Tài liệu "Kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền ngoài da" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền ngoài da
- KỸ THUẬT ĐẶT BUỒNG TIÊM TRUYỀN NGOÀI DA
I. ĐẠI CƢƠNG
- Kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền ngoài da là thủ thuật nhằm đưa 1 catheter vào một
tĩnh mạch trung ương qua đường tĩnh mạch ngoại vi và catheter đó nối với buồng
tiêm truyền được đặt ngoài da người bệnh ở vị trí thích hợp.
- Mục đích của việc đặt buồng tiêm truyền là để tiêm truyền vào tĩnh mạch trung
ương lâu dài mà không cần phải lấy vein nhiều lần.
II. CHỈ ĐỊNH
- Được chỉ định trong các bệnh cần tiêm truyền vào tĩnh mạch trung ương lâu dài.
- Hóa chất điều trị bệnh ung thư.
- Nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài.
- Sử dụng các thuốc đường tĩnh mạch nhưng dễ gây tổn thương khi lấy vein ngoại vi
nhiều lần.
- Theo nhu cầu của việc điều trị bệnh và nguyện vọng của người bệnh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Viêm tắc tĩnh mạch các loại.
- Huyết khối tĩnh mạch liên quan tới tĩnh mạch định đặt buồng.
- Viêm, nhiễm trùng vùng dự kiến đặt buồng.
- Bệnh lý rối loạn đông máu, cầm máu.
- Các bệnh nhiễm khuẩn huyết, suy giảm miễn dịch.
- Không đủ trang thiết bị, người bệnh không đồng ý.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
- 1 Bác sỹ gây mê hồi sức.
- 1 nhóm điều dưỡng: đưa dụng cụ, chạy ngoài, thực hiện thuốc.
2. Phƣơng tiện
- Một bộ đặt buồng tiêm truyền ngoài da đã có đầy đủ các bộ phận cần thiết.
- Thầy thuốc cần kiểm tra kỹ trước khi tiến hành: hạn dùng, cỡ buồng tiêm, niêm
phong vô khuẩn, các thiết bị kèm theo.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật vô khuẩn, bao gồm:
838
- + Dao mổ: gồm cán dao và lưỡi dao
+ Pince: 2 chiếc
+ Kẹp toan: 4 chiếc.
+ Kìm kẹp kim: 1 chiếc.
+ Kim khâu da: 1 chiếc.
+ Chỉ phẫu thuật các loại.
- Gạc phẫu thuật, toan, áo mổ. Đủ cho cuộc mổ.
- Dụng cụ sát khuẩn, cồn trắng, betadin…
- Dịch truyền
- Dây truyền dịch
- Xy lanh các cỡ
- Thuốc gây tê: Thường dùng: Marcain, Lidocain, Novocain…..
- Các loại kim tiêm thuốc chuyên dụng.
- Nơi tiến hành: Phòng mổ, phòng thủ thuật vô khuẩn.
- Bàn mổ, bàn thủ thuật vô khuẩn.
3. Ngƣời bệnh
- Người bệnh phải được giải thích kỹ về chỉ định và các hướng dẫn sử dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng định đặt buồng.
4. Hồ sơ bệnh án
- Phần hành chính: tên, tuổi, giới, các thông tin cần thiết của người bệnh.
- Phần bệnh lý: Kiểm tra bệnh cần dùng thuốc và chỉ định đặt.
- Tiền sử bệnh.
- Các bệnh lý kèm theo.
- Xét nghiệm cơ bản..
5. Kiểm tra trƣớc thủ thuật
- Hồ sơ bệnh án.
- Người bệnh.
- Các bệnh lý khác.
- Con người và trang thiết bị.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
839
- 1. Ngƣời bệnh đƣợc đƣa vào phòng mổ, phòng thủ thuật vô khuẩn
- Nằm ngửa, tư thế thoải mái.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng thủ thuật: Thường là cánh tay hoặc cẳng tay. Hoặc vùng
ngực.
2. Điều dƣỡng tiến hành kiểm tra và ngƣời bệnh
- Ghi chép đầy đủ.
- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, điện tim.
- Chuẩn bị bộ dây truyền, dịch truyền.
3. Sát khuẩn vùng chọc kim và vùng mổ
- Các vein ngoại vi thường hay được chọn là tĩnh mạch lớn ở cánh tay hoặc cẳng tay
- Cũng có thể lấy vein trung ương như dưới đòn, cảnh ngoài.
- Vùng thường được đặt buồng truyền là ngực, cánh tay hoặc cẳng tay.
4. Lấy vein ngoại vi hoặc vein trung ƣơng
4.1. Kỹ thuật lấy vein trung ương
- Mở bộ đặt buồng truyền ra, lấy kim nối với xy lanh có nước muối 0,9
- Xác định mốc chọc, hướng kim, gây tê, sau đó chọc vào vein trung ương.
- Ngay khi kim đã chọc vào vein thì một tay giữ cố định kim, tay còn lại tháo xy
lanh
- Đồng thời người phụ đã chuẩn bị sẵn dây dẫn đường (Có sẵn trong bộ) Luồn vào
tĩnh mạch qua kim chọc tĩnh mạch.
- Nếu chọc chính xác, dây dẫn đường sẽ được luồn thuận lợi. Nếu vướng phải kiểm
tra lại. Tuyệt đối không được cố đẩy khi thấy vướng.
- Trước khi luồn dây nhớ đo và luồn đúng đến mức định luồn (Thông thường các
dây dẫn đường đều có vạch để tiện cho việc đo).
- Rút kim chọc tĩnh mạch ra cố định tạm dây dẫn đường.
4.2. Kỹ thuật lấy vein ngoại vi
- Gây tê vùng tiến hành thủ thuật.
- Dùng kim chọc vein, thông thường chọn những vein to và thẳng ở cẳng tay hoặc
cánh tay. Tốt nhất là đoạn giửa cẳng hoặc cánh tay.
- Sau khi kim chọc đã vào vein, ta giữ cố định kim rồi luồn dây dẫn đường qua kim
chọc vào vein. Đo đoạn dây từ chỗ chọc tới nơi định đặt đầu catheter và luồn dây
dẫn đường tương đương với độ dài đó.
840
- 5. Luồn Catheter và đặt buồng truyền
- Đo đoạn từ nơi chọc kim tới nơi định đặt đầu catheter sau đó cắt catheter cho có
độ dài tương ứng.
- Dùng dao rạch 1 chút rất nhỏ thôi, vừa đủ để luồn catheter, tách chỗ chọc kim ra
luồn catheter vào cho tới khi tới vị trí mong muốn.
- Ráp nối catheter với buồng truyền.
- Nếu ta lấy vein cảnh trong thì phải dùng Troca (có sẵn trong bộ) chọc luồn dưới
da để luồn catheter tới nơi đặt buồng truyền.
- Nếu lấy vein dưới đòn có thể khâu đính buồng tiêm ngay dưới chỗ chọc kim
(chân dây dẫn đường) xuống 2-3 cm.
- Với vein tay có thể khâu buồng truyền ngay tại cánh tay hoặc cẳng tay.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
- Tụt catheter vào tĩnh mạch: Cần chụp XQ để xác định. Sau đó dùng thông tim
dưới màn huỳnh quang tăng sáng gắp catheter ra.
- Nhiễm trùng: Nhẹ thì sát khuẩn, điều trị kháng sinh. Nặng thì phải tháo bỏ buồng
truyền, điều trị như các nhiễm khuẩn vết mổ khác.
- Tắc đường truyền: Tuyệt đối không được thông bằng cách bơm nếu biết đường
truyền để lâu và tắc. Bởi vì sẽ đẩy huyết khối vào tĩnh mạch. Lúc này cần mở
đường truyền ra làm lại.
- Tràn khí màng phổi: Thường chỉ sảy ra khi làm với vein dưới đòn. Vein ngoại vi
thì khó gặp biến chứng này. Kiểm tra bằng nghe phổi, chụp XQ phổi. Dẫn lưu khí,
hút liên tục.
841