intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông

Chia sẻ: Minh Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

46
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra được phương thức hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông một cách chi tiết, hiệu quả. Từ đó có thể nhân rộng cách thức hệ thống hóa trong cả chương trình học, trong dạy bài mới, bài luyện tập…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học: Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ********* NGUYỄN HỒNG NGỌC THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ HÀ NỘI – 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC ********* NGUYỄN HỒNG NGỌC THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT HÓA HỮU CƠ PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU ANH VÂN HÀ NỘI – 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Chu Anh Vân – Khoa Hóa học - Trường ĐHSP Hà Nội 2, người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên lớp K39B - khoa Hóa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, người thân đã tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần để tôi hoàn thiện được đề tài của mình. Mặc dù đã cố gắng, song thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Hồng Ngọc
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Công thức CTPT Công thức phân tử GV Giáo viên HĐC Hiđrocacbon HS Học sinh NXB Nhà xuất bản SĐTD Sơ đồ tư duy spc sản phẩm chính spp sản phẩm phụ THPT Trung học phổ thông VD Ví dụ xt xúc tác
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 2 5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Lý thuyết hóa hữu cơ cơ bản................................................................... 3 1.1.1. Đại cương về hóa học hữu cơ ........................................................... 3 1.1.2. Hiđrocacbon no, mạch hở ................................................................ 3 1.1.3. Hiđrocacbon không no, mạch hở ..................................................... 4 1.1.4. Hiđrocacbon thơm ............................................................................ 7 1.1.5. Ancol - Phenol ................................................................................ 10 1.1.6. Anđehit - Axit cacboxylic ................................................................ 12 1.1.7. Este - Lipit ....................................................................................... 14 1.1.8. Cacbohiđrat .................................................................................... 15 1.1.9. Amin – Aminoaxit - Protein ............................................................ 18 1.1.10. Polime và vật liệu polime ............................................................. 20 1.2. Sơ đồ tư duy .......................................................................................... 22 1.2.1. Khái niệm sơ đồ tư duy ................................................................... 22 1.2.2. Đặc điểm của sơ đồ tư duy ............................................................. 22 1.2.3. Phương pháp lập sơ đồ tư duy ........................................................ 23 1.2.4. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ tư duy ..................................................... 24 1.2.5. Sơ đồ tư duy - công cụ hữu hiệu cho dạy học tích cực ................... 25 1.3. Giới thiệu về phần mềm iMindMap...................................................... 26
  6. CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM ...................................................................... 28 Bước 1: Khởi động phần mềm iMindMap................................................... 28 Bước 2: Mở file iMindMap đã tạo sẵn hoặc tạo mới iMindMap. ............... 28 Bước 3: Chọn hình ảnh ở trung tâm và đặt tên cho chủ đề trung tâm ......... 29 Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 1 (nhánh chính). ................................................ 31 Bước 5: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3... ........................................................... 35 Bước 6: Hiệu chỉnh và hoàn thiện SĐTD .................................................... 37 Bước 7: Xuất SĐTD..................................................................................... 42 Bước 8: Lưu và in SĐTD ............................................................................. 46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 48 3.1. Một số tính năng của sơ đồ tư duy ........................................................ 48 3.1.1. Tính khái quát ................................................................................. 48 3.1.2. Tính trực quan................................................................................. 49 3.1.3. Tính hệ thống .................................................................................. 49 3.1.4. Tính linh hoạt .................................................................................. 51 3.1.5. Tính tâm lí lĩnh hội.......................................................................... 51 3.2. Phương thức sử dụng sơ đồ tư duy ....................................................... 51 3.2.1. Xây dựng sơ đồ tư duy cho một nội dung bài học .......................... 51 3.2.2. Xây dựng sơ đồ tư duy cho nội dung tổng kết kiến thức................. 54 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 58
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một đất nước phát triển bền vững, giàu mạnh thì cần có những con người lao động tự chủ và sáng tạo, điều đó có nghĩa là đất nước đó cần có một nền giáo dục tiến bộ. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học rất được quan tâm. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt động của học sinh. Đó là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy tính tích cực của học sinh cần tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận,… được tham gia vào quá trình để chiếm lĩnh tri thức. Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm với nhiều kiến thức trừu tượng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Từ trước đến nay, đa số học sinh cho rằng Hóa học là môn rất khó và khô khan. Nhiều học sinh đã phải vất vả để ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức lại với nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Nguyên nhân chính là do các em chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp, chưa có phương pháp ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả. Từ đó dễ gây tâm lý chán nản, buông xuôi dẫn đến lỗ hổng kiến thức ngày càng rộng hơn và đến một lúc nào đó không thể lấp được. Hiện nay các giáo viên đang áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để từng bước chuyển dần trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng vào thực tế và 1
  8. biến đổi thành kĩ năng cho riêng mình. Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp SĐTD còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy lôgic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra được phương thức hệ thống hóa lý thuyết hóa hữu cơ phổ thông một cách chi tiết, hiệu quả. Từ đó có thể nhân rộng cách thức hệ thống hóa trong cả chương trình học, trong dạy bài mới, bài luyện tập… 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Xây dựng SĐTD về lý thuyết hóa hữu cơ trong chương trình phổ thông. + Xây dựng SĐTD về các phản ứng đặc trưng của các hợp chất hữu cơ trong chương trình phổ thông. + Xây dựng SĐTD về phương pháp nhận biết chất hữu cơ. 4. Phạm vi nghiên cứu Chương trình Hóa hữu cơ phổ thông. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và sử dụng SĐTD một cách hiệu quả sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng học tập, giúp người học dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng, tổng hợp được các kiến thức đã học, nắm vững kiến thức, phát triển hứng thú, óc sáng tạo, phát huy tính tích cực, tự giác trong quá trình học. 2
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Lý thuyết hóa hữu cơ cơ bản 1.1.1. Đại cương về hóa học hữu cơ - Bậc cacbon được tính bằng số cacbon liên kết với nó. - Danh pháp hợp chất hữu cơ dựa theo từ chỉ số lượng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mono Di Tri Tetra Penta Hexa Hepta Octa Nona Deca Met Et Prop But Pent Hex Hept Oct Non Dec - Đồng đẳng: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2 nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau. - Đồng phân: Các hợp chất khác nhau có cùng công thức phân tử. Bao gồm: + Đồng phân mạch Cacbon. + Đồng phân nhóm chức. + Đồng phân vị trí nhóm chức hoặc vị trí liên kết bội. + Đồng phân vị trí nhánh. (đối với vòng thơm). + Đồng phân hình học (cis-trans). 1.1.2. Hiđrocacbon no, mạch hở - CTPT: CnH2n+2 (n ≥ 1). - Tính chất hóa học: + Phản ứng thế: aù nhsaù ng CnH 2n 2  xCl 2   CnH 2n 2 x Cl x  xHCl Quy tắc thế: Nguyên tử Hiđro ở nguyên tử cacbon có bậc càng cao, càng dễ được thế bởi clo (hoặc brom). 3
  10. VD: + Phản ứng đehiđro hóa: o Cn H2n  2  xt, t  Cn H2n  H2 (n  2) + Phản ứng cracking: o Cn H2n  2  xt, t  Ca H2a  2  Cb H2b (a  b  n,a  1,b  2) 3n  1 to + Phản ứng oxi hóa: Cn H2n  2  O2   nCO2  (n  1)H2O 2 - Điều chế + Trong công nghiệp: Tách từ khí thiên nhiên và dầu mỏ. + Trong phòng thí nghiệm: o RCOONa  NaOH  CaO, t  RH  Na 2CO3 Al4C3  12H 2O  4Al(OH)3  3CH 4 - Ứng dụng: CH4 làm nguyên liệu tổng hợp CH3OH, HCHO, C2H2 và dẫn xuất halogen. 1.1.3. Hiđrocacbon không no, mạch hở 1.1.3.1. Anken - CTPT: CnH2n (n ≥ 2). - Tính chất hóa học + Phản ứng cộng: Với H2, Br2, HX, X2, H2O... o Cn H2n  H2  Ni, t  Cn H2n  2 Cn H 2n  Br2  Cn H 2n Br2 Cn H 2n  HBr  Cn H 2n 1Br 4
  11. Quy tắc Mac-cốp-nhi-cốp: Trong phản ứng cộng axit hoặc cộng nước vào liên kết C=C của anken, H ưu tiên cộng vào C chứa nhiều H hơn (cacbon bậc thấp hơn). VD: CH2=CH-CH3 + H2O H+ CH3-CH-CH3 (spc) OH CH2OH-CH2-CH3 (spp) + Phản ứng trùng hợp: Tạo polime. to, xt, P nCH2=CH2 CH2-CH2 n Polietilen + Phản ứng oxi hóa: 3n to Oxi hóa hoàn toàn: Cn H2n  O2   nCO2  nH2O 2 Oxi hóa không hoàn toàn: 3R-CH=CH-R1 + 2KMnO4 + 4H2O 3R-CH-CH-R1 +2MnO2 + 2KOH OH OH - Điều chế + Trong công nghiệp: xt, t o Tách H từ ankan tương tứng: Cn H2n  2   Cn H2n  H2 (n  2) Cracking ankan: o Cn H2n  2  xt, t  Ca H2a  2  Cb H2b (a  b  n,a  1,b  2) + Trong phòng thí nghiệm: H SO ñ, 170o C Tách nước từ ancol: CnH2n1OH  2 4  CnH2n  H2O - Ứng dụng: Tổng hợp polime và các hóa chất khác. 5
  12. 1.1.3.2. Ankađien - CTPT: CnH2n-2 (n ≥ 3). - Tính chất hóa học + Phản ứng cộng: Cộng H2 (tỉ lệ 1:1 và 1: 2): o Cn H2n  2  H2  Ni,t  Cn H2n o Cn H2n  2  2H 2  Ni, t  Cn H2n  2 Cộng Br2 (Nhiệt độ -80oC cộng 1,2; nhiệt độ 40oC cộng 1,4). + Phản ứng trùng hợp: to, xt, P CH2-CH=CH-CH2 nCH2=CH-CH=CH2 n 3n  1 to + Oxi hóa hoàn toàn: Cn H2n  2  O2   nCO2  (n  1)H2O 2 - Điều chế o CH3  CH2  CH2  CH3  xt, t  CH2  CH  CH  CH2  2H2 - Ứng dụng: Tổng hợp polime. 1.1.3.3. Ankin - CTPT: CnH2n-2 (n ≥ 2). - Tính chất hóa học + Phản ứng cộng: Giống ankađien, phản ứng xảy ra theo tỉ lệ 1:1 hay 1:2. xt, t o + Đime hóa: 2CH  CH   CH  C  CH  CH2 Choaït tính + Trime hóa: 3CH  CH  600 C  C6H 6 o + Phản ứng thế: Các ankyl có nối 3 đầu mạch tham gia phản ứng thế bởi kim loại hoặc ion kim loại hóa trị I (Na, Ag, Cu…). CH  CH  2AgNO3  2NH3  CAg  CAg  2NH 4 NO3 6
  13. CH  CR  AgNO3  NH3  CAg  CR   NH 4 NO3 + Phản ứng oxi hóa: 3n  1 to Oxi hóa hoàn toàn: Cn H2n  2  O2   nCO2  (n  1)H2O 2 Oxi hóa không hoàn toàn: CH3C  C  CH3  2CH3COOH [O] - Điều chế: xt, t o + Từ ankan: Cn H2n  2   Cn H2n  2  2H2 + Điều chế riêng C2H2: CaC2  2H 2O  Ca(OH) 2  C2H 2 o 1500 C 2CH 4  Laø m laïnh nhanh  C2H 2  3H 2 - Ứng dụng: Hàn xì, điều chế vinyl clorua, vinyl axetat, vinyl axetilen, anđehit axetic… 1.1.4. Hiđrocacbon thơm 1.1.4.1. Benzen (C6H6) và ankyl benzen - Tính chất hóa học + Tính thơm: Dễ thế, khó cộng, bền vững với chất oxi hóa. + Phản ứng thế: Phản ứng halogen hóa: Thế Br2, Cl2. 7
  14. • Khi xúc tác: bột Fe CH3 CH3 xt Fe Br + Br2 + HBr o-bromtoluen CH3 + HBr Br p-bromtoluen • Khi chiếu sáng: CH3 CH2Br ánh sáng + Br2 + HBr Phản ứng nitro hóa: Tác dụng với HNO3 tạo RNO2. NO2 + HNO3 H2SO4 + H2O ❖ Quy tắc thế ở vòng benzen: • Khi vòng benzen có sẵn nhóm –ankyl, -OH, -NH2, -OCH3… → Ưu tiên thế vào vị trí –o, -p. • Khi vòng benzen có sẵn nhóm –NO2, -COOH, -SO3H… → Ưu tiên thế vào vị trí –m. 8
  15. + Phản ứng cộng: Cộng Cl2, H2. Ni, to + 3H2 Cl ánh sáng Cl Cl + 3Cl2 Cl Cl Cl + Phản ứng oxi hóa: Benzen không phản ứng với KMnO4. Ankyl benzen phản ứng với KMnO4 khi đun nóng: C6H5CH3  C6H5COOK  C6H5COOH 4 KMnO HCl 15 to + Phản ứng cháy: C6H6  O2   6CO2  3H2O 2 - Điều chế + Chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá. + Điều chế từ ankan, xicloankan: CH3  CH 2 4 CH3  xt, t o  4H  C6 H 6 2 CH3  CH 2 5 CH3  o xt, t  4H  C6 H5CH3 2 + Etylbenzen được điều chế từ benzen và etilen. o C6H6  CH2  CH2  xt, t  C6H5CH2CH3 - Ứng dụng + Benzen: Tổng hợp polime, điều chế nitro benzen, anilin, phenol. + Toluen: Sản xuất thuốc nổ TNT (trinitro toluen). 9
  16. 1.1.4.2. Stiren - CT: C6H5CH=CH2 - Tính chất hóa học + Cộng Cl2, Br2, HCl, HBr vào nhóm -CH=CH2. + Trùng hợp tạo polistiren; đồng trùng hợp với buta-1,3- đien tạo poli (butađien – stiren). + Oxi hóa KMnO4 ở nhóm -CH=CH2. - Ứng dụng: Sản xuất polime. 1.1.5. Ancol - Phenol 1.1.5.1. Ancol - CTPT + CT chung: R(OH)x (R là gốc hiđrocacbon). + Ancol no, mạch hở: CnH2n+2Ox (1≤ x ≤ n). + Ancol no, đơn chức: CnH2n+1OH. - Tính chất hóa học x + Phản ứng với Na: R(OH) x  xNa  R(ONa) x  H2 2 + Glixerol hòa tan Cu(OH)2 tạo phức chất màu xanh lam. + Tác dụng với axit: ROH  HX  RX  H 2O + Phản ứng tách nước • Tạo anken: (theo quy tắc tách Zai-xep) H SO đñ, 170o C CnH2n1OH  2 4  CnH2n  H2O • Tạo ete:  R1OH  HOR 2  H R1OR 2  H 2O + Phản ứng oxi hóa o Ancol bậc một: RCH2OH  CuO  t  RCHO  Cu  H 2O 10
  17. Ancol bậc hai: to R-CH-R' + CuO R-C-R' +Cu + H2O OH O Ancol bậc ba: bị oxi hóa mạnh thì gãy mạch cacbon. + Phản ứng cháy của ancol no, đơn chức: 3n to Cn H2n  2O  O2   nCO2  (n  1)H2O 2 - Ứng dụng: Etanol dùng để tổng hợp các chất, làm nhiên liệu, làm dung môi… Metanol dùng để sản xuất anđehit fomic (tác dụng với CuO), tạo axit axetic (tác dụng với CO) và tổng hợp nhiều hóa chất khác. - Điều chế H SO , t o CnH2n  H2O  2 4 CnH2n1OH (C6H10O5 )n  enzim  nC6H12O6  enzim  2nC2H5OH  2nCO2 + Điều chế metanol o CO  2H 2  xt, t , P  CH3OH o CH4  O2  xt, t , P  CH3OH 1.1.5.2. Phenol - Tính chất hóa học + Tính axit: • Không làm đổi màu quỳ tím. • Tác dụng được với kim loại mạnh và bazơ: 2C6H5OH  2Na  2C6H5ONa  H 2 C6H5OH  NaOH  C6H5ONa  H 2O • Tính axit yếu hơn H2CO3. C6H5ONa  CO2  H 2O  C6H5OH  NaHCO3 11
  18. + Phản ứng thế ở vòng thơm: OH OH Br Br + 3 Br2 + 3 HBr Br 2,4,6-tribromphenol - Ứng dụng: Sản xuất poli (phenol-fomanđehit), thuốc nổ (2,4,6- trinitrophenol), thuốc diệt cỏ 2,4 - D (axit 2,4- điclophenoxiaxetic), diệt nấm mốc (nitrophenol). - Điều chế:  C6H5CH  CH3 2  CH CH CH C6H6   C6H5OH CH3COCH3 2 3 2 1) O (kk) H 2) H SO 2 4 1.1.6. Anđehit - Axit cacboxylic 1.1.6.1. Anđehit - CTPT + CT chung: R(CHO)n. + Anđehit no, đơn chức: CnH2nO (n ≥ 1). - Tính chất hóa học: + Phản ứng cộng: Cộng H2 tạo ancol bậc một, cộng H2O, cộng HCN. o RCHO  H2  Ni, t  RCH2OH + Phản ứng oxi hóa: • Tác dụng với Br2, KMnO4 tạo axit cacboxylic. RCH  O  Br2  H 2O  RCOOH  2HBr • Phản ứng tráng bạc: 12
  19. RCH  O  2AgNO3  3NH3  H2O  RCOONH4  2Ag   2NH 4 NO3 - Ứng dụng: Tạo poliphenol fomanđehit, tạo axit axetic. - Điều chế: Ancol bậc 1 + CuO → Anđehit o CH3OH  O 2  Ag,600 C HCHO  2H 2O o CH 4  O 2  xt,t  HCHO  H 2O C2H 4  O 2  PdCl , CuCl 2 2 CH 3CHO HgSO , 80o C C2H 2  H 2O  4  CH3CHO 1.1.6.2. Axit cacboxylic - CTPT + CT chung: R(COOH)n (R là gốc hiđrocacbon hoặc H, n ≥ 1). + Axit no, đơn chức: CnH2nO2, n ≥ 1. - Tính chất hóa học + Tính axit: Đổi màu quỳ tím sang đỏ. Phản ứng với kim loại trước H: 2RCOOH  2Mg  RCOO 2 Mg  H2  Phản ứng với bazơ: RCOOH  NaOH  RCOONa  H 2O Phản ứng với oxit bazơ: 2RCOOH  CuO   RCOO 2 Cu  H 2O Phản ứng với muối: RCOOH  NaHCO3  RCOONa  CO 2  H 2O H SO , t o  + Phản ứng este hóa: RCOOH  R1OH  2 4 RCOOR1  H 2O + Phản ứng tách nước: 2RCOOH  RCO  O  COR (anhiđrit axit) + Phản ứng ở gốc hiđrocacbon Thế X2 ở gốc no: CH3CH 2COOH  Br2  CH3  CHBr  COOH  HBr 13
  20. Thế ở vòng thơm (vị trí meta, khó hơn thế benzen). Cộng vào gốc không no: CH 2  CH  COOH  Br2  CH 2Br  CHBr  COOH - Điều chế CH3CH 2OH  O2 men  giaá m o CH 3COOH  H 2O 2530 C 1 xt, t o CH3CHO  O2   CH3COOH 2 o CH3OH  CO  xt, t  CH3COOH - Ứng dụng: Tổng hợp các hợp chất hữu cơ, axit béo dùng để chế xà phòng. 1.1.7. Este - Lipit 1.1.7.1. Este - CTPT + Este no, đơn chức: CnH2nO2 (n ≥ 2). + Este đơn chức: RCOOR1. (R là H hoặc gốc HĐC, R1 là gốc HĐC). - Tính chất hóa học + Phản ứng thủy phân H 2SO4 , t o  RCOOH  R1OH RCOOR1  H 2O  RCOOR1  NaOH  RCOONa  R1OH Đặc biệt: RCOOC6H5  2NaOH  RCOONa  C6H5ONa  H 2O + Phản ứng cộng của gốc không no: CH 2  CH  COOCH3  H 2  CH3CH 2COOCH3 + Phản ứng trùng hợp của gốc không no. - Điều chế H SO , t o  + Este của ancol: RCOOH  R1OH  2 4 RCOOR1  H 2O 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2