intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

35
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của khóa luận là phân tích làm rõ những quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre, từ đó đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của chúng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- LÊ THỊ HIỀN QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA J.P.SARTRE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- LÊ THỊ HIỀN QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC CỦA J.P.SARTRE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ ĐIỂU Hà Nội – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tập tại khoa, tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Trần Thị Điểu đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2019. Sinh viên Lê Thị Hiền
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J. P. SARTRE ................ 4 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội .......................................................... 4 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre ........................................................................................... 8 1.2.1 Triết học đời sống .................................................................................... 9 1.2.2 Hiện tượng luận của Husserl ................................................................. 16 1.2.3 Tư tưởng triết học hiện sinh của M. Heidegger và K. Jaspers .............. 19 1.3. J.P. Sartre và nền tảng quan niệm đạo đức học của ông .......................... 24 1.3.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của J. P. Sartre ............................ 24 1.3.2. Nền tảng của quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre......................... 27 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 41 CHƯƠNG 2. QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J.P.SARTRE ............................................................................... 42 2.1. Quan niệm về thiện và ác ......................................................................... 42 2.2. Về trách nhiệm ......................................................................................... 46 2.3. Về sự trung thực và can đảm.................................................................... 55 2.4. Đánh giá quan điểm đạo đức học của J.P.Sartre ...................................... 63 2.4.1. Giá trị .................................................................................................... 63 2.4.2. Hạn chế ................................................................................................. 69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 78
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang trên con đường hội nhập với các nền văn hoá trên thế giới. Việc trao đổi thông tin, giao tiếp quốc tế, hợp tác trên mọi lĩnh vực đã trở thành xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia. Trong sự đa dạng của các nền văn hoá thế giới, nổi bật lên là nền văn hoá phương Tây đã hình thành và phát triển từ rất sớm, mà thành quả nổi bật của nó là một nền văn minh kỹ thuật nâng cao chất lượng đời sống xã hội. Trong bối cảnh ấy, việc tìm hiểu tư tưởng triết học phương Tây với tính cách là nền tảng của đời sống tinh thần xã hội phương Tây là hết sức cần thiết. Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng, chủ động và tích cực hội nhập là con đường tốt nhất để tranh thủ cơ hội và vượt qua những thách thức của quá trình toàn cầu hóa. Bất kỳ sự biến đổi và phát triển nào trong xã hội, suy cho đến cùng, cũng do con người quyết định. Vì vậy, để tranh thủ được cơ hội, vượt qua những thách thức của toàn cầu hóa, việc chuẩn bị và bồi dưỡng con người về mọi mặt trong quá trình hội nhập là hết sức quan trọng. Trong ý nghĩa đó, các chuẩn mực, giá trị đạo đức bị tác động, bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá phương Tây là điều không tránh khỏi. Vì vậy, trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, việc tìm hiểu nền tảng triết học, các quan niệm đạo đức học, các chuẩn mực đạo đức phương Tây là đòi hỏi quan trọng và có ý nghĩa. Là một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hoá - xã hội phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được đề cập, bàn luận sôi nổi trong các công trình nghiên cứu triết học, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống khá được ưa chuộng ở nhiều nước phương Tây sau đại chiến thế giới lần thứ II. Bởi thế chủ nghĩa hiện sinh 1
  6. đã để lại những dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần ở các nước phương Tây, qua đó ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Triết học của J. P. Sartre là một trong những trào lưu triết học hiện đại ảnh hưởng sâu rộng tới quần chúng nhân dân bởi nó là sự phản ứng thiết thực, hiện hữu của đời sống con người khủng hoảng. Ông là một trong những người trụ cột chính của phong trào hiện sinh nói chung và hiện sinh Pháp nói riêng. Bản thân Sartre là một triết gia có sức cuốn hút trong giới thanh ,thiếu niên. Những quan điểm triết học, đặc biệt là những tư tưởng đạo đức học của ông đã động chạm tới tâm tính xác định của bộ phận người tươi trẻ, mới mẻ này. Ông như là người cha đỡ đầu, người dẫn đường cho một thế hệ người cảm nhận được sự mong manh của cuộc đời bởi cái chết, bệnh tật, trật tự, luân lý...đang đe doạ. Nghiên cứu quan niệm đạo đức học của Sartre sẽ giúp tìm ra những giá trị có thể vận dụng vào bối cảnh đời sống hiện đại ngày nay. Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn “Quan niệm đạo đức học của J. P. Sartre” làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích: Mục đích của khóa luận là phân tích làm rõ những quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre, từ đó đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của chúng. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng đạo đức học của J. P. Sartre. Thứ hai, khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của J. P. Sartre. Thứ ba, làm rõ những nội dung quan điểm đạo đức học của J.P. Sartre. 2
  7. Thứ tư, đưa ra đánh giá những giá trị và hạn chế của quan điểm đạo đức học của J.P. Sartre. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre. Phạm vi nghiên cứu: Bài khoá luận nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức của J. P. Sartre như: quan niệm tự do, tiêu chuẩn thiện ác, quan niệm về trách nhiệm, quan niệm về sự trung thực và can đảm được thể hiện qua một số tác phẩm của J.P.Sartre. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học để nghiên cứu quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J.P.Sartre. Khóa luận kế thừa các kết qủa nghiên cứu của những người đi trước. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là những phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích -tổng hợp, phương pháp so sánh... 5. Những đóng góp của khóa luận Khóa luận trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J.P.Sartre, đưa ra những đánh giá bước đầu về quan niệm này. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương, bảy tiết. 3
  8. CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ RA ĐỜI QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH CỦA J. P. SARTRE 1.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Sự khủng hoảng của kinh tế - chính trị - xã hội gắn liền với cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây bước vào thời kỳ huy hoàng. Cuộc cách mạng công nghiệp và sau đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ - viễn thông đã làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất phương Tây. Loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, hàng loạt những phát kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân,... đến những hiểu biết về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ... Người ta ước tính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỉ và vượt trội so với tất cả các tri thức mà loài người tích lũy được trong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước. Khoa học - công nghệ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có vai trò quan trọng nhất là thúc đẩy nền kinh tế của toàn cầu. Những thành quả về mặt kinh tế, khoa học đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lĩnh vực khác như xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục và tư tưởng của thời đại. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật bên cạnh những ưu điểm, nó cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Theo đó, khoa học kỹ thuật không đem lại lợi ích và hạnh phúc cho đông đảo quần chúng lao động. Tiến bộ của khoa học và kỹ thuật chỉ là công cụ bóc lột của giai cấp thống trị đối với người lao động, chứ không phải là công cụ để phát triển các giá trị nhân văn, cải thiện đời sống của đại đa số người lao động trong xã hội. Hệ quả tiêu cực này càng làm tăng thêm những mâu thuẫn xã hội. Biểu hiện của những mâu thuẫn này là hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Hai cuộc đại chiến khốc liệt là bối cảnh xã hội với tính cách 4
  9. là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh. Cuộc đại chiến thế giới lần thứ I năm 1914 và đặc biệt sự tàn khốc, dã man của cuộc đại chiến thế giới lần thứ II đã cuốn hút châu Âu vào những cuộc chém giết liên miên, làm cho dân chúng, đặc biệt tầng lớp thanh niên cảm thấy mình như những con số vô danh. Chính những biến cố lớn lao này trong xã hội đã làm đã làm ý thức xã hội thay đổi sâu sắc. Con người bắt đầu ưu tư, lo lắng mất niềm tin hy vọng vào những gì là tốt đẹp. Cơ cấu xã hội của người dân châu Âu bị đảo lộn về mọi mặt. Chính trị, pháp luật, tôn giáo... đều bị con người nghi ngờ về những giá trị của nó. Con người sống trong chán nản, buồn bã, lo âu và thấy cuộc sống thật vô nghĩa, phi lý, “buồn nôn”... Chủ nghĩa hiện sinh ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ I, bắt nguồn từ học thuyết của S.Kierkegaard và trở thành một trào lưu tư tưởng phổ biến ở Đức vào những năm 20 của thế kỷ XX. Lúc đó nước Đức thua trận trong chiến tranh thế giới thứ I và bị tàn phá nghiêm trọng, triết học hiện sinh của M.Heidegger phản ánh sự bi quan của xã hội Đức trước sự tàn phá đó. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, trung tâm triết học hiện sinh từ Đức chuyển sang Pháp. Chiến tranh cùng với sự khủng hoảng nguồn nguyên liệu, sinh thái và suy thoái đạo đức xã hội đã làm tăng sự khủng hoảng tâm hồn trong xã hội tư bản phương Tây hiện đại. Trước bối cảnh xã hội với những cuộc chiến tranh tàn khốc xảy ra liên tiếp, sự phản ứng của xã hội diễn ra một cách gay gắt, làm bộc phát hàng loạt những phong trào phản kháng, phủ định trên nhiều bình diện của đời sống. Về mặt chính trị - xã hội, đó là những phong trào xã hội. Ở Mỹ là phong trào Phản văn hóa của thanh niên, sinh viên. Ở Pháp là cuộc bạo loạn tháng Năm – Sáu (1968). Về mặt văn hóa, đó là phong trào văn học hiện đại, văn học mới (chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa siêu thực .v.v..). Đặc biệt trên mặt trận triết học, từ cuối thế kỷ, triết học phi duy lý đã xuất hiện: triết học đời sống (Bergson, Nietzche), chủ nghĩa Freud,... Trong bối cảnh cảnh xã hội đó, chủ 5
  10. nghĩa hiện sinh cũng như quan niệm đạo đức học của nó đã xuất hiện như một lời phản kháng mạnh mẽ về tồn tại xã hội đương thời. Chủ nghĩa hiện sinh đi vào cuộc sống con người thành một quy luật tất yếu. Con người nhận ra tính phi nhân tính của lịch sử khi mà những mâu thuẫn xã hội không thể nào điều hoà được. Cơ cấu xã hội bị đảo lộn, kinh tế điêu tàn, chính trị trở thành trò ảo thuật của giai cấp tư sản. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trong bối cảnh đó là và là một trào lưu phát triển mạnh cả trong triết học mà Jean-Paul Sartre là một trong những gương mặt lớn nhất. Sự ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc của Jean- Paul Sartre không chỉ bao trùm đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa khắp hành tinh cho đến ngày hôm nay. Đặc biệt chủ nghĩa hiện sinh còn là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội phương Tây. Chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp cũng là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa duy lý. Nhưng nó gắn với những điều kiện lịch sử riêng của nước Pháp, nó diễn ra ở một nước có truyền thống vững chãi về tự do, nó nảy sinh ngay trong thời kỳ chiếm đóng của chủ nghĩa phát xít Đức, do đó nó có những nét đặc thù không thể bỏ qua. Ở Pháp, sau khi chiến tranh kết thúc (1945) chủ nghĩa hiện sinh đã phát triển rất mạnh mẽ và J.P.Sartre là nhà triết học hiện sinh lớn nhất. Chủ nghĩa duy lý đã khuyếch trương rằng khoa học là vạn năng, khoa học có thể giải đáp tất cả vấn đề nhân sinh. Chẳng hạn, A. Comte cho rằng, lịch sử nhân loại có lẽ sẽ chấm dứt ở thời đại đế quốc khoa học, vì với khoa học mọi cái sẽ không còn bí ẩn nữa. Người ta sẽ hiểu rõ quá khứ, hiện tại, tương lai của đời sống thiên nhiên, đời sống xã hội, đời sống con người như trong lòng bàn tay vậy. Tuy nhiên, lịch sử đã không chứng tỏ điều này. Lý trí khoa học đã nhìn con người như một hiện tượng vật lý, nó đã phủ nhận vai trò của con người trong việc thẩm định, đánh giá các giá trị. Chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng về tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại. 6
  11. Theo cách nói của Mác, xã hội duy lý hoá ở phương Tây đã làm cho con người chỉ còn là một “lực lượng vật chất đơn thuần”. Con người trở thành bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện đại. Một xã hội phương Tây giàu có về mặt vật chất nhưng dường như lại nghèo về văn hoá tinh thần, kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đạo đức, văn hoá dường như lại trở nên suy đồi. Trong xã hội như vậy, con người suy sụp, lo âu, sợ hãi... là điều dễ hiểu. Nếu triết học duy lý coi khoa học là chiếc đũa thần vạn năng có thể giải quyết được mọi vấn đề, thì đối lập với nó là khuynh hướng triết học nghi ngờ vào khả năng của khoa học kỹ thuật, khuynh hướng này hạ thấp, thậm chí chống lại tư duy duy lý. Nhìn thấy những giới hạn của tư duy duy lý, của trí tuệ con người, các triết gia theo khuynh hướng này cho rằng tư duy duy lý, khoa học không phải lúc nào cũng thấu hiểu, giải quyết được mọi vấn đề. Đã có nhiều nhà triết học đi sâu tìm hiểu về nhận thức cảm tính, tư duy kinh nghiệm, phương pháp nhận thức bằng trực giác, linh cảm. Ở Kant, việc đề cao tính nhân bản đã được xây dựng một cách sâu sắc, tuyệt vời. Đối với vấn đề khả năng nhận thức của con người, một mặt Kant đánh giá cao tư duy duy lý khoa học vì nó cho ta giá trị chắc chắn, mặt khác ông cho rằng phương pháp của khoa học thực nghiệm là hiệu nghiệm, tuyệt vời nhưng chỉ hiệu nghiệm, tuyệt vời khi dùng đúng chỗ. Điều này có nghĩa là, tư duy duy lý không phải là tất cả. Theo Kant, phán đoán suy luận tuy dựa vào tính chất chủ quan nhưng cũng có những giá trị nhất định vì với nhận thức khoa học, người ta cũng không thể hiểu hết được đời sống tâm linh, đời sống tình cảm. Bên cạnh đó, phải kể đến phương pháp nhận thức con người. Nếu Đề các tơ cho rằng, tôi tư duy vậy tôi tồn tại, nghĩa là tôi tư duy về tôi, như vậy tôi sẽ trở thành khách thể, trở thành cái gì đó khác tôi... thì K. Jaspers lại cho rằng tồn tại của con người không giống như tồn tại của các sự vật thông thường khác nên không thể dùng phương pháp phân ly chủ thể – khách thể để 7
  12. nhận thức về tồn tại người. Theo Jaspers, chúng ta không nên phân ly con người như là một chủ thể nhận thức, và một khách thể bị nhận thức. Vậy con người phải được nhận thức theo phương pháp nào? Theo các nhà triết học hiện sinh, hiện sinh của con người chỉ có thể được hiểu trên tinh thần con người vượt ra những gì họ biết về chính họ, nhưng con người là một tồn tại tự do và tự do lựa chọn của mỗi cá nhân trong cuộc đời lại không giống nhau nên không thể có một công thức chung để tìm hiểu thân phận con người, mà con người chỉ có thể được hiểu một cách sâu sắc nhất trong chính tư tưởng và hành động của họ. Như vậy, các lý thuyết triết học có khuynh hướng chống hay hạ thấp vai trò của chủ nghĩa duy lý và phương pháp nhận thức con người cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh. Bất cứ học thuyết triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế–xã hội. Đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh cũng không nằm ngoài quy luật này. Chính sự khủng hoảng về chính trị, pháp luật, sự suy đồi về đạo đức, sự đảo lộn trong cơ cấu xã hội của người dân châu Âu là bối cảnh thuận lợi cho sự ra đời triết học hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh nói riêng. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự sùng bái quá mức lý tính trong chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại. Tình trạng con người bị bần cùng hoá, bị kiệt quệ, không tìm ra lối thoát trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội phương Tây hiện đại cũng là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến sự ra đời quan niệm đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của J.P.Sartre nói riêng. 1.2. Tiền đề lý luận cho sự ra đời quan điểm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh của J. P. Sartre Chủ nghĩa Mác –Lê nin đã chỉ ra quy luật cơ bản của đời sống xã hội là: Mọi quy luật của ý thức xã hội chỉ được ra đời trên một tồn tại xã hội nhất 8
  13. định và bị quy định bởi chính tồn tại xã hội đó. Tồn tại xã hội không phải là cái gì khác hơn là những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và tư tưởng, những yếu tố tạo nên sự hình thành, phát triển của các tư tưởng triết học. Tư tưởng triết học của J. P. Sartre cũng không được ra đời từ hư vô mà phải kể tới ba nguồn gốc tư tưởng trực tiếp sau: Một là, Triết học đời sống của A. Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson,…; Hai là, hiện tượng luận E. Husserl; Ba là, chủ nghĩa hiện sinh của K. Jaspers và M. Heidegger. 1.2.1 Triết học đời sống Triết học đời sống ra đời đòi hỏi giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, nó là kết quả của sự phát triển thái quá của khoa học dẫn tới khủng hoảng nghiêm trọng trong đời sống tinh thần con người ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của triết học đời sống gắn với sự phát triển của khoa học sinh học, tâm lý học, khoa học tự nhiên... có nhiều phát minh mới nhưng không thể lý giải được. Khái niệm trung tâm của triết học đời sống chính là phạm trù “Đời sống”, đây không phải là vấn đề cơ bản của triết học như trước đây quan niệm, mà là một bản nguyên tuyệt đối, vô hạn của thế giới có tính chất tích cực, đa dạng vận động vĩnh viễn. Phương pháp nhận thức của trào lưu này là sự cảm nhận cảm xúc, trực giác, niềm tin tôn giáo,.. như là sự phản ứng trực tiếp đối với triết học duy lý. Triết học đời sống xem xét tồn tại của con người với tư cách là biểu hiện của cuộc sống và có thể nhận thức được bằng trực giác. Trào lưu triết học này là sự phản ứng đối với bức tranh cơ giới về thế giới, là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy vật máy móc. Đứng trên lập trường của chủ nghĩa phi lý, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa chống khoa học, triết học đời sống đã cố gắng khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật máy móc. Triết học đời sống bao gồm những đại biểu tiêu biểu như: A. Schopenhauer, F. Nietzsche, H. Bergson, W. Dilthey, G. Simmel. 9
  14. A.Schopenhauer( 1788 –1860 ) Đề cập đến các vấn đề luân lý xã hội, địa vị của con người trong thế giới, tự do của con người và ý nghĩa của nhân sinh, triết học Schopenhauer có ảnh hưởng đến tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Trước đó, ảnh hưởng của triết học Schopenhauer rất hạn chế. Chỉ đến khi làn sóng bi quan bao trùm khắp nước Đức sau thất bại của cuộc cách mạng năm 1848, người ta mới đổ xô nhau tìm đọc tác phẩm của ông, coi ông như một thần tượng của triết học. Triết học nào cổ vũ con người hướng tới tự nhiên và xã hội, khích lệ con người hướng thiện, hoặc ca ngợi hạnh phúc và lý tưởng đều bị Schopenhauer phê phán. Ông cho rằng, tự do và đạo đức thuộc về ý chí, chỉ có hành động của bản thân ý chí mới là tự do. Thế giới như là ý chí và biểu tượng là tác phẩm chủ yếu nhất, có vị trí cốt lõi nhất trong các tác phẩm của Schopenhauer. Trong tác phẩm, Schopenhauer coi thế giới tựa như hai mảng, biểu tượng và ý chí. Mệnh đề thứ nhất của ông là “thế giới là biểu tượng của tôi”, có nghĩa là mọi vật trên thế giới đều cần lấy chủ thể làm điều kiện, chúng chỉ là chủ thể nên tồn tại. Với mệnh đề này, Schopenhauer đã khám phá ra vai trò vô cùng quan trọng gán cho chủ thể. Thế giới được lý giải như cái hiện ra cho chúng ta thông qua những biểu tượng của chúng ta. Thế giới như biểu tượng của tôi và được đem lại thông qua sự thể nghiệm của tôi. Do đó, những gì mà con người trực tiếp lĩnh hội được chưa phải là cái cách mà vật thể tự nó là như thế hoặc đúng như thế. Con người không biết gì hết về cái cây tự nó mà chỉ biết sự tưởng tượng của chính mình về cái cây, cũng như “nó không biết mặt trời, trái đất, mà chỉ biết cái mắt nhìn thấy mặt trời, cái tay sờ thấy đất; thế giới bao quanh chỉ tồn tại như biểu tượng, tức hoàn toàn đối với cái khác, cái có biểu tượng, mà bản thân con người là như vậy”[18, 15]. Theo ông, chúng ta là những chủ thể nhận thức và chỉ biết thế giới như chúng ta thấy nó, do đó “toàn thể thế giới 10
  15. sự vật mãi mãi chỉ là biểu tượng, và vì vậy bị xác định hoàn toàn và mãi mãi bởi chủ thể” [29, 281]. Schopenhauer đề cao vai trò của chủ thể. Ông cho rằng, vũ trụ là cái nhìn của tôi về vũ trụ. Vũ trụ chỉ là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa tôi và ngoại giới, vì thế không có vũ trụ tuyệt đối. Nghĩa là không có một vũ trụ bất biến nào cho tất cả mọi người mà chỉ có những cái nhìn từ những quan niệm nhất định nào đó. Như vậy, thế giới theo quan niệm Schopenhauer không phải là hệ thống những tri thức có sẵn để tất cả mọi người nhận thức, mà thế giới là những cái chúng ta đang tri giác. Không ai biết gì về thế giới ngoài những cái họ thấy, ngoài những cái đặt trước tri giác, trí khôn của con người. Do vậy, mỗi người sẽ có một cái nhìn khác nhau về thế giới và sẽ không có một thế giới chung cho tất cả mọi người. Đó là cội nguồn của thuyết “đánh giá” và “đảo lại những giá trị” của F. Nietzsche. Đó cũng là nguồn gốc sinh ra chủ thể tính, một trong những giá trị lớn lao của triết học hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh của Sartre nói riêng. Quan niệm của Schopenhauer đề cao vai trò của con người với tính cách là chủ thể nhận thức hay ý chí đạo đức đã ảnh hưởng đáng kể tới quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về đạo đức học của Sartre. Tiếp thu tư tưởng này, Sartre đã chối bỏ sự ràng buộc của con người vào những khuôn mẫu, chuẩn mực và những công thức chung có sẵn và cho rằng, những giá trị của cuộc sống, việc xác định thiện hay ác là phụ thuộc vào nguyên tắc do chính mỗi cá nhân tạo ra. Chính những quan niệm này của Schopenhauer đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời, tư tưởng của Nietzsche và quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh. F. Nietzsche (1844 - 1900) Nietzsche cho rằng: “Làm sáng tỏ cho bản thân và chỉ ra vấn đề đạo đức, - tôi coi đó là nhiệm vụ mới và quan trọng nhất. Tôi không cho rằng nhiệm vụ ấy đã được giải quyết trong triết học đạo đức trước kia” và trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Schopenhauer, Nietzsche đã xây dựng nền triết học 11
  16. của mình với xuất phát điểm là “đánh giá lại mọi giá trị”. Ông muốn “đổi lại cái bảng giá trị luân lý và xã hội; những gì người ta vẫn tôn trọng từ trước đến nay sẽ bị ông thoá mạ và lên án”. [21;116]. F. Nietzsche cho rằng, từ Socrates đến nay, tư tưởng và văn hóa do chủ nghĩa lý tính chi phối đã hạn chế cuộc sống và bản năng phi lý tính của con người. Những khái niệm triết học trước đây chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lý tính đều là hư cấu và sai lầm, che lấp bản năng cuộc sống con người. Để làm cho khả năng con người không bị ràng buộc, để cuộc sống và hành động đạo đức con người có giá trị chân chính, thì phải phá bỏ các quan niệm cũ. Nietzsche cho rằng muốn trở thành một người sáng tạo ra giá trị, phân định thiện ác thì cần phải lật đổ các giá trị cũ. Đối với Nietzsche, các học thuyết triết học dựa trên tư duy duy lí không những không mang lại lợi ích gì cho nhân loại mà còn làm tê liệt, mê hoặc cuộc sống. Nietzsche cho rằng, không thể có chân lí trừu tượng. Chân lí trừu tượng chỉ là một thứ tri thức do người khác dạy và ta chấp nhận mà không xét lại. Ông tranh đấu cho tri thức mới, tri thức cụ thể gắn liền với thực tế sống động. Tri thức này nằm trong cuộc sống của mỗi người và nó có thước đo khác nhau tuỳ theo quan niệm của họ. F. Nietzsche xây dựng một loại triết học có thể phát hiện và biểu đạt cái tồn tại sâu kín của con người. Ông đã bác bỏ quan niệm triết học phái lý tính truyền thống, lấy nhận thức luận làm trung tâm, mà triết học thì nên lấy cuộc sống và hành động con người làm trung tâm, làm cho triết học trở thành thực tiễn về mặt ý nghĩa luân lý. Nhà triết học này đã hướng lý luận đi vào thực tiễn, có gắn với thực tiễn, lý luận mới thực sự là cái được nhào nặn có nghĩa. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của Nietzche cho triết học đời sống. Nietzsche ý thức rằng cuộc sống là giá trị cao nhất, tuy nhiên tự bản thân nó không tạo ra ý nghĩa mà chính con người mang lại giá trị, ý nghĩa cho cuộc sống. Theo ông, sở dĩ cuộc sống từ trước đến giờ không có giá trị vì 12
  17. tư duy duy lý và các tôn giáo đã dạy con người ta sống yếm thế, thụ động, đã nhầm tưởng rằng mục đích cuộc sống là có sẵn, không phải do con người tạo ra. Như vậy, chỉ là nhắm mắt tuân theo những luân lý và tập tục của xã hội, chỉ là những kẻ nô lệ. Nietzsche kêu gọi mọi người hãy sống tự do, theo chuẩn mực của bản thân, do bản thân mình đặt ra và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì. Con người phải luôn luôn sáng tạo ra chính cuộc sống của mình vì không cảnh nô lệ nào nhục nhã bằng nô lệ tinh thần. Có thể nói, tư tưởng đạo đức học của F. Nietzsche là nguồn gốc tư tưởng quan trọng của quan niệm về đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của Sartre nói riêng. Ông cho rằng con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì, phải luôn luôn sáng tạo ra chính cuộc sống của mình. Nietzche đã đặt ra những vấn đề trọng yếu của triết học nhân sinh, với tham vọng lột bỏ được nếp tư tưởng chịu ảnh hưởng nặng nề của luân lý truyền thống. Tuy nhiên, những gì mà ông làm được mới dừng lại ở mức độ một nhà tư tưởng chưa thoát ly được địa vị và giai cấp của mình. J.P.Sartre đã mượn ở Nietzche những tư tưởng về sự tự do cũng như khai thác, khắc phục và phát triển lên sự phủ định những giá trị cũ lỗi thời, sự bành chướng của chủ nghĩa duy lý cho những luận giải của mình. Nhờ vậy mà Nietzsche được ví là một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh. Henri Bergson (1859–1941) Ảnh hưởng đáng kể nhất của H. Bergson tới sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh nói chung và đạo đức học nói riêng với J.P.Sartre là thuyết trực giác. Theo ông, để có được tri thức thật sự về bên trong thực tại phải sử dụng phương thức trực giác. H. Bergson cho rằng mỗi cá nhân đều có thể có ý thức trực giác, trực giác tựa hồ đồng nhất với bản thân sự sống, trực giác là thể nghiệm nội tâm, 13
  18. trực giác là ý thức trực tiếp, là đặt mình vào bên trong đối tượng. Theo ông, trí tuệ có khuynh hướng giới hạn đạo đức vào một xã hội khép kín và chỉ khi xuất hiện các nhà thần bí, các thánh nhân thì mới có tiến bộ đạo đức, “cả khi trí tuệ hình thành các quy tắc cho mọi người, trực giác mở ra những nguồn phong phú hơn của sức mạnh cảm xúc, lập tức khơi dậy khát vọng và cung cấp lực sáng tạo để ôm ấp những lối sống mới. Như thế đạo đức không ngừng đi từ sự suy xét về bản ngã và về xã hội để mở rộng ra toàn thể nhân loại” [29, 348]. Theo Bergson, trực giác, trí nhớ là điểm giao nhau giữa vật chất và tinh thần. Cả hai phái duy vật và duy tâm đều coi trực giác đơn giản là một hành vi nhận thức của con người. Đó là một thái độ coi thường với trực giác. Theo ông thì trực giác và toàn bộ tâm thần bị làm cho lệ thuộc vào hành động toàn vẹn, hiện thực của con người. Trực giác là thước đo năng lực hành động con người. nhờ năng lực trực giác này con người mới tham gia vào thực tiễn lịch sử. nhờ trực giác mà con người có thể nhận thức được bản chất của sự sống. Với khả năng của trực giác con người có thể đột nhập vào bên trong hiện tượng một cách trực tiếp, không cần liên tưởng, lýthuyết, để thống nhất trong một bản thể. Trực giác có liên hệ với trí nhớ trong một quá trình phức tạp, kéo dài. Trên hết trực giác phải là sự lựa chọn và ý thức biết về sự lựa chọn này. Với quan niệm như vậy về tâm linh con người A. Bergson đã đưa thuyếttrực giác của ông vừa là thuyết bản thể luận vừa là một phương pháp nhận thức của tồn tại mà sau này chủ nghĩa hiện sinh của Sartre tiếp thu. Khái niệm cốt lõi mà Bergson muốn truyền thụ và ảnh hưởng quan trọng nhất có lẽ là khái niệm “Cuộc sống”. Ông đã tiến hành phân tích khái niệm này. Theo sự phân tích đó thì “Cuộc sống” là biện chứng của vật chất và tinh thần. Nhưng sự biện chứng này có phần đi vào chỗ thần bí vì theo ông “Cuộc sống” là không thể nhận thức được đối với khoa học nói chung. Cái bản chất nhất của “Cuộc sống” này chính là những vòng khâu liên tục, nối tiếp nhau. Đó là những quá trình liên tiếp như một “Độ dài thời gian”có động 14
  19. lực tạo ra bởi một “Khí thế sống”mãnh liệt. Ông gọi trực giác là bản năng không có lợi ích thực tiễn, có ý thức với bản thân, có khả năng suy tư về khách thể của mình, và mở rộng nó. Bản năng còn là hình thức của trực giác đưa ta vào vùng sâu của “Cuộc sống”. Nhưng chính như trên đã phân tích thì ông lại coi trực giác là một khả năng đặc biệt cho phép ta đi vào sâu bên trong những bản chất, để hợp nhất với sự vật trong một bản thể thống nhất. Như vậy là trực giác của ông là không mang một bản chất nào khẳng định mà lại có những khả năng phủ định. Với vai trò phủ định như vậy thì thuyết trực giác trở thành một công cụ luận chiến hơn là một phương pháp, một đối tượng mang tính chất khẳng định. Tuy là một trực giác mơ hồ và đứt đoạn như một ngọn đèn đang tắt. Nhưng nhìn chung thì nó bùng lên chính vào thời điểm chúng ta nói tới những lơị ích thiết thực của chúng ta. Trực giác là lộ ra cái “Tôi” của chúng ta, tự do của chúng ta, số phận của chúng ta. Tất nhiên nó có yếu ớt, lao đao. Bất chấp điều đó thì học thuyết này của ông vẫn có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với những quan điểm hiện sinh của Sartre. Đặc trưng trong đó là quan niệm về tồn tại con người gắn bó hữu cơ với giới tự nhiên. Ở đó con người không ngừng chia sẻ, khám phá thế giới mà còn phải có trách nhiệm với vũ trụ này bằng một ý thức đong đầy khí thế. Triết học đời sống là nguồn gốc tư tưởng quan trọng của quan niệm về đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung và của Sartre nói riêng. Triết học đời sống xem xét tồn tại của con người với tư cách là biểu hiện của cuộc sống và có thể nhận thức được bằng trực giác. J.P.Sartre đã mượn ở triết học đời sống những tư tưởng của chủ nghĩa phi duy lý cho sự luận giải của mình. Đề cao vai trò của con người với tính cách là chủ thể nhận thức hay ý chí đạo đức đã ảnh hưởng đáng kể tới quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về đạo đức học của Sartre. Kêu gọi mọi người hãy sống tự do, theo chuẩn mực của bản thân, do bản thân mình đặt ra và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình, 15
  20. con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì. Triết học hiện sinh hành động của J. P. Sartre phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã tiếp thu ở những tư tưởng trên đây của triết học đời sống. Tạo thành một phong trào triết học đi vào những vấn đề quan trọng của tồn tại người. 1.2.2 Hiện tượng luận của Husserl Edmund Husserl (1859 –1938) là một triết gia Đức, với một tư duy số học và triết học cao, Husserl đã đặt lại cơ sở cho triết học hiện đại, xây dựng một mô hình triết học chặt chẽ với tên gọi: Hiện tượng học, mà J. P. Sartre đã kế tục và phát triển vinh quang. Trong bối cảnh tư tưởng của thời kỳ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa duy lý tính tương ứng với nó có liên quan chặt chẽ với chủ nghĩa tâm lý, coi tâm lý học là cơ sở để bênh vực lý tính. Husserl cũng loay hoay mất hơn mười năm với những kỳ vọng vào chủ nghĩa tâm lý và cuối cùng ông phê phán chủ nghĩa tâm lý và sáng tạo nên hiện tượng học, tức chuyển từ lập trường của chủ nghĩa duy khoa học sang lập trường hiện tượng học. Hiện tượng học đã xác định ảnh hưởng sâu rộng lên nhiều lĩnh vực khoa học, tri thức nhân văn. “Quay về với bản thân sự việc” là khẩu hiệu được Husserl nêu lên nhằm làm cho tư tưởng triết học thoát khỏi bước đi lệch lạc để nhìn thẳng vào những thách thức của hiện thực. Hiện tượng học thoát thai từ khoa học tự nhiên nhưng dần dần phát triển thành trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và trở thành trào lưu tư tưởng nhân văn quan trọng bậc nhất, đem lại sắc thái hoàn toàn mới cho tư tưởng thế kỷ XX. Và, một trong những dấu ấn quan trọng nhất là: hiện tượng học trở thành cơ sở lý luận của chủ nghĩa hiện sinh. Tuy hiện tượng học của Husserl có nhiều điểm xa lạ với chủ nghĩa hiện sinh, nhưng chính nhờ hiện tượng học mà chủ nghĩa hiện sinh mới có cơ sở lý luận để trở thành học thuyết triết học. Lý luận của Husserl về ý thức và tính ý 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2