intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật tiêm

Chia sẻ: Nguyen Huyen | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

201
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật tiêm trong da, kỹ thuật tiêm dưới da, qui trình kỹ thuật tiêm bắp, qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch là những nội dung chính trong tài liệu "Kỹ thuật tiêm". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật tiêm

  1. 4 Kỹ thuật tiến hành thử phản ứng thuốc 4.1 Kiểm tra thuốc, sát khuẩn lọ thuốc và nước cất, bẻ bằng gạc vô khuẩn. Pha thuốc có nồng độ  100.000 đv/1ml 4.2 Hút 1ml thuốc đ• pha vào bơm thứ nhất Hút 1 ml nước cất (hoặc DD Nacl 0,9%)  vào bơm thứ 2 Đuổi khí đúng kỹ thuật, đặt vào khay vô khuẩn đậy lại. 4.3 Xác định vị trí thử 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay. Sát khuẩn vị trí tiêm để khô. Điều dưỡng đi găng 4.4 Cầm bơm tiêm nhỏ giọt nước cất (hoặc DD Nacl 0,9%) lên vị trí sát khuẩn. Cầm bơm tiêm có thuốc đ• pha nhỏ cách giọt nước cất 3­5 cm 4.5 Cầm kim tiêm số 24 tạo với mặt da 1 góc 450, lẩy nhẹ vào giọt nước cất vào lớp thượng bì, không  làm chảy máu. Cũng làm như vậy với giọt thuốc bằng kim khác. 4.6 Dùng bút đánh dấu vào vị trí thuốc và nước cất. Dặn người bệnh những điều cần thiết, theo dõi người bệnh. 4.7 Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ bệnh án 4.8.Đọc kết quả sau 20 phút 4.9 Ghi phiếu thử phản ứng . KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA mục tiêu 1. Nêu được định nghĩa, vùng tiêm, góc độ, chỉ định và tai biến của tiêm trong da. 2. Mô tả được qui trình kỹ thuật tiêm trong da. Nội dung 1. Định nghĩa Tiêm trong da là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ 1/10ml vào lớp dưới thượng bì thuốc được hấp thu rất  chậm 2. Vùng tiêm 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay, phần trên của cơ Đenta, 1/3 trên trước ngoài cánh tay, ngực trên, giữ  đùi 3. Góc độ tiêm Đâm kim với góc từ 100 đến 150 so với mặt da 4. Chỉ định tiêm trong da ­ Tiêm một số vacxin phòng bệnh ( phòng lao) ­ Tiêm BCG để chẩn đoán lao ­ Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc 5. Tai biến của tiêm trong da ­ Phản ứng với thuốc biểu hiện mẩn ngứa hoặc sốt ­ Nếu tiêm vacxin quá sâu hoặc quá liều quy định có thể gây nguy hiểm cho  người bệnh 6. Qui trình kỹ thuật tiêm trong da 6.1. Chuẩn bị người bệnh ­ Xem y lệnh, thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu ­ Giải thích để người bệnh yên tâm, dặn dò người bệnh những điều cần thiết 6.2. Chuẩn bị người làm thủ thuật ­ Có đầy đủ mũ, áo, khẩu trang ­ Rửa tay thường qui 6.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
  2. 6.3.1. Dụng cụ vô khuẩn Khay chữ nhật trải săng vô khuẩn có: gạc bẻ ống thuốc, găng tay, bơm kim tiêm 1ml (kim tiêm nhỏ  dài 1,5 cm, mũi vát ngắn và sắc), kim lấy thuốc. 6.3.2. Dụng cụ sạch và thuốc ­ Khay chữ nhật, trụ cắm 1 kẹp kose có mấu ­ Cốc đựng bông, cồn 700 ­ Thuốc tiêm theo y lệnh. ­ Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe. ­ Bệnh án hoặc sổ thuốc, gối kê tay, phiếu thử phản ứng, bút đánh dấu, đồng hồ bấm dây (nếu là thử  phản ứng thuốc) ­ Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn ­ Xe tiêm 6.4. Kỹ thuật tiến hành Bước 1. Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. Bước 2. Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. Bước 3. Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. Bước 4. Thầy thuốc đi găng tay. Bước 5. Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện (người lớn ngồi hoặc nằm, trẻ nhỏ phải  bế giữ trẻ cẩn thận) bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm. Bước 6. Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 Bước 7. Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 700 Bước 8. Tay trái căng da nơi tiên, tay cầm bơm kim tiêm mũi vát quay lên trên đâm kim chếch 10­15 độ  so với mặt da, khi kim bén mặt da thì hạ sát bơm kim tiêm với mặt da để đẩy cho ngập hết mũi vát  của kim Bước 9. Bơm 1/10ml thuốc, theo dõi thuốc có vào đúng trong da bằng cách có cảm giác nặng tay, chỗ  tiêm nổi phồng bằng hạt ngô, sẩn da cam, da chỗ đó trắng bệch. Bước 10. Bơm hết thuốc rút kim ra, kéo chệch da nơi tiêm, sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700   (trường hợp tiêm vaccin không sát khuẩn lại) Bước 11. Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái. Bước 12. Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. ­ Sắp xếp và xử lý dụng cụ theo đúng quy định, tháo găng. ­ Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc: thời gian dùng thuốc, tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi  dùng thuốc, điều dưỡng ký tên. 4Tiến hành kỹ thuật 4.1 Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. 4.2 Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm. 4.3 Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. 4.4 Thầy thuốc đi găng tay. 4.5 Để người bệnh tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm 4.6 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 4.7 Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 700 4.8 Một tay căng da nơi tiêm, tay kia cầm bơm tiêm chếch 100 ­ 150 so với mặt da, khi kim bén mặt da  thì hạ sát kim tiêm với mặt da, đẩy cho ngập hết mũi vát của kim 4.9 Bơm 1/10ml thuốc, theo dõi thuốc vào trong da 4.10 Bơm hết thuốc rút kim, kéo chệch da nơi tiêm, sát khuẩn lại bằng cồn 700 . 4.11 Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái.
  3. 4.12 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA mục tiêu 1. Nêu được định nghĩa, vị trí, góc độ và các tai biến của tiêm dưới da. 2. Nêu được chỉ định và chống chỉ định của tiêm dưới da. 3. Trình bày được qui trình kỹ thuật  tiêm dưới da. Nội dung 1. Định nghĩa Tiêm dưới da là đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết lỏng dưới da 2. Vùng tiêm ­ Chi trên: cơ Đen ta, cơ tam đầu cánh tay ­ Chi dưới: cơ tứ đầu đùi (mặt trước ngoài) ­ Vùng da bụng 3. Góc độ tiêm Đâm kim với góc độ từ  30 đến 45 độ so với  mặt da 4. Chỉ định Tiêm dưới da được thực hiện đối với những loại thuốc có chỉ định tiêm dưới da, thường là những  thuốc mong muốn hấp thu thuốc chậm và duy trì thời gian tác dụng: Atropin sunphat, Insulin... 5. Chống chỉ định Những thuốc không được phép tiêm dưới da: thuốc khó hấp thu, gây đau, gây hoại tử. 6. Tai biến tiêm dưới da ­ Vô khuẩn không tốt Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm gây ra áp xe tại chỗ hoặc lây  bệnh truyền nhiễm như: HIV, viêm gan vi rút ­ Sai lầm về kỹ thuật + Quằn kim hoặc g•y kim do người bệnh gi•y giụa mạnh + Người bệnh có thể bị ngất: Do người bệnh đau, do quá sợ h•i hoặc do bơm thuốc quá nhanh ­ Các tai biến do thuốc gây ra Do thuốc tiêm vào không tiêu đi được hoặc tiêu rất chậm làm cho người bệnh đau có khi  tạo ra ổ áp  xe vô khuẩn hoặc gây mảng mục (tiêm Insulin, Quinin, thuốc dầu...) ­ Sốc do phản ứng của cơ thể đối với thuốc 7. Quy trình kỹ thuật tiêm dưới da 7.1. Chuẩn bị người bệnh ­ Xem hồ sơ bệnh án, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. ­ Giải thích để người bệnh yên tâm, dặn người bệnh  những điều cần thiết. 7.2. Chuẩn bị người làm thủ thuật ­ Điều dưỡng có đầy đủ áo, mũ, khẩu trang, rửa tay thường quy. 7.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc 7.3.1. Dụng cụ vô khuẩn Khay chữ nhật trải săng vô khuẩn có: gạc bẻ ống thuốc, găng tay, bơm kim tiêm 5ml­ 10 ml, kim lấy  thuốc. 7.3.2. Dụng cụ sạch và thuốc ­ Khay chữ nhật, trụ cắm  2 kẹp kose (1 có mấu, 1 không có mấu) ­ Cốc đựng bông, cồn 700 ­ Thuốc tiêm theo y lệnh. ­ Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe.
  4. ­ Bệnh án hoặc sổ thuốc ­ Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn ­ Xe tiêm 7.4. Kỹ thuật tiến hành Bước 1. Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. Bước 2. Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. Bước 3. Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. Bước 4. Thầy thuốc đi găng tay. Bước 5.Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm Bước 6. Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 Bước 7. Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 700 Bước 8. Tay trái dùng ngón cái và ngón trỏ kéo da vùng tiêm lên, tay phải đâm kim nhanh qua da vào  dưới da, kim chếch 30­45 độ so với mặt da hoặc đâm kim vuông góc đáy da véo lên vào mô liên kết. Bước 9. Xoay nhẹ ruột bơm tiêm để kiểm tra, nếu không có máu  bơm thuốc từ từ và quan sát sắc  mặt người bệnh. (Thuốc vào, tại chỗ tiêm phồng to lên là đúng kỹ thuật) Bước 10. Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm, sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700. Bước 11. Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, dặn người bệnh  những điều cần thiết. Bước 12. Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. ­ Sắp xếp và xử lý dụng cụ theo đúng quy định, tháo găng. ­ Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc: thời gian dùng thuốc, tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi  dùng thuốc, điều dưỡng ký tên. 4 Tiến hành kỹ thuật 4.1 Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. 4.2 Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim tiêm. 4.3 Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. 4.4 Thầy thuốc đi găng tay. 4.5 Để người bệnh tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm 4.6 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 4.7 Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 700 4.8 Tay trái kéo da bệnh nhân lên, tay phải đâm kim nhanh vào dưới da, 4.9 Xoay nhẹ ruột bơm tiêm để kiểm tra, bơm thuốc từ từ và quan sát người bệnh 4.10 Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm, sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700 . 4.11 Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, dặn người bệnh  những điều cần thiết. 4.12 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. KỸ THUẬT TIÊM BẮP Mục tiêu 1. Nêu được định nghĩa, vùng tiêm, góc độ, chỉ định, chống chỉ định và tai biến của tiêm bắp thịt. 2. Mô tả được qui trình kỹ thuật tiêm bắp. Nội dung 1. Định nghĩa Tiêm bắp là tiêm một lượng dung dịch thuốc vào trong bắp thịt (trong cơ) của người bệnh. 2. Vùng tiêm ­ Chi trên: cơ Đen ta, cơ Tam đầu cánh tay. ­ Chi dưới: cơ tứ đầu đùi, cơ mông. + Cơ tứ đầu đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi. + Cơ mông có 2 cách xác định vị trí tiêm.
  5. Cách 1­ kẻ một đoạn thẳng nối từ gai chậu trước trên đến mỏm xương cụt, chia đoạn thẳng này làm  3 phần bằng nhau, vị trí tiêm là giao của 1/3 trên và 2/3 dưới trong đoạn thẳng này Cách 2­ chia một bên mông thành 4 phần bằng nhau, phía trên là đường nối liền 2 mào chậu, phía dưới  là nếp lằn mông, phía trong là r•nh liên mông, phía ngoài là mép ngoài mông. Tiêm vào 1/4 trên ngoài. 3. Góc độ tiêm Đâm kim với góc từ 600 đến  900 so với mặt da (Tiêm mông đâm kim 1 góc 900 so với mặt da). 4. Chỉ định ­ Cho tất cả các loại thuốc tiêm được vào mô liên kết dưới da ­ Thuốc dầu ­ Thuốc chậm tan và gây đau 5. Chống chỉ định ­ Những thuốc gây hoại tử da cơ và các tổ chức như: Canxiclorua, dung dịch ưu trương... 6. Qui trình kỹ thuật tiêm bắp 6.1. Chuẩn bị người bệnh ­ Xem hồ sơ bệnh án, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu ­ Giải thích để người bệnh yên tâm, dặn người bệnh  những điều cần thiết 6.2. Chuẩn bị người làm thủ thuật Điều dưỡng có đầy đủ áo, mũ, khẩu trang, rửa tay thường quy. 6.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc 6.3.1. Dụng cụ vô khuẩn Khay chữ nhật trải săng vô khuẩn có: gạc bẻ ống thuốc, găng tay, bơm kim tiêm 5ml­ 10 ml, kim lấy  thuốc 6.3.2. Dụng cụ sạch và thuốc ­ Khay chữ nhật, trụ cắm  2 kẹp kose (1 có mấu, 1 không có mấu) ­ Cốc đựng bông, cồn 700, cồn Iôt 1%(nếu tiêm mông) ­ Thuốc tiêm theo y lệnh. ­ Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe. ­ Bệnh án hoặc sổ thuốc ­ Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn ­ Xe tiêm 6.4. Kỹ thuật tiến hành Bước 1. Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. Bước 2. Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. Bước 3. Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. Bước 4. Thầy thuốc đi găng tay. Bước 5. Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm . Bước 6. Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 70 độ (nếu tiêm mông  sát khuẩn vị trí tiêm lần 1 bằng cồn Iôt  1%, lần 2 bằng cồn 70độ ). Bước 7. Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 70 đô Bước 8. Một tay căng da vùng tiêm, tay kia cầm bơm tiêm, đâm kim 1 góc 60 đến  90 độ so với mặt da. Bước 9. Xoay nhẹ ruột bơm tiêm để kiểm tra, nếu không có máu  bơm thuốc từ từ và quan sát sắc  mặt người bệnh. Bước 10. Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm.Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700 . Bước 11. Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, dặn người bệnh  những điều cần thiết. Bước 12. Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. ­ Sắp xếp và xử lý dụng cụ theo đúng quy định, tháo găng.
  6. ­ Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc: thời gian dùng thuốc, tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi  dùng thuốc, điều dưỡng ký tên. 7. Tai biến tiêm bắp và cách đề phòng ­ Gẫy kim, oằn kim: + Do người bệnh dẫy dụa hoặc do sai lầm về kỹ thuật + Đề phòng: giữ người bệnh tốt, không nên đâm ngập hết kim tiêm ­ Đâm nhầm vào dây thần kinh hông to (khi tiêm mông) + Do không xác định đúng vị trí tiêm mông và sai góc độ của kim + Đề phòng: xác định chính xác vị trí tiêm mông ­ Tắc mạch + Do tiêm thuốc dầu hoặc nhũ tương vào mạch máu + Đề phòng: trước khi bơm thuốc bao giờ cũng phải xoay hoặc rút nhẹ ruột bơm tiêm xem có máu  không, nếu không có máu thì mới được bơm thuốc ­ Nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn ­ áp xe vô khuẩn: do thuốc không tan hoặc tạo thành hòn cứng như tiêm  Quinin, thuốc dầu... ­ Gây hoại tử tổ chức + Do tiêm những chất gây hoại tử mô (thuốc chống chỉ định tiêm vào bắp thịt) + Đề phòng: phải thực hiện tốt 3 kiểm tra 5 đối chiếu ­ Sốc phẩn vệ + Sốc phản ứng của cơ thể đối với thuốc, + Xử trí: ngừng tiêm, cấp cứu sốc phẩn vệ. 3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc 3.1 Dụng cụ vô khuẩn Khay chữ nhật trải săng vô khuẩn có: gạc bẻ ống thuốc, găng tay. Bơm kim tiêm, kim lấy thuốc (trong túi nilon vô khuẩn). 3.2 Dụng cụ sạch và thuốc Khay chữ nhật, trụ cắm  2 kẹp kose (1 có mấu, 1 không có mấu) Cốc đựng bông, cồn 700. Thuốc tiêm theo y lệnh. Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe. Hộp đựng vật sắc nhọn. Bệnh án hoặc sổ thuốc, xe tiêm 4 Tiến hành kỹ thuật 4.1 Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc.  4.2 Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. 4.3 Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. 4.4 Thầy thuốc đi găng tay. 4.5 Để người bệnh nằm hoặc ngồi ở tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm (Cơ  delta, cơ tam đầu: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay hoặc cơ tứ đầu đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi). 4.6 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 4.7 Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 700 4.8 Một tay căng da nơi tiêm, tay kia cầm bơm tiêm chếch 600 ­ 900 so với mặt da 4.9 Xoay nhẹ ruột bơm tiêm để kiểm tra, bơm thuốc từ từ và quan sát người bệnh 4.10 Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm, sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 70 độ . 4 Tiến hành kỹ thuật
  7. 4.1 Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc.  4.2 Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. 4.3 Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. 4.4 Thầy thuốc đi găng tay. 4.5 Để người bệnh nằm sấp hoặc ngồi tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm:  giao của 1/3 trên và 2/3 dưới đường nối từ gai chậu trước trên đến mỏm xương cụt (hoặc 1/4 trên  ngoài mông). 4.6 Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn Iôt trước sau đó bằng cồn 70 4.7 Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 70 4.8 Một tay căng da nơi tiêm, tay kia cầm bơm tiêm chếch 60 ­ 90 so với mặt da 4.9 Xoay nhẹ ruột bơm tiêm để kiểm tra, bơm thuốc từ từ và quan sát người bệnh 4.10 Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm, sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 70 . 4.11 Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, dặn người bệnh  những điều cần thiết. 4.12 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa, vị trí, góc độ, chỉ định, chống chỉ định của kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. 2. Mô tả được qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. 3. Giải thích được các tai biến có thể xảy ra trong quá trình tiêm tĩnh mạch và cách xử trí. Nội dung 1. Định nghĩa Tiêm tĩnh mạch là đưa một lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. 2. Vùng tiêm ­ Người lớn. Tất cả các tĩnh mạch trên cơ thể người bệnh đều tiêm được, nhưng thường tiêm vào tĩnh  mạch chữ V ở nếp gấp khuỷu tay, tĩnh mạch cẳng tay, tĩnh mạch mu tay. ­ Trẻ em. Thường tiêm vào tĩnh mạch đầu, tĩnh mạch mu tay, tĩnh mạch mắt cá trong (hiển trong).  Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm vào tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch bẹn. 3. Góc độ tiêm Đâm kim một góc 150­ 300 so với mặt da 4. Chỉ định ­ Cần có tác dụng nhanh của thuốc với cơ thể ­ Cần đưa vào cơ thể khối lượng thuốc nhiều ­ Những thuốc gây hoại tử da, tổ chức dưới da, cơ... 5. Chống chỉ định Những thuốc không được phép đưa vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch, thuốc dầu (gây tắc mạch) 6. Qui trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch 6.1. Chuẩn bị người bệnh ­ Xem y lệnh, thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu ­ Thông báo về thủ thuật sắp làm, động viên người bệnh, dặn người bệnh những điều cần thiết. 6.2. Chuẩn bị người làm thủ thuật ­ Người làm thủ thuật có đủ mũ, áo, khẩu trang ­ Rửa tay thường qui 6.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc 6.3.1. Dụng cụ vô khuẩn Khay chữ nhật trải săng vô khuẩn có: gạc bẻ ống thuốc, găng tay, bơm kim tiêm, kim lấy thuốc 6.3.2. Dụng cụ sạch và thuốc
  8. ­ Khay chữ nhật to, trụ cắm 2 kẹp kose (1 có mấu, 1 không có mấu) ­ Cốc đựng bông, cồn 70, cồn Iôt 1% ­ Thuốc tiêm theo y lệnh. ­ Hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe. ­ Dây garô, gối kê tay ­ Bệnh án hoặc sổ thuốc ­ Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn ­ Xe tiêm 6.4. Kỹ thuật tiến hành Bước 1. Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. Bước 2. Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. Bước 3. Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. Bước 4. Thầy thuốc đi găng tay, giúp người bệnh nằm thoải mái trên giường bộc lộ vùng tiêm, xác  định vị trí tiêm Bước 5. Đặt gối kê dưới vị trí tiêm, thắt dây garô (trên vị trí tiêm 3 ­ 5 cm). Bước 6. Sát khuẩn vị trí tiêm 2 lần: lần 1 bằng cồn Iôt 1%, lần 2 bằng cồn 700 Bước 7. Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 700 Bước 8. Một tay căng da nơi tiêm, tay kia cầm bơm tiêm chếch 150 ­ 300 so với mặt da, hướng mũi  kim theo đường của tĩnh mạch, đâm kim qua da và luồn kim vào tĩnh mạch. Bước 9. Khi đâm trúng tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm hoặc rút nhẹ ruột bơm  có máu, tháo dây ga  rô nhẹ nhàng. Bước 10. Bơm thuốc từ từ ­ quan sát sắc mặt người bệnh. Bước 11. Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm.Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 700 . Bước 12. Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, dặn người bệnh  những điều cần thiết. Bước 13. Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc. ­ Sắp xếp và xử lý dụng cụ theo đúng quy định, tháo găng. ­ Ghi kết quả vào phiếu chăm sóc: thời gian dùng thuốc, tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi  dùng thuốc, điều dưỡng ký tên. 7. Tai biến của tiêm tĩnh mạch ­ Sốc phản vệ + Nguyên nhân: do phản ứng của cơ thể với thuốc + Xử trí: Ngừng tiêm, cấp cứu sốc phẩn vệ ­ Tắc kim tiêm + Nguyên nhân: do máu vào kim tiêm đông lại + Xử trí: rút kim ra khỏi vị trí tiêm đẩy ruột bơm tiêm cho máu chảy ra, nếu không được thay kim khác ­ Phồng nơi tiêm + Nguyên nhân: kim tiêm xuyên qua mạch hoặc mũi vát kim tiêm 1 nửa vào lòng mạch, 1 nửa ở ngoài  lòng mạch + Xử trí: rút kim tiêm ra tiêm lại ­ Người bệnh bị ngất + Nguyên nhân: do quá sợ tiêm + Đề phòng: làm tốt công tác tâm lí cho người bệnh trước khi tiêm thuốc ­ Tắc mạch + Nguyên nhân: do không khí ở trong bơm tiêm vào lòng mạch + Đề phòng: đuổi hết không khí trong bơm tiêm trước khi tiêm thuốc cho người bệnh. ­ Nhiễm khuẩn + Nguyên nhân : do vô khuẩn không tốt
  9. + Đề phòng: thực hiện tốt công tác vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm thuốc cho người bệnh. 4 Tiến hành kỹ thuật 4.1 Mở săng vô khuẩn, xé bơm tiêm, kim lấy thuốc để vào khay vô khuẩn lắp kim lấy thuốc. 4.2 Kiểm tra thuốc theo y lệnh, tiến hành lấy thuốc vào bơm tiêm, thay kim lấy thuốc bằng kim  tiêm. 4.3 Đuổi hết khí trong bơm tiêm, đậy nắp kim, đặt vào khay vô khuẩn. 4.4 Thầy thuốc đi găng tay, giúp người bệnh nằm thoải mái trên giường, bộc lộ vùng tiêm, xác  định vị trí tiêm 4.5 Đặt gối kê dưới vị trí tiêm, thắt dây garô (trên vị trí tiêm 3 ­ 5 cm). 4.6 Sát khuẩn vị trí tiêm 2 lần: lần 1 bằng cồn Iôt, lần 2 bằng cồn 700 4.7 Thầy thuốc sát khuẩn tay bằng cồn 70 4.8 Một tay căng da nơi tiêm, tay kia cầm bơm tiêm chếch 15 ­ 30 so với mặt da, hướng mũi kim  theo đường của tĩnh mạch, đâm kim qua da và luồn kim vào tĩnh mạch. 4.9 Khi đâm trúng tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm hoặc rút nhẹ ruột bơm  có máu, tháo dây ga rô  nhẹ nhàng. 4.10 Bơm thuốc từ từ ­ quan sát sắc mặt người bệnh. 4.11 Bơm hết thuốc rút nhanh kim, kéo chệch da nơi tiêm. Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng cồn 70 . 4.12 Giúp người bệnh nằm lại thoải mái, dặn người bệnh  những điều cần thiết. 4.13 Thu dọn dụng cụ, ghi phiếu chăm sóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2