intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

67
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài “Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter”, khóa luận sẽ tập trung khảo sát những hình tượng nghệ thuật kì ảo sau đây: nhân vật kì ảo, sinh vật kì ảo, đồ vật pháp thuật và không gian, thời gian kì ảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA NGỮ VĂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: “YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TÁC PHẨM HARRY POTTER” Giảng viên hướng dẫn: Ths. PHẠM PHƯƠNG MAI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN PHI YẾN Lớp : D11NV01 Khóa : 2011 - 2015 Hệ : CHÍNH QUY Bình Dương, tháng 05/2015
  2. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài với những khó khăn và thử thách, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter”. Tôi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Thủ Dầu Một đã ân cần giảng dạy cho tôi những kiến thức bổ ích về văn học trong bốn năm trên giảng đường Đại học. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sĩ Phạm Phương Mai, giảng viên bộ môn Văn học phương Tây của trường đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi tìm ra được những vấn đề quan trọng trong đề tài. Đồng thời, nhờ sự động viên, khích lệ tinh thần của cô mà tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người bạn cùng lớp luôn tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để đề tài được thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất. Song do hạn chế về vốn kiến thức và nguồn tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận ra được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 10 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Phi Yến
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Sinh viên Nguyễn Phi Yến
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1.Lí do chọn đề tài ......................................................................................1 2.Lịch sử vấn đề ..........................................................................................2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................5 4.Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................5 5.Kết cấu khóa luận.....................................................................................6 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ......................................7 1.1. Văn học kì ảo và yếu tố kì ảo ...............................................................7 1.1.1. Văn học kì ảo ............................................................................7 1.1.2. Yếu tố kì ảo ..............................................................................9 1.2. Nữ văn sĩ J.K.Rowling và tiểu thuyết Harry Potter ...............................12 1.2.1. Nữ văn sĩ J.K.Rowling ..............................................................12 1.2.2. Tiểu thuyết Harry Potter............................................................14 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ SINH VẬT KÌ ẢO .......................19 2.1. Những nhân vật kì ảo ...........................................................................19 2.1.1. Hệ thống phù thủy.....................................................................20 2.1.2. Những nhân vật kì ảo khác........................................................36 2.2. Những sinh vật kì ảo ............................................................................42 CHƯƠNG 3: ĐỒ VẬT PHÁP THUẬT VÀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN KÌ ẢO .................................................................................................................52 3.1. Những đồ vật pháp thuật ......................................................................52 3.2. Không gian, thời gian kì ảo ..................................................................61 3.2.1. Không gian kì ảo .......................................................................61 3.2.2. Thời gian kì ảo ..........................................................................75 KẾT LUẬN ........................................................................................................79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................81
  5. 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài J.K.Rowling được mệnh danh là “Nhà văn Anh còn sống vĩ đại nhất”, bà đã tạo nên cơn sốt văn học toàn thế giới vào đầu thế kỉ XXI khi cho ra đời tiểu thuyết Harry Potter – viên ngọc quý khẳng định giá trị văn chương kì ảo của bà. Sự thành công của bộ tiểu thuyết được xem như một hiện tượng văn chương thời đại mới với số lượng phát hành hơn 400 triệu bản, được dịch ra 61 thứ tiếng và có mặt ở 200 nước. Điều này đã đưa nữ văn sĩ J.K.Rowling lên vị trí nhà văn giàu nhất trong lịch sử văn học và đưa Harry Potter xứng đáng trở thành một nốt nhạc trong bản nhạc ghi dấu những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất thế giới. Bước vào từng trang sách, một cánh cửa pháp thuật mở ra trước mắt chúng ta. Nơi đó ngòi bút kì ảo của J.K.Rowling biến hóa cái thế giới vốn chỉ thuộc về cổ tích tuổi thơ trở thành thế giới thực. Một câu chuyện dài được kể bằng ngòi bút bay bổng, đề cập đến nhiều khía cạnh tốt đẹp trong cuộc sống: tình bạn thuần khiết, tình yêu thương chân thành, tình thầy trò ấm áp… Trong câu chuyện đó, người đọc từng bước khám phá những tình tiết kì ảo sống động, được J.K.Rowling sáng tạo bằng trí tưởng tượng đỉnh cao của bà. Đó là những cuộc thi đấu pháp thuật sôi nổi, những tháng ngày học tập căng thẳng nhưng ý nghĩa tại học viện pháp thuật, những cuộc phiêu lưu nguy hiểm và gian nan. Vì lẽ đó, Harry Potter hấp dẫn người đọc ở mọi lứa tuổi. Nó khiến những đứa trẻ cảm thấy tò mò và say mê bởi sự kì diệu của pháp thuật, để rồi qua mỗi tập tiểu thuyết, lại thấy bản thân trưởng thành hơn về mọi mặt. Nó khiến cho người lớn phải thích thú tìm đọc và ngỡ ngàng nhận ra những giá trị đã bỏ quên trong cuộc đời do bộn bề công việc. Có thể nói, bất cứ ai đặt tâm hồn vào trang sách phù thủy của J.K.Rowling, đều cảm thấy được lực hút vô hình khéo léo vẫy gọi đến thế giới pháp thuật, cùng trải nghiệm những cảm xúc, hóa mình vào từng nhân vật. Để hình thành đứa con tinh thần quý giá nhất trong sự nghiệp văn chương của mình, ngoài cốt truyện hấp dẫn và lời văn dí dỏm, J.K.Rowling còn sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, tạo nên một thế giới pháp thuật sống động. Yếu tố kì ảo bao gồm GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  6. 2 nhiều phương diện, khi nghiên cứu tiểu thuyết Harry Potter, tôi tập trung vào hình tượng nhân vật với một xã hội phù thủy được phân chia theo độ thuần huyết và nhiều nhân vật hư cấu khác. Song song đó, là những sinh vật kì ảo, những đồ vật pháp thuật trong thế giới đầy sáng tạo của nhà văn và không gian, thời gian kì ảo gắn liền với các nhân vật qua bảy quyển Harry Potter. Với đề tài “Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter”, tôi sẽ có điều kiện nghiên cứu một trong những lý do chính tạo nên sự thành công vang dội của một tiểu thuyết văn học tiêu biểu thế kỉ XXI. Ngoài ra, đối với tôi cũng như đối với nhiều độc giả trẻ trên thế giới, Harry Potter là một phần tuổi thơ đầy thú vị và ý nghĩa, là những năm tháng tôi học cách trưởng thành. Nên việc nghiên cứu yếu tố kì ảo sẽ giúp tôi có một cách đánh giá khoa học hơn về giá trị của tác phẩm tôi yêu thích nhất, bên cạnh những bài học quý giá mà nó mang đến. 2. Lịch sử vấn đề Trong phần này, tôi khảo sát một số công trình có liên quan đến đề tài theo hai mảng chính: văn học kỳ ảo và tiểu thuyết Harry Potter. Việc nghiên cứu văn học kì ảo đang là xu hướng được giới phê bình văn học quan tâm. Có nhiều quyển sách được dịch và phát hành tại Việt Nam. Nổi bật nhất là quyển Dẫn luận về văn chương kì ảo của Tzevan Todorov do Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch, xuất bản năm 2008 tại Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Đây được xem là quyển sách hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu những vấn đề về văn chương kì ảo. Ngoài ra, còn có nhiều bài lí luận về văn học kì ảo được công bố và được đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học: Khái niệm về cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học, tác giả Lê Nguyên Long, năm 2006. Những hướng đổi mới của văn học kì ảo thế kỉ XX, tác giả Phùng Văn Tửu, năm 2006. Văn học kì ảo: Nhìn từ hệ hình thế giới quan, tác giả Lã Nguyên, năm 2007. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  7. 3 Song song đó, yếu tố kì ảo trở thành vấn đề được nghiên cứu của các công trình luận văn thạc sĩ và khóa luận tốt nghiệp vì tính hấp dẫn và mới lạ của nó. Có một số đề tài sau đây: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, luận văn thạc sĩ, Trần Thanh Tùng, năm 2009. Yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn Thiêu và tập truyện ngắn Những Truyện Không Nên Đọc Lúc Nửa Đêm ), luận văn thạc sĩ, Cao Thị Thu Hoài, năm 2009. Bút pháp kì ảo trong Trăng non của Stephenie Meyer, khóa luận tốt nghiệp, sinh viên Lê Quốc Hiếu, năm 2014. Xét về phía tác phẩm, nữ văn sĩ J.K.Rowling và tiểu thuyết Harry Potter luôn nhận được sự đánh giá cao từ những nhà phê bình văn học và những tạp chí lớn. Hiện nay, có nhiều quyển sách viết về Harry Potter, cũng như viết về “ngòi bút phù thủy” của nhà văn. Tuy nhiên, J.K.Rowling là một gương mặt mới của nền văn học thế giới, nên những tài liệu về bà chưa được dịch và phát hành nhiều tại Việt Nam. Dưới đây là một số quyển sách được phát hành tại Anh, nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc yêu thích Harry Potter: Cuộc trò chuyện với J.K.Rowling (Conversations with J.K. Rowling) của tác giả Lindsey Fraser, xuất bản năm 2001. Quyển sách được viết khi hành trình của Harry Potter đi đến quyển thứ tư (Harry Potter và Chiếc cốc lửa). Nội dung mà tác giả đề cập đến là những vấn đề xoay quanh J.K.Rowling với những thành công mà bà đạt được từ Harry Potter. Lindsey Fraser gọi nữ văn sĩ là “người đem đến cho chúng ta những giọt nước mắt và những tiếng cười bằng câu chuyện kì ảo, mê hoặc bất cứ ai đọc nó”. Muggle và Magic: J.K.Rowling và hiện tượng Harry Potter (Muggle and Magic: J.K.Rowling and the Harry Potter Phenomenon) của hai tác giả George Beahm và Tim Kirk, xuất bản năm 2004 tại công ty Hampton Roads. Quyển sách là một kho tàng thông tin cho những người yêu thích Harry Potter với nội dung nói về GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  8. 4 những sáng tạo văn học của nữ văn sĩ J.K.Rowling khi viết bộ tiểu thuyết này. Đồng thời lí giải những yếu tố làm nên hiện tượng Harry Potter toàn thế giới thông qua bảy tập tiểu thuyết và tám tập phim điện ảnh cùng tên do hãng Warner Bros sản xuất theo nguyên tác của J.K.Rowling. Harry Potter và trí tưởng tượng: Con đường giữa hai thế giới (Harry Potter & Imagination: The Way Between Two Worlds) được viết bởi Travis Prinzi, xuất bản năm 2008. Quyển sách lấy ý tưởng từ câu nói của J.K.Rowling khi bà được mời đến đại học Harvard phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các sinh viên: “Những gì chúng ta đạt được bên trong sẽ thay đổi thực tại bên ngoài”. Từ câu nói đó, tác giả lí luận về hai thế giới, thế giới trong tưởng tượng và thế giới thực tại, từ đó kết luận những câu chuyện giả tưởng có khả năng trau dồi trí tưởng tượng của mỗi người. Ngoài ra, Prinzi còn liên hệ Harry Potter với những câu chuyện cổ tích và thần thoại, giúp người đọc khám phá ra những chất liệu thần thoại mà nữ văn sĩ J.K.Rowling sử dụng để viết Harry Potter. Bên cạnh đó, còn có một số quyển sách khác được viết với mục đích lí giải cho những vấn đề xảy ra trong các tập tiểu thuyết. Chẳng hạn như: Ai đã giết Albus Dumbledore ? Điều gì thực sự xảy ra trong Harry Potter và Hoàng tử lai? (Who Killed Albus Dumbledore? What Really Happened in Harry Potter and the Half- Blood Prince?) của Odel Joyce, John Granger và Wendy B. Harte; Manh mổi mới về Harry Potter quyển 5 (New Clues to Harry Potter Book 5) của Galadriel Waters, Astre Mithrandir, E.L.Fossa;… Ở Việt Nam, tiểu thuyết Harry Potter trở thành đề tài cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên đại học. Tuy nhiên, phần lớn đều xét từ góc độ xã hội học và ngôn ngữ học (vấn đề dịch thuật). Ở góc độ văn học, có một số đề tài nghiên cứu sau đây: Tình bạn, tình yêu và những bài học về cuộc đời của bộ truyện Harry Potter, sinh viên Lê Thị Mai Phương, năm 2008. Sức hấp dẫn của Harry Potter, sinh viên Ngô Hoài Giang, năm 2007. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  9. 5 Tóm lại, khi nghiên cứu bút pháp nghệ thuật của một tác phẩm văn học kì ảo, yếu tố kì ảo luôn là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất. Thế nhưng, đối với một tác phẩm thuộc thế kỉ XXI như Harry Potter, việc tìm hiểu tiểu thuyết thông qua yếu tố kì ảo là một quá trình mới mẻ. Thiết nghĩ, với đề tài Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter, tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quá trình này, nhằm khám phá một phương diện nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho bộ tiểu thuyết ghi dấu tên tuổi J.K.Rowling. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Yếu tố kì ảo trong tác phẩm Harry Potter”, khóa luận sẽ tập trung khảo sát những hình tượng nghệ thuật kì ảo sau đây: nhân vật kì ảo, sinh vật kì ảo, đồ vật pháp thuật và không gian, thời gian kì ảo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận dựa trên bản dịch toàn văn của dịch giả Lý Lan, theo nguyên tác của J.K.Rowling, do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Phạm vi nghiên cứu sẽ dàn trải qua bảy quyển của bộ tiểu thuyết Harry Potter. Quyển 1: Harry Potter và Hòn đá phù thủy; Quyển 2: Harry Potter và Phòng chứa bí mật; Quyển 3: Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban; Quyển 4: Harry Potter và Chiếc cốc lửa; Quyển 5: Harry Potter và Hội phượng hoàng; Quyển 6: Harry Potter và Hoàng tử lai; Quyển 7: Harry Potter và Bảo bối tử thần. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm để thấy được nét đặc sắc của chúng, đồng thời tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  10. 6 4.2. Phương pháp thống kê: Hình tượng nghệ thuật kì ảo trong tiểu thuyết được thống kê theo kết cấu khóa luận: nhân vật kì ảo, đồ vật pháp thuật, sinh vật kì ảo, không - thời gian kì ảo. 4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu: Làm tăng sức thuyết phục của vấn đề nêu lên. So sánh các hình tượng nghệ thuật mà J.K.Rowling mượn ý tưởng từ thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và truyện cổ tích để thấy rõ sức sáng tạo của nhà văn. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận chủ yếu được trình bày trong bốn chương. Chương 1: Những vấn đề lí luận chung. Chương 2: Thế giới nhân vật và sinh vật kì ảo Chương 3: Đồ vật pháp thuật và không gian, thời gian kì ảo GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  11. 7 NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1.Văn học kì ảo và yếu tố kì ảo 1.1.1. Văn học kì ảo “Kì ảo” được bắt nguồn từ thuật ngữ “le fantastique” trong tiếng Pháp, hoặc “the fantastic” trong tiếng Anh, có nghĩa là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, mà trong đó, cái siêu nhiên chiếm vị trí lớn nhất. Trải qua một quá trình sử dụng, nghĩa của nó đã được dùng để chỉ những sự kiện, hiện tượng mà ranh giới giữa thật và ảo không còn phân biệt rõ ràng. Song song đó, “kì ảo” không thể được đồng nhất với các dạng thức khác của tưởng tượng như nhân hóa, ẩn dụ, khoa trương…vì nó hướng đến những điều hư ảo, huyễn hoặc, có khi lại là phi thường, kì dị. Trong văn học, khái niệm “kì ảo” vẫn là một cuộc tranh luận không hồi kết vì nội hàm rộng lớn của nó. Tuy nhiên, về cơ bản, hầu hết các nhà nghiên cứu đều xác định, một tác phẩm khi muốn được xem là “kì ảo”, phải chứa đựng cái “siêu nhiên” (supernatural), cái “không thể xảy ra” (impossible). Trong bài viết Cái kì ảo và văn học huyễn ảo đăng trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số 8-năm 2006. Tác giả Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “huyễn ảo” (còn gọi là “huyễn tưởng”) để chỉ chung những tác phẩm văn học chứa đựng những yếu tố mà con người chúng ta không thể lí giải được bằng tư duy logic thông thường. Trong những tác phẩm đó, tồn tại cả hai yếu tố “thực” và “ảo” nhưng yếu tố “ảo” trở thành đối tượng chính của nội dung và nghệ thuật. Cũng về vấn đề này, bài viết Khái niệm về cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học của tác giả Lê Nguyên Long trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số 9-năm 2006 đã phân biệt cái kì ảo (fantastic) và cái huyễn tưởng (fantasy). Ông giải thích: “cái fantasy khác với cái fantastic là ở chỗ, cái fantasy chỉ là những tưởng tượng huyễn hoặc, không có trong cuộc đời thực”. Bởi thực chất, thế giới của văn học huyễn tưởng luôn tồn tại những điều hoang đường, kì diệu, những hiện tượng được tạo ra bởi các thế lực siêu nhiên nào đó. Thế nhưng, dựa vào cách lí giải của thuật ngữ “kì ảo” như trên, ở thời điểm GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  12. 8 hiện tại, chúng ta vẫn có thể dùng cách gọi “văn học kì ảo” để nói về các tác phẩm mà nội dung của nó phần lớn được tạo ra bởi trí tưởng tượng bay bổng của tác giả, bằng những yếu tố ảo tưởng lạ kì. Theo hành trình phát triển của văn học kì ảo trên thế giới, chúng ta thấy rằng, đó là một sợi dây liên kết xuyên suốt nền văn học từ thuở sơ khai đến ngày nay. Tuy nhiên, theo từng thời đại mà nó có sự biến đổi khác nhau để phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người. Vào thời cổ đại, tư duy con người chưa phát triển, chưa ý thức được sự hình thành của các hiện tượng tự nhiên và những yếu tố xuất hiện trong đời sống như bệnh tật, tai nạn… Họ lấy lực lượng siêu nhiên để lí giải cho tất cả những điều này. Các vị thần được hình thành, trở thành chỗ dựa tin cậy cho suy nghĩ và hành động của họ. Kho tàng đồ sộ những câu chuyện thần thoại từ phương Đông sang phương Tây xuất phát từ thuở ấy và đã phản ánh chân thật nền văn hóa nguyên thủy. Và đây là nguồn gốc sâu xa nhất của văn học kì ảo. Khi công xã thị tộc bị xóa bỏ, tư duy và cuộc sống con người đã có những bước biến chuyển mới, sự chênh lệch giữa kẻ giàu người nghèo phân chia xã hội thành nhiều giai cấp. Những người dân nghèo bị áp bức, chịu sự bất công do chế độ phong kiến hà khắc, họ khao khát được đổi đời, được một cuộc sống khác sung túc hơn và họ đưa ước mơ đó vào những câu chuyện. Thời điểm này, thế giới quan của thần thoại đã tan rã, nhường chổ cho truyện cổ tích, trong đó, những bà tiên, ông bụt, hay những sinh vật có phép màu trở thành lực lượng giúp họ hợp thức hóa ước mơ. Sau đó, văn học viết thời trung đại xuất hiện, có những câu chuyện truyền khẩu dân gian được tái hiện và lưu giữ lên trang giấy như Nghìn lẻ một đêm, là quyển sách tập hợp nhưng truyện cổ A Rập, tác phẩm được truyền đi nhiều nước và trở thành nguồn cảm hứng cho nền văn học kì ảo phương Tây. Ngoài ra, còn xuất hiện những tác phẩm kì ảo được các tác giả sáng tác mượn chất liệu từ thần thoại nói riêng và văn học dân gian nói chung, như Thần khúc của Dante, Gargantua và Pantagruel của Rabelais, hoặc những vở kịch của Shakespeare. Thực chất, qua làn khói kì ảo ấy, những tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình những ước mơ, những bài học nhằm răn dạy, giáo huấn người đọc về những đạo lí tốt đẹp. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  13. 9 Bước qua giai đoạn văn học hiện đại, có thể nói, tư duy lí trí đã hoàn toàn thắng thế trước tư duy huyễn hoặc ngày trước, con người đã thôi tin vào sự có mặt của lực lượng siêu nhiên, đã thôi nghĩ về thế giới của thần thoại và cổ tích. Tuy vậy, văn học kì ảo vẫn tồn tại như một minh chứng cho sức sống bền bỉ của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. Người được mệnh danh là “cha đẻ của văn học kì ảo hiện đại”, J.R.R.Tolkien, đã đưa những nhân vật vốn thuộc về thần thoại Bắc Âu trở về qua những dòng chữ trong tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn (Lord of the Rings). Chất liệu từ xa xưa của thời đại các vị thần đến với xã hội đương thời như một làn gió diệu kì, khiến văn học kì ảo trở nên vô cùng đặc sắc. Trong những năm qua, nhiều tác phẩm kì ảo được ra đời dựa trên xu hướng thần thoại, truyền thuyết và cổ tích như Harry Potter của J.K.Rowling, Chạng vạng (Twilight) của Stephenie Meyer, Trò chơi vương quyền (Game of Thrones) của George R.R.Martin… Nếu như trong thời cổ đại, những câu chuyện về thế giới thần thánh là đặc trưng tư duy con người thuở ấy. Thì giờ đây, chúng xuất hiện để phục vụ nhu cầu giải trí cho xã hội, khi mà khoa học công nghệ đã phân cách rõ rệt ranh giới giữa huyễn tưởng và thực tại. Tóm lại, những nhận định về văn học kì ảo đến nay vẫn còn là một quá trình đang hoàn thiện. Quá trình này cần trải qua khoảng thời gian dài, trải qua sự phát triển không ngừng của xã hội để phù hợp với nhu cầu tinh thần của người đọc. Bởi lẽ văn học bao giờ cũng gắn liền với lịch sử phát triển của con người và thời đại, những định nghĩa trong từ điển văn học cũng từ đó mà dần bổ sung và tân tiến hơn. 1.1.2. Yếu tố kì ảo Yếu tố kì ảo hay cái kì ảo, là những “tế bào” xây dựng nên giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm văn học kì ảo. Có nhiều yếu tố thuộc những phương diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, hình tượng.... Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các chúng khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật. Sự hình thành và phát triển của yếu tố kì ảo gắn liền với dòng chảy của văn học kì ảo. Mỗi thời kì là mỗi đặc điểm riêng phụ thuộc vào lối tư duy của con người GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  14. 10 trong thời đại ấy. Vào thời cổ đại, yếu tố kì ảo bao trùm trên mọi phương diện của truyện thần thoại. Trong đó, nhân vật là những vị thần có năng lực vĩ đại, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên như mưa, sấm chớp, gió, nắng, cũng như đại diện cho vạn vật thuộc về thiên nhiên như sông, biển, núi, rừng cây, hoặc những anh hùng có sức mạnh siêu phàm. Tương ứng với nhân vật, thời gian không gian trong thần thoại cũng thiên về sự hư ảo. Không gian thần thoại là không gian vũ trụ, khó xác định cụ thể kích thước hay vị trí. Đó là không gian trên trời, không gian mặt đất, không gian dưới nước, không gian âm phủ. Tuy nhiên những không gian đó không ngăn cách thành thế giới riêng biệt mà nó luôn biến chuyển, hòa nhập với nhau. Còn thời gian mang tính chất vĩnh hằng, thế nên những vị thần không xác định tuổi tác. Bởi lẽ thần thoại vốn là sự giải thích một cách phi hiện thực trước một sự vật, hiện tượng nào đó, vượt ngoài tầm hiểu biết ít ỏi của cư dân nguyên thủy. Thế nên, yếu tố kì ảo giai đoạn này biểu trưng cho niềm tin tuyệt đối của con người vào lực lượng siêu nhiên, họ tin rằng khắp cả đất trời đều có sự hiện diện của thần thánh, và những điều họ trông thấy, họ gặp phải là do thần thánh tạo nên. Có lẽ vì thế mà ở mỗi vùng đất khác nhau trên thế giới, yếu tố kì ảo trong các câu chuyện thần thoại cũng khác nhau tùy theo đặc điểm vùng miền. Chẳng hạn như cùng lí giải hiện tượng sấm sét, thần thoại Hi Lạp cho rằng nó xuất phát từ vũ khí hình tia chớp của thần Zeus, thần thoại Bắc Âu lại là do chiếc búa Mjollnir của thần Thor, còn Trung Hoa và Việt Nam thì là Thiên Lôi, hay cùng nói về mặt trời và mặt trăng, trong Thần thoại Hy Lạp là nam thần Helios với nữ thần Artemis, nhưng trong Thần thoại Bắc Âu thì cho rằng đó là hai anh em Sol và Mani điều khiển hai cổ xe đi qua bầu trời vào ban ngày và ban đêm. Truyện cổ tích xuất hiện, phản ánh trọn vẹn bước phát triển của tư duy loài người qua những yếu tố kì ảo. Dù thực chất, ở thể loại này, yếu tố kì ảo vẫn là sự hiện diện của các lực lượng siêu nhiên như tiên, bụt, thần, quỷ… hoặc những sự kiện kì lạ xảy ra trong cuộc sống đời thường. Nhưng cách nhìn nhận của con người lại đi theo một hướng khác với thần thoại. Yếu tố kì ảo thay vì là biểu tượng cho niềm tin tuyệt đối vào thần thánh như trong thần thoại, giờ đây lại trở thành yếu tố GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  15. 11 trợ giúp cho con người. Nàng công chúa Lọ Lem được bà tiên giúp đỡ có quần áo đẹp đi dạ tiệc và kết hôn cùng hoàng tử, nàng Tiên cá bé nhỏ nhờ mụ phù thủy hóa chiếc đuôi cá thành đôi chân để được lên đất liền. Như vậy, những tác giả dân gian để cho yếu tố kì ảo phục vụ cho nhu cầu mơ ước của con người và giải quyết những vấn đề theo ước vọng của nhân dân. Cũng vì là phương tiện truyền tải ước mơ nên trong những câu chuyện, con người có thể tự do hoạt động, tự do di chuyển bằng thảm bay, đôi hia bảy dặm, thậm chí rẽ nước xuống thủy cung và lên thiên đàng để gặp thượng đế. Trải qua một thời gian dài tồn tại, yếu tố kì ảo trong văn học ngày nay được nhà văn sử dụng như một phương thức nghệ thuật để tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm. Có lẽ trong thời đại mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển, những điều mà trước kia con người tưởng chừng như không bao giờ thực hiện được như: du hành lên mặt trăng, bay trên bầu trời hay giao tiếp với động vật… đã được bàn tay và khối óc của giới khoa học khiến chúng không còn là mơ ước viễn vông. Thế nhưng, nhu cầu giải trí của con người giữa cuộc sống bận rộn là bất tận, nền văn học kì ảo để đáp ứng với thế hệ độc giả ngày nay, buộc phải trở về với xu hướng thần thoại, cổ tích. Điều đó có nghĩa là, nhà văn sẽ phát huy tối đa trí tưởng tượng bay bổng, phong phú của mình, sáng tạo ra những yếu tố kì ảo mang âm hưởng của nền văn học dân gian. Để người đọc thoát khỏi thế giới thực và hòa mình vào thế giới đậm sắc màu huyền ảo trong tác phẩm. Người đọc chỉ đơn thuần sống cùng tác phẩm, sống cùng nhân vật, xem những yếu tố kì ảo là một liệu pháp giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ. Chung quy lại, dù mỗi thời đại mỗi khác nhau, nhưng chúng ta có thể thấy: yếu tố kì ảo là một sản phẩm thuộc về trí tưởng tượng của những tác giả. Sản phẩm đó được tiếp nhận, cảm thấu qua trí tưởng tượng của độc giả. Ngoài ra, từ giai đoạn văn học trung đại trở đi, yếu tố kì ảo bên cạnh chức năng là thước đo khả năng sáng tạo đỉnh cao của các nhà văn, còn là phương tiện để các nhà văn truyền tải những tư tưởng giá trị, những bài học nhân sinh, đồng thời phản ảnh bộ mặt xã hội thực qua lớp màn kì ảo. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  16. 12 1.2. Nữ văn sĩ J.K.Rowling và tiểu thuyết Harry Potter 1.2.1. Nữ văn sĩ J.K.Rowling J.K.Rowling là bút danh của nữ nhà văn Anh, Joanne Rowling, sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965 tại Yates, Glouceshire, Scottland. Bà sinh ra trong một gia đình trung lưu, bố là ông Peter James Rowling, một kỹ sư hàng không, mẹ là Anne Rowling, kĩ thuật viên của một trường học trong vùng. Bố mẹ của bà gặp nhau lần đầu trên một chuyến tàu khởi hành từ nhà ga Ngã tư Vua vào năm 1964 (đây là nơi xuất hiện thường xuyên trong tiểu thuyết Harry Potter, là cầu nối giữa thế giới Muggle và thế giới phép thuật, là nơi lần đầu tiên Harry gặp gia đình Weasley). Ngay từ khi còn nhỏ, Rowling đã thể hiện khả năng văn chương của mình, bà say mê những câu chuyện cổ tích bố mẹ kể và thường tưởng tượng về những con yêu tinh, những nàng tiên có phép màu kì diệu. Sáu tuổi, bà đã cho ra đời truyện ngắn đầu tiên viết chung với chị gái. Năm 1982, Rowling học tiếng Pháp và văn học cổ điển tại Đại học Exeter. Sau khi tốt nghiệp, bà làm công tác nghiên cứu tại tập đoàn Amnesty International. Tuy nhiên, công việc không đem lại cho bà niềm vui mà chỉ là những sự chán chường. Bà thường xuyên nghĩ về những nhân vật và câu chuyện do chính mình tưởng tượng ra, để rồi nhận ra rằng sự nghiệp viết văn mới thật sự phù hợp với bà. - Nỗi đau từ những biến cố cuộc đời. Năm 1990, là thời gian hình thành ý tưởng sáng tác cho Harry Potter, những trang viết đầu tiên của quyển Harry Potter và Hòn đá phù thủy được J.K.Rowling gửi gắm bằng cả hi vọng. Nhưng tất cả dường như sụp đổ với nhà văn khi mẹ bà qua đời vì căn bệnh u xơ vào cuối năm đó. Với nỗi đau mất mẹ, tinh thần hào hứng và đầy nhiệt huyết cho một ý tưởng văn chương trước kia đã hoàn toàn sụp đổ, bà chuyển đến Bồ Đào Nha để dạy tiếng Anh. Một thời gian sau, Rowling gặp phóng viên truyền hình Jorges Arantes, hai người đến với nhau khi nhận ra cùng có niềm đam mê với những tác phẩm của nhà văn Jane Austen và đi đến quyết định kết hôn vào ngày 16 tháng 10 năm 1992. Tuy nhiên, hai người chính thức ly dị vào tháng 8 GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  17. 13 năm 1994, cuộc hôn nhân ngắn ngủi đã để lại cho nữ văn sĩ một cô con gái nhỏ và những nỗi đau chồng chất. Gia cảnh đơn thân khốn khó, sống bằng tiền trợ cấp xã hội, cùng với những tổn thương lớn về tinh thần, đã khiến cho nhà văn trẻ Rowling có lúc từng nung nấu ý định tìm đến cái chết. Nhà văn từng tâm sự “Tôi cảm giác mình sắp tụt xuống vực thẳm và muốn tìm đến cái chết để giải thoát. Nhưng con gái tôi là điều khiến tôi phải sống. Con bé đã nâng đỡ, tiếp sức cho tôi. Tôi nghĩ, tôi không thể chết vì con bé sẽ không sống nổi trên thế giới này nếu thiếu mẹ”. Cô con gái nhỏ là nguồn động lực để bà đứng dậy giữa những nỗi đau, cùng với sự động viên và tận tình giúp đỡ của người chị gái, bà quyết định nộp đơn xin việc để có tiền lo cho cuộc sống. Khi kinh tế đã phần nào ổn định, tháng 8 năm 1995, Rowling học cao học tại Đại học Edinburgh để trở thành giáo viên ở Scotland. - Hành trình đến danh hiệu “nhà văn giàu nhất trong lịch sử văn học” Chỉ với một chiếc máy đánh chữ và sự trở lại của một ý tưởng lớn tưởng chừng đã bỏ quên do những biến cố cuộc đời, Rowling bắt đầu lao vào thực hiện Harry Potter. Tập Harry Potter đầu tiên được hoàn thành trong các quán cà phê, khi cô con gái nhỏ ngoan ngoãn ngủ trong chiếc nôi bên cạnh mẹ. Nhận được sự phản hồi tích cực từ nhân viên đọc thử nghiệm bản thảo, hãng Christopher Little quyết định trở thành đại diện cho việc giới thiệu sách đến các nhà xuất bản. Họ đem bản thảo của Rowling nộp cho mười hai nhà xuất bản khác nhau nhưng không nơi nào chấp nhận. Một năm sau, may mắn đã mỉm cười với nữ văn sĩ khi Nhà xuất bản Bloomsburry chấp nhận bản thảo Harry Potter, vì cô con gái chín tuổi Alice Newton của Giám đốc rất thích nội dung bản thảo này, và như thế, Rowling được trả trước 1.500 bảng. Cuối năm ấy, Rowling được tài trợ 8.000 bảng để tiếp tục sự nghiệp sáng tác Harry Potter. Những thành công ban đầu này đã trở thành tiền đề cho những bước tiến lớn nối tiếp sau đó của J.K.Rowling. Từ một người vật lộn với cảnh đời nghèo khổ, bà trở thành nữ tỉ phú đầu tiên trên thế giới làm giàu qua việc viết văn. Thành công đó GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  18. 14 đến từ tấm lòng người mẹ, từ sự nỗ lực không ngừng nghỉ và hơn cả là trí tưởng tưởng đỉnh cao của nữ tiểu thuyết gia này. Với bà, sự thất bại là bước đệm để vươn đến thành công. “Có thể bạn không thất bại như tôi, nhưng trong cuộc sống, thất bại là không thể tránh khỏi. Bạn không thể sống mà không thất bại chuyện gì đó, trừ khi bạn sống quá cẩn trọng đến nỗi như là không sống, trong trường hợp này, bạn thất bại hoàn toàn. Thất bại dạy tôi những thứ mà không trường lớp nào có thể dạy. Tôi khám phá ra rằng mình có một ý chí mạnh mẽ, kỷ luật hơn mình tưởng. Hiểu được điều đó là một món quà thực sự, dù phải đau đớn để nhận được, thì nó vẫn có giá trị hơn mọi thành tích”, nữ văn sĩ tỷ phú J.K. Rowling đã phát biểu như thế khi bà được mời đến buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên đại học Havard năm 2008. Sau thành công vang dội của Harry Potter, năm 2012, Rowling ra mắt một tác phẩm dành cho tuổi trưởng thành mang tên The Casual Vacancy, tác phẩm bán được hai triệu bản, đài BBC đã quyết định cho dựng nó thành phim điện ảnh. Năm 2013, Rowling đã thực hiện được ước mơ của mình: viết một quyển tiểu thuyết trinh thám mang tên The Cuckoo's Calling. J.K.Rowling đã chứng tỏ cho cả thế giới rằng, Harry Potter không phải là đỉnh cao duy nhất và bà không phải là một nhà văn “ngủ quên trên chiến thắng”. 1.2.2. Tiểu thuyết Harry Potter Năm 1990, trong bốn tiếng đồng hồ ngồi chờ tàu, hình ảnh một cậu bé gầy gò, tóc đen, có đôi mắt xanh sáng bỗng lóe lên trong trí tưởng tượng của nhà văn J.K.Rowling. Cậu lang thang trên sân ga với đũa phép, rương hòm, chuồng cú; cố gắng tìm cổng ga có con số kì lạ để lên tàu đến Học viện Pháp thuật và Ma thuật. Đó là thời điểm đánh dấu sự hình thành của bộ tiểu thuyết ảnh hưởng đến thế hệ trẻ toàn thế giới, bộ tiểu thuyết xoay chuyển hoàn toàn cuộc đời bà. Nữ văn sĩ nói rằng: “Tôi đang một mình trở về London thì ý tưởng về Harry Potter xuất hiện. Hình ảnh về cậu bé không biết mình là pháp sư này càng lúc càng thật hơn. Tôi bắt đầu viết từ năm sáu tuổi nhưng chưa bao giờ tôi hào hứng như thế này”. Đầu tiên là nhân vật chính Harry, sau đó các nhân vật khác và những tình huống ở học viện cứ tuôn chảy trong trí tưởng tượng của bà. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  19. 15 - Nội dung cốt truyện. Câu chuyện mở ra bằng một không khí vui mừng của cộng đồng phù thủy, khi Chúa tể hắc ám Voldemort được xem là đã bị tiêu diệt sau nhiều năm gây bao nỗi lo sợ cho thế giới pháp thuật. Đêm hôm trước, Voldemort tìm ra nơi trú ẩn của gia đình Potter và giết chết vợ chồng James Potter, Lily Potter. Khi hắn định giết Harry, đứa con trai một tuổi của họ, lời nguyền chết chóc Avada Kedavra đã phản ngược lại, quyền lực của Voldemort bị tiêu tan. Harry bị lưu lại một vết sẹo hình tia chớp trên trán, một dấu hiệu mà bất cứ ai nhìn thấy đều nhận ra Harry Potter - đứa bé sống sót – người đã khiến cho Voldemort phải biến mất. Từ giây phút ấy, Harry mồ côi cha mẹ, được Hagrid mang đến cho gia đình dì dượng Dursley, những người họ hàng duy nhất của cậu bé, tuy nhiên họ không là phù thủy và luôn xem những gì thuộc thế giới pháp thuật là một thứ kinh tởm, xấu xa. Harry chưa bao giờ biết mình là một phù thủy, cho đến gần ngày sinh nhật lần thứ mười một, những điều bất thường liên tục xảy ra, cậu phát hiện rằng mình có thể trò chuyện với rắn. Và lần đầu tiên, cậu bé Harry nhận được những lá thư từ Học viện pháp thuật và ma thuật Hogwarts gửi tới bằng “hộp thư cú”. Đúng ngày sinh nhật mười một tuổi của Harry, Hagrid - người giữ khóa của trường Hogwarts – đến cho Harry biết được sự thật về thân thế của cậu và thông báo về việc cậu sẽ được học tại Hogwarts. Mỗi tập tiểu thuyết là một năm học, những sự kiện hầu hết diễn ra ở Hogwarts. Harry cùng hai người bạn thân thiết nhất, Hermione Granger và Ron Weasley vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại và những thay đổi của cảm xúc. Mỗi năm học qua đi, cậu đều nhận được những bài học vô giá về tình yêu thương, tìm ra được quá khứ về gia đình, sự thật về cái chết của cha mẹ cậu, cũng như sứ mệnh cao cả đã được mặc định dành riêng cho cậu. Đồng thời Harry cũng nhận ra mối nguy hiểm và những mất mát đến với cậu ngày một tăng dần theo sự trở lại của Voldemort. Năm học cuối cùng, Harry, Hermione và Ron đã có những chuyến phiêu lưu mạo hiểm, đối diện với những cái chết cận kề để cùng với Hogwarts giành chiến thắng. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
  20. 16 - Sự thành công và những ảnh hưởng lớn Câu chuyện về thế giới phù thủy mà Rowling sáng tạo bằng trí tưởng tượng bay bổng của mình trong Harry Potter đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Bảy tập truyện lần lượt ra đời trong sự mong chờ, háo hức của đông đảo độc giả bao gồm cả trẻ em và những người lớn. Harry Potter thật sự đánh lên một hồi chuông vang dội về sự xuất hiện của một kiệt tác văn chương gây chấn động nền văn học toàn cầu trong khoảng thời gian gần mười năm trời. Tháng 6 năm 1997, nhà xuất bản Bloomsburry in 1.000 bản Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Năm tháng sau, quyển sách được trao giải thưởng: “The Nestle Smartie Book Prize”. Tháng 2 năm 1998, quyển sách được trao thêm giải “The Book of the year”, giải thưởng vinh dự dành cho một tác phẩm văn học. Đầu năm 1998, một buổi đấu giá quyền xuất bản Harry Potter tại Mỹ được tổ chức, quy tụ hầu hết những nhà xuất bản lớn nhỏ trên cả nước. Kết quả, bản quyền quyển sách thuộc về Công ty Scholastic với giá 105.000 USD. Tháng 7 năm 1998, Harry Potter và Phòng chứa bí mật được xuất bản. Quyển sách này một lần nữa, đã đem về cho Rowling giải “The Nestle Smartie Book Prize”. Tháng 12 năm 1999, quyển Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban ra mắt và khiến Rowling trở thành tác giả đầu tiên nhận giải “The Nestle Smartie Book Prize” ba lần liên tiếp trong ba năm. Quyển thứ tư Harry Potter và Chiếc cốc lửa được xuất bản đồng thời ở hai quốc gia Anh và Mỹ, vào ngày 8 tháng 7 năm 2000. Quyển sách bán được 372,775 bản ở Anh ngay ngày đầu tiên. Còn ở Mỹ, quyển sách bán được hơn ba triệu bản chỉ trong hai ngày. Quyển thứ năm Harry Potter và Hội Phượng hoàng xuất bản năm 2003. Sau một thời gian chờ đợi dài hơn dự kiến, Harry Potter trở lại trong niềm hân hoan của độc giả toàn thế giới. Quyển thứ sáu Harry Potter và Hoàng tử Lai ra mắt ngày 16 tháng 7 năm 2005, chín triệu bản in được tiêu thụ trong ngày hôm đó. GVHD: Ths.Phạm Phương Mai SVTH: Nguyễn Phi Yến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2