Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên
lượt xem 12
download
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là giới thiệu một cách tổng quát về TP. Hưng Yên, từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội; giới thiệu, mô tả vị trí, lịch sử, kiến trúc của Phố Hiến, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho TP. Hưng Yên
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ----------------------- Phạm Thị Vân Anh XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐẶC THÙ CHO TP. HƢNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2012-X HÀ NỘI, 2016
- LỜI CẢM ƠN Với mỗi sinh viên đƣợc làm khóa luận là một niềm vinh dự, một khát khao trong bốn năm học đại học. Giờ đây niềm vinh dự ấy đã đến với tôi, khóa luận đƣợc hoàn thành là một kỳ tích đầu tiên trong đời sinh viên. Để có đƣợc điều đó lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ chúng tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô PGS. TS Nguyễn Thị Nguyệt – ngƣời đã trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài khóa luận vừa qua. Để có đƣợc số liệu đảm bảo tính chính xác và đầy đủ trong đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng văn hóa thể thao và du lịch TP. Hƣng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ cung cấp các thông tin để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và do kiến thức còn hạn chế. Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong đƣợc sự chỉ bảo, góp ý, thông cảm của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 Sinh viên Phạm Thị Vân Anh 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Xây dựng chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Nguyệt. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhƣ số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016 2
- BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt/ kí hiệu Cụm từ đầy đủ 1 AL Âm lịch 2 DT LS CM Di tích lịch sử cách mạng 3 DT LS VH Di tích lịch sử văn hóa 4 P Phƣờng 5 Phòng VHTT&DL Phòng văn hóa thể thao và du lịch 6 TP. Hƣng Yên Thành phố Hƣng Yên 7 UBND Ủy ban nhân dân 3
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Các di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và Bảng 1.1 cấp tỉnh của TP. Hƣng Yên tính đến tháng 77 10/2014 Các di tích lịch sử văn hóa của TP. Hƣng Bảng 1.2 94 Yên tính đến tháng 10/2014. Danh sách các lễ hội đƣợc xếp hạng trên địa Bảng 1.3 28 bàn TP. Hƣng Yên Mục tiêu tốc độ tăng trƣởng của khách du Bảng 2.1 37 lịch giai đoạn 2016 - 2020. Định hƣớng phát triển du lịch của TP. Hƣng Bảng 2.2 38 Yên đến năm 2025 Bảng 2.3 Tổng lƣợt khách du lịch đến TP. Hƣng Yên 41 Danh sách các cơ sở lƣu trú đƣợc xếp hạng Bảng 2.4 42 trên địa bàn TP. Hƣng Yên Tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch – Bảng 2.5 dịch vụ của TP. Hƣng Yên giai đoạn 2009 – 44 2014 Bảng doanh thu du lịch của TP. Hƣng Yên Bảng 2.6 46 trong giai đoạn 2010 – 2015 Một số dự án đang thu hút đầu tƣ của TP. Bảng 2.7 47 Hƣng Yên về du lịch 4
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2 BẢNG KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 3 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 7 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 8 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 10 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 11 6. Cấu trúc đề tài ........................................................................................ 11 NỘI DUNG ..................................................................................................... 12 Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài .................................................................... 12 1.1. Khái niệm du lịch và chƣơng trình du lịch...................................... 12 1.2. Khái quát về tiểu vùng du lịch TP. Hƣng Yên ................................ 16 1.3. Tài nguyên du lịch TP. Hƣng Yên .................................................. 20 Chƣơng 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hƣng Yên37 2.1. Đƣờng lối chính sách và công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch TP. Hƣng Yên của tỉnh Hƣng Yên .................................................... 37 2.2. Điều tra, đánh giá thị trƣờng du lịch .................................................. 41 2.3. Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch............ 42 2.4. Đội ngũ lao động trong ngành du lịch ............................................... 43 2.5. Việc giới thiệu, quảng bá du lịch ....................................................... 45 2.6. Hiệu quả kinh tế ngành du lịch .......................................................... 46 2.7. Tổng số dự án, vốn đầu tƣ cho du lịch............................................... 46 2.8. Các tuyến du lịch đã đƣợc khai thác .................................................. 47 Chƣơng 3: Hoạch định các chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên49 5
- 3.1. Du lịch MICE kết hợp du lịch tâm linh ............................................ 50 3.2. Du lịch homestay ............................................................................... 52 3.3. Du lịch làng nghề ............................................................................... 55 3.4. Du lịch tham quan vƣờn sinh thái cây trái ......................................... 57 3.5. Du lịch sông Hồng kết nối với các vùng phụ cận .............................. 58 3.6. Các chƣơng trình khác ....................................................................... 59 3.7. Những khuyến nghị về quy hoạch du lịch TP. Hƣng Yên ................ 60 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 65 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay du lịch đƣợc coi là “ngành công nghiệp không khói”, “con gà đẻ trứng vàng” của mỗi quốc gia. Vì vậy việc phát triển ngành du lịch đƣợc các quốc gia đặc biệt lƣu tâm.Tất cả các loại di sản thiên nhiên, di sản văn hóa ở mỗi vùng miền, địa phƣơng đều hàm chứa giá trị du lịch, nhƣng vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết nghiên cứu, khai thác,bảo tồn những giá trị đó một cách hợp lí, tích cực, xây dựng những chƣơng trình du lịch phù hợp trên thế mạnh tài nguyên du lịch của địa phƣơng để phát triển du lịch bền vững thì mới góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Hƣng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm đồng bằng sông Hồng có TP. Hƣng Yên là thủ phủ. Mặc dù TP. Hƣng Yên không đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng cho dãy núi trùng điệp, hang động tuyệt bích, bờ biển kéo dài hay các danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣng nơi đây lại có tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng, tiêu biểu phải kể đến Phố Hiến. Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở TP. Hƣng Yên. Vào các thế kỷ XVII -XVIII, nơi đây là một thƣơng cảng nổi tiếng của Việt Nam. Dân gian có câu: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". TP. Hƣng Yên còn có một kho tàng di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn một thuở hoàng hoa của dân tộc. Trong công cuộc xây dựng phát triển đất nƣớc hiện nay, TP. Hƣng Yên vẫn luôn lƣu giữ đƣợc những nét đẹp văn hóa xƣa. Tuy nhiên việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch ở TP. Hƣng Yên lại chƣa tƣơng xứng với tiềm năng mà nơi đây vốn có. Việc tìm hiểu tài nguyên du lịch nơi đây không chỉ có ý nghĩa khoa học giúp hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, truyền thống yêu quê hƣơng đất nƣớc của ngƣời dân Hƣng Yên mà còn từ đó có thể đƣa ra một số chƣơng trình du lịch góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nơi đây. Là một ngƣời con của TP. Hƣng Yên, tôi luôn quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, 7
- quan tâm đến cuộc sống hiện tại của ngƣời dân tại địa phƣơng và sự phát triển của quê hƣơng mình trong tƣơng lai. Tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình cho quê hƣơng để tỏ lòng yêu mến, trân trọng mảnh đất đã nuôi dƣỡng tôi. Đó chính là những động lực thôi thúc tôi chọn đề tài: “Xây dựng chƣơng trình du lịch đặc thù cho TP. Hƣng Yên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu TP. Hƣng Yên là một thành phố trẻ, năng động và là một thị trƣờng tiềm năng. Việc nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch của TP là vấn đề không mới. Xƣa nay nghiên cứu về Phố Hiến đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm. Trƣớc hết là từ thế kỷ thứ XVII Phố Hiến đã đƣợc nhiều quốc gia biết tới khi nó trở thành một thƣơng cảng quan trọng, dƣới quyền kiểm soát của chúa Trịnh. Từ đó đến nay, Phố Hiến trở thành mục tiêu khảo sát và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các giáo sƣ, thƣơng nhân, các nhà sử học, khảo cổ học trong và ngoài nƣớc. Một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu về TP. Hƣng Yên có thể kể đến: Nguyễn Phúc Lai (chủ biên), (2001), Hưng Yên – 170 năm và (2009), Hưng Yên phù sa văn hóađã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về Hƣng Yên từ xƣa đến nay, một TP. Hƣng Yên lƣu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Bùi Việt Bắc (chủ biên), (2005), Những di tích thắng cảnh tiêu biểu Phố Hiến Hưng Yên đã giới thiệu khái quát nội dung, đặc điểm của một số di tích, thắng cảnh nổi tiếng ở Phố Hiến Hƣng Yên nhƣ Văn Miếu Xích Đằng, Chùa Chuông, Đền Mẫu, đền thờ Thiên Hậu, chùa Phố, đình An Vũ… Năm 2005, nhà xuất bản Văn hóa - thông tin đã xuất bản cuốn “Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến Hưng Yên”. Cuốn sách ghi lại một cách 8
- rất đầy đủ, cụ thể về các di tích của Phố Hiến xƣa nhƣng không nghiên cứu việc phát triển du lịch. Nguyễn Đình Nhã (chủ biên), (2006), Phố Hiến, kỉ yếu hội thảo khoa học, đã tập hợp nhiều bài báo khoa học của nhiều học giả trong nƣớc và quốc tế nghiên cứu dƣới nhiều góc độ và về nhiều khía cạnh của Phố Hiến: lịch sử, văn hóa, tín ngƣỡng tôn giáo, kinh tế xã hội… Lê Minh Phụng, (2012), Phố Hiến hưng thịnh, suy tàn và suy nghĩ về phát huy nguồn lực con người, đã khái quát về lịch sử hình thành, phát triển và suy tàn của Phố Hiến và vấn đề giữ gìn, phát huy những giá trị của Phố Hiến. Năm 2012 sinh viên Đỗ Thị Thu Hằng – Trƣờng Đại học Dân Lập hải Phòng đã làm khóa luận với đề tài “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên”. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá chung chứ chƣa đƣa ra các biện pháp cụ thể, các chƣơng trình đặc thù cho TP. Hƣng Yên. TS. Nguyễn Khắc Hào, TS Nguyễn Đình Nhã, (2012) xuất bản cuốn sách: Phố Hiến, giới thiệu khái quát về Phố Hiến, những giá trị văn hóa truyền thống của Phố Hiến và những thay đổi của Phố Hiến trên con đƣờng phát triển. Nguyễn Thị Loan, (2013), đã thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp với chủ đề: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp chủ yếu khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hưng Yên cho giai đoạn 2009- 2015. Đề tài đã khảo sát, đánh giá cụ thể tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Hƣng Yên và đƣa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa của tỉnh. Ngoài ra còn một số bài báo đăng trên các trang web và báo điện tử Hƣng Yên đã đề cập đến một số loại hình du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, thực trạng du lịch ở Hƣng Yên: Du lịch cộng đồng ở vùng quê văn hiến Hưng Yên, (2012);Khách sạn ở Hưng Yên, (2015); Mai Nhung, (2013), Lễ hội văn hóa vùng Phố Hiến: Khơi dậy niềm tự hào đất Nhãn; Ngô 9
- Vấn, (2009), Đền Mẫu linh thiêng và hấp dẫn du khách; Phƣơng Huyền, Bún thang thế kỷ - đậm đà hương vị quê hương; Thúy Hằng, (2012), Độc đáo Đảo cò ở HưngYên… Tuy nhiên việc xây dựng các chƣơng trình du lịch đặc thù ở TP. Hƣng Yên lại chƣa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này hoặc nếu có thì chỉ nói một cách chung chung, chƣa cụ thể.Vì vậy có thể nói đây là vấn đề không mới mẻ nhƣng cũng không cũ đối với các nhà nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này trƣớc tiên là giới thiệu một cách tổng quát về TP. Hƣng Yên, từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội. Thứ hai giới thiệu, mô tả vị trí, lịch sử, kiến trúc của Phố Hiến, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống…Thứ ba, từ việc giới thiệu mô tả trên cho chúng ta thấy đƣợc thực trạng khai thác sử dụng nguồn tài nguyên du lịch đồng thời nhìn thấy tiềm năng phát triển du lịch nơi đây từ đó xây dựng các chƣơng trình du lịch đặc thù nhằm phát triển tiềm năng du lịch ở TP. Hƣng Yên.Vì vậy, bài nghiên cứu của tôi hy vọng có thể đóng góp vào sự phát triển du lịch, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của TP để thay đổi bộ mặt của TP trẻ trong thời đại kinh tế tri thức. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tôi sử dụng phƣơng pháp lịch đại trong quá trình nghiên cứu các tài liệu văn bản. Sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp các thông tin nguồn tài liệu từ đó tổng kết, đánh giá và vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu điền dã để có những tƣ liệu thực tế tại địa phƣơng về kiến trúc, các loại hình văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống…Ngoài ra để xây dựng chƣơng trình du lịch đặc thù nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nơi đây tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu. Trên cơ sở so sánh hiện trạng phát triển du lịch của TP. Hƣng Yên trong các giai đoạn trƣớc từ đó đƣa ra các chƣơng trình hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của vùng. 10
- 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Nghiên cứu tiềm năng khai thác tài nguyên du lịch từ đó đƣa ra chƣơng trình du lịch đặc thù để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. Không gian: TP. Hƣng Yên. Thời gian: giai đoạn 2015- 2018. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài Chƣơng 2: Điều tra, đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch TP. Hƣng Yên Chƣơng 3: Hoạch định các chƣơng trình du lịch đặc thù ở TP. Hƣng Yên 11
- NỘI DUNG Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài 1.1. Khái niệm du lịch và chƣơng trình du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, tuỳ vào góc độ nghiên cứu khác nhau mà mỗi ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau: UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới): “Du lịch là khái niệm chỉ hoạt động của con ngƣời đi đến và ở những nơi không phải là nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong khoảng thời gian lớn hơn một ngày và nhỏ hơn một năm với mục đích giải trí, công vụ và các mục đích khác mà không liên quan đến việc trả thù lao tại điểm đến thăm”. Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Nhƣ vậy, du lịch thông thƣờng để chỉ một hoạt động rời khỏi nơi ở của con ngƣời trong một không gian và thời gian nhất định nhằm thƣởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác lạ về tự nhiên và văn hóa để làm phong phú hơn đời sống tâm hồn của mình, làm thỏa mãn trí tò mò của con ngƣời. Chƣơng trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chƣơng trình đƣợc định trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.1 Nhƣ vậy, chƣơng trình du lịch có thể hiểu là lịch trình đƣợc định trƣớc của chuyến đi do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định đƣợc thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, các dịch vụ lƣu trú, vận chuyển các dịch vụ khác và có giá bán của chƣơng trình. 1.1.2. Các yếu tố tạo thành một chƣơng trình du lịch 1 Điều 4 – luật du lịch 12
- Chƣơng trình du lịch đóng vai trò quan trọng đối với các địa điểm du lịch và du khách. Đối với địa điểm du lịch, chƣơng trình du lịch tạo những cơ hội việc làm cho lao động chuyên và không chuyên ngành, tức là lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch, mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, khuyến khích việc bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nƣớc và địa phƣơng. Đối với du khách, chƣơng trình du lịch mang đến cho du khách những sự lựa chọn thông qua sự kết hợp chính xác của các tour du lịch địa phƣơng và tour du lịch trọn gói, tạo cơ hội tiếp xúc, học hỏi về văn hóa, di sản, lịch sử, các di tích, thắng cảnh… Để tạo thành một chƣơng trình du lịch phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu nhƣ tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chƣơng trình du lịch. Để đạt đƣợc những yêu cầu đó, các chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng theo công đoạn chặt chẽ với các bƣớc cơ bản sau đây: Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng (thị trƣờng khách du lịch, đặc điểm tâm lý khách du lịch, thị trƣờng sản phẩm…) Nghiên cứu khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng… Xác định khả năng và vị trí của công ty, doanh nghiệp lữ hành. Xây dựng mục đích, ý tƣởng của chƣơng trình du lịch. Xác định mức độ giới hạn cũng nhƣ quĩ thời gian và mức giá của chƣơng trình du lịch. Xây dựng lộ trình tuyến tham quan với những điểm du lịch chủ yếu và bắt buộc của chƣơng trình. Lên kế hoạch về phƣơng tiện vận chuyển phù hợp với từng lộ trình tham quan cũng nhƣ phƣơng án lƣu trú, ăn uống. Chi tiết hóa chƣơng trình với những nội dung, hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm… trên toàn tuyến, hành trình. 13
- Xác định giá thành và giá bán của chƣơng trình du lịch. Xây dựng những qui định bắt buộc và cần có của chƣơng trình. Nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành khi xây dựng một chƣơng trình du lịch trọn gói có thể bỏ qua một số bƣớc trong số những bƣớc nêu trên. Tuy nhiên, khi xây dựng tour, các nhà làm tour chuyên nghiệp thƣờng thu thập đầy đủ những thông tin cơ bản về cung – cầu du lịch, am hiểu về nhu cầu, thị hiếu, sở thích của từng nhóm thị trƣờng khách, bên cạnh đó có khả năng phát hiện ra những liên kết mới để tạo ra những chƣơng trình du lịch độc đáo trên cơ sở những hiểu biết về tài nguyên du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch. Một chƣơng trình du lịch trọn gói có giá trị phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện về tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch tại điểm đến đó. Ý tƣởng của một chƣơng trình du lịch là sự kết hợp cao nhất giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên du lịch. Một ý tƣởng hay không chỉ tạo ra một chƣơng trình lôi cuốn mà còn góp phần tạo nên một tên gọi dễ nhớ và gắn bó với chƣơng trình đồng thời chính là phƣơng hƣớng để có đƣợc những hình thức du lịch mới, độc đáo. 1.1.3. Phân loại chƣơng trình du lịch Ngƣời ta có thể phân loại chƣơng trình du lịch theo một số tiêu chí sau đây: 1.1.3.1. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh - Các chƣơng trình du lịch chủ động: Doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trƣờng để xây dựng chƣơng trình ấn định ngày thực hiện, tổ chức quảng cáo và bán – thực hiện. Khách gặp chƣơng trình qua quảng cáo và mua chƣơng trình. - Các chƣơng trình du lịch bị động: Doanh nghiệp lữ hành tiếp nhận yêu cầu của khách – xây dựng chƣơng trình du lịch – khách thỏa thuận lại và chƣơng trình đƣợc thực hiện. 14
- - Chƣơng trình du lịch kết hợp: doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu thị trƣờng xây dựng chƣơng trình nhƣng không ấn định ngày thực hiện – khách đến thỏa thuận và chƣơng trình đƣợc thực hiện. 1.1.3.2. Căn cứ vào mức giá - Chƣơng trình du lịch trọn gói: đƣợc chào bán với mức giá gộp, tổng hợp toàn bộ dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong chuyến đi – là loại chƣơng trình du lịch chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành. - Chƣơng trình du lịch với các mức giá cơ bản: Có giá của một số dịch vụ cơ bản: giá vận chuyển, lƣƣ trú … - Chƣơng trình du lịch với mức giá tự chọn: dành cho khách lựa chọn các dịch vụ với các cấp độ chất lƣợng phục vụ khác nhau ở các mức giá khác nhau . 1.1.3.3. Căn cứ vào phạm vi không gian lãnh thổ - Chƣơng trình du lịch nội địa (DIT) với đối tƣợng là khách nội địa, khách quốc tế do hãng lữ hành gửi đến, ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam. - Chƣơng trình du lịch quốc tế (FIT) - Chƣơng trình du lịch quốc tế gửi khách (out bound tour) - Chƣơng trình du lịch quốc tế dành cho khách đi theo đoàn 1.1.3.4. Căn cứ vào mục đích chuyến đi - Chƣơng trình du lịch nghỉ dƣỡng, giải trí, tham quan - Chƣơng trình du lịch theo chuyên đề: văn hoá, lịch sử . . . - Chƣơng trình du lịch tôn giáo, tín ngƣỡng - Chƣơng trình du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm … 1.1.3.5. Căn cứ vào một số tiêu thức khác Ngoài những loại hình kể trên thì chƣơng trình du lịch còn đƣợc chia thành những tiêu thức và thể loại nhƣ: - Chƣơng trình du lịch cá nhân và chƣơng trình du lịch theo đoàn. - Chƣơng trình du lịch dài ngày và chƣơng trình du lịch ngắn ngày. 15
- - Chƣơng trình du lịch theo phƣơng tiện giao thông. Nhƣ vậy, có rất nhiều cách phân loại chƣơng trình du lịch tuy nhiên các cách phân loại kể trên chỉ mang tính chất tƣơng đối và thƣờng có sự kết hợp giữa các thể loại của các chƣơng trình du lịch bởi trong một chƣơng trình du lịch vốn dĩ đã bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Việc phân loại các chƣơng trình du lịch giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể quản lý, sắp xếp, thiết kế tour phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. 1.1.4. Chƣơng trình du lịch đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc phát triển dựa trên tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo đƣợc ấn tƣợng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Nhƣ vậy, chƣơng trình du lịch đặc thù đƣợc xây dựng dựa trên sự độc đáo, mới lạ, hấp dẫn của từng vùng miền để có thể tạo ra sự khác biệt cho địa phƣơng đó đồng thời hấp dẫn du khách. Tính khác biệt của sản phẩm du lịch ấy đƣợc quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phƣơng nơi sản phẩm du lịch đƣợc phát triển, còn tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc trƣng để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phƣơng. 1.2. Khái quát về tiểu vùng du lịch TP. Hƣng Yên 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên TP. Hƣng Yên là tỉnh lỵ của tỉnh Hƣng Yên. Thành phố nằm ở phía Nam của tỉnh, bên bờ trái (bờ Bắc) sông Hồng. TP. Hƣng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phƣờng: An Tảo, Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phƣơng, Hồng 16
- Nam, Quảng Châu, Phú Cƣờng, Hùng Cƣờng, Phƣơng Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hƣng. 2 TP. Hƣng Yên giáp với huyện Kim Động ở phía Bắc, Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên giữa TP. Hƣng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà Nam ở bờ Nam sông Hồng. Quốc lộ 38 với cầu Yên Lệnh nối TP. Hƣng Yên với quốc lộ 1. TP. Hƣng Yên đƣợc kết nối với các tỉnh thành khác qua các quốc lộ: Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dƣơng (H.Cẩm Giàng) - TP.Hƣng Yên - Hà Nam (Kim Bảng). Quốc lộ 38B: TP.Hải Dƣơng - TP.Hƣng Yên - Ninh Bình. Quốc lộ 39A: TP.Hƣng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A). Quốc lộ 39B: TP.Hƣng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy). 1.2.2. Đặc điểm lịch sử - xã hội Khu vực Phố Hiến nay thuộc TP. Hƣng Yên, vào thế kỷ XVI-XVII là lỵ sở của trấn Sơn Nam thời nhà Hậu Lê. Sơn Nam lúc bấy giờ bao gồm phần lớn các tỉnh: Hƣng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tây (cũ). Tháng 10 năm 1831 - niên hiệu Minh Mạng, triều đình Huế thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có việc xóa bỏ các đơn vị tổng, trấn... và chia cả nƣớc lại thành 30 tỉnh. Tỉnh Hƣng Yên theo đó đƣợc thành lập, lỵ sở của tỉnh đƣợc đóng ở khu vực Xích Đằng (phƣờng Lam Sơn – TP. Hƣng Yên ngày nay).3 Sau Cách mạng Tháng Tám - 1945, thị xã Hƣng Yên tiếp tục đƣợc chính quyền cách mạng chọn làm lỵ sở của tỉnh Hƣng Yên. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, hai tỉnh Hƣng Yên và Hải Dƣơng hợp nhất thành tỉnh Hải Hƣng, lỵ sở của tỉnh mới đƣợc đặt tại thị xã Hải Dƣơng (nay là thành phố Hải Dƣơng), còn thị xã Hƣng Yên tạm thời mất đi vị thế trung tâm của cả tỉnh. Cùng với hoàn cảnh kinh tế khó khăn của cả nƣớc trong thời gian đó và điều 2 Nghị quyết số 95 ngày 6/8/2013 của Chính phủ. 3 Sở Văn hóa thông tin Hƣng Yên. Hƣng Yên 170 năm. Hƣng Yên, 2001. 17
- kiện giao thông không thuận lợi, thị xã Hƣng Yên mất đi khá nhiều cơ hội để phát triển. Năm 1996, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hƣng lại thành hai tỉnh Hải Dƣơng và Hƣng Yên nhƣ trƣớc. Cùng với sự "lột xác" của tỉnh Hƣng Yên, thị xã Hƣng Yên cũng ngày càng lớn mạnh. Ngày 17 tháng 7 năm 2007, thị xã Hƣng Yên đƣợc Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định 1012/QĐ-BXD. Ngày 19 tháng 1 năm 2009, thủ tƣớng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Nghị định 04/NĐ - CP nâng cấp thị xã Hƣng Yên lên thành TP. Hƣng Yên, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho TP. Hƣng Yên. Đồng thời TP. Hƣng Yên cũng đƣợc phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân". Những cƣ dân đầu tiên đến vùng đất TP. Hƣng Yên ngày nay (Phố Hiến xƣa) chủ yếu là ngƣời Việt di cƣ từ vùng cao châu thổ Bắc Bộ, họ tiến dần về phía nam hƣớng tới ven biển châu thổ và Phố Hiến là một trong những điểm định cƣ đầu tiên của những ngƣời Việt cổ trong quá trình nam tiến, khai hoang các vùng đất mới cho nhu cầu sinh sống của họ. Đến thế kỷ thứ XIII vùng đất này có thêm ngƣời Hoa sang lánh nạn bởi sự xâm lƣợc của quân Mông Cổ đối với Trung Quốc (Bấy giờ là nhà Tống) và lập nên làng Hoa Dƣơng (Mậu Dƣơng sau này). Vào thế kỷ XVII tình hình chính trị ở Trung Quốc không ổn định, nhà Thanh đã thay thế nhà Minh. Những ngƣời không thuần phục nhà Thanh đã phiêu bạt xuống phƣơng nam để lánh nạn, thời kỳ này ngƣời Hoa đến Phố Hiến rất đông để lập nghiệp, sinh sống. Trong thời kỳ phồn thịnh của Phố Hiến (thế kỷ XVII - XVIII) nơi đây còn có thêm ngƣời Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đến với mục đích buôn bán, trao đổi hàng hoá và truyền đạo. Họ đã đƣợc triều đình cho phép lập thƣơng điếm và ở tại Phố Hiến để thực hiện công việc của mình. Sang nửa đầu thế kỷ XVIII những ngƣời ngoại quốc đã lần lƣợt dời khỏi Phố Hiến bởi nhiều nguyên do khác nhau, nhƣng những ngƣời Trung 18
- Quốc thì còn ở lại. Những ngƣời Trung Quốc ở đây đƣợc đồng hoá với ngƣời Việt, nhiều ngƣời sợ sự truy lùng, trả thù của nhà Thanh nên thậm chí đã đổi sang họ của ngƣời Việt để dễ dàng sinh sống. Về sau này, do điều kiện làm ăn ở đây không còn mấy thuận lợi ngƣời Trung Quốc đã di chuyển đi các vùng khác trong cả nƣớc để sinh sống nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Sài Gòn …tuy nhiên hiện nay ở Phố Hiến – TP. Hƣng Yên vẫn còn có dòng họ ngƣời Trung Quốc đang sinh sống, họ đã hoàn toàn đồng hoá với ngƣời Việt và cùng với những ngƣời dân bản xứ sống chung hàng bao đời nay không hề có sự phân biệt. Đến nay, dân số TP. Hƣng Yên khoảng 150 nghìn ngƣời. Nề n kinh tế TP . Hƣng Yên đang đổ i thay tƣ̀ng ngày . Cơ cấ u kinh tế đang dầ n chuyể n dich ̣ theo hƣớng công nghiê ̣p hoá , hiê ̣n đa ̣i hoá . Nông nghiê ̣p, nông thôn có nhiề u chuyể n biế n tić h cƣ̣c , tỷ trọng giữa chăn nuôi và trồ ng tro ̣t đƣơ ̣c cân đố i. 1.2.3. Đặc điểm văn hóa TP. Hƣng Yên có sự hỗn dung tôn giáo. Từ thời Lê Sơ, Nho giáo đƣợc triều đình đề cao với những hệ thống nguyên tắc chính trị - xã hội và các tín điều đạo đức đã ảnh hƣởng sâu sắc tới toàn xã hội. Ngƣời dân Phố Hiến theo nề nếp nho phong, tôn sƣ trọng đạo, đề cao ông tổ Nho giáo là Khổng Tử và xây dựng Văn miếu Xích Đằng ngợi ca tài năng, trí tuệ của ngƣời Hƣng Yên. Cùng với đó Đạo giáo cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, tâm lý của ngƣời Việt trong đó có ngƣời dân Phố Hiến xƣa. Một số ngôi chùa ở Phố Hiến nhƣ chùa Hiến, chùa Chuông, chùa Nễ Châu là sự thể hiện xu hƣớng dân gian hóa là dẫn tới sự tổng hòa một số tôn giáo tín ngƣỡng. Bên cạnh các vị Phật và Bồ Tát đƣợc thờ trong chùa còn có các vị thần linh của Đạo giáo, Nho giáo nhƣ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu…Thiên Chúa giáo du nhập vào Phố Hiến theo các thuyền buôn phƣơng Tây vào thế kỉ XVII nhƣng đây lại là nơi tôn giáo phát triển chậm và không trở thành xứ 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Quan niệm về tự do của Immanuel Kant
53 p | 90 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Quan niệm của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”
61 p | 79 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Giải thoát luận trong Phật giáo nguyên thủy và chủ nghĩa hiện sinh của J.P. Sartre: Những điểm tương đồng và khác biệt
70 p | 46 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Tư tưởng đạo đức học trong phân tâm học của sigmund freud
75 p | 86 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Nhận diện lễ hội truyền thống Việt Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng
86 p | 80 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Vai trò của tư duy trong việc giáo dục kỹ năng mềm cho sinh viên
62 p | 68 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng đạo đức học trong Phân tâm học của S. Freud
75 p | 57 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Tư tưởng về cách thức tổ chức quyền lực nhà nước của các nhà triết học phương Tây cận – hiện đại và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay
71 p | 58 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Hiện tượng học Edmund Husserl dưới góc nhìn của Trần Đức Thảo
73 p | 62 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Một số vấn đề cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông
62 p | 59 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Diễn giải của Berdyaev về tư tưởng triết học của Dostoevsky trong tác phẩm “Thế giới quan của Dostoevsky”
47 p | 50 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Một số điều kiện cho sự phát triển Phật giáo tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên hiện nay
78 p | 47 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
72 p | 44 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Ảnh hưởng của Phật giáo trong phong tục tang ma tại thị xã Đông triều, tỉnh Quảng Ninh
85 p | 46 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Tư tưởng triết học giáo dục đại học của Wilhelm Von Humboldt
54 p | 42 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 72 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học: Vấn đề dân chủ trong tư tưởng của Nguyễn An Ninh giai đoạn 1923 – 1928
87 p | 51 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn