intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sản xuất tinh dầu

Chia sẻ: Đinh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

394
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên liệu tinh dầu là các loại thực vật có chứa tinh dầu. Trong thực vật, tinh dầu có thể ở hoa, lá, rễ, thân, củ...Có một số thực vật trong mọi bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu. Để khai thác chúng trong công nghiệp, người ta sử dụng bộ phận cây có chứa nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu trong thực vật thường không lớn lắm, có loại chứa 15% và có loại chỉ vài phần nghìn. Những nguyên liệu chứa tinh dầu ít thường quý và đắt tiền (tinh dầu hoa hồng...). Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm, mùi thơm của tinh dầu là mùi của cấu tử có nhiều trong tinh dầu (cấu tử chính). Ví dụ: mùi của tinh dầu hoa hồng là mùi của phenyl etilic (cấu tử chính), mùi của tinh dầu hoa nhài là mùi của jasmin, mùi của tinh dầu chanh là mùi của limonen (chiếm khoảng 90% trong tinh dầu chanh). Đa số tinh dầu thường rất dễ bay hơi với hơi nước, có mùi thơm, không hòa tan trong nước và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước. Có một vài tinh dầu có khối lượng riêng lớn hơn nước như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương... Vì những lý do trên người ta thường dùng phương pháp chưng cất để tách tinh dầu. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sản xuất tinh dầu

Kỹ thuật sản xuất tinh dầu<br /> <br /> Kỹ thuật sản xuất tinh dầu<br /> Bởi:<br /> unknown<br /> <br /> Nguyên liệu :<br /> Đặc tính chung và phân loại :<br /> Nguyên liệu tinh dầu là các loại thực vật có chứa tinh dầu. Trong thực vật, tinh dầu có<br /> thể ở hoa, lá, rễ, thân, củ...Có một số thực vật trong mọi bộ phận của cây đều có chứa<br /> tinh dầu. Để khai thác chúng trong công nghiệp, người ta sử dụng bộ phận nào trong<br /> cây có chứa nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu<br /> trong thực vật thường không lớn lắm, có loại chứa 15 % và có loại chỉ vài phần nghìn.<br /> Những nguyên liệu chứa tinh dầu ít thường quí và đắt tiền (tinh dầu hoa hồng...).<br /> Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm, mùi thơm của tinh dầu là mùi<br /> của cấu tử có nhiều trong tinh dầu (cấu tử chính). Ví dụ: mùi của tinh dầu hoa hồng là<br /> mùi của phenyl etilic (cấu tử chính), mùi của tinh dầu hoa nhài là mùi của jasmin, mùi<br /> của tinh dầu chanh là mùi của limonen (chiếm khoảng 90% trong tinh dầu chanh). Đa<br /> số tinh dầu thường rất dễ bay hơi với hơi nước, có mùi thơm, không hòa tan trong nước<br /> và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước. Có một vài tinh dầu có khối lượng riêng lớn<br /> hơn nước như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương... Vì những lý do trên người ta thường<br /> dùng phương pháp chưng cất để tách tinh dầu.<br /> Khác với dầu béo, thành phần của tinh dầu là những hợp chất thuộc dãy tecpen, công<br /> thức chung là (C10H16)n và những dẫn xuất có chứa oxy của tecpen như rượu, xêton,<br /> andehyt. Còn dầu béo là các hợp chất thuộc dãy parafin, olêfin... không thuộc dãy<br /> tecpen. Dầu béo không bay hơi với hơi nước nên không chưng cất được, dầu béo sau<br /> khi tinh chế thường không có mùi thơm đặc trưng, thường trong quá trình bảo quản dầu<br /> béo, dầu có thể có mùi do bị ôi khét, hư hỏng.<br /> Người ta phân loại nguyên liệu chứa tinh dầu ra thành các loại như sau:<br /> * Nguyên liệu quả và hạt: hồi, mùi, màng tang...<br /> * Nguyên liệu lá, cành: sả, bạc hà, hương nhu...<br /> * Nguyên liệu rễ, củ: gừng, long não (nhiều nhất ở rễ)<br /> 1/24<br /> <br /> Kỹ thuật sản xuất tinh dầu<br /> <br /> * Nguyên liệu vỏ: cam, chanh, quýt...<br /> * Nguyên liệu hoa: hoa hồng, hoa nhài...<br /> Giới thiệu một số nguyên liệu chứa tinh dầu:<br /> * Hồi: hoa có hình sao, trồng nhiều ở Lạng sơn, Cao bằng, hàm lượng tinh dầu 13 ÷15%<br /> (tính theo hoa khô), 3 ÷3,5% (tính theo hoa tươi). Tinh dầu hồi dùng để chế biến rượu<br /> mùi, dùng trong y dược (cồn xoa bóp), dùng làm chất phụ gia trong kem đánh răng.<br /> * Sả: là một loại cây thân thảo, sống một vài năm, trồng bằng tép. Sau khi trồng 3 ÷4<br /> tháng thì thu hoạch lá và cứ 40 ÷45 ngày thu hoạch một lứa, năng suất bình quân 50<br /> tấn lá/ha. Hàm lượng tinh dầu 0,7 ÷1,5%, thành phần chính của tinh dầu sả là geraniol<br /> (23%) và xitronenlal (32 ÷ 35%). Lá sả thường được chưng cất ở dạng tươi hoặc khô.<br /> Sả trồng được ở vùng đồi núi vì chịu được khô hạn.<br /> * Bạc hà: là loại cây thân thảo sống được vài năm, sau khi trồng vài tháng có thể thu<br /> hoạch được. Hàm lượng tinh dầu 1,3 ÷1,6%, cấu tử chính là mentol (70 ÷90%).Tinh dầu<br /> bạc hà được dùng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.<br /> * Quế: trồng nhiều ở Quảng ninh, Yên bái, Quảng nam, Quảng ngãi. Vỏ và lá đều có<br /> chứa tinh dầu nhưng nhiều nhất là ở vỏ. Để sản xuất tinh dầu người ta thường dùng cành<br /> và vỏ vụn. Hàm lượng tinh dầu ở vỏ khô 1 ÷2,5%, ở lá 0,2 ÷0,5%. Cấu tử chính của<br /> tinh dầu quế là anđêhyt xinamic (90%). Tinh dầu quế được dùng trong công nghiệp thực<br /> phẩm (gia vị) và trong dược phẩm.<br /> Thu hoạch, bảo quản và chế biến sơ bộ:<br /> Nguyên liệu chứa tinh dầu cần phải thu hoạch vào lúc có nhiều tinh dầu nhất và tinh<br /> dầu có chất lượng cao nhất. Tùy theo dạng nguyên liệu mà người ta xác định độ chín<br /> kỹ thuật để thu hoạch, thường thu hoạch vào lúc sáng sớm, lúc tan sương (vì trong ngày<br /> hàm lượng tinh dầu giảm dần từ sáng đến tối). Khi thu hoạch cần tránh làm dập nát<br /> và lẫn tạp chất. Thu hoạch xong cần đưa về cơ sở sản xuất ngay. Trong quá trình vận<br /> chuyển cần cẩn thận để tránh hư hỏng nguyên liệu. Các cơ sở sản xuất không nên quá xa<br /> vùng nguyên liệu (35% nhưng tinh dầu của ta thường chỉ đạt 32<br /> %, do đó có thể dùng phương pháp chưng cất ngưng tụ theo thời gian để nâng cao hàm<br /> lượng xitronenlal trong tinh dầu sả.<br /> b. Các dạng chưng cất tinh dầu: có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau:<br /> * Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị. Khi đun sôi, hơi<br /> nước bay ra sẽ cuốn theo tinh dầu, ngưng tụ hơi bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước<br /> và tinh dầu, hai thành phần này không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.<br /> Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với những cơ sở sản<br /> xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu<br /> suất thấp, chất lượng tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị<br /> nên dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và nhiệt độ chưng<br /> cất.<br /> * Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và nước cùng cho vào<br /> một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối<br /> nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào<br /> phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu.<br /> Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.<br /> So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, nguyên liệu ít bị cháy khét<br /> vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị, các nhược điểm khác vẫn chưa khắc phục<br /> được. Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ<br /> cao.<br /> * Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Phương pháp này phù hợp với những cơ<br /> sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị<br /> chưng cất.<br /> Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều thiết bị chưng cất, điều<br /> kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ cơ khí hóa và tự động hóa các công<br /> đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản<br /> xuất. Ngoài ra, phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét<br /> và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt, hơi có áp suất cao để<br /> <br /> 4/24<br /> <br /> Kỹ thuật sản xuất tinh dầu<br /> <br /> chưng cất. Tuy nhiên, đối với một số tinh dầu trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và<br /> áp suất cao sẽ bị phân hủy làm giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong<br /> phương pháp này khá phức tạp và đắt tiền.<br /> c. Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất:<br /> * Ưu điểm:<br /> - Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản,<br /> - Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn hợp bằng cách ngưng<br /> tụ từng phần theo thời gian,<br /> - Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ cần 5-10 giờ, nếu<br /> liên tục thì 30 phút đến 1 giờ,<br /> - Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt độ cao.<br /> * Nhược điểm:<br /> - Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu<br /> thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi và nước ngưng tụ,<br /> - Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử dễ bị thủy phân,<br /> - Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay hơi trong thành<br /> phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần thiết vì chúng có tính<br /> chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm...<br /> - Hàm lương tinh dầu còn lại trong nưóc chưng (nước sau phân ly) tương đối lớn,<br /> - Tiêu tốn một lượng nước khá lớn để làm nhưng tụ hỗn hợp hơi.<br /> d. Qui trình công nghệ chưng cất tinh dầu:<br /> Tùy theo từng loại nguyên liệu mà qui trình chưng cất có những điểm khác nhau nhất<br /> định. Nhìn chung, qui trình chưng cất tinh dầu phải có những công đoạn cơ bản sau:<br /> <br /> 5/24<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2