intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi chứng khoán lao dốc

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

97
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất kỳ một công ty đại chúng nào trong giai đoạn hoạt động của mình cũng sẽ phải chứng kiến cảnh cổ phiếu của mình sụt giảm trong vài ngày hoặc thậm chí cả một giai đoạn. Tuy nhiên, nhiều Giám đốc điều hành cấp cao (CEO) và Giám Đốc Quan hệ Cổ đông (IRO) vẫn chưa nhận thức được cách tốt nhất để ngăn chặn các xu hướng tiêu cực hoặc học cách xử lý các tình huống xấu nhất xảy ra khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu. Bài viết này sử dụng khảo sát của Thomson...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi chứng khoán lao dốc

  1. Làm gì khi chứng khoán lao dốc Bất kỳ một công ty đại chúng nào trong giai đoạn hoạt động của mình cũng sẽ phải chứng kiến cảnh cổ phiếu của mình sụt giảm trong vài ngày hoặc thậm chí cả một giai đoạn. Tuy nhiên, nhiều Giám đốc điều hành cấp cao (CEO) và Giám Đốc Quan hệ Cổ đông (IRO) vẫn chưa nhận thức được cách tốt nhất để ngăn chặn các xu hướng tiêu cực hoặc học cách xử lý các tình huống xấu nhất xảy ra khi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu. Bài viết này sử dụng khảo sát của Thomson Financial trên 53 Giám đốc “C – level”, là những Giám đốc điều hành ở vị trí cao nhất trong một tổ chức (CEO – Giám đốc điều hành, CRO – Giám đốc Quan hệ Công chúng, CIO – Giám đốc Đầu tư) để tìm hiểu xem các công ty đại chúng đã ứng phó như thế nào khi cổ phiếu của công ty giảm mạnh trong vài ngày hoặc kéo dài trong một giai đoạn. Thomson Financial là tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp tích hợp công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, với doanh số năm 2007 đạt 7,3 tỷ đôla và 32.900 nhân viên, có trụ sở đặt tại Mỹ và chi nhánh trải rộng trên 44 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy hầu hết các công ty đại chúng đều có động thái hành động khi xảy ra sự tụt giảm đáng kể giá cổ phiếu công ty. Khác biệt trong phản ứng của các công ty phụ thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của sự kiện. Trong nhiều trường hợp, việc công bố báo c hí hoặc gửi báo cáo lên SEC (UBCK) được thực hiện. Một số trường hợp khác
  2. tổ chức họp mặt với các cổ đông là các định chế đầu tư lớn, tổ chức hội thảo với các nhà đầu tư, công bố nhanh các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp các kế hoạch để giải quyết vấn đề cũng như mô tả những khó khăn có thể sẽ gặp phải. Thành công của nhiều công ty cho thấy các chiến dịch “road show” quy mô có tác dụng tích cực, khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư đối với hàng loạt các dự án cũng như triển vọng phát triển của công ty trong thời gian tới. Sau đây là một vài kết quả khảo sát đáng chú ý: 92,5% người trả lời nói rằng công ty của họ trong năm (5) năm qua đã  từng chứng kiến giá cổ phiếu sụt giảm đáng kể trong một hoặc nhiều ngày. Trên 68% người trả lời nói rằng giá cổ phiếu của họ đã giảm từ 10 đến 40% trong thời gian đó. Chỉ có một nửa số người trả lời nói rằng họ đã có được kế hoạch sẵn  để đối phó với các sự kiện trên. Trên 74% người trả lời nói rằng họ đã tiếp cận ngay các cổ đông là  những định chế đầu tư lớn sau sự sụt giá cổ phiếu. Cũng trên 60% người trả lời nói rằng họ tiếp cận các cổ đông là những định chế đầu tư lớn sau hai (2) ngày kể từ ngày cổ phiếu của họ sụt giảm mạnh trên thị trường. Trên 68% người trả lời nói rằng Giám đốc Quan hệ Cổ đông (IRO) là  người đã kiến tạo nên các chương trình để khôi phục lòng tin nhà đầu tư. Chỉ 53% người trả lời nói rằng CEO/CFO cùng tham gia chương trình.
  3. Bài học nào cho Việt Nam? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự sụt giảm đáng kể trong thời gian vừa qua xét cả về chỉ số thị trường và thị giá cổ phiếu. Nguồn: www.asset.vn Đợt suy giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa rồi là sự tổng hợp của nhiều nguyên nhân, khởi nguồn từ sự suy giảm niềm tin khi thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo. Hàng loạt các lý do liên quan đến tính bất cập của hệ thống tài chính Việt Nam được mổ sẻ nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng, hầu như không có doanh nghiệp nào niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị thua lỗ hoặc phá sản từ cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp trên thị trường chứng khoán Mỹ. Có chăng chỉ là những ảnh hưởng phụ khi kinh tế toàn cầu bất ổn và lạm phát tăng cao, triển vọng suy thoái là không thể tránh khỏi.
  4. Tất cả những bất ổn trên thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như đã được phản ánh vào thị giá cổ phiếu, với mức sụt giảm lên đến 50% của nhiều doanh nghiệp niêm yết. Đứng trước những khó khăn trên, nhiều vị lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn như Chủ tịch HĐQT Sacombank công bố mua vào 2 triệu cổ phiếu, Tâp đoàn đầu tư Sài gòn, đại diện là hai thành viên Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Kinh bắc (Mã chứng khoán: KBC, giao dịch trên sàn Hà Nội), SaigonTel (Mã chứng khoán: SGT, giao dịch trên sàn Hồ Chí Minh) thỏa thuận với các cổ đông lớn không bán tháo cổ phiếu trên thị trường… Tuy nhiên, những động thái trên là chưa đủ, việc chuẩn bị kỹ lưỡng các tình huống xấu nhất xảy ra, đi kèm theo đó là giải pháp đối phó, bao gồm cả việc ra các báo cáo phân tích và tổ chức bộ máy truyền thông nhanh nhất đến các nhà đầu tư trên thị trường cần được thực hiện. Đã và đang có những nỗ lực với quyết tâm cao, từ nhiều phía vì một thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững. Niềm tin đang được phục hồi. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục là lựa chọn hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2