intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khởi tạo ý tưởng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

103
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như khi bạn làm luận văn, có đề tài mà không biết làm ra sao, cách chuẩn bị một bài thuyết trình như thế nào cho hiệu quả. Mọi việc đều không biết cách thức bắt đầu ra sao và kết thúc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Những lúc “đau đầu” như thế này, bạn có thể sử dụng phương pháp khởi tạo ý tưởng, viết tất cả những suy nghĩ của bạn xoay quanh vấn đề đang cần được giải quyết. Bắt đầu từ tất cả những thông tin bạn đang có được, từ đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khởi tạo ý tưởng

  1. Khởi tạo ý tưởng Như khi bạn làm luận văn, có đề tài mà không biết làm ra sao, cách chuẩn bị một bài thuyết trình như thế nào cho hiệu quả. Mọi việc đều không biết cách thức bắt đầu ra sao và kết thúc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Những lúc “đau đầu” như thế này, bạn có thể sử dụng phương pháp khởi tạo ý tưởng, viết tất cả những suy nghĩ của bạn xoay quanh vấn đề đang cần đ ược giải quyết. Bắt đầu từ tất cả những thông tin bạn đang có được, từ đó mở rộng và phát triển vấn đề theo những quan điểm cá nhân, những phương án cá nhân. Hay ngay như cách thức làm việc của một nhóm, một đội cũng vậy, khi có một dự án, một kế hoạch đưa ra nhưng nhiều khi tất cả các thành viên của đội vẫn loay hoay không biết phải xử trí thế nào để có thể có nhiều ý tưởng rồi sau đó đưa ra được một phương án khả thi nhất. Phương pháp khởi tạo ý tưởng sẽ giúp các bạn gỡ rối được những tình huống khó xử nhất. Phương pháp tư duy và giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả công việc tốt nhất l à khai thác tối đa sự sáng tạo của bộ não con người. Ngay từ năm 1938 Alex Osborne trên cơ sở nhiều năm nghiên cứu của mình đã đưa ra công cụ Khởi tạo ý tưởng (Brainstorming). Mục đích đầu tiên của công cụ này ra đời chính là để “kết nối các bộ óc vĩ đại lại với nhau” tạo ra một danh sách các ý tưởng hay giải pháp từ đó phân tích, thảo luận để đưa ra giải pháp tối ưu. Nguyên tắc thực hiện - Càng nhiều ý tưởng càng tốt.
  2. Nhiều khi gặp vấn đề, ta vội vã hành động ngay, sau khi làm rồi mới thấy rằng còn nhiều cách làm hay hơn và hiệu quả hơn hẳn, “giá mà lúc đó mình làm thế này, giá mà lúc đó mình làm thế kia…” Đó là do thói quen tư duy, không liệt kê tất cả các ý tưởng nên rơi vào tình trạng như vậy. Ý tưởng càng nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều sự lựa chọn, từ đó chọn được giải pháp tối ưu nhất. - Càng mới lạ, càng độc đáo, càng quái đản càng tốt. Những ý tưởng mới lạ, độc đáo, quái đản thường là những ý tưởng sáng tạo. Ngày xưa khi nói đến chuyện phát minh ra 1 cỗ máy giúp con người có thể bay được, ai cũng cười nhạo, nghĩ rằng đấy là điên khùng. Ai cũng nghĩ rằng "Nếu Thượng đế muốn con người bay được, ngài đã ban cho chúng ta những đôi cánh". Nhưng Leonardo da Vinci, anh em nhà Wright lại không nghĩ vậy. Nhờ vậy bây giờ chúng ta đã có máy bay. Thế giới luôn luôn biến đổi không ngừng. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề mới bằng tư duy cũ. Vì vậy rất cần những ý tưởng mới. Sử dụng Khởi tạo ý tưởng sẽ khuyến khích việc đưa ra những ý tưởng mới. - Không phê phán, chỉ trich hay đánh giá ý tưởng của người khác. Khi một người bị chỉ trích, những người khác sẽ không dám đưa ra ý tưởng. Các bạn sợ rằng ý tưởng của mình cũng bị chỉ trích. Ngược lại, khi có sự khích lệ, sự ủng hộ, thì tất cả sẽ tham gia tích cực nhiệt tình. Hãy nhớ lại 1 câu chuyện tương tự như thế này: Có 1 ngày, khi bạn học lớp 1 hoặc lớp 2, đang ngồi trong lớp nghe giảng, lúc n ày cô giáo hỏi: “Bạn nào có thể trả lời được câu hỏi này?”, bạn giơ tay, bật dậy trả lời
  3. câu hỏi 1 cách đầy tự tin. Nhưng ngay lúc trả lời xong câu hỏi, bạn thấy một số bạn khác đang cười và tiếng cô giáo “Sai rồi, em ạ. Cô rất ngạc nhiên vì em!” Bạn cảm thấy xấu hổ trước mặt bạn bè và cô giáo, sự tự tin của bạn bắt đầu bị lung lay và bạn dần mất đi sự tự tin của mình. Và quãng thời gian sau chính là lúc bạn rụt rè hơn trong việc đưa ra ý tưởng. Khi chúng ta còn học cấp 1, cô gọi là cả lớp xung phong, đến cấp 2 thì xung phong nhưng ít dần, đến cấp 3 thì lác đác vài cánh tay giơ lên. Tới đại học thì chẳng còn ai giơ tay phát biểu. Đó là do môi trường. Chúng ta cần môi trường vui vẻ an toàn tích cực để sáng tạo. Dựa vào cơ chế tiếp nhận thông tin theo lý thuyết 3 não, chúng ta hiểu rằng khi phải tiếp nhận thông tin xấu thì năng lượng sẽ dồn xuống não bò sát, lúc này ta không thể tư duy được. Nếu được tiếp nhận thông tin tốt, năng lượng sẽ lên não người. Chỉ có ở não người chúng ta mới có thể suy nghĩ để đưa ra được giải pháp. Nguyên tắc này còn giúp chúng ta loại bỏ tư duy nội suy - tư duy tự phê phán. Tư duy nội suy là những tư duy của chính bản thân ta, nó thường ngăn ta đưa ra các ý tưởng sáng tạo. Bạn thử nghĩ xem, ai là người hay cấm đoán, hay chửi bới chúng ta nhất? “Ý tưởng này thật điên rồ, mình mà nói ra tất cả sẽ nghĩ mình là thằng điên mất. Không được rồi, ý tưởng này tệ quá…” Chính chúng ta là người hay chỉ trích bản thân nhiều nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0