Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
lượt xem 26
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương được thực hiện với mục tiêu nhằm chỉ ra sự cống hiến của Hồ Xuân Hương đối với nền văn học trung đại để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về thơ của Hồ Xuân Hương. Thấy được Hồ Xuân Hương là người phụ nữ mạnh mẽ dám đứng lên chống xã hội phong kiến, đồng thời thấy được nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội nam quyền. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRỊNH THỊ KIỀU PHI Hậu Giang, tháng 05 năm 2014
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s. LÊ VĂN PHƯƠNG TRỊNH THỊ KIỀU PHI MSSV: 1056010078 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang, tháng 05 năm 2014
- LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Võ Trường Toản cùng với sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô. Sự giúp đỡ của bạn bè và sự nỗ lực của bản thân, tôi đã trang bị được đầy đủ vốn kiến thức cơ bản để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Để hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn: Cảm ơn Thầy Nguyễn Hoa Bằng. Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục. Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, cán bộ Thư Viện Thành phố Cần Thơ, cán bộ Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp nhiều tài liệu quý thích hợp. Và tôi cũng chân thành cám ơn đến tất cả bạn bè, người thân trong gia đình luôn luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và làm luận văn. Vì thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý Thầy, Cô thông cảm và cho ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cám ơn! Hậu Giang, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Kim Tho
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện
- LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học học tại Trường Đại học Võ Trường Toản cùng với sự dạy dỗ tận tình của quý Thầy, Cô và sự giúp đỡ của bạn bè và với sự nỗ lực của chính bản thân tôi, tôi đã trang bị được đầy đủ kiến thức cơ bản để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Võ Trường Toản. Để hoàn thành được khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn: Cám ơn Thầy Lê Văn Phương. Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục. Đồng thời tôi xin gởi lời cảm ơn đến các cán bộ Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, cán bộ Thư viện Thành phố Cần Thơ, cán bộ Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình cung cấp nhiều tài liệu quý thích hợp. Và tôi cũng chân thành cám ơn đến tất cả bạn bè, người thân trong gia đình luôn luôn giúp đỡ, động viên trong quá trình học tập và làm luận văn. Vì thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý Thầy, Cô thông cảm và cho ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cám ơn! Hậu Giang, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Kiều Phi
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Kiều Phi
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4 4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4 Chương 1: HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA ..................... 5 1.1. Cuộc đời ................................................................................................................. 5 1.2. Sự nghiệp ................................................................................................................ 6 1.3Quan điểm của Hồ Xuân Hương về người phụ nữ ............................................ 14 Chương 2: CẢM QUAN CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG VỀ NGƢỜI PHỤ NỮ .............................................................................. 17 2.1. Vẻ đẹp hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương ........................ 17 2.1.1. Vẻ đẹp tâm hồn ................................................................................................ 17 2.1.2. Vẻ đẹp thân thể ................................................................................................ 22 2.1.3. Vẻ đẹp trí tuệ ................................................................................................... 26 2.2. Nỗi đau thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương ........................ 28 2.2.1. Nỗi đau không làm chủ đƣợc cuộc đời ........................................................... 30 2.2.2. Nỗi đau thân phận làm lẽ ................................................................................. 35 2.2.3. Nỗi đau duyên tình không trọn vẹn ................................................................. 40 TIỂU KẾT ....................................................................................................................... 52
- Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG....................................................................... 53 3.1. Thể thơ ................................................................................................................. 53 3.2. Hình ảnh ............................................................................................................... 53 3.2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hƣơng............................................ 53 3.2.2. Hình ảnh ngƣời phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng ........................................ 54 3.3. Ngôn từ ................................................................................................................. 55 3.4. Các biện pháp tu từ ............................................................................................. 59 3.4.1. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng ................................. 59 3.4.2. Sử dụng từ láy trong thơ Hồ Xuân Hƣơng ...................................................... 60 T LU N ................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM HẢO ..................................................................... 64
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhƣ chúng ta đã biết, ngƣời phụ nữ Việt Nam sống trong xã hội phong kiến bất công, một xã hội trọng nam khinh nữ, đàn ông đƣợc xem trọng còn phụ nữ thì bị áp chế nặng nề. Xã hội thời đó, một ngƣời đàn ông cần phải “trung quân ái quốc”, “tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “có danh với núi sông”. Còn phụ nữ thì phải gánh vác nhiều trọng trách nặng nề nhƣ (sinh đẻ, nội trợ,..). Bên cạnh đó, ngƣời phụ nữ phải “tiết hạnh khả phong”, “tam tòng tứ đức”, “phu sƣớng phụ tùy” có quá nhiều áp chế cho ngƣời phụ nữ thời bấy giờ, thực chất đó là một xã hội bất công vô nhân đạo, trai có quyền “tam thê tứ thiếp” còn gái chính chuyên chỉ có một chồng. Phụ nữ sống trong xã hội nhƣ một món đồ mặc cho ngƣời khác xoay chuyển, họ không có quyền định đoạt đƣợc số phận, hạnh phúc của riêng mình. Nhìn lại lịch sử nền văn học trung đại nƣớc nhà, ngƣời phụ nữ hầu nhƣ không đƣợc chú ý, rất hiếm khi xuất hiện và nếu có xuất thì rất hạn chế, hình tƣợng ngƣời phụ nữ không đƣợc đề cao mà trình bày một cách mếu mó xuyên tạc, coi phụ nữ nhƣ một thứ rẻ rúng không có gì là tốt đẹp. Mãi cho đến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hƣơng xuất hiện với những trang viết đanh thép về ngƣời phụ nữ, bà không chấp nhận một xã hội “nam quyền” với suy nghĩ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, có thể nói bà là ngƣời phụ nữ đầu tiên trong nền Văn học Trung đại dám viết và viết nhiều về ngƣời phụ nữ. Cũng nhƣ chính bản thân mình, Hồ Xuân Hƣơng là ngƣời phụ nữ của dân gian nên những trang viết cũng rất dân gian và rất thực, bà lên tiếng đòi lại những gì phụ nữ vốn có, đó là quyền tự do khát khao hạnh phúc, quyền làm chủ cuộc đời riêng của mình... khẳng định quyền sống còn của mình với xã hội. Qua ngòi bút của Hồ Xuân Hƣơng, những nỗi đau khổ mà ngƣời phụ nữ phải gánh chịu đã biến thành một thứ vũ khí để tố cáo xã hội nam quyền, một xã hội đã tƣớc đoạt mọi quyền sống của ngƣời phụ nữ coi phụ nữ là kẻ “phục vụ” chứ không có quyền “tận hƣởng”. Và vấn đề “ngƣời phụ nữ” trong giai đoạn này trở thành một đề tài thu hút nhiều nhà văn, nhà thơ quen thuộc tìm đến. Đặc biệt, khi xuất hiện Hồ Xuân Hƣơng ngƣời phụ nữ đã là mấu chốt quan trọng trong xã hội để có một cái nhìn đồng cảm với họ, thì ta nên nhìn từ góc độ thân GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 1 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương phận để có thể cảm thông sâu sắc về hình ảnh ngƣời phụ nữ trong nền văn học trung đại. Đây chính là lý do quan trọng thu hút ngƣời viết luận văn khi nghiên cứu đề tài này. Cho đến hôm nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm, tác giả Hồ Xuân Hƣơng. Bà cũng là tác giả có tác phẩm đƣợc đƣa vào giảng dạy ở các cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Đặc biệt một số bài thơ của Hồ Xuân Hƣơng đã đem lại cho giáo viên và học sinh sự cảm nhận sâu sắc về thân phận của ngƣời phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên khi nói đến nữ sĩ ngƣời ta hầu nhƣ chỉ đi vào tìm hiểu các tập thơ có tính chất tổng quan mà ít đề cập đến thân phận ngƣời phụ nữ trong thơ. Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài này làm khóa luận nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiểu và nghiên cứu về ngƣời phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng đã có nhiều thế hệ đi trƣớc nghiên cứu, tuy nhiên từng ngƣời, từng giai đoạn lại có một cách nhìn nhìn khác nhau tùy vào thực tế. Trong xã hội phong kiến nƣớc ta, thân phận ngƣời phụ nữ đƣợc nhìn một cách phiến diện, ít đƣợc trân trọng và cảm thông. Về lịch sử nghiên cứu vấn đề ngƣời phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng có thể chia thành ba giai đoạn: Trƣớc năm 1945: có kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh trong cuốn “Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm”. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về thơ Hồ Xuân Hƣơng bắt đầu từ các loại sách khảo cứu nhƣ “Việt Nam hợp tuyển giảng nghĩa” của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành Ý, “Nam thi hợp tuyển” của Nguyễn Văn Ngọc, “Nữ lưu văn học sử” của Lê Dƣ. Ngoài ra cũng có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá về Hồ Xuân Hƣơng nhƣ: Tản Đà nhận xét thơ Hồ Xuân Hƣơng là “thi trung hữu qủi”, song mà nhận ra thời tục. Dƣơng Quảng Hàm cho rằng thơ bà có ý lẳng lơ. Nhìn chung kết quả nghiên cứu giai đoạn này còn hạn chế, song phần nào đó cũng đƣa vị trí của Hồ Xuân Hƣơng lên tầm cao mới. Từ 1945 đến 1975: Lúc này nƣớc ta đang tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhƣng việc nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hƣơng vẫn phát triển. Vào giai đoạn này ít nhiều các công trình phụ thuộc vào không khí cách GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 2 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương mạng, không khí đấu tranh chống giai cấp giành quyền lợi trong xã hội. Với công trình biên khảo thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hƣơng - Bà chúa thơ Nôm của Lê Tâm 1950. Trong đặc sắc thơ Hồ Xuân Hƣơng in lại trong Hồ Xuân Hƣơng tác gia và tác phẩm, Phạm Thế Ngũ đồng ý với nhận xét của Tản Đà “Thật vậy, trong hầu hết nếu không phải là toàn thể các bài thơ của Hồ Xuân Hương, người đọc có thể tìm ra một cảnh tượng dâm tục gây ra sự ma quái” [11; tr.112]. Nói về Hồ Xuân Hƣơng, Hà Nhƣ Chi cho rằng “Tả những vật tầm thường hoặc tả thắng cảnh, hoặc tự vịnh bao giờ củng có ý lẳng lơ với những hình ảnh tục ẩn hiện sau những lời thơ và chữ dùng mập mờ láu lỉnh” [1; tr.141]. Nhìn chung những bài viết trong giai đoạn này chủ yếu nghiên về mặt xã hội làm cho cái nhìn về Hồ Xuân Hƣơng bị miễn cƣỡng, nhƣng họ vẫn thấy đƣợc giá trị quan trọng của Hồ Xuân Hƣơng ở mọi thời đại. Sau 1975: Việc nghiên cứu thơ về Hồ Xuân Hƣơng đƣợc đẩy mạnh. Không khí dân chủ tràn khắp đã kích thích sự đổi mới trong cách cảm nhận của các nhà nghiên cứu. Nguyễn Lộc đã nhận xét “Viết về đề tài phụ nữ, nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa nhòa trong một cuộc sống vốn dĩ đã rập theo những chỉ ước nặng nề của lễ giáo” [9; tr.276]. Hoặc “... đặc biệt hơn nữa là nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi họ. Xuân Hương tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính ở họ” [9; tr.279]. Còn nghĩ về thơ Hồ Xuân Hƣơng, Lê Trí Viễn đã viết “Xuân Hương nhân danh một sự sống theo lẽ phải của tự nhiên, Xuân Hương xuất phát từ sự sống gốc nguồn, sự sống là phối hợp âm dương, là sinh sôi nảy nở nên Xuân Hương mới trở lại với hình ảnh cụ thể của sự giao hợp ấy” [17; tr.346]. Khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề ngƣời phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng, ta nhận thấy nhiều vấn đề về ngƣời phụ nữ đã đƣợc đề cập đến nhƣ: so sánh giữa thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng và Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn để tập trung quyền sống và quyền hạnh phúc của ngƣời phụ nữ hoặc nói về cái “thanh” và cái “tục” trong thơ Hồ Xuân Hƣơng... Song chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thân phận ngƣời phụ nữ. Từ những nghiên cứu trƣớc, tôi chọn đề tài này mong sẽ có đóng góp đƣợc cái nhìn thỏa đáng về ngƣời phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng. GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 3 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương” mục đích của tôi chủ yếu là: Chỉ ra sự cống hiến của Hồ Xuân Hƣơng đối với nền văn học trung đại để có cái nhìn khách quan và đúng đắn về thơ của Hồ Xuân Hƣơng. Thấy đƣợc Hồ Xuân Hƣơng là ngƣời phụ nữ mạnh mẽ dám đứng lên chống xã hội phong kiến, đồng thời thấy đƣợc nỗi đau khổ mà ngƣời phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội nam quyền. 4. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận khảo sát toàn bộ các sáng tác thơ của Hồ Xuân Hƣơng có nội dung viết về thân phận ngƣời phụ nữ trong tập thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng trong xã hội phong kiến. Những thể loại khác của Hồ Xuân Hƣơng viết, chúng tôi sử dụng với tƣ cách tham chiếu để góp phần làm rõ nội dung thơ của nữ sĩ cũng nhƣ có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về thân phận ngƣời phụ nữ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phương pháp phân tích: chúng tôi dựa vào những tác phẩm cụ thể của Hồ Xuân Hƣơng để chỉ rõ những chịu đựng, nhịn nhục mà xã hội nam quyền đã ban tặng họ. Phương pháp so sánh: chúng tôi so sánh với Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn để thấy sự tƣơng đồng và khác biệt về thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ. Phương pháp tổng hợp: chúng tôi tổng hợp lại những bài thơ viết về ngƣời phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hƣơng cũng nhƣ những bài viết liên quan đến ngƣời phụ nữ trong Văn học Trung đại để thấu hiểu và đồng cảm với số phận chua chát mà xã hội vô nhân đạo đã tƣớc đoạt mọi quyền sống và quyền hạnh phúc của họ. GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 4 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương Chƣơng 1 HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ SỰ NGHIỆP THƠ CA 1.1. CUỘC ĐỜI Hồ Xuân Hƣơng là một nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc, con ngƣời của nữ sĩ thật hấp dẫn nhƣng cũng thật hóc búa. Hồ Xuân Hƣơng là nữ sĩ tài ba của nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XIX (bà đƣợc mệnh danh là bà chúa thơ Nôm). Tuy nhiên đến nay, chúng ta vẫn chƣa có nguồn thông tin chính xác nào về thân thế cũng nhƣ cuộc đời đầy trắc trở của nhà thơ này. Đây còn là vấn đề gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu hiện nay. Dựa vào một số tài liệu đƣợc lƣu giữ lại, và những tác phẩm đƣợc khẳng định là do Hồ Xuân Hƣơng sáng tác mà các nhà nghiên cứu tạm chấp nhận, một số kết luận ban đầu về tiểu sử của Hồ Xuân Hƣơng: Hồ Xuân Hƣơng là con ông Hồ Phi Diễn, sinh năm 1704, đậu sinh đồ (sau này gọi là tú tài) năm hai mƣơi bốn tuổi, thuộc dòng dõi họ Hồ, đây là một dòng họ lớn có nhiều ngƣời đỗ đạt và làm quan. Quê bà ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lƣu, tỉnh Nghệ An. Mẹ Hồ Xuân Hƣơng là ngƣời con gái họ Hà, quê ở Hải Dƣơng lấy ông Hồ Phi Diễn nhƣng làm lẽ. Trong ngƣời Hồ Xuân Hƣơng chảy song song hai dòng máu Bắc – Trung, bà là ngƣời con gái duy nhất của ông Hồ Phi Diễn và ngƣời làm lẽ họ Hà. Nhƣng không may cha Hồ Xuân Hƣơng mất sớm bà về sống với mẹ cuộc sống nhiều vất vả nên bà cũng không đƣợc học hành nhiều. Nhƣng vốn dĩ bà là một ngƣời phụ nữ thông minh, bà thích đi đây đó nhiều nơi nên bà giao du rộng rãi với rất nhiều bạn bè nhất là các bạn bè thơ văn. Xuân Hƣơng đã đi thăm những nơi nhƣ: Chơi chợ Trời (chùa Thầy, Sơn Tây); gần đó có hang Thánh Hóa Chơi Động Hƣơng Tích (Mỹ Đức, Hà Đông) Chơi núi Ông Chồng, Bà Chồng (trên đƣờng lên Tuyên Quang) Kẽm Trống Ninh Bình giáp Hà Nam Chơi chùa Địch Lộng (Ninh Bình) Chơi đèo Ba Dội (núi Tam Điệp, nơi giáp với Ninh Bình và Thanh Hóa) GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 5 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương Chơi Quán Khánh (Thanh Hóa) Ôn lại Xuân Hƣơng đã đi hoặc ở những nơi nhƣ: Ngoài Bắc: Vĩnh Yên (ông phủ Vĩnh Tƣờng), Tuyên Quang, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nội, Hải Dƣơng (Quê mẹ có thể Hồ Xuân Hƣơng đã về đó) Vào Trung: Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (quê cha của Hồ Xuân Hƣơng) Khi chúng ta đã làm cuộc kháng chiến trƣờng chinh rồi, thì ta coi những chỗ Xuân Hƣơng đã từng đi qua là thƣờng, nhƣng đặt trong hoàn cảnh vài ba trăm năm trƣớc, giao thông bất tiện, rừng rú còn nhiều, lại “thân gái dặm trƣờng”, thì đi nhiều nhƣ Xuân Hƣơng là một việc khác phàm, một sự kỳ lạ. Hồ Xuân Hƣơng xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, chính cuộc sống đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến Hồ Xuân Hƣơng, cuộc sống đã đƣa nữ sĩ sớm va chạm với thực tế, bà là ngƣời của quần chúng nên bà đã tiếp xúc trực tiếp với quần chúng lao động nghèo, bà rất am hiểu về cuộc sống và cảnh trí ở thôn quê. Hồ Xuân Hƣơng lúc đƣơng thời bà là một phụ nữ tài hoa có cá tính rất mạnh mẽ, bản lĩnh nhƣng ngƣợc lại đời tƣ lại có nhiều bất hạnh, đƣờng tình duyên của bà rất lận đận trông gai cuộc đời bà đầy hẩm hiu, trắc trở. Hồ Xuân Hƣơng lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai cuộc tình đều ngắn ngủi và không trọn vẹn, lần thứ nhất là ông Tổng Cóc, lần thứ hai là ông phủ Vĩnh Tƣờng. Không vì vậy mà bà đầu hàng số phận mà trong bà luôn có khát vọng sống mãnh liệt, tự tin và hi vọng ở tƣơng lai. Bà là ngƣời thấu hiểu đƣợc thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến chính vì thế bà luôn đứng ra bênh vực lên tiếng đấu tranh giành quyền lợi và quyền hạnh phúc cho họ cũng nhƣ cho chính bản thân mình. Sinh ra và lớn lên Hồ Xuân Hƣơng đã nhào lộn với cuộc sống đầy phong ba, để sống và vƣơn lên chế độ trọng nam khinh nữ bà phải ƣởn mình để đƣơng đầu với cuộc sống đó, bà khác với bao ngƣời đàn bà trong xã hội cũ, bao ngƣời đàn bà khác đã sống một cuộc sống âm thầm và chịu đựng nhƣng với bà bà đã đứng dậy đấu tranh để giành lại mọi quyền sống và quyền hạnh phúc mà ngƣời phụ nữ vốn có. 1.2. SỰ NGHIỆP Hồ Xuân Hƣơng là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII nửa cuối thế kỷ XIX. Thơ Hồ Xuân Hƣơng cũng rắc rối nhƣ GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 6 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương chính cuộc đời nhà thơ vậy. Số thơ bà còn lại đến nay chủ yếu dựa vào sự lƣu truyền, sự bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản, số thơ đƣợc xem là nổi tiếng và đi liền với bút danh của bà là tập thơ “Xuân Hƣơng thi tập”. Đây là tập thơ Nôm đƣờng luật xuất sắc. Ngoài ra, năm 1964 ông Trần Thanh Mại còn phát hiện tập thơ “Lƣu Hƣơng ký” mang bút danh của bà gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm, tập thơ này là những giãi bày tâm sự của chính bản thân mình nói về những mối tình của nhà thơ với các ngƣời bạn trai của bà. Xuân Hƣơng có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng đi sâu trong lòng ngƣời đọc, tác phẩm bà để lại cho đời cũng khá phong phú nhƣ: Tập thơ Nôm truyền tụng trên dƣới năm mƣơi bài, đây là tập thơ nổi tiếng ghi danh tên tuổi Hồ Xuân Hƣơng trong lòng độc giả. Ngoài ra Hồ Xuân Hƣơng còn khá nhiều câu đối lƣu truyền nổi tiếng chứng tỏ bà là một ngƣời thông minh nhạy bén: Mặc áo giáp, dải cài chữ đinh; mậu, kỷ, canh, khoe mình rằng quý. Làm đĩ càn, tay đeo hạt khảm; tốn, ly, đoài khéo nói rằng khôn. Tập thơ “Lƣu Hƣơng ký” đƣợc Hồ Xuân Hƣơng sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Và Hồ Xuân Hƣơng còn có năm bài thơ đề Vịnh Hạ Long. Trong hai tập thơ do Hồ Xuân Hƣơng sáng tác nhƣng lại có rất nhiều sự khác biệt. Trong “Lƣu Hƣơng ký”, Hồ Xuân Hƣơng sáng tác có cả chữ Hán và chữ Nôm, thơ chữ Nôm trong Lƣu Hƣơng ký có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ thì hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc, đâm thọc nhƣ ở “Xuân Hƣơng thi tập”. Vì có nhiều điểm khác biệt nên các nhà nghiên cứu chỉ chủ yếu dừng lại ở “Xuân Hƣơng thi tập”. Xuân Hƣơng đã để lại ấn tƣợng khá mạnh trong lòng ngƣời đọc, hƣơng vị trong thơ vẫn còn đọng mãi. “Lƣu Hƣơng ký” mới đƣợc phát hiện từ năm 1964, bao gồm thơ chữ Hán và chữ Nôm, đều đề ghi là của Xuân Hƣơng, ngƣời Nghệ An, sáng tác ở Cổ Nguyệt Đƣờng. Tập thơ ghi lại tâm sự và tình cảm của tác giả với các bạn trai của mình, nhƣ Tốn Phong Thị, Hiệp trấn Sơn Nam Thƣợng họ Trần; Mai Sơn Phủ; Chí Hiên; đặc biệt còn có cố nhân của nữ sĩ họ Hồ là đại thi hào Nguyễn Du. Tình cảm thắm thiết, táo bạo, nghệ thuật già dặn. Phong cách thơ trong Lƣu Hƣơng ký có gì không GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 7 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thật ăn khớp với phong cách những bài thơ Nôm vốn đã đƣợc truyền tụng lâu nay của bà. “Xuân Hƣơng thi tập” là tập thơ thành công nhất của Hồ Xuân Hƣơng, nét nổi bật tạo nên sức hấp dẫn đầu tiên của tập thơ là thơ của ngƣời phụ nữ viết về giới phụ nữ Việt Nam dƣới thời phong kiến. Sống gần đồng thời với nữ sĩ họ Hồ là nhà thơ kiêm nhà giáo Nguyễn Thị Hinh thƣờng gọi là Bà Huyện Thanh Quan rất nổi tiếng về một chùm thơ luật Đƣờng chải chuốt, mẫu mực, không có một cảm xúc nào, không một bài nào thể hiện thân phận ngƣời phụ nữ cả! Cũng trong giai đoạn văn học này, nhiều khúc ngâm ra đời nhƣ Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm đề cập đến hạnh phúc ái ân, hạnh phúc của gia đình và thân phận hẩm hiu, cô đơn, lẻ bóng... của ngƣời thiếu phụ đang tuổi hoa niên có chồng ra chiến trận, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là một nỗi bi ca về nỗi bất hạnh của ngƣời cung nữ tài sắc bị bỏ rơi giữa lứa tuổi thanh xuân. Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân cất lên tiếng than thân góa bụa xen nỗi luyến tiếc đối với một ngƣời chồng, một đống anh quân vừa tạ thế. Đây là những khúc ca trữ tình dạt dào tinh thần nhân đạo mà nhân vật trung tâm là những ngƣời phụ nữ xấu số. Thơ ca dân gian thời kỳ này, nhất là ca dao trữ tình đã dành một phần quan trọng để nói lên tình yêu, hôn nhân và gia đình và về ngƣời phụ nữ bình dân rất đỗi yêu đời mà cuộc đời cứ lắm nỗi truân chuyên. “Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”... Hòa vào tiếng nói chung ấy, chùm thơ tự tình trong tập thơ của nữ sĩ họ Hồ réo rắt, xúc động bởi vì thân phận ngƣời đàn bà đƣợc đề cập đến tƣơng đối toàn diện và sâu sắc. Khúc hát tự tình đầu tiên, có lẽ đƣợc viết ra lúc nhà thơ còn trẻ, còn tha thiết với tình yêu, nhà thơ luôn tự tin với khát vọng thắm thiết lành mạnh của mình: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi.” (Mời trầu) Lời thơ hết sức chân tình, dịu dàng, tha thiết nhƣng đâu đó nhƣ có lời oán trách, bộc lộ linh cảm về một ngày mai không tốt đẹp, không lấy gì đảm bảo cho GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 8 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương hạnh phúc lứa đôi. Nhƣng xã hội phong kiến đâu chừa bất cứ ngƣời phụ nữ nào, thế rồi nhƣ một định mệnh cuộc đời “mƣời hai bến nƣớc” không biết trong đục ra sao. Số phận ngƣời đàn bà phủ phàng, chua chát, cứ không hẹn mà lại đến: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.” (Bánh trôi nước) Đây là tấm lòng trong trắng, kiên trinh, bất chấp sự thử thách. Tình cảm thủy chung duy nhất đáng quý biết bao. Tiếp theo tâm trạng cay đắng của nhà thơ là ba bài thơ thất ngôn bát cú hay còn gọi là “bộ ba tự tình” viết ra trong những khoảng thời gian và tâm trạng khác nhau, thốt ra từ sâu tận đáy lòng, lắng động bao nỗi niềm tâm sự của một ngƣời phụ nữ thời phong kiến. Bài thứ nhất lâm li diễn tả nỗi buồn oán trách nhƣng đâu đó ngƣời phụ nữ vẫn còn hy vọng ở bản thân mình, nhà thơ còn chút sức lực vƣơn dậy vẫn còn khát khao: “Thân này đâu đã chịu già tom!” Bài thứ hai nỗi buồn ngày càng dâng lên, một nỗi buồn cô đơn hiu quạnh “Trơ cái hồng nhan với nước non”, không sao khuây khỏa đƣợc. Cảnh tình buồn hiu quạnh làm cho tâm trạng nhà thơ uẩn ức thêm. Đến bài thứ ba thì cuộc đời hiện lên nhƣ một chiếc thuyền con giữa trùng dƣơng bao la mênh mông đầy sóng gió. Hiện tại và tƣơng lai nhƣ tuột khỏi tay mình, tha hồ trôi dạt. Thơ Hồ Xuân Hƣơng bên cạnh nét hiện thực truyền thống còn có nét đậm đà sôi nổi trong dòng văn học dân gian. Bên cạnh những vần thơ than thân còn có chùm thơ phản kháng chế độ phong kiến, bày tỏ niềm kiêu hãnh về vai trò vị trí của ngƣời phụ nữ. Phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hƣơng không đàn bà và cũng rất đàn bà, không đàn bà ở đây là muốn thoát khỏi cái nếp “nữ nhi thƣờng tình”, họ không chịu an phận, lép vế trƣớc bất cứ đàn ông nào và thật sự họ đã vƣợt lên cả những ngƣời GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 9 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đàn ông, những ngƣời có chữ nghĩa (Mắng học trò dốt I và II), bà dám nhìn thẳng vào sự thật không sợ bất cứ một ai trong bài Đề Đền sầm Nghi Đống dƣới con mắt khinh bỉ của nữ sĩ, có thể nói tên bại tƣớng lại bị chôn vùi xuống dƣới đất đen một lần nữa, mà lại chôn sâu chôn chặt hơn. Ngƣời phụ nữ tỏ ra can trƣờng, mạnh mẽ, trƣớc một xã hội phong kiến ác nghiệt. Bài thơ Không chồng mà chửa thật là bạo gan: nhà thơ dõng dạt nói lên những điều không ai dám nghĩ trong chế độ xƣa, nhƣ vậy chẳng khác gì nhà thơ chính thức tuyên chiến với giai cấp thống trị. Trong cuộc sống bình thƣờng thời đại nào cũng xảy ra chuyện nhƣ thế “khôn ba năm, dại một giờ”. Thời đại nào cũng không một ai dung túng lối sống tự do nhƣ thế vì nó không hợp với đạo đức bình thƣờng. Nhƣng đối với xã hội phong kiến xƣa coi chuyện lỡ làng này là một tội tày đình giáng xuống đầu nạn nhân những sự trừng phạt hết sức vô nhân đạo. Nhƣng tức nƣớc sẽ vỡ bờ, quần chúng nhân dân đã từng phản kháng lại mạnh mẽ: “Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường!” (Ca dao) Ca dao phóng khoáng trên đã tạo nên cảm hứng cho Hồ Xuân Hƣơng. Nội dung bài thơ là tiếng lòng thông cảm với những ngƣời con gái lỡ duyên “Cả nể cho nên hóa dở dang” đồng thời là lời phản kháng không kém phần quyết liệt “Không có, nhưng mà có, mới ngoan”. Bài thơ lên tiếng trƣớc thái độ khắc nghiệt của xã hôi cũ, đồng thời phẫn nộ trƣớc một hủ tục đƣợc xã hội đƣơng thời thừa nhận là chế độ đa thê, một tấn bi kịch cho những ngƣời làm lẽ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” lời nguyền rủa ấy là tiếng nói uất ức, khổ đau của bao kiếp ngƣời lẻ mọn phải chịu đựng trong xã hội xƣa. Tập thơ Hồ Xuân Hƣơng hầu nhƣ không nói đến bản chất sâu mọt nhƣng chủ yếu nói đến bọn hiền nhân quân tử. Khi thấy bọn công tử vô công rỗi nghề đi lang thang, nữ sĩ giật giọng gọi to: “Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ, Lại đây cho chị dạy làm thơ...” Xuân Hƣơng cƣời liên tục không cho bọn hiền nhân, quân tử kịp trở tay. Với bài Quạt giấy nữ sĩ “đem phất vào mặt anh hùng, đem đội lên đầu quân tử”, bà GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 10 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương chẳng xem bọn quân tử ra gì cả: “Mát mặt anh hùng khi tắt gió, Che đầu quân tử lúc sa mưa.” Bọn quân tử đang lúng túng, thì lại bị truy đuổi nữa: “Hồng hồng má phấn duyên vì cậy, Chúa dấu vua yêu một cái này!” Và tiếp tục những lần khác bọn quân tử đƣợc bêu lên trong các bài Đèo Ba Dội, Thiếu nữ ngủ ngày..., dƣới ngòi bút của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng đã góp phần hạ bệ những thần tƣợng đƣợc coi là con cƣng của chế độ và phần nào đó góp phần làm tan rã hệ ý thức phong kiến. Đối tƣợng thứ hai mà bà hƣớng đến là bọn sƣ tăng, có thể nói cái xã hội nhà chùa với đông đảo thầy tu đã tha hóa đạt đến sự tối cao. Hãy đọc bài Sư hổ mang: “Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta, Đầu thì trọc lốc, áo không tà... ...Tu lâu có lẽ lên sư cụ, Ngất nghểu, tòa sen lọ đó mà.” Ông sƣ, ở đây nhƣ những kẻ lạc loài, không có gốc tích, cũng không ai thừa nhận. Những nhà trụ trì nhƣ thế thì sinh hoạt trong nhà chùa sao tránh khỏi bê tha, dù đó là những ngôi chùa lớn ở đất Thăng Long. Và chùa Quán sứ bấy giờ là: “Quán sứ sao mà khách vắng teo, Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?... Cha kiếp đường tu sao lắt léo, Cảnh buồn thêm chán nợ tình đeo.” Tập thơ “Xuân Hƣơng thi tập” từ khi xuất hiện cho đến nay nó trở thành điểm nóng trong giới nghiên cứu, chƣa dễ gì tạo ra sự thống nhất từ đầu đến cuối. Mọi ngƣời đều thừa nhận Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng văn học, là một tài năng nghệ thuật hiếm có nhƣng cũng không ít băn khoăn về cái gọi là dâm và tục trong suốt tập thơ của bà. Không ai chối cãi là trong tập thơ của nữ sĩ có sử dụng rộng rãi yếu tố dâm GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 11 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
- Thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và tục. Theo một bản thống kê sơ bộ, trong số bốn mƣơi bài đƣợc Nguyễn Lộc trích tuyển có gần đến ¾ số bài có chứa đựng yếu tố tục. Nhƣng những yếu tố tục mà nhà thơ sử dụng chỉ là một phƣơng tiện nghệ thuật để làm bật nổi nội dung mà nhà thơ muốn thể hiện, chứ không phải lấy tục để khiêu dâm. Có không ít ngƣời ngại khi tiếp xúc với sự đòi hỏi lạc thú trong Xuân Hƣơng thi tập. Thật ra, khát vọng về một cuộc sống nhƣ vậy là một lẽ tự nhiên, là chuyện thƣờng tình mà đời ngƣời ắt ai cũng phải trãi qua chỉ là kiêng kị không nói đến mà thôi. Thơ Hồ Xuân Hƣơng có yếu tố tục nhƣng không hề có chút khiêu dâm. Hồ Xuân Hƣơng chỉ nêu lên cái quan niệm cơ bản của cuộc sống bình thƣờng, chuyện ái ân trong cuộc sống là tự nhiên, là một nhu cầu, là một quyền lợi của tuổi trẻ, của tất cả mọi ngƣời mọi tầng lớp trong xã hội. Trong văn chƣơng yếu tố tục nhƣ con dao hai lƣỡi, nó sẽ gây phản cảm nếu ta sử dụng không đúng lúc. Trong thơ Hồ Xuân Hƣơng yếu tố tục đã phát huy tác dụng, nó trở thành vũ khí để chửi vào mặt bọn hiền nhân, quân tử. Một số bài nhƣ Đánh đu, Dệt cửi, Giếng nước,... cũng không thể coi đó là thơ khiêu dâm, vì cái nghĩa đen, nghĩa bóng cứ lấp lửng trong bài: “Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.” (Đánh đu) Và không ở đâu động tác dệt cửi đƣợc miêu tả sinh động nhƣ vậy, thật thú vị: “Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau.” (Dệt cửi) Và nhà thơ đƣa chúng ta đến tận một giếng thơi với cảnh vật không chết dí, mà đang sinh sôi nảy nở từng giây phút. “Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông! Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá giếc le te lách giữa dòng.” (Giếng nước) GVHD: Th.S. Lê Văn Phương 12 SVTH: Trịnh Thị Kiều Phi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 105 | 39
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 46 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 42 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 46 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 25 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 22 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 18 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 17 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn