intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

49
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tập trung tìm hiểu những tuyến nhân vật chủ yếu trong “Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” một cách tương đối hệ thống, toàn diện, qua đó khẳng định cái nhìn đa chiều, mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Huy Thiệp về con người thông qua hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: “Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Giảng viên hướng dẫn: TS. HÀ THANH VÂN Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ THU HẰNG Lớp : D11NV01 Khóa : 2011-2015 Hệ : Chính quy Bình Dương, tháng 6/2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: “Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ THU HẰNG Lớp : D11NV01 Khóa : 2011-2015 Hệ : Chính quy
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, quan tâm của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn TS. Hà Thanh Vân, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Ngữ Văn – Trường Đại Học Thủ Dầu Một đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích và tạo mọi điều kiện cho em để hoàn thành khóa luận tốt nhất. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người bạn thân đã khích lệ, động viên em trong suốt khóa học cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 04 tháng 06 năm 2015 Sinh Viên Lê Thị Thu Hằng
  4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thanh Vân. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Sinh viên Lê Thị Thu Hằng
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9 7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................... 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 11 1.1. NHÀ VĂN NGUYỄN HUY THIỆP VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC ................... 11 1.1.1. Cuộc đời............................................................................................................ 11 1.1.2. Quá trình sáng tác .............................................................................................. 12 1.2. HỆ THỐNG KHÁI NIỆM ................................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm “truyện ngắn”................................................................................... 16 1.2.2. Khái niệm “nhân vật” ........................................................................................ 17 1.2.3. Khái niệm “nhân vật lịch sử”............................................................................. 19 1.2.4. Khái niệm “nhân vật dã sử”............................................................................... 19 * Tiểu kết ..................................................................................................................... 20
  6. CHƯƠNG 2. CÁC KIỂU NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................................................................................. 21 2.1. NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ DÃ SỬ TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI ................ 21 2.1.1. Nhân vật lịch sử trong bối cảnh thời đại ........................................................ 21 2.1.1.1. Nhân vật là vua ............................................................................................ 21 2.1.1.2. Nhân vật là tướng ......................................................................................... 29 2.1.1.3. Nhân vật là nhà thơ ...................................................................................... 32 2.1.2. Nhân vật dã sử trong bối cảnh thời đại .......................................................... 35 2.1.2.1. Nhân vật là tướng ......................................................................................... 35 2.1.2.2. Nhân vật là nữ nhi ........................................................................................ 43 2.1.2.3. Nhân vật là cầu nối lịch sử ........................................................................... 46 2.2. NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ DÃ SỬ TRONG BỐI CẢNH VĂN HỌC ................ 48 2.2.1. Nhân vật lịch sử trong bối cảnh văn học ........................................................ 48 2.2.1.1. Nhân vật là nhà thơ ...................................................................................... 48 2.2.1.2. Nhân vật là nhà văn ...................................................................................... 67 2.2.2. Nhân vật dã sử trong bối cảnh văn học .......................................................... 71 2.2.2.1. Nhân vật là nữ .............................................................................................. 71 2.2.2.1. Nhân vật là thi sĩ .......................................................................................... 74 * Tiểu kết ..................................................................................................................... 75 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ DÃ SỬ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP .................................................. 77 3.1. XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA NGOẠI HÌNH .................................................. 77
  7. 3.2. XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA HÀNH ĐỘNG .................................................. 80 3.3. XÂY DỰNG NHÂN VẬT QUA NGÔN NGỮ ..................................................... 85 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại.......................................................................................... 85 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ............................................................................ 94 * Tiểu kết ................................................................................................................... 101 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 105
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Huy Thiệp được xem là một hiện tượng tiêu biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX. Sáng tác của ông bao gồm nhiều thể loại như: Kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nhưng sở trường đặc biệt của Nguyễn Huy Thiệp là sáng tác theo thể loại truyện ngắn. Với những góc nhìn mới đầy táo bạo, tác phẩm của ông đã khiến cho dư luận trong nước cũng như dư luận nước ngoài trở nên sôi nổi. Ý kiến về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khen chê đều có cả, nhưng dù ngợi khen hay phê bình thì “phần lớn mọi người đều nhận xét ông là một tài năng độc đáo”[18; 131]. Đánh dấu cho thành công ở thể loại này ông đã giành được một số giải thưởng quan trọng: - Ngày 9 tháng 7 năm 2007, ông được đại sứ Pháp ở Việt Nam trao tặng Huân chương Văn học Nghệ thuật của Pháp; - Ngày 23 tháng 01 năm 2008, ông nhận giải thưởng Premio Nonino, Italy; Ngoài ra truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn được dịch sang nhiều ngôn ngữ như Pháp, Anh, Italy, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản…, Chính những thành tựu trên là minh chứng rõ ràng nhất cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm văn chương Nguyễn Huy Thiệp đối với độc giả trong nước và trên thế giới. Kinh nghiệm sống phong phú của Nguyễn Huy Thiệp có được chủ yếu là nhờ đã từng : “… trải nghiệm nhiều cuộc sống, đi liền với các nghề nghiệp: dạy học, làm viên chức, vẽ tranh, bán quán ăn đặc sản, làm gốm…. Muốn mình phải trải qua những vật lộn sinh tồn của mỗi nghề… để có vốn sống thực đầy ắp cho nghề viết”[31]. Nhờ làm đủ nghề để có vốn sống phục vụ cho việc viết văn, nên tài năng của ông càng được mài dũa sắc bén. Với lối viết mang nhiều yếu tố mới, phong phú, đa dạng nên truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện được nguồn nội lực lớn GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  9. 2 lao về tư duy nghệ thuật trong những tìm tòi, thể nghiệm nhằm tạo ra những tác phẩm có tính khai phá, đặc biệt là thể loại văn học sử. Tuy còn nhiều ý kiến trái chiều về cách viết như muốn “đảo lộn lịch sử” của ông, nhưng theo cảm nhận riêng, người viết lại có một cảm giác rất thú vị và bị lôi cuốn khi đọc về mảng truyện ngắn lịch sử này. Chính bằng sự yêu thích đối với tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã thôi thúc người viết quyết định đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về truyện ngắn của ông, với đề tài “Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để viết khóa luận tốt nghiệp. Hy vọng với đề tài này, con đường Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp sẽ có thêm một dấu chân mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận tập trung tìm hiểu những tuyến nhân vật chủ yếu trong “Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” một cách tương đối hệ thống, toàn diện, qua đó khẳng định cái nhìn đa chiều, mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Huy Thiệp về con người thông qua hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật tiêu biểu của ông, người viết sẽ nhấn mạnh một lần nữa tài năng của “ông vua” truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Qua khóa luận này, người viết mong muốn sẽ đem đến một cái nhìn bao quát về các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà đồng thời làm nổi bật lên tuyến nhân vật lịch sử và dã sử được hiện lên rất sáng tạo, hấp dẫn dưới ngòi bút của ông. Người viết hy vọng, luận văn này sẽ góp phần làm cho bức tranh về Nguyễn Huy Thiệp được hoàn chỉnh hơn và sinh động hơn. 3. Lịch sử vấn đề Hai mươi năm trước, vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đã làm hồi sinh đất nước, hồi sinh con người và văn học cũng từ đó mà hồi sinh với tất cả sự sâu sắc, phức tạp, GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  10. 3 toàn diện, đa dạng, phong phú của nó đã kết tinh nên “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp. Sự xuất hiện của ông trên văn đàn đã gây chấn động lớn trong giới văn chương và người đọc, nhất là khi ông in Tướng về hưu, Nguyễn Khải đã phải kêu lên rằng “Nó đã viết đến thế này thì mình còn gì để viết nữa đây?”[39], khi dư luận vẫn đang còn xôn xao, bàn tán về truyện ngắn này thì liên tiếp ông trình làng Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần, Không có vua, Giọt máu, Vàng lửa, Kiếm sắc, Phẩm tiết… . Không chỉ viết truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp còn viết: Kịch, tiểu thuyết và tiểu luận văn chương. Dư luận lúc bấy giờ thực sự sôi sục khi tranh nhau tìm đọc truyện của ông, đọc rồi thì lại đưa ra bàn tán, bình phẩm. Cũng không quá khi nói chính Nguyễn Huy Thiệp là người “nạp điện” cho nền văn học lúc bấy giờ, khi giới văn đàn đã thực sự khởi sắc hẳn sau khi ông xuất hiện. Các ý kiến xung quanh “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp từ lúc đó tới nay đã trải qua hơn hai thập kỉ thực sự rất nhiều, phải tính đến con số hàng trăm, đó còn chưa kể đến một lượng các luận văn đại học, sau đại học trực tiếp lấy sáng tác của ông làm để tài nghiên cứu và chắc hẳn con số này sẽ còn tăng nhiều hơn. Các ý kiến xung quanh Nguyễn Huy Thiệp cũng như truyện ngắn của ông được đăng rất nhiều trên báo chí khắp nơi gần hai mươi năm qua. Người viết đã dựa vào cuốn sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn (đây là cuốn sách tập hợp khá nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp, ước tính là một phần ba bài viết đã đăng trên báo chí) để liệt kê ra phần lớn những nhận định, ý kiến có liên quan đến “Nhân vật lịch sử và dã sử” của ông, còn lại thì sẽ lấy từ những tư liệu bên ngoài. 3.1. Ý kiến, nhận định về nội dung, hình thức có liên quan đến nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Trong “Bàn thêm về truyện ngắn Vàng Lửa của Nguyễn Huy Thiệp”, Văn Giá nhận định: “…nhân vật của anh là những ẩn dụ đa nghĩa. Đặng Phú Lân (Kiếm sắc), GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  11. 4 Phăng (Vàng lửa)… đều theo tinh thần ấy. Đó chính là mạch ngầm của những ý tưởng. Đó cũng chính là những giả định - biểu hiện của những sự nghiền ngẫm chưa xong - mà tác giả có ý đồ tung ra trước bạn đọc”[18; 206]. Theo nhận định của Văn Giá, mỗi nhân vật dã sử của Nguyễn Huy Thiệp đều ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa, thông qua đó nhà văn muốn gửi đến cho độc giả những suy tư và cảm nghĩ chủ quan của mình. Đào Duy Hiệp đã nhận định về Hồ Xuân Hương trong “Đọc Chút Thoáng Xuân Hương”: “Hồ Xuân Hương hoàn toàn vắng bóng với tư cách là hình tượng nhân vật. Bà chỉ bắt đầu xuất hiện trong suy nghĩ so sánh của Tổng Cóc, trước các đồ vật mang nhiều dấu vết từ con người cũng như từ bàn tay nàng làm ra…., xuất hiện qua cái nhìn ngắm của Tổng Cóc”[18; 76, 79]. Như vậy trong truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương, Hồ Xuân Hương không xuất hiện trực tiếp mà sẽ xuất hiện thông qua cái nhìn của Tổng Cóc, từ đó người đọc sẽ nhìn thấy nàng Hương qua cái nhìn của người khác sẽ như thế nào, từ đó rút ra được cảm nhận của bản thân về nhân cách của cả hai nhân vật. Trong “Có nghệ thuật Ba-Rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không?” Thái Hòa, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhận định rằng: “Tất cả những trò bàn luận của lũ chúng ta đều vô nghĩa hết. Thiên nhiên không hề dối trá” (Chút thoáng Xuân Hương). Suy cho cùng đó là chân lý, bởi vì thiên nhiên chứa trong mình nó toàn bộ các quy luật, trong đó có những quy luật sinh tồn của con người…”. Thái Hòa còn nhận thấy nhân vật trong truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp rất lương thiện, rất đẹp về tâm hồn, đại diện là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương: “Nguyễn Du giàu lòng thương người, nhưng lòng thương ấy phỏng có ích gì cho cộng đồng, ngoài bộ mặt nhàu nát như chính bầu tâm sự nhàu nát tả tơi của ông…, cái Đẹp lắng sâu vào bên trong tâm hồn, hòa vào cái tự nhiên… những tâm hồn đẹp của những người đã từng lăn lộn quằn quại trong cuộc đời như Xuân Hương, Nguyễn Du. Dưới ngòi bút của nhà văn thì chỉ có hai hạng người đẹp, đó là những người ngây thơ rất gần gũi với bản sắc tự nhiên, chưa hề bị GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  12. 5 những bụi bặm của cuộc đời làm cho vẩn đục, còn loại người thứ hai đã từng nếm trải những thất bại đau đớn trong đời người, được cuộc đời rửa sạch trở nên trong trẻo, thanh cao. Và trên hết cả là cái đẹp của thiên nhiên, một thiên nhiên hài hòa rộng lượng… trong cảnh rừng mùa xuân, trong suối êm dịu, ánh trăng lộng lẫy trong vườn chè của tri phủ Vĩnh Tường”[18; 100, 101, 102]. Hai nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Mai Xuân và Trương Hồng Quang đã chỉ ra kết cấu truyện ngắn Vàng lửa trong “Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp “triết học lịch sử” hay là “văn xuôi nghệ thuật”?”: “Kết cấu truyện ngắn Vàng lửa trên đại thể theo chúng tôi gồm có bốn phần: Phần một, có thể gọi là phần dẫn chuyện, thuật lại việc người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã có được các “tư liệu cổ” ra sao: Chi tiết đáng lưu ý nhất ở đây là nhận xét của nhân vật Quách Ngọc Minh rằng hình ảnh “người trẻ tuổi trong quán trong trẻo lạ lùng, tâm hồn sạch như nước núi ra” mà người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đã xây dựng nên một cách tiên nghiệm về Nguyễn Du là “không ra gì”. Phần hai, phần chiếm một dung lượng khá lớn trong truyện, bao gồm các trích đoạn bút kí của Phăng. Tuy nhiên phải tới phần ba, phần bút ký của người Bồ Đào Nha, hành động thực tế của truyện về chủ đề Vàng lửa mới bắt đầu được triển khai. Phần bốn, phần kết thúc với ba đoạn kết giả định của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nói theo một khái niệm thông dụng, chính là sự “mở nút” của toàn bộ hành động truyện”[18; 210]. Hai nhà nghiên cứu văn học trên đã đồng ý với tác giả bài “Về một cách hiểu truyện ngắn Vàng lửa” (Văn nghệ, số ra ngày 30/7/1988) rằng : “Nhân vật Phăng là một thành công của Nguyễn Huy Thiệp”, khi xin được nói phỏng theo Mark là Phăng đã làm cho tác giả bài “Về truyện ngắn Vàng lửa”… phải “khiêu vũ bằng giai điệu chính mình”[18; 218]. Điều này có nghĩa là Nguyễn Huy Thiệp đã rất thành công khi xây dựng nhân vật Phăng và nhân vật này đã truyền tải được nhiều thông điệp của nhà văn đến cho người đọc. PGS.TS Đặng Anh Đào với bài viết về “Kiếp luân hồi của Nguyễn Trãi qua Nguyễn Thị Lộ” đã nói lên được nỗi cô đơn trong bản thân nhân vật lịch sử và dã GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  13. 6 sử của Nguyễn Huy Thiệp: “… mối ám ảnh về sự cô đơn của bản thân nhân vật. Nguyễn Trãi, nhân vật lịch sử, có thể đã đơn độc từ trước đây hơn 500 năm: Nếu không, ông không bị hãm hại một cách bi thảm như vậy. Nhưng với Nguyễn Thị Lộ lần đầu tiên Nguyễn Trãi được tái sinh như một con người hiện tại, bởi ý thức về sự cô đơn chỉ phát hiện đầy đủ với con người hiện đại, đặc biệt ở Việt Nam. Ý thức về cá nhân, về sự khác biệt với “bầy đàn” làm phát sinh cảm giác cô đơn ở Nguyễn Trãi đã nhập ông vào thế kỷ chúng ta”[18; 271]. Như vậy, đọc Nguyễn Thị Lộ chúng ta sẽ nhận ra được cái cô đơn của nhân vật Nguyễn Trãi, ông luôn cô đơn ngay khi ở giữa đồng loại của mình. Dùng chuyện ngày xưa để nói chuyện ngày nay là cách mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp truyền tải những suy nghĩ của mình đến cho người đọc, tư duy “bầy đàn” ở đây mang ý nghĩa là con người chúng ta không dám sống theo cách của mình, không dám sống cho mình mà chỉ chăm chăm nhìn những người xung quanh để sống cho giống với họ, bởi chúng ta sợ bị chú ý, sợ bị xăm xoi. Từ đó nhà văn muốn người đọc hiểu rằng: Mỗi con người là một cá thể khác biệt, tư duy và ước muốn cũng khác nhau, chính vì thế hãy sống cho bản thân mình chứ đừng sống cho thiên hạ, đồng thời cũng đừng xăm xoi chỉ trích những người có suy nghĩ khác với mình, bởi họ cũng giống như bạn đều có chính kiến riêng của bản thân mà thôi. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tuyết Nhung, khoa Việt Nam học (Đại Học Sư Phạm Hà Nội) trong “Nguyễn Huy Thiệp - hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại” đã viết: “Những nhân vật lịch sử như Quang Trung, Nguyễn Du, Nguyễn Ánh, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Đề Thám… hiện lên dưới ngòi bút nhà văn cũng không phải theo những chuẩn mực, những quy ước thẩm mĩ truyền thống. Họ xuất hiện thuần nhất với tư cách số phận của một con người, một cá thể cô đơn được lịch sử “chọn lựa” và bị cuốn vào vòng quay của định mệnh nghiệt ngã. Qua những nhân vật đó, dường như tác giả muốn đặt ra những câu hỏi về “tính người” chân chính, về thân phận con người trong mối quan hệ với lịch sử, về quyền lực trong mối quan hệ với Tình yêu và cái Đẹp…”[32]. Từ nhận định của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tuyết Nhung, người viết rút ra được: Nhân vật lịch sử GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  14. 7 trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không còn đóng vai trò lịch sử của họ nữa, mà hiện tại họ được đưa vào làm nhân vật trong tác phẩm văn học với tư cách là một con người bình thường, sau đó nhà văn cho họ sống để hành động với những cảm xúc của con người bằng da bằng thịt. Rồi thông qua những nhân vật đó, nhà văn sẽ truyền đạt những suy nghĩ của mình về “tính người” chân chính, về thân phận con người trong mối quan hệ với lịch sử, về quyền lực trong mối quan hệ với tình yêu và cái đẹp. 3.2. Ý kiến, nhận định về nghệ thuật có liên quan đến nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Trong “Có nghệ thuật Ba-Rốc trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hay không?”, Thái Hòa, giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội có phân tích: “Cấu trúc nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp dựa trên hai mảng thực và ảo, theo tỷ lệ phân phối không đồng đều, xen kẽ nhau, chuyển hóa đột ngột, bất ngờ, nhiều ý nghĩa…, có những chi tiết chuyển hóa từ thực đến ảo, rồi từ ảo đến thực: cảnh bốc mộ Vinh Hoa (Phẩm tiết)…, có những chi tiết được sắp xếp trong mạch ngầm của văn bản và sự liên kết… đã phát động một trường liên tưởng rộng lớn về một con người, một xã hội xưa (Chút thoáng Xuân Hương)”[18; 97]. Như vậy, trong cảnh bốc mộ Vinh Hoa (Phẩm tiết), người đọc có thể cảm nhận được những chi tiết ảo mà như thực, bởi Vinh Hoa là nhân vật ảo, còn cảnh bốc mộ lại được nhà văn miêu tả rất thực. Hay khi đọc Chút thoáng Xuân Hương, người đọc sẽ cảm nhận được không khí tù đọng của làng quê cũng như cuộc sống của những con người trong xã hội phong kiến. Trương Hồng Quang đã tập hợp “Mười lời bình về truyện ngắn “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp”, trong những lời bình đó có lời bình về ngôn ngữ của vua Gia Long rằng: “Ngôn ngữ của Gia Long, thứ ngôn ngữ dã sử, phi chính trường, khác hẳn với ngôn ngữ mang tính cách điệu, được mô phỏng theo ngôn ngữ lưu truyền trong chính sử (ví dụ ý “ta xuất thân áo vải, cờ đào… là trích từ Chiếu lên ngôi, hay với câu mắng Ngô Khải “Mày nhờ phúc tổ, có ít của chìm, như cái đuôi GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  15. 8 khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm, tưởng xênh xang ư?” người đọc hiện đại không thể không mỉm cười về chất biền ngẫu trong đó)”[18; 263]. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta sẽ nhận ra ngôn ngữ mà nhà văn cho nhân vật của mình sử dụng rất bình dân, đôi khi còn thô tục. Nhưng chính điều đó đã làm nên sự khác biệt giữa truyện ngắn của ông với các nhà văn cùng thời, bởi ngôn ngữ mà nhân vật của ông sử dụng vô cùng gần gũi và chân thật. Luận văn thạc sĩ ngữ văn của Phan Thanh Bình ở đại học Thái Nguyên đã viết về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” [8], ở đây Phan Thanh Bình đã làm rất rõ ràng và có hệ thống những nét chủ yếu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, khẳng định được cái mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Huy Thiệp về con người qua cách xây dựng nhân vật đồng thời khẳng định được tài năng của ông qua luận văn của mình. Trên đây là những ý kiến, nhận định, những bài luận của các nhà phê bình, nghiên cứu nói về những vấn đề có liên quan đến nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mà người viết tìm được. Theo chúng ta thấy thì vấn đề về “nhân vật lịch sử và dã sử” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã được các nhà nghiên cứu, phê bình bàn đến, nhưng chủ yếu nằm rải rác trong các nhận định, đánh giá nên vẫn chưa được hệ thống và toàn diện. Chính vì vậy, trên cơ sở gợi mở của những nhà nghiên cứu phê bình đi trước, người viết muốn làm rõ vấn đề hơn, nhằm đánh bật lên được cái thế giới nhân vật mang màu sắc lịch sử cũng như là dã sử dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, nhằm lý giải được sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết của “ông vua” truyện ngắn này. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sẽ bắt đầu từ khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, sau đó sẽ đi vào phần chính đó là nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn của ông. Sau đó người viết sẽ đi tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông và cuối cùng sẽ đưa ra những kết luận mang tính khái quát nhất. GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  16. 9 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, hệ thống Trên cơ sở dữ liệu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người viết sẽ thống kê các nhân vật và hệ thống lại vào từng tuyến nhân vật tương đương. 5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp Dựa vào kết cấu đề cương ở trên, người viết sẽ đi tìm hiểu lần lượt cụ thể từng truyện ngắn, phân tích những chi tiết cần thiết để làm sáng rõ nội dung đề tài. Sau đó tách những cái riêng và tổng hợp ra những cái chung để hoàn thành bài luận tốt nhất. 5.3. Phương pháp văn hóa lịch sử Người viết sẽ dựa vào bối cảnh thời đại mà Nguyễn Huy Thiệp dựng nên để làm sáng rõ phong cách viết truyện ngắn cũng như tuyến nhân vật đặc trưng giúp ông lấy cảm hứng để viết tác phẩm. 5.4. Phương pháp so sánh Tìm hiểu chung về các nhà văn có những sáng tác về nhân vật lịch sử và dã sử, để làm rõ thêm nét phong cách viết đặc trưng của Nguyễn Huy Thiệp. 6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 6.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn, người viết không tham vọng tìm hiểu toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mà chỉ tập trung khảo sát ở những truyện ngắn có nhân vật đặc trưng cho từng mảng đề tài riêng biệt nằm trong cuốn “Truyện ngắn GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  17. 10 Nguyễn Huy Thiệp” do Đỗ Thủy Tiên hiệu đính được Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn xuất bản năm 2007. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung được triển khai thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Các kiểu nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử và dã sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  18. 11 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và quá trình sáng tác 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại Thanh Trì, Hà Nội. Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Theo câu trả lời của ông trên báo Văn nghệ Thái Nguyên thì nhà văn của chúng ta được sinh ra ở dọc đường, bởi khi ấy mẹ ông mang bầu sắp đến ngày sinh mà vẫn phải đi buôn để mưu sinh. Với ông, nông thôn chính là nơi lưu giữ những ký ức, là hồn cốt văn hóa dân tộc Việt Nam. Sống và trải nghiệm với nó, ông nhận ra giá trị của mình và của các tầng lớp khác trong xã hội. Chính vì thế mà những ấn tượng về đồng quê và người lao động đã để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều sáng tác của ông, như trong truyện ngắn Những bài học nông thôn tác giả đã viết rằng: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn” [1; 140]. Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ, vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1960, ông cùng gia đình định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ, Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lên dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Ký ức mười năm dạy học tại Sơn La đã để lại trong tâm trí ông những dấu ấn rất đặc biệt nhưng cũng vô cùng giản dị và hồn nhiên. Chính từ việc khắc phục khó khăn trong đi lại, sinh hoạt thường ngày kể cả cái đói để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học đã mang đến cho ông những trải nghiệm, vốn sống mà sau này đã trở thành chất liệu rất đậm nét trong những trang văn được mọi người yêu thích. Năm 1980, ông trở về Hà Nội và đã có vợ. Vợ ông tên là Trang, là một cô giáo dạy bộ môn lịch sử, cùng nghề nghiệp với chồng. Khi hai người cưới nhau, vợ ông GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  19. 12 còn dạy học ở Bắc Ninh, ông thì vẫn đang ở tít tận miền rừng núi của Sơn La. Con trai đầu lòng lên 3 tuổi Nguyễn Huy Thiệp từ rừng núi trở về, ông bỏ nghề dạy học, phiêu bạt cùng số phận với nhiều công việc khác nhau như làm công chức ở Cục xuất bản Bộ Giáo dục, Công ty Sách và Thiết bị Giáo dục. Sau đó, ông làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu. Sự nghiệp cầm bút của ông bắt đầu khi nền văn học nước nhà đang chuyển mình đổi mới. Ông cho ra mắt độc giả tác phẩm đầu tiên khi đã 36 tuổi, lúc này ông đã có với vợ hai mặt con, người con trưởng đã hơn mười tuổi. Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ, tiểu luận, phê bình văn học. Đến nay ông vẫn sống cùng gia đình tại căn nhà số 71 Bùi Xương Trạch, Khương Đình, Hà Nội. Sau 30 năm cầm bút cống hiến cho sự nghiệp văn chương, Nguyễn Huy Thiệp đã quyết định dừng bút vào cuối năm 2014. 1.1.2. Quá trình sáng tác Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu sự nghiệp sáng tác khá muộn. Mở đầu là một vài truyện ngắn được đăng trên báo Văn nghệ năm 1986, lúc bấy giờ tác phẩm của ông chưa gây được tiếng vang trong dư luận. Chỉ đến khi Tướng về hưu được ra mắt bạn đọc năm 1987, và sau đó chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết liên tiếp được xuất hiện vào tháng 4 năm 1988 thì Nguyễn Huy Thiệp mới thực sự là cái tên “nổi đình đám” trong làng văn chương lúc bấy giờ. Gần 40 tuổi Nguyễn Huy Thiệp mới cho in truyện ngắn đầu tiên, nhưng chỉ sau vài năm ông đã trở thành một “hiện tượng” khiến văn đàn phải xôn xao. Ngay cả một nhà văn tầm cỡ như Nguyễn Khải, sau khi đọc Tướng về hưu còn hoảng sợ nói rằng: “Tôi cầm bút cả đời, nhưng may ra tôi viết được một phần ba truyện như vậy” [36]. GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
  20. 13 Sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là viết truyện ngắn. Mảng đề tài mà ông viết rất đa dạng gồm: Lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động. Hơn 40 truyện ngắn của ông chủ yếu được in trong các tập: Những ngọn gió Hua Tát (Văn Hóa, Hà Nội, 1989), Con gái thủy thần (Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1993), Xuân Hồng (Tân Thư, California, 1994), Như những ngọn gió (Văn Học, Hà Nội, 1995), Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp (Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1995), Thương cả cho đời bạc (Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội, 2000), Mưa Nhã Nam (Văn Học, Hà Nội, 2001), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Phụ Nữ, Hà Nội, 2001), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nxb Trẻ, 2003), Những truyện huyền thoại và lịch sử (Nxb Hội nhà văn, 2004), Những truyện thành thị (Nxb Hội nhà văn, 2004), Những truyện nông thôn (Nxb Hội nhà văn, 2004), Những truyện danh nhân (Nxb Hội nhà văn, 2004), Những truyện tình yêu (Nxb Hội nhà văn, 2004), Cánh buồm nâu thuở ấy (Hội nhà văn, 2005), Tình yêu, tội ác và trừng phạt (Tp.HCM, 2012), Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt (Tp. HCM, 2013). Ngoài sáng tác truyện ngắn, tác giả “Tướng về hưu” còn viết tiểu thuyết và thơ. Tiểu thuyết của ông viết số lượng còn ít và cũng chưa nổi trội bằng mảng truyện ngắn, gồm một số tác phẩm như: Tiểu Long Nữ (Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996), Tuổi hai mươi yêu dấu (Nhà xuất bản E’ditions de l’Aube, 2002), Gạ tình lấy điểm (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007). Kịch của Nguyễn Huy Thiệp được tập trung trong các tập: Suối nhỏ êm dịu (Báo Văn nghệ, California, 2001), Mổ nhà văn (Trang mạng Talawas, Thích Thiện Ngân), Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp (Nxb Trẻ, 2003) với những vở tiêu biểu như: Xuân hồng, Còn lại tình yêu, Gia đình, Nhà tiên tri, Hoa Sen nở ngày 29 tháng 4. Trong cuốn kịch bản chèo Vong Bướm (Nxb Nhã Nam, 2012) gồm có hai tác phẩm là: Vong Bướm và Truyền thuyết tìm vua, đây là cuốn kịch bản chèo đầu tiên mà Nguyễn Huy Thiệp viết. Nguyễn Huy Thiệp sáng tác thơ nhiều, tuy chưa có tập thơ nào được xuất bản nhưng thơ xuất hiện khá nhiều trong những truyện ngắn của ông. Một số tác phẩm GVHD: TS. Hà Thanh Vân SVTH: Lê Thị Thu Hằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2