bằng giá cả và chất lượng phục vụ. Theo số liệu vừa được công bố, trong năm tài chính 2002 (kết thúc ngày 31/3 vừa qua), Virgin Blue đã thu được lãi thuần 102 triệu USD, vượt quá sự mong đợi của ông. Ngay lập tức, Branson đã tung tiền mua đứt hòn đảo Makepeace rộng 10,2 héc ta thuộc bang Queensland (Australia) và quyết định đầu tư thêm 3,2 triệu USD để xây dựng một trung tâm nghỉ mát sang trọng để hàng năm các nhân viên của Virgin trên toàn cầu có cơ hội luân phiên đến đây nghỉ mát, an dưỡng. Riêng cách tiêu xài độc đáo này thì khó có ai dám bảo ông là... bình dân. Người đàn bà 'bóp' đá ra tiền 10
  11. Chị Trần Thị Chuyển là người khởi xướng nghề khai thác đá ở thôn Quang Thừa, xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Đây vốn là nơi núi đá bị bỏ quên vì lấy để xây nhà thì tốn xi măng, đắt tiền; khai thác làm đường thì khó vận chuyển vì quá xa và khó đi. Bất chấp những trở ngại đó, chị Chuyển rủ thêm vài người góp vốn, mua một máy xay đá mini để bắt đầu khai thác. Chị nhớ lại: "Thiếu tiền, phải làm đơn tới Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Kim Bảng vay thêm 20 triệu đồng thì mới mua được máy". Số tiền đó lúc bấy giờ (năm 1994) tương đương với 7 cây vàng, theo giá hiện giờ hơn 42 triệu đồng, song vẫn không đủ để làm đá theo kiểu công nghiệp. Chị tìm gặp trực tiếp ông Nguyễn Văn Châm, Giám đốc Ngân hàng, đặt vấn đề vay 200 triệu đồng. Sau khi nghe trình bày về cách tính toán đầu ra, đầu vào, lợi tức, doanh thu từng tháng, từng năm và đích thân kiểm tra cơ sở, ông Châm đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,8%. Công việc đầu tiên chị làm cho bãi đá là lắp đặt một trạm biến thế điện, một đường dây điện. Các máy móc chị Chuyển mua ngày ấy giờ trị giá hàng tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày, cơ sở của chị sản xuất khoảng 180 m3 đá loại 1 và 2 với giá khoảng 35.000 đồng/m3. Trừ chi phí cho cơ sở khoảng 69 triệu đồng (bao gồm tiền trả lương cho 100 công nhân, 12 triệu đồng tiền điện và nhiều chi phí lặt vặt khác), mỗi tháng chị thu về khoảng 100 triệu đồng. Cơ sở của chị chỉ làm 3 tháng đầu và cuối năm. Chị giải thích: "Đây là vùng nông thôn, cứ đến mùa vụ là người làm đá thuê lại về gặt hái, cày cuốc, bón phân, cào cỏ... Vì vậy, làm đá cũng phải có mùa". Năm nay, chị cho biết, sẽ vay thêm của ngân hàng 100 triệu đồng nữa để làm ăn lớn hơn. Đến nay, ở Tượng Lĩnh đã có 5, 6 cơ sở khai thác đá khác ra đời và đều vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện. Ông Lê Văn Tâm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bảng, bày tỏ: "May có nghề khai thác đá, nếu không lúc nông nhàn, số lao động này sẽ phải tự bươn trải rồi không biết sẽ kéo bao nhiêu tệ nạn về". Bãi đá, với sự khởi đầu quyết liệt của người đàn bà trẻ, nhỏ bé, cách đi đứng, ăn mặc, tiếp khách đều "đặc sệt" phong thái nông dân, không chỉ là nơi giải quyết vấn đề kinh tế mà còn giúp đỡ địa phương thực hiện chính sách xã hội. ***************************** 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2