!
đầu năm 2024. Tuy nhiên, một số doanh
nghiệp xuất khẩu chưa nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng, sự cần thiết của kiến thức thị
trường, cam kết xuất khẩu nên gặp rất nhiều
khó khăn trong hoạt động xuất khẩu, năng lực
cạnh tranh hạn chế và khó mở rộng thị
trường, hiệu quả xuất khẩu không cao.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này tập
trung vào việc phân tích tác động của kiến
thức thị trường và cam kết xuất khẩu đến kết
quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là tác động cộng hưởng của hai
yếu tố này. Trên cơ sở nghiên cứu thực
nghiệm, kết quả kỳ vọng sẽ cung cấp những
thông tin bổ ích, giúp các doanh nghiệp Việt
Nam hiểu rõ hơn về vai trò và tác động của
kiến thức thị trường và cam kết xuất khẩu.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp
cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà quản lý
và các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu bền vững trong bối
cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.
2. Cơ sở lý luận
Theo quan điểm học thuyết nguồn lực
(Resource-Based Theory - RBT), kết quả xuất
khẩu của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả
năng sở hữu, phát triển và khai thác các
nguồn lực nội tại để đạt được lợi thế cạnh
tranh trên thị trường quốc tế (Navarro và cộng
sự, 2010; Chugan và Singh, 2015). Học
thuyết này nhấn mạnh rằng, không phải mọi
doanh nghiệp đều có thể thành công trong
xuất khẩu chỉ nhờ vào cơ hội thị trường, mà
thành công này chủ yếu đến từ việc doanh
nghiệp có thể tạo ra và duy trì những nguồn
lực chiến lược độc đáo, khó sao chép và
không dễ dàng thay thế (Barney, 1991). Các
nguồn lực này có thể là tài sản hữu hình như
cơ sở hạ tầng, hệ thống sản xuất, hoặc các yếu
tố vô hình như kiến thức, kinh nghiệm quản
lý và năng lực đổi mới.
Trong bối cảnh xuất khẩu, khả năng tận
dụng hiệu quả các nguồn lực này sẽ giúp
doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh khốc
liệt trên thị trường toàn cầu. Cụ thể, nghiên
cứu này tập trung vào hai nguồn lực là kiến
thức về thị trường xuất khẩu và cam kết xuất
khẩu giúp cải thiện kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp. Đồng thời, kiến thức thị trường
xuất khẩu, khi kết hợp với cam kết mạnh mẽ
từ phía doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa hiệu
quả trong các quyết định chiến lược liên quan
đến xuất khẩu (Negeri và Ji, 2023). Từ hiểu
biết sâu sắc về các yếu tố đặc thù của thị
trường xuất khẩu, doanh nghiệp không chỉ
nắm bắt được các xu hướng và cơ hội trong
thị trường mà còn phát triển khả năng linh
hoạt, thích ứng với sự thay đổi của môi
trường kinh doanh quốc tế. Việc duy trì cam
kết xuất khẩu giúp doanh nghiệp không
ngừng cập nhật và mở rộng kiến thức thị
trường, từ đó tối ưu hóa hoạt động kinh doanh
xuất khẩu và nâng cao lợi nhuận. Kết quả là,
doanh nghiệp có khả năng thâm nhập sâu hơn
vào các thị trường mục tiêu, cải thiện doanh
số xuất khẩu và mở rộng quy mô hoạt động
quốc tế.
2.1. Kiến thức thị trường xuất khẩu của
doanh nghiệp
Kiến thức thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp là toàn bộ những hiểu biết của doanh
nghiệp về thị trường xuất khẩu. Bao gồm
những thông tin, hiểu biết về pháp lý, luật
pháp, quy định về thương mại, môi trường
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc điểm và
thị hiếu tiêu dùng của khách hàng (Di Fatta và
cộng sự, 2019). Theo quan điểm nguồn lực,
kiến thức thị trường xuất khẩu là một trong
những nguồn lực nội bộ vô hình quan trọng
của công ty, có thể trở thành tài sản chiến
lược, là cơ sở tiền đề tạo nên lợi thế cạnh
tranh và cải thiện mạnh mẽ hiệu quả xuất
Số 176/2025
16
KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
thương mại
khoa học