Khóa luận tốt nghiệp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Có sự hiểu biết kĩ lưỡng và đầy đủ về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của nhà văn Nhất Linh nói riêng và trong tác phẩm văn học nói chung; thấy được nội dung then chốt, tầng sâu ý nghĩa của văn bản, làm rõ được tài năng của nhà văn qua việc tạo dựng các dạng thức không gian và thời gian nghệ thuật qua Bướm trắng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐỖ LAM NGỌC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== ĐỖ LAM NGỌC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BƯỚM TRẮNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. Thành Đức Bảo Thắng HÀ NỘI - 2018
- LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành bởi quá trình hướng dẫn tận tình của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc cũng như sự biết ơn chân thành nhất tới Thầy - người luôn giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi cũng xin cảm ơn các Thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã truyền giảng những tri thức hữu ích về văn học và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Đỗ Lam Ngọc
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin được cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, với sự giúp đỡ và hỗ trợ của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Toàn bộ nội dung nghiên cứu và kết quả của khóa luận là hoàn toàn trung thực. Mọi sao chép không hợp lệ hay gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Đỗ Lam Ngọc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6 8. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG............................................................. 7 1.1. Những vấn đề lý luận về không gian và không gian nghệ thuật................ 7 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật ................................... 7 1.1.1.1. Khái niệm không gian .......................................................................... 7 1.1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật ........................................................ 7 1.1.2. Các dạng thức không gian nghệ thuật trong văn học .............................. 9 1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian ................................... 9 1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại.......................... 10 1.1.2.3. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại....................................... 11 1.1.3. Vai trò của không gian nghệ thuật ........................................................ 11 1.2. Những vấn đề lý luận về thời gian và thời gian nghệ thuật ..................... 12 1.2.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật ......................................... 12 1.2.1.1. Khái niệm thời gian ............................................................................ 12 1.2.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật .......................................................... 13 1.2.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật ..................................... 14 1.2.2.1. Thời gian trần thuật ............................................................................ 14 1.2.2.2. Thời gian được trần thuật ................................................................... 15 1.2.3. Vai trò của thời gian nghệ thuật ............................................................ 16
- 1.3. Nhất Linh và tác phẩm Bướm trắng ......................................................... 17 1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn học ............................................................. 17 1.3.1.1. Cuộc đời ............................................................................................. 17 1.3.1.2. Sự nghiệp văn học .............................................................................. 19 1.3.2. Tác phẩm Bướm trắng........................................................................... 21 Tiểu kết ........................................................................................................... 22 Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG BƯỚM TRẮNG ............................................................... 23 2.1. Biểu hiện của không gian nghệ thuật trong Bướm trắng ......................... 23 2.1.1. Không gian bối cảnh ............................................................................. 23 2.1.1.1. Không gian khơi gợi cảm giác chán chường, ám ảnh bởi cái chết .... 24 2.1.1.2. Không gian khơi gợi cảm xúc của tình yêu ....................................... 31 2.1.2. Không gian tâm tưởng........................................................................... 34 2.1.2.1. Không gian khắc họa tâm lí đối lập giữa cái chết và tình yêu ........... 34 2.1.2.2. Không gian gợi lên cảm giác về sự hồi sinh ...................................... 38 2.2. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng ............................. 40 2.2.1. Thời gian hiện thực ............................................................................... 40 2.2.1.1. Thời gian khắc họa cuộc đời của nhân vật......................................... 41 2.2.1.2. Thời gian khắc họa tâm trạng nhân vật .............................................. 43 2.2.2. Thời gian tâm lí ..................................................................................... 47 2.2.2.1. Thời gian tái hiện qua dòng nhật kí nhân vật..................................... 47 2.2.2.2. Thời gian diễn tả những mặt đối lập trong tâm hồn........................... 50 Tiểu kết ........................................................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều thành tựu lớn, thể hiện trên nhiều phương diện. Chỉ trong một thời gian ngắn, văn học Việt Nam bước hẳn sang phạm trù hiện đại với sự xuất hiện của nhiều trào lưu, trường phái và sự bùng nổ, phát triển của nhiều thể loại với nhiều tác giả tài năng và tác phẩm xuất sắc. Tạo nên dấu ấn này, không thể không nhắc tới vai trò to lớn của Tự lực văn đoàn - một tổ chức văn học, văn hóa xã hội. Được tiếp xúc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh, văn hóa phương Tây, các cây bút của tổ chức văn học này đã thể hiện thành công tư tưởng đổi mới theo hướng dân chủ, đấu tranh chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc, lỗi thời đang kìm hãm cuộc đời con người. Với khát vọng xây dựng một nền văn học mới cho dân tộc trên tinh thần học hỏi nghệ thuật viết văn phương Tây, Tự lực văn đoàn đã khẳng định vai trò tiên phong của mình khi hướng tới đổi mới hình thức nghệ thuật, đặc biệt là văn xuôi. Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Tự lực văn đoàn luôn là mong muốn của nhiều nhà nghiên cứu và thật sự cần thiết để thấy được tài năng cũng như những đóng góp quan trọng của văn đoàn. Nhất Linh là người sáng lập, là trụ cột và là một tiểu thuyết gia tài hoa của Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết của ông không chỉ bộc lộ một cá tính sáng tạo độc đáo mà thông qua đó người đọc còn cảm thức được hơi thở phập phồng của hiện thực cuộc sống. Văn phẩm của Nhất Linh phản ánh toàn diện đường lối cũng như tôn chỉ sáng tác của tổ chức văn học này. Trong sáng tác của ông, tiểu thuyết Bướm trắng được coi là cuốn tiểu thuyết giàu chất nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Tác phẩm này đã được 1
- phân tích, khám phá với một số công trình khoa học đáng ghi nhận song nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật vẫn chưa khai thác sâu, đó là vấn đề cho người viết tiếp tục khám phá, thể hiện. Tìm hiểu các yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, một mặt người viết vừa hiểu sâu sắc hơn về tài năng qua sáng tạo nghệ thuật của ông. Mặt khác, người viết sẽ rèn luyện ý thức tự chủ và khả năng xử lý kiến thức trong bước đầu tập làm khoa học. Đây thực sự là một công việc cần thiết với người bén duyên với nghiệp văn và một giáo viên tương lai. Với các lí do như trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Không gian và thời gian nghệ thuật trong Bướm trắng của Nhất Linh”. 2. Lịch sử vấn đề Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo. Người nghệ sĩ muốn chạm khắc dấu ấn khó phai trong lòng độc giả phải có văn phong nghệ thuật riêng biệt. Nhất Linh là như thế. Ông được xem như là linh hồn của nhóm Tự lực văn đoàn. “Trong vòng tám năm 1932 - 1940, Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế tuyệt đối trên văn đoàn công khai sách báo, có ảnh hưởng nhất định trong giới tri thức tư sản và tiểu tư sản thành thị. Điều đó không ai có thể phủ nhận. Đứng đầu là công sức của Nhất Linh” [5, tr.365]. Các sáng tác của tác giả nói chung, đặc biệt là tiểu thuyết nói riêng luôn có một sức hút kì diệu với bạn đọc, khơi gợi được sự chú ý với các nhà phê bình và nghiên cứu. Bên cạnh sự ra đời của các tác phẩm văn học khẳng định tài năng Nhất Linh, độc giả có thể tìm thấy một số lượng không nhỏ những bài báo, công trình khảo sát về con người, cuộc đời và về tác phẩm của ông được trình bày với nhiều cách thức khác nhau, đề cập qua nhiều khía cạnh. Bướm trắng là cuốn tiểu thuyết thành công về mặt hình thức nghệ thuật. Nhiều năm qua, tác phẩm vẫn là mảnh đất màu mỡ để giới nghiên cứu tìm hiểu, khai thác. 2
- Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã có nhận xét hết sức chi tiết khi ông tìm hiểu về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh: “Nếu đọc Nhất Linh từ tiểu thuyết Nho phong đến tiểu thuyết gần đây của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết tiểu thuyết tình cảm, tiểu thuyết ái tình đến tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý, sự tiến hóa ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta” [18, tr.234]. Hà Minh Đức khẳng định đóng góp của Nhất Linh qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong lời giới thiệu Bướm trắng: “Bướm trắng là một tác phẩm gây ấn tượng về mặt nghệ thuật của Nhất Linh, với nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo, tác giả đã xây dựng được một nhân vật có nội tâm phức tạp và phù hợp góp phần hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam” [5, tr.191]. Nhất Linh đã vận dụng một cách đa dạng các hình thức nghệ thuật để khám phá chiều sâu tâm hồn nhân vật với những biến cố phức tạp, tinh vi: “Miêu tả nhân vật Trương, Nhất Linh đã vận dụng nhiều hình thức miêu tả trực tiếp, gián tiếp, nhật ký, thư từ, đối thoại, độc thoại nội tâm. Có thể nói Nhất Linh thành công nhiều trong phân tích tâm lí nhân vật…” [3, tr.243]. Theo nhà nghiên cứu văn học Đỗ Đức Hiểu thì Bướm trắng chính là đứa con tinh thần đánh dấu tài năng của Nhất Linh: “Nhất Linh là nhà tiểu thuyết đã góp phần vào công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bướm trắng là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất Linh” [8, tr.70]. Khi đề cập đến một thế giới tâm lí phức tạp của nhân vật trong Bướm trắng, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước Tân biên (tập 3) nhận định: “Người ta tưởng thấy rõ ảnh hưởng của Doxtoiepxki, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện, cái ác dưới con mắt hòa đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình” [17, tr.404]. Trần Văn Nam cho rằng, tầng nghĩa ẩn sau lớp vỏ ngôn từ trong Bướm trắng có thể là “sự nuối tiếc thời thanh xuân tươi đẹp, trong sáng, bởi vì có 3
- lúc Nhất Linh miêu tả một bông hoa cẩm chướng trắng bị gió làm rung động như một cánh bướm khiến Trương tưởng đến một ngày chủ nhật nắng, một ngày đã xa lắm, chàng đứng nhìn những con bướm trắng bay trên một luống cải lấm tấm vàng...” [16, tr.40 - 41]. Sau một thời gian tìm hiểu và cân nhắc quan điểm của các nhà nghiên cứu cũng như phê bình trên, chúng tôi thấy như sau: Đầu tiên, các bài nghiên cứu, bài báo, tiểu luận phê bình, các công trình phần lớn khai thác Bướm trắng dưới góc độ tác giả, nghiên cứu chủ yếu trên phương diện nội dung văn bản và xoay quanh phân tích, đi sâu vào mọi ngóc ngách trong diễn biến tâm lí nhân vật. Cho đến nay chưa có một công trình cụ thể nào đề cập một cách chi tiết và tỉ mỉ về không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Thứ hai, mọi nhận xét, những thành quả khảo sát của người đi trước chính là nguồn dữ liệu hữu ích đối với tác giả khóa luận. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà các nhà khoa học, nhà phê bình đã tìm hiểu, trong giới hạn cho phép, chúng tôi tập trung tìm hiểu một cách có hệ thống về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. 3. Mục đích nghiên cứu - Có sự hiểu biết kĩ lưỡng và đầy đủ về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của nhà văn Nhất Linh nói riêng và trong tác phẩm văn học nói chung. - Thấy được nội dung then chốt, tầng sâu ý nghĩa của văn bản, làm rõ được tài năng của nhà văn qua việc tạo dựng các dạng thức không gian và thời gian nghệ thuật qua Bướm trắng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu chung về thể loại tiểu thuyết, về không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết. 4
- - Bám sát các vấn đề căn bản trên, khóa luận đi sâu nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật đặc trưng trong tiểu thuyết Bướm trắng của nhà văn Nhất Linh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sử dụng tư liệu chính trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh. Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh đối chiếu với tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Đôi bạn của Nhất Linh, tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tùy bút Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, chúng tôi đã sử dụng và lồng ghép một số phương pháp nghiên cứu nhằm phù hợp với mục đích nghiên cứu đã đề ra. 6.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu, quan trọng vì khi tìm hiểu, khai thác Bướm trắng cần đặt trong chuỗi tiểu thuyết của Nhất Linh nói riêng cũng như trong tôn chỉ sáng tác của Tự lực văn đoàn nói chung nhằm phát hiện được nét riêng trong tiểu thuyết. 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đi sâu vào phân tích đặc điểm thủ pháp nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, qua đó khái quát, tổng hợp đưa ra kết luận chung nhất. 6.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Tiến hành phương pháp này trong nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra điểm tương đồng và dị biệt trong việc biểu hiện không gian và thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết Bướm trắng với các sáng tác khác của Nhất Linh ở cùng đề tài, 5
- cùng giai đoạn. Đồng thời, khám phá được nét riêng, hấp dẫn của phương pháp sáng tác lãng mạn so với các phương pháp sáng tác như hiện thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa... 7. Đóng góp của khóa luận Nghiên cứu đề tài này nhằm phát hiện và nêu bật lên những khía cạnh cơ bản trong nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật của Nhất Linh qua tiểu thuyết Bướm trắng. Khóa luận góp phần khẳng định nỗ lực, tinh thần xóa bỏ cái cũ hướng đến điều tốt đẹp hơn của Nhất Linh cho thể loại tiểu thuyết, cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm hai chương: Chương 1. Giới thuyết chung Chương 2. Biểu hiện của không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bướm trắng 6
- NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Những vấn đề lý luận về không gian và không gian nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật 1.1.1.1. Khái niệm không gian Không gian từ xưa đến nay được coi như một khái niệm thuộc lĩnh vực triết học, chỉ khả năng tồn tại của khách thể ở vị trí và kích thước nhất định. Hầu hết mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều đi kèm với hệ tọa độ không gian cụ thể, vì vậy những suy nghĩ của con người đều bắt nguồn từ sự thay đổi của không gian. Quả thực, trong cuộc sống không gian và thời gian là hai phạm trù tồn tại tiêu biểu. Trong tập Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đã có những lý giải về không gian: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xung quanh đời sống con người” [19, tr.633]. 1.1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật có thể được xem như một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là hình thức nhưng ẩn chứa trong đó tính nội dung. Nó là sự nhìn nhận trước thế giới xung quanh, là chiều sâu cảm nhận của chính tác giả. Không gian nghệ thuật mang tính trừu tượng hóa, do vậy có rất nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau nhằm tường minh hóa và lí giải nó. Mọi vật quanh ta đều được định vị trong không gian ba chiều: chiều cao, chiều rộng và cuối cùng là chiều xa. Hình tượng nghệ thuật cũng như vậy, không có một hình tượng nào lại không được đặt trong một khung cảnh, một không gian nào đó. Dù ít hay nhiều thì bản thân tác giả đều có xu hướng khám phá sự vật trong một biên độ, một góc nhìn nhất định, ấy là không gian. 7
- Bộ ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cùng nhau đưa ra khái niệm không gian nghệ thuật trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật hiện lên cụ thể, bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [7, tr.160]. Chính vì vậy, không gian nghệ thuật mang tính tương đối. Tác giả Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian vật lý, vật chất” [23, tr.108]. Trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, ông lí giải thêm: “Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ trường nhìn, cách nhìn. Không gian ấy có thể rất mênh mang, có thể rất eo hẹp. Không gian này cũng có viễn cảnh, giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó chật chội thêm” [22, tr.42]. Không gian nghệ thuật tựa như mô hình thế giới được biểu hiện bởi ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Trong giáo trình Lý luận văn học, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Không gian tồn tại với sự vận động của cốt truyện và đường đời nhân vật. Có không gian rộng và không gian hẹp, không gian vật thể, không gian tâm tưởng, không gian thấp và không gian tầm cao” [4, tr.252]. Tóm lại, không gian nghệ thuật và không gian hiện thực không đồng nhất và không trùng khít lên nhau, không gian nghệ thuật không là cũng như 8
- hoàn toàn khác biệt với không gian vật lý. Không gian nghệ thuật là hiện tượng mang tính nội cảm. Không gian vật chất vốn dĩ tồn tại khách quan, sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được người nghệ sĩ cảm nhận và xây dựng qua lăng kính của nghệ thuật. Chính sự nảy sinh của các hình thức không gian đã làm nên màu sắc loại hình cho không gian nghệ thuật. 1.1.2. Các dạng thức không gian nghệ thuật trong văn học Không dễ để có thể phân biệt được không gian nghệ thuật trong văn học với không gian vật chất. Ranh giới đó mong manh như một làn sương mờ. Bao trùm lên không gian nghệ thuật là ý nghĩ, là quan điểm của người cầm bút. Đó mới là sợi chỉ đỏ để ta phân biệt không gian vật chất so với không gian nghệ thuật. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả thường tịnh tiến, xê dịch và chịu tác động trực tiếp từ tình hình lịch sử, xu thế của xã hội, thời đại và yếu tố thể loại. Vì vậy trong mỗi giai đoạn văn học, không gian nghệ thuật lại tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và mang lại những giá trị nhất định. 1.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian Văn học dân gian là sản phẩm của người lao động bình dân. Bởi vậy không gian nghệ thuật mà họ xây dựng cho các sáng tác đa số đơn giản. Ở những thể loại khác biệt thì không gian nghệ thuật trong mỗi thể loại mang nội hàm riêng. Không gian thần thoại: Không gian này có nét khu biệt quan trọng là tính hoang dã và nguyên sơ. Vũ trụ có duy nhất một bối cảnh trở đi trở lại đó là cõi hồng hoang lạnh lẽo, âm u... lác đác có sự xuất hiện của con người. Có thể kể đến không gian thần thoại như những mẫu cổ về không gian như nhà tổ miếu trên tròn, dưới vuông hay Kim Tự Tháp chân vuông đỉnh nhọn,... phản ánh quan niệm phương vị cổ sơ. Không gian thần thoại hòa quyện vào ngôn ngữ, vào biểu tượng. Tìm hiểu cặn kẽ yếu tố này sẽ giúp người đọc hiểu hơn những ẩn ý nghệ thuật đan cài trong từng câu chữ. 9
- Không gian sử thi: Không gian sử thi mang đặc điểm hư ảo, kì diệu, có tính địa vực. Không gian được đổi thay, luân chuyển theo ý thức nơi các vị thần. Trong một số tác phẩm mang màu sắc tôn giáo thì không gian có sự khác biệt với không gian thần thoại ở chỗ chia làm ba tầng đó là thượng giới, trần gian và địa ngục, có hơi hướng tâm linh vào thế giới siêu hình. Không gian trong truyện cổ tích: Không gian truyện cổ tích thường có tính không chống đối của môi trường hiện thực. Không gian không hề gây khó khăn, thách thức trong tiến trình thực hiện công việc có đích đến rõ ràng của con người. Điều này đã nảy sinh hàng loạt các vật phù trợ giúp nhân vật chính diện vượt qua trở ngại, thỏa mãn mọi ước mơ. Không gian vô hạn nhưng luôn theo sát mọi bước đi của con người, giúp con người nhanh chóng tiến đến mục tiêu của mình. Không gian trong ca dao: Ca dao là cây đàn muôn điệu gảy nên bao tâm tư, tình cảm của người dân lao động xưa. Là người con đất Việt, trong mỗi chúng ta ai cũng từng được chìm đắm trong những câu hát ru ngọt ngào của bà và của mẹ. Trong lời ru ấy, ta bắt gặp không gian làng quê thân thuộc với hình ảnh con cò, hình ảnh dòng sông, con thuyền, bến nước... Không gian trong ca dao ít dấu vết của yếu tố hư ảo mà thay vào đó là không gian sinh hoạt, không gian lao động hăng say. Nhân vật trữ tình trong ca dao được đặt vào môi trường không gian phù hợp nhằm bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của họ như cần cù, thủy chung, nghĩa tình... 1.1.2.2. Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại Văn học trung đại là một mốc son chói lọi trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam với nhiều thành tựu cùng các tác gia kiệt xuất. Điều đó thúc đẩy sự phong phú muôn mặt của không gian nghệ thuật. Tuy nhiên về mặt nhận thức thì thế giới quan của các tác gia thời kỳ này có nhiều điểm tương đồng. Vì thế, không gian nghệ thuật có tính thống nhất. Đó chính là 10
- không gian vũ trụ và gắn liền với tính vĩnh hằng, mang đậm dấu ấn chủ quan. Không gian nghệ thuật có tính chất ước lệ, tượng trưng, phần nhiều thiên về gợi. Không gian cũng mang tính thoát tục, phản ánh cuộc sống vui thú điền viên, không bon chen danh lợi. Không gian ở văn học viết trung đại thể hiện rõ cảm quan cuộc sống trong tâm thức của người trung đại. 1.1.2.3. Không gian trong văn học cận đại, hiện đại Không gian trong văn học cận đại, hiện đại có một số điểm khác biệt so với văn học dân gian và văn học trung đại. Không gian cho thấy bản chất con người nhân vật và mỗi tác phẩm sẽ là biểu hiện chấm phá của không gian. Không gian nghệ thuật chủ đạo chính là không gian cuộc sống hàng ngày đã được lãng mạn hóa nhưng còn có thêm kiểu không gian vũ trụ và không gian tâm hồn hư ảo đối lập với thực tại. Tất cả hòa vào nhau để làm nên tính đa dạng cho không gian nghệ thuật thời kỳ văn học này. Có thể nói không gian nghệ thuật luôn tuần hoàn, đổi thay theo thời gian cả về bản chất lẫn quy mô. Không gian nghệ thuật xứng đáng là phạm trù lớn của thi pháp học. 1.1.3. Vai trò của không gian nghệ thuật Một tác phẩm văn chương muốn chạm khắc trong tâm khảm bạn đọc không chỉ bao gồm nội dung hấp dẫn mà yếu tố thuộc về nghệ thuật cũng đóng góp một vai trò khá quan trọng. Những phương diện thuộc về hình thức như cốt truyện, lời văn, nhân vật, kết cấu, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật... đã tạo nên vẻ hấp dẫn lạ kì cho mỗi cuốn tiểu thuyết. Trong đó phải kể đến vai trò tích cực của yếu tố thi pháp không gian nghệ thuật. Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã có những nhận xét xác đáng về vai trò của không gian nghệ thuật: “Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian 11
- nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới - dùng để mô hình hóa các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường Cách mạng. Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở để mô hình hóa các kiểu tính cách con người. Không gian nghệ thuật có thể là không có tính cản trở, như trong cổ tích, làm cho ước mơ, công lý được thực hiện dễ dàng” [7, tr.160]. Không gian nghệ thuật đa số gắn với một môi trường cụ thể, với trường nhìn nhất định. Không gian nghệ thuật bên cạnh khả năng phơi trải kết cấu bên trong của văn bản mà nó còn nói lên cảm nhận về thế giới, tầng sâu nhận thức của tác giả. Nó đem đến cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Không gian cũng mang ý nghĩa làm nên viễn cảnh cho nhân vật. Thông qua không gian nghệ thuật, người đọc có thể khám phá rõ hơn hình tượng, thấy được mọi hành động, những rung động tâm lý thoáng qua trong tâm hồn nhân vật, góp phần định hướng hành động nhân vật. Trong cuốn Lý luận văn học tập 2, Trần Đình Sử đã nhận xét “phân tích không gian nghệ thuật là cơ sở để đọc hiểu thế giới tác phẩm và nhân vật” [24, tr.85]. Nhà văn khi sáng tác bao giờ cũng dựa trên yếu tố nền là bối cảnh hiện thực, từ đó thi vị hóa nên những hình tượng không gian và phản ánh nó theo một lối đi riêng. Tóm lại, nghiên cứu không gian nghệ thuật là khâu không thể thiếu khi nghiên cứu vẻ đẹp của một tác phẩm ẩn sau từng lớp câu chữ. Độc giả có thể nhận thức về bối cảnh, các hình thái xã hội giai đoạn thời bấy giờ đồng thời thêm trân trọng tinh thần vì nghệ thuật của người làm nên những áng văn chương ấy. 1.2. Những vấn đề lý luận về thời gian và thời gian nghệ thuật 1.2.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật 1.2.1.1. Khái niệm thời gian Thời gian được coi như một phạm trù của triết học. Như không gian, thời gian là phương thức tồn tại của vật chất. Thế giới vật chất được xác định khi có thời gian là hệ quy chiếu. 12
- Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng thời gian là “hình thức tồn tại có tính liên tục, độ dài, hướng, nhịp độ, có ba chiều quá khứ, hiện tại, tương lai và có tính chất không thể đảo ngược” [23, tr.77]. Mỗi dạng tồn tại của vật chất đều có một thời gian riêng đại diện và thể hiện cho chúng. Thời gian là đối tượng chính trong nhận thức của con người. 1.2.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù, nó cũng có thời gian riêng. Con người hầu hết muốn cảm nhận thực tại qua thời gian và trong thời gian. Tác phẩm cần một lượng thời gian để có thể truyền tải thông điệp đến người đọc. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [7, tr.322]. Thời gian nghệ thuật không trùng khớp với thời gian vật chất. Thời gian trong thế giới nghệ thuật có độ dài, tần suất, nhịp độ, có ba chiều với quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhà văn có thể lựa chọn hình thức thể hiện cũng như độ dài cho thời gian phù hợp với dụng ý sáng tác và thể hiện được tài năng mới lạ. Trần Đình Sử cho thấy “thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai” [23, tr.77]. Tựu chung lại, thời gian nghệ thuật là sản phẩm của tác giả thông qua các phương tiện nghệ thuật làm cho người thưởng thức cảm nhận được: hoặc lo âu, hoặc an nhiên... Nếu không có sự tiếp nhận của người đọc thì không 13
- xuất hiện thời gian nghệ thuật. Khi tiếp nhận thời gian nghệ thuật người đọc nên tiếp nhận một cách có ý thức, không phải muốn cảm thụ nó như thế nào cũng được. Tuy nhiên nếu một tác phẩm thực sự là những phát hiện và kiến tạo mới mẻ về thời gian nghệ thuật thì đối với bất kì ai, tiếp nhận vào lúc nào đều có thể nhận thấy được thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. 1.2.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm tựa như một hệ quy chiếu. Do miêu tả thời gian trong sự cảm thụ của con người nên thời gian nghệ thuật có cấu trúc khá đa dạng. Trong văn học, yếu tố nào cũng có biểu hiện thời gian đặc trưng. Cơ bản, thời gian nghệ thuật có hai lớp thời gian chính sau đây: 1.2.2.1. Thời gian trần thuật Thời gian trần thuật được sử dụng với mật độ liên tục trong văn học. Thời gian trần thuật là thời gian vận động theo dòng vận động một chiều, tuyến tính. Mỗi tác phẩm văn chương đều diễn đạt hình tượng theo trật tự thời gian của lời nói liên tục, không ngắt quãng. Khái niệm “trần thuật” không chỉ dành riêng cho thể loại tự sự mà trong thơ trữ tình cũng có bóng dáng của yếu tố trần thuật. Thời gian trần thuật có nội hàm phong phú. Là đơn vị thời gian hữu hạn nên kiểu thời gian ấy có sự mở đầu và kết thúc hoàn chỉnh. Do có nhịp độ riêng biệt nên người kể có thể kể lướt qua hay chi tiết, chậm hay nhanh... Thời gian trần thuật giúp người sáng tác có thể linh hoạt theo ý muốn trong khi tường thuật. Thời gian trần thuật được nhận biết thông qua một vài căn cứ. Cơ sở quan trọng nhất đó là yếu tố hình thức. Thời gian trần thuật có bốn tiểu loại: “tỉnh lược”, “lược thuật”, “cảnh tượng”, “dừng lại”. Với “tỉnh lược” thời gian trần thuật hầu như bằng không. Nhờ có “lược thuật”, một khoảng thời gian 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương
100 p | 641 | 144
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp Thơ điên của Hàn Mặc Tử
90 p | 22 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
78 p | 37 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ma Đồng bằng sông Cửu Long
104 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Hồ Chí Minh qua tập Nhật ký trong tù
88 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình yêu trong thơ của Marina Tsvetaeva và Xuân Quỳnh
98 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Cần Thơ
104 p | 14 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1985
50 p | 36 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 15 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao
57 p | 25 | 9
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Di tích đình làng cả Khê Ngoại xã Văn Khê- huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc
9 p | 109 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh
82 p | 16 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập thơ Máu và hoa
81 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945
70 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc
84 p | 9 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Không gian văn hóa Mường trong quá trình hội nhập tại xã Phú Mãn - Quốc Oai - Hà Nội
78 p | 30 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Phạm Tiến Duật
91 p | 13 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn