intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con trẻ thích 'thó' đồ đút túi

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì một phút bẩn cẩn, lơ là... nhiều phụ huynh đã vô tình để con bị gắn mác 'thích ăn cắp vặt'. Từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày, nếu cha mẹ không là tấm gương sáng, hoặc không uốn nắn và chỉ bảo kịp thời, sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và vô tình tạo nên “vết sẹo” tâm lý, theo trẻ suốt cuộc đời. Cu Bít, cháu tôi, năm nay 8 tuổi, rất tinh nghịch và nhí nhảnh. Thế nhưng, cháu có tật hay lấy đồ vật...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con trẻ thích 'thó' đồ đút túi

  1. Khi con trẻ thích 'thó' đồ đút túi
  2. Vì một phút bẩn cẩn, lơ là... nhiều phụ huynh đã vô tình để con bị gắn mác 'thích ăn cắp vặt'. Từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày, nếu cha mẹ không là tấm gương sáng, hoặc không uốn nắn và chỉ bảo kịp thời, sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý và vô tình tạo nên “vết sẹo” tâm lý, theo trẻ suốt cuộc đời. Cu Bít, cháu tôi, năm nay 8 tuổi, rất tinh nghịch và nhí nhảnh. Thế nhưng, cháu có tật hay lấy đồ vật vặt vãnh của người khác mà không xin phép! Đến nhà bạn chơi, thấy có đồ chơi đẹp, cháu nhanh tay nhét vào túi và mang về nhà. Trong lớp học, thấy bạn mình có cây bút hoặc đồ vật gì đẹp, cháu lặng lẽ cho chiếc thìa vào túi quần, đến khi ra khỏi quán, cháu rút “chiến lợi phẩm” ra khoe bố mẹ với vẻ mặt đắc ý. Bố mẹ cháu không giận dữ mà chỉ cười khì và phán một câu xanh rờn: “Sao con giỏi thế?”. Hôm vừa rồi, tôi dẫn cu Bít đi ăn chè. Cháu lại nhanh tay cho hai chiếc thìa cà phê vào túi quần. Khi ra về, cháu hí hửng rút hai chiếc thìa đưa tôi xem. Tôi sầm mặt lại, giận dữ bảo cháu: “Con không được làm vậy! Mau đem vào quán trả lại đi!”. Cu Bít sợ lắm, không dám đem vào, cứ níu áo tôi. Tôi buộc lòng phải dẫn cháu vào, bảo cháu trả lại hai chiếc thìa và xin lỗi chủ quán. Cu Bít ngoan ngoãn làm theo, tỏ vẻ biết lỗi lắm.
  3. Đem chuyện này kể với bố mẹ cháu, họ chỉ thản nhiên cười: “Mấy thứ đó có giá trị gì đâu mà cậu quan trọng quá!”. Tôi không tán thành suy nghĩ “dễ dãi” của anh chị, bởi mọi việc đều bắt đầu từ chuyện nhỏ, sau đó thì đến những việc “động trời” mà ta không thể nào lường trước được. Những đồ chơi nhỏ nhỏ bé thích là bé... cho luôn vào túi quần Anh chị cho rằng tôi giáo dục trẻ quá cứng nhắc nên không nghe. Đúng như tôi lo sợ, chưa đầy 1 tuần sau, mẹ cháu bắt quả tang cháu lấy 10 ngàn trong tủ. Thấy cu Bít khóc òa vì sự trấn áp của mọi người, tôi nhỏ nhẹ dỗ dành cháu rồi hỏi: “Tại sao con lấy tiền của mẹ mà không xin phép? Làm như vậy là xấu lắm, con có biết không?”.
  4. Cu Bít thút thít trả lời: “Dạ, hôm trước bên nhà bác Hai (anh của bố cháu), con thấy bố lấy tiền của bác mà có hỏi đâu? Nên… con nghĩ như vậy không sao ạ…”. Lúc đó, mọi người mới ngã ngửa ra. Bố cháu xấu hổ, lảng đi chỗ khác. Còn mẹ cháu thì hối hận, vì ngay từ lúc con còn nhỏ đã không rèn cho con tính trung thực, thật thà cho con, để giờ đây, từ một đứa bé đáng yêu, cu Bít đã trở thành thằng bé hư hỏng với “tội danh”… ăn cắp. Trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng, tác động tâm lý, nhân cách từ gia đình và xã hội. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy làm gương cho con cái và có cách dạy dỗ con đúng đắn ngay từ khi con còn nhỏ. Tránh để trẻ tiếp xúc nhìn thấy hay học hỏi những thói xấu của người lớn.
  5. Tương lai trẻ có xán lạn, đạo đức trẻ có tốt hay không là nhờ vào cách dạy dỗ của cha mẹ trẻ mang lại từ ngày hôm nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2