intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lạm dụng thuốc bổ: coi chừng trẻ bổ ngửa

Chia sẻ: Tran Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Số liệu từ khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trung bình mỗi ngày tại khoa có 60 – 70 bé đến khám và tư vấn liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Trong đó, rất nhiều bé bị bệnh dolạm dụng thuốc bổ, thậm chí có trường hợp phải cấp cứu! Thuốc bổ rất được chuộng hiện nay là các chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lạm dụng thuốc bổ: coi chừng trẻ bổ ngửa

  1. Lạm dụng thuốc bổ: coi chừng con bổ… ngửa
  2. Số liệu từ khoa dinh dưỡng bệnh viện Nhi Trung ương cho biết trung bình mỗi ngày tại khoa có 60 – 70 bé đến khám và tư vấn liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. Trong đó, rất nhiều bé bị bệnh dolạm dụng thuốc bổ, thậm chí có trường hợp phải cấp cứu! Thuốc bổ rất được chuộng hiện nay là các chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng. Có thể bổ sung vitamin và chất khoáng nhưng đừng lạm dụng. Ảnh: Hồng Thái Trẻ bình thường có cần bổ sung vitamin? Vitamin (còn gọi là sinh tố) là những chất dinh dưỡng cần được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động
  3. bình thường. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến con số 13 gồm bốn vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và chín vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP…) Còn chất khoáng là các chất vô cơ được bổ sung hàng ngày. Cũng giống như vitamin, hàng ngày ta được cung cấp chất khoáng qua thực phẩm. Riêng với trẻ con đang trong giai đoạn phát triển thì việc cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin lại càng quan trọng. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Nếu hàng ngày ta ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin và chất khoáng. Đặc biệt nên tăng cường rau cải, trái cây các loại cho bữa ăn, vì đây là nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin, là người ăn kiêng (người ăn
  4. chay trường), người bệnh (nhiễm trùng, phỏng, phẫu thuật), người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nghiện rượu, người hút thuốc nhiều… Riêng trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy…) thì việc uống vitamin và khoáng chất là cần thiết. Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ chế độ ăn không cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì ngay cả những trẻ khoẻ mạnh cũng nên bổ sung vitamin, bởi các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi), hoặc bảo quản chế biến không tốt (gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C không còn…) Vì vậy, nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho trẻ xem ra khoẻ mạnh uống bổ sung vitamin, đương nhiên là phải đúng
  5. liều lượng. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn ít béo và bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn kiêng ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K. Riêng trẻ sơ sinh (từ khi sinh cho đến bốn tháng tuổi) chỉ được bú sữa mà không nên cho dùng bất cứ chất lỏng thực phẩm nào khác, kể cả thuốc dung dịch uống chứa vitamin. Bà mẹ muốn bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, nên chính mình dùng thuốc bổ sung để vitamin thông qua sữa mẹ mà tới con. Điều đáng quan tâm là có một số phụ huynh quá lo lắng cho sức khoẻ của con, đã cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ đưa đến thừa vitamin và chất khoáng rất có hại. Những lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc bổ Sử dụng thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Đừng bao giờ nghĩ thuốc bổ là vô hại mà cho trẻ dùng kiểu “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”!
  6. Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, vì sẽ tích luỹ trong cơ thể gây ngộ độc. Riêng phụ nữ có thai và trẻ con, đặc biệt trẻ sơ sinh, dùng quá liều vitamin A, vitamin D càng nguy hiểm. Nếu thừa vitamin A có thể gây quái thai, còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hoá nhau thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hoá sụn sớm. Ở nước ta, đã có nhiều trường hợp trẻ con do uống quá liều vitamin A, D bị tác dụng phụ gây tăng áp lực sọ não, lồi thóp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu dùng loại đa sinh tố mỗi ngày uống một viên thì xem kỹ thành phần không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
  7. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) dài ngày vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hoá, sỏi thận. Với thuốc viên vitamin C dạng sủi bọt chứa 1g dược chất/viên, không nên xem đây là nước giải khát mà cho trẻ uống nhiều có thể khiến trẻ ngộ độc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2