intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Triết học: Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:204

104
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm phân tích, làm rõ xu hướng biến đổi của tôn giáo và những tác động của nó đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Triết học: Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN TRIẾT HỌC BÙI THỊ THỦY TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO  ĐẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS Mã số: 62.22.03.02  LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn  khoa học: 1. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa              2. PGS.TS. Lê Văn Lợi
  2. HÀ NỘI ­ 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,   kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác  giả luận án. Nghiên cứu sinh Bùi Thị Thủy                                                                                                 
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về  đề  tài: Tác động của một số xu hướng   biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo  ở  Việt Nam hiện nay , ngoài sự  nỗ  lực  phấn đấu của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ tập   thể, các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới: ­ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS. Lê Văn  Lợi đã tư  vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và  thực hiện luận án, đồng thời có những ý kiến gợi mở  và đóng góp quý báu trực   tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án. ­  Ban  Giám  hiệu   Trường  Đại  học   Sư   phạm   Hà   Nội,   Khoa   Triết   học,  Trường Đại học Sư  phạm Hà Nội– nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về  thời gian và hỗ  trợ  một phần kinh phí để  tôi hoàn thành chương trình học tập  nghiên cứu sinh; ­ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Triết học đã tận tình  giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án; ­ Các ban ngành chức năng, các cơ  quan quản lý văn hóa, các trung tâm  nghiên cứu, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, các tín đồ  đã nhiệt tình giúp đỡ  và  cộng tác giúp tôi thu thập thông tin, tư liệu của luận án; ­ Các thành viên trong gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về  vật   chất và tinh thần cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.  ­ Người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi   trong thời gian thực hiện luận án này; Xin chân thành cảm ơn!   Hà Nội, ngày  tháng  năm 2019 Nghiên cứu sinh
  5. Bùi Thị Thủy
  6. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỦA LUẬN ÁN CNDVBC :  Chủ nghĩa duy vật biện chứng CNDVLS :  Chủ nghĩa duy vật lịch sử  CNXH :  Chú nghĩa xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số   HTTGM :  Hiện tượng Tôn giáo mới KHXH & NV:  Khoa học xã hội và Nhân văn Nxb :  Nhà xuất bản TW :  Trung ương
  7. MỤC LỤC PHỤ LỤC
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, ra đời rất sớm trong lịch sử  loài người. Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, tôn   giáo đã có những lúc tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với sự tiến bộ của   loài người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của tôn giáo đối với đời sống   tinh thần của nhân loại, bằng chứng là, những thăng trầm của lịch sử đều liên  quan ít nhiều với tôn giáo. Trong những năm gần đây, thế  giới chứng kiến  những xung đột, bùng nổ xã hội, thậm chí là những xung đột vũ trang hay chiến   tranh khu vực (đặc biệt là cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự  xưng IS)  gây ra nhiều đau khổ, chết chóc mà nguyên nhân của nó có liên quan đến vấn  đề  tôn giáo và vấn đề  dân tộc. A. Malraux ­ nhà văn hóa nổi tiếng của nước   Pháp đã có nhận định về tôn giáo trong tình hình mới, đòi hỏi xem xét, nghiên   cứu tôn giáo trên một mảnh đất mới và đưa ra một câu hỏi có tính chất dự báo:  “Vấn đề  then chốt của cuối thế kỷ này là vấn đề  tôn giáo được diễn ra dưới  một dạng khác với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay” [133,13]. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo tuy xuất hiện không   giống nhau và có vai trò khác nhau trong sự  phát triển của dân tộc nhưng có  một điều đặc biệt là dù tôn giáo khác nhau, nhưng đại đa số tín đồ đều có một  mục đích chung mong muốn được đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát  triển đất nước, để vừa là một công dân tốt vừa là một tín đồ tốt của tôn giáo  mình.  Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tôn giáo và đời sống  tôn giáo  ở  Việt Nam cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Trong đời sống tôn  giáo, xuất hiện những xu hướng biến đổi tôn giáo có tính chất mâu thuẫn  nhau như: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tôn giáo; xu hướng vừa cạnh  
  9. 2 tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo; xu hướng quốc tế hóa và dân tộc hóa tôn  giáo; xu hướng vừa thế tục vừa tăng tính thiêng của tôn giáo, xu hướng hiện  đại hóa tôn giáo Những xu hướng đó có cả những tác động tích cực và có cả  những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung và đến đời sống tôn  giáo  ở  Việt Nam nói riêng,  ảnh hưởng không nhỏ  tới các lĩnh vực của đời   sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Trước những tác động đó,   nhiều cấp  ủy và chính quyền  ở  địa phương còn nhiều lúng túng trong nhận   thức giải quyết, thậm chí còn những lệch lạc, sơ hở để  các thế  lực thù địch  lợi dụng, gây mất trật tự an ninh xã hội. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về    xu hướng biến đổi tôn   giáo, xem xét những mặt tích cực và những tiêu cực trong những tác động đó   đền đời sống tôn giáo, nhận thức rõ những xu hướng biến đổi đó, làm rõ   nguyên nhân, hệ quả, , đề xuất một số những giải pháp nhằm hạn chế những   tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực là một việc làm có ý nghĩa  cả  về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề   “Tác   động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt   Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của Luận án tiến sĩ Triết học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu  Trên cơ sở phân tích, làm rõ xu hướng biến đổi của tôn giáo và những tác  động của nó đến đời sống tôn giáo ở  Việt Nam, luận án đề  xuất một số  quan  điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực đồng thời hạn chế  những tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở  Việt Nam hiện nay nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền  vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
  10. 3 Thứ  nhất,  trên cơ  sở  tổng quan   những công trình nghiên cứu về  xu   hướng biến đổi tôn giáo ở trong và ngoài nước, Luận án khái quát, tổng hợp các  tư  liệu có liên quan đến xu hướng biến đổi tôn giáo, tác động của xu hướng  biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo  ở  Việt Nam hiện nay, xác định rõ  những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về tác động của một số xu   hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Thứ  ba, Phân tích thực trạng tác động của một xu hướng biến đổi tôn  giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra nguyên nhân và  một số vấn đề đặt ra. Thứ tư, Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động  tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời   sống tôn giáo Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  3.1. Đối tượng nghiên cứu Xu hướng biến đổi tôn giáo và những tác động của nó đối với đời sống tôn   giáo ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Có rất nhiều xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay đang diễn ra trên thế  giới trong đó có Viêt Nam, tuy nhiên Luận án lựa chọn 5 xu hướng biến đổi  tôn giáo nổi bật và tác động mạnh mẽ  đến đời sống tôn giáo  ở  Việt Nam  trong giai đoạn từ  khi đổi mới đến nay. Đó là các xu hướng: xu hướng đa   dạng hóa và cá nhân hóa niềm tin tôn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối   thoại giữa các tôn giáo; xu hướng toàn cầu hóa và dân tộc hóa tôn giáo; xu   hướng vừa thế tục vừa thiêng hóa của các tôn giáo và xu hướng hiện đại hóa   tôn giáo.
  11. 4  Nghiên cứu một số xu hướng biến đổi tôn giáo trên đây cũng như đánh  giá tác động của chúng đối với đời sống tôn giáo ở  Việt Nam hiện nay được   thực hiện qua phân tích các tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo và Tin Lành   4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ­ Cơ  sở  lý luận của Luận án là chủ  nghĩa Mác ­ Lê nin, tư  tưởng Hồ  Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà  nước Việt Nam về tôn giáo. ­ Cơ sở thực tiễn, Luận án dựa trên tổng kết 30 năm đổi mới của Đảng,  xem xét, tổng kết quá trình tồn tại, biến đổi của các tôn giáo, những xu hướng   biến đổi, tác động xã hội và nguyên nhân. ­ Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ  sở  phương pháp luận của chủ  nghĩa  duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp  như: phân tích – tổng hợp, lịch sử ­ logic, so sánh,  kết hợp phân tích lý luận với  tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu, phương pháp hệ  thống cấu trúc, phương pháp liên ngành.  ­ Cách tiếp cận chủ  đạo của Luận án là cách tiếp cận triết học, dựa   trên các nguyên lý của chủ  nghĩa duy vậy biện chứng và chủ  nghĩa duy vật   lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa   đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong đó, để  hiểu được xu hướng  biến đổi tôn giáo, tác giả  đặc biệt vận dụng cặp phạm trù khả  năng – hiện   thực, nguyên nhân – kết quả làm cơ  sở trực tiếp để  nghiên cứu về  những xu   hướng biến đổi tôn giáo hiện nay, đó là cơ sở để đánh giá những tác động của  chúng đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, Luận án cũng quan tâm đến cách tiếp cận đa ngành như: Nhân  học tôn giáo khi xem xét đời sống tôn giáo trong sự biến đổi cả  về thời gian,  không gian, trong đời sống cá nhân và đời sống công cộng. Thông qua cách  tiếp cận này giúp cho luận án có cái nhìn sâu hơn vào trong đời sống tôn giáo.
  12. 5 Cách tiếp cận Xã hội học tôn giáo giúp cho luận án có thể  nhìn nhận,   đánh giá được những tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống   tôn giáo ở Việt Nam qua các số liệu, biểu bảng, thống kê,… 5. Đóng góp mới của Luận án Thứ nhất, luận án đưa ra những luận cứ mới về những xu hướng biến   đổi tôn giáo hiện nay như: xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các  tôn giáo, xu hướng vừa thế tục hóa vừa thiêng hóa của các tôn giáo, xu hướng  hiện đại hóa tôn giáo,…. Luận án bước  đầu làm rõ khái niệm đời sống tôn   giáo, những yếu tố  của đời sống tôn giáo, mối quan hệ  giữa xu hướng biến   đổi tôn giáo và đời sống tôn giáo  Thứ  hai, luận án phân tích, đánh giá tác động của xu hướng biến đổi  tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ở trên 3 khía cạnh: ý thức   tôn giáo, quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo.Từ  đó, đưa ra một số những  vấn đề đặt ra đối với sự tác động này của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời  sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay  Thứ ba, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những  tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi  tôn giáo đến đời sống tôn giáo  ở  Việt Nam hiện nay, khuyến nghị  về  hoạch   định chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo đối với việc quản lý tôn giáo ở các  cấp, các ban ngành, địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xu   hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng như tác động của một số xu hướng   biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo của Việt Nam. Kết quả  nghiên cứu của Luận án góp phần cung cấp cơ  sở  khoa học   cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ  trương, chính sách,  pháp luật về tôn giáo và quản lý tôn giáo ở nước ta hiện nay.
  13. 6  Luận án cũng có thể  làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu  và giảng dạy lý luận về tôn giáo trong các trường chính trị, các trường Đại  học và Cao đẳng. 7. Kết cấu của Luận án Luận án ngoài phần Mở  đầu, Kết luận, Danh mục các Tài liệu tham  khảo, Phụ  lục, Các công trình khoa học của tác giả  đã công bố, luận án bao   gồm 4 chương, 13 tiết. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong nghiên cứu ngày nay đã xuất hiện rất nhiều những dạng thức   nghiên cứu tôn giáo mới, dưới hình thức liên ngành văn hóa – tôn giáo, tôn giáo   – triết học, tôn giáo và các khoa học khác,... Mỗi một lĩnh vực đều có những  công trình khá tiêu biểu. Đi sâu nghiên cứu những xu hướng biến đổi tôn giáo 
  14. 7 và tác động của chúng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề khá mới, luận án khảo  cứu các công trình nghiên cứu với nội dung sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận tác động của xu hướng biến   đổi  tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu về  tôn giáo và những xu hướng biến đổi của tôn giáo tồn   tại dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, sách giáo trình và các Luận án,  có thể kể đến các công trình có liên quan đến vấn đề này như: ­ Đặng Nghiêm Vạn (2006),  Về  những điều mới xuất hiện trong đời   sống tôn giáo hiện nay, tập trung phân tích những biểu hiện mới trong đời sống  tôn giáo ở Việt Nam và thế giới. Tác giả lý giải sự phục hổi của các hình thức  thờ cúng trong nhân dân, sự trỗi dậy của các dạng thức tôn giáo mà trước đây   chúng ta quan niệm là mê tín. Từ  đó tác giả nêu lên thái độ ứng xử cụ thể đối  với những điều mới xuất hiện trong đời sống tôn giáo nước ta hiện nay. Lê Hữu Nghĩa (Chủ  nhiệm đề  tài), 2003, Xu hướng phát triển tôn giáo   hiện nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý  (Đề  tài Độc lập Nhà nước) đã trình bày một cách khái quát thực trạng tôn giáo  ở  Việt Nam, về  sự  phân bố, đặc điểm tôn giáo của Việt Nam những năm đầu   của thế kỷ XXI, đồng thời đi sâu, làm rõ xu hướng phát triển tôn giáo và những  nguyên nhân của sự  phát triển đó. Đề  tài đã nêu ra 6 xu hướng phát triển tôn   giáo ở Việt Nam, đó là: xu hướng ý thức chính trị của đồng bào có đạo sẽ tăng  lên tuy nhiên vẫn tồn tại những ý thức chính trị tiêu cực trong một số bộ phận   chức sắc tín đồ; xu hướng đoàn kết giữa đồng bào có đạo và đồng bào không   có đạo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau sẽ gia tăng; Các tôn giáo đẩy  mạnh thích nghi với truyền thống văn hóa dân tộc; Các thế  lực thù địch tăng   cường lợi dụng tôn giáo và gắn vấn đề  tôn giáo với dân tộc để  phá hoại sự  nghiệp cách mạng của Đảng; sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới gia  tăng; tín đồ các tôn giáo vẫn tiếp tục gia tăng. Như vậy, các tác giả đã khái quát  
  15. 8 những xu hướng phát triển tôn giáo Việt Nam, tuy nhiên, hướng tiếp cận ở đây   chủ yếu theo hướng tôn giáo gắn với những vấn đề có tính chính trị. “Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay” (2008) của  tác giả  Nguyễn Thị  Hiền, Trần Hồng Liên, Nguyễn Thị  Minh Ngọc, gồm   những công trình nghiên cứu về  vấn đề  tôn giáo, tín ngưỡng và sự  biến đổi  của nó ở Việt Nam hiện nay. Mỗi hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo đều được  xem xét dưới góc độ  văn hoá nhằm phác hoạ  thực trạng tôn giáo tín ngưỡng  trước tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên,  ở  đây, các  tác giả chưa chỉ ra xu hướng biến đổi của các tôn giáo ở Việt Nam là gì? Trần Văn Trình, Trao đổi về một số xu hướng phát triển tôn giáo  (2008)  có bàn đến một số xu hướng phát triển tôn giáo trong những năm đầu của thế kỷ  XXI. Trong khuôn khổ của một bài báo, tác giả cũng đã chỉ ra 3 xu hướng đó là:  xu hướng đa dạng hóa tôn giáo, xu hướng thế tục hóa tôn giáo và xu hướng phát  triển quan hệ quốc tế về tôn giáo. Ở mỗi một xu hướng phát triển tôn giáo, tác   giả cũng đã khái quát những đặc điểm cơ bản của xu hướng đó là gì như: ở một   trình độ nhận thức được nâng cao, không gian được mở rộng, con người không   chỉ biết tiếp thu một tôn giáo truyền thống của riêng mình mà còn biết đến các  tôn giáo khác, con người một khi tiếp thu một tôn giáo mới, đồng thời bị níu kéo   bởi những tôn giáo truyền thống, từ đó dẫn đến hệ  quả  chia rẽ  tín đồ  thành 3  loại khác nhau: “khô đạo, nhạt đạo và đậm đạo” [119,10], nảy sinh hiện tượng   nhiều tôn giáo song hành trong cùng một con người,... Hay khi bàn đến xu hướng  thế tục hóa tôn giáo, Trần Văn Trình cũng chỉ ra rằng, ở Việt Nam thể hiện ở 2   khía cạnh: “thứ  nhất là tôn giáo hòa nhập với đời sống kinh tế  xã hội và với  cộng đồng, thứ hai là xu hướng vật chất hóa các hoạt động tôn giáo” [119,11].  Như  vậy, dựa trên những tác động của tôn giáo lên đời sống kinh tế, xã hội   Trần Văn Trình đã thấy được điểm giao thoa giữa chúng và chỉ  ra sợi dây gắn   bó mật thiết giữa đời sống tôn giáo và đời sống xã hội. 
  16. 9 Nguyễn Phú Lợi (chủ nhiệm, 2010),  Sự  biến đổi đời sống tôn giáo ở   Việt Nam trước tác động của toàn cầu hóa, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị  ­ Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đề tài đã đi sâu phân tích sự tác   động của toàn cầu hóa đến sự  biến đổi của đời sống tôn giáo mới  ở  Việt   Nam, trong đó, đặc biệt tác giả  chỉ  ra xu hướng toàn cầu hóa tôn giáo là một   xu hướng đang diễn ra trên thế  giới cũng như   ở  Việt Nam. Mặc dù cũng đề  cập đến các xu hướng biến đổi khác nữa, nhưng xu hướng toàn cầu hóa là xu  hướng chủ  đạo bởi đó chính là vụ  chính của đề  tài. Các tác giả  cũng đề  cập   đến sự  xuất hiện của các HT TGM. Theo đó, sự xuất hiện của các HT TGM  làm cho hệ thống tôn giáo hiện nay trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn. Đỗ Quang Hưng (2012), Tái cấu hình đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện   nay: Những vấn đề pháp lý và thách thức, đã giải thích tái cấu hình đời sống tôn  giáo như là nguyên nhân cơ bản cho mọi sự biến đổi trong đời sống tôn giáo ở  Việt Nam hiện nay. Trong đó, tái cấu hình đời sống tôn giáo được hiểu là: “sự  tái cấu trúc bên trong thế giới mỗi tôn giáo và sự biến đổi cấu trúc cái tôn giáo,  dẫn đến sự biến đổi sự hiện diện của chúng trong đời sống xã hội và pháp lý,   phù hợp với điều kiện thị trường tôn giáo đã thay đổi và bản thân lô gic các tôn  giáo cũng đã biến đổi” [63, 7]. Từ  đó tác giả  đã chỉ  ra những hệ  luỵ  khi quá  trình tái cấu trúc đời sống tôn giáo ở Việt Nam như: sự thay đổi về nhân khẩu   học tôn giáo, sự thay đổi địa – chính trị tôn giáo, đặt ra những thách thức có tính   pháp lý về vấn đề tôn giáo, đặc biệt là “ mô hình nhà nước thế tục ưu tiên cho   sự đa dạng các tôn giáo” [63,3]. Đặng Thị Lan (2012),  Xu hướng biến đổi của Phật giáo Việt Nam hiện   nay,    trong “Tính hiện đại và đời sống tôn giáo hiện nay  ở  Việt Nam” của   Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Đại học Khoa học xã hội và Nhân  văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Tôn giáo, đề cập đến xu hướng biến đổi  của Phật giáo, trong đó tác giả nhấn mạnh đến xu hướng thế tục hóa tôn giáo, 
  17. 10 khẳng định “xu hướng thế  tục hóa, hiện đại hóa đang chi phối chiều hướng  và cả  nội dung phát triển của Phật giáo Việt Nam từ  khi đất nước đổi mới”  [121,233] và phân tích biểu hiện của nó, đó là hiện nay hoạt động của Phật  giáo không giới hạn trong chùa chiền, lễ bái và cầu nguyện mà đang tích cực  cùng với xã hội tham gia giải quyết những vấn đề nan giải: thiện nguyện, xóa  đói giảm nghèo, môi trường,... Nói chung, quan điểm “thế tục hóa” của tác giả  Đặng Thị Lan giống với Đặng Nghiêm Vạn về cách thức thể hiện. Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam (2013), (Giáo trình sau đại  học) của tác giả Nguyễn Văn Minh, Nxb Khoa học Xã hội,  bên cạnh việc trình   bày một số  vấn đề  chung về  tôn giáo, tín ngưỡng; các hình thức tôn giáo, tín  ngưỡng truyền thống; các tôn giáo đã được nhà nước công nhận;  Ảnh hưởng  của tôn giáo, tín ngưỡng đến văn hoá, kinh tế, chính trị, cuốn sách cũng đã bước  đầu đề  cập đến một số  xu hướng biến đổi của tôn giáo, tín ngưỡng  ở  Việt   Nam hiện nay. Tuy rằng, chưa bao quát hết đời sống tôn giáo, cũng chưa đi vào  những biểu hiện cụ thể của các xu hướng biến đổi đó, nhưng đây là một công  trình khá hữu ích đối với tác giả khi nghiên cứu những xu hướng biến đổi tôn   giáo hiện nay. Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo (2014), Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong   trào tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam . Đây là tập hợp những bài viết của  những nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế về HT TGM, về mối quan hệ giữa  thời kỳ hậu hiện đại và sự xuất hiện, tồn tại của các HT TGM trên thế giới cũng  như ở Việt Nam. Bỏ qua phần đầu với một số bài nghiên cứu về chủ nghĩa hậu   hiện đại, các bài viết còn lại tập trung vào 3 nội dung chính khi nói về HT TGM.   Thứ  nhất, phân tích về  sự  xuất hiện của các HTTGM trên thế  giới và  ở  Việt   Nam, đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố thời kỳ “hậu hiện ,đại”. Thứ hai, các bài  nghiên cứu tập trung đi phân tích một số HT TGM cụ thể tồn tại trên thế giới  cũng như   ở  Việt Nam, ví dụ: Nhân chứng Jehova, Scientology, Dương Văn 
  18. 11 Mình, Hà Mòn,...Thứ  ba, đề  cập đến những nghiên cứu về  HT TGM  ở  Việt   Nam, một số văn bản có liên quan đến việc công nhận, quản lý HTTGM ở Việt  Nam hiện nay. Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Trường Đại học Khoa học  xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với các chủ  điểm như:  Tôn giáo  và tính hiện đại  (2012),  Tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay   (2013) hay Tôn giáo và Văn hóa (2014) của Nxb Tôn giáo, bao gồm rất nhiều   bài viết của các học giả  trong và ngoài nước, đề  cập đến những vấn đề  có  tính lý luận chung về tôn giáo, như tôn giáo và tính hiện đại như là một sự bổ  sung cho nhau, là cơ sở để các tôn giáo biến đổi, cũng là tác nhân có tính khách   quan dẫn đến sự thay đổi trong nội bộ các tôn giáo, làm tôn giáo thích nghi đối  với đời sống xã hội. Chúng ta có thể kể đến một số bài viết như:  Tôn giáo và   tính hiện đại: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng; “Tính   hiện đại và đời sống tôn giáo theo Max Weber ” của Nguyễn Quang Hưng, hay  đi vào một tôn giáo cụ  thể  như: Hội nhập văn hóa – xu hướng nổi bật của   Công giáo Việt Nam của Phạm Huy Thông, hoặc  Sự hội nhập của Ki tô giáo   vào thế giới hiện đại của Linh mục Thiện Cẩm; hoặc Tôn giáo và tính hiện   đại: Từ  lý thuyết đến thực tiễn. Trường hợp Công giáo, Tin Lành và Phật   giáo của Đỗ Quang Hưng,... Công trình“Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo  ở  Việt Nam”,   (2016)   của Nguyễn Hồng Dương đã đưa ra khái niệm về  “đời sống đạo”.  Theo tác giả, “đời sống đạo” được thể hiện ở 3 khía cạnh, thực hiện các phép   bí tích, việc phụng tự  và những hình thức tổ  chức thánh lễ  trọng thể. Khái  niệm “đời sống đạo” được thể hiện cụ thể trong thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ  XX của dòng Đa Minh đó là: niềm tin tôn giáo và thực hành niềm tin tôn giáo. Tác giả  Dương Ngọc Dũng (2016), với Tôn giáo nhìn từ  viễn cảnh xã   hội học, mặc dù cuốn sách thiên về cách tiếp cận xã hội học, nhưng những từ 
  19. 12 khóa, những khái niệm của đời sống tôn giáo cũng được biểu đạt khá rõ ràng  như: “tôn giáo” là gì?, niềm tin tôn giáo, nghi thức tôn giáo, trải nghiệm tôn   giáo, …. Tác giả cũng đi làm rõ chức năng, vai trò của tôn giáo trong việc tạo   ra gắn kết hay là sự xung đột xã hội.  Trong công trình Vai trò của tôn giáo trong xây dựng niềm tin xã hội của  tác giả Nguyễn Minh Ngọc đã đề cập đến một số khái niệm như: niềm tin tôn  giáo, lối sống tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo,..Tuy không đưa ra những khái niệm   cụ  thể, nhưng dựa trên cách đánh giá thực trạng của tôn giáo lên đời sống xã   hội, các khái niệm thông qua đó được bộc lộ những nội hàm của nó. Theo tác  giả Nguyễn Minh Ngọc, niềm tin tôn giáo có thể được đo lường bằng các chỉ  báo về hành vi tôn giáo, như “hành vi tham gia vào các hoạt động tôn giáo như  tham gia đi lễ tại các cơ sở tôn giáo, tham gia các hoạt động giảng dạy giáo lý,  mực độ hiểu biết nghi lễ giáo lý tôn giáo,…” [92, 17]. Trong công trình này, với   lý thuyết về vai trò của tôn giáo đối với xã hội, tác giả đã đưa ra hai lý thuyết  để áp dụng, làm sáng tỏ vai trò của tôn giáo, đó là  lý thuyết chức năng tôn giáo  và lý thuyết về  vốn xã hội của tôn giáo. Mặc dù đề tài Luận án của chúng tôi  triển khai  ở cấp độ  hẹp hơn nhưng với lý thuyết này, giúp chúng tôi đánh giá  tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo tác động lên đời sống tôn giáo giống   như vai trò của một yếu tố của kiến trúc thượng tầng.  Olivier B.S.T.ank – Storper (2012), “Xã hội học tôn giáo” cũng là một tài   liệu có thể    tìm được những khái niệm có tính chất chìa khóa của Luận án  trong phần 1 của chương 2. Những khái niệm như: “thế  tục”, “thế tục hóa”,  “nhập thế”, … những biểu hiện của nó được các học giả  Việt Nam như:  Đặng Nghiêm Vạn, Đỗ Quang Hưng,… cũng đồng tình với hướng nghiên cứu   cũng như nội hàm các khái niệm về những xu hướng cơ bản của đời sống tôn   giáo thế giới cũng như ở Việt Nam.  Nikitin A A.G (1994), với Chính trị hóa tôn giáo trong “ Tôn giáo và Đời   sống xã hội hiện đại”, tập 1 có đề cập đến Chính trị hóa trong tôn giáo từ cái  
  20. 13 nhìn bên trong và cái nhìn bên ngoài, trong đó, khi nói về quá trình chính trị hóa   tôn giáo tác giả đã khẳng định rằng, các quá trình mà cả chính trị và tôn giáo đã  trải qua, trong từng thời điểm lịch sử  cụ  thể, bị  quy định bởi tổng hòa các  hiện tượng xã hội khác. Vào những thời gian khác nhau, xu hướng phi chính trị  hóa tôn giáo hoặc chính trị hóa tôn giáo được thay đổi tùy vào vị trí đứng đầu.   Tác giả  cũng khẳng định thêm rằng, xu hướng nổi trội ngày nay đó chính là  chính trị  hóa tôn giáo, quá trình này đã thu hút được tất cả  các giáo phái tôn   giáo mà trước kia đã lảng tránh chính trị  một cách tích cực nhất và kín kẽ  nhất. Như vậy, trong đời sống xã hội hiện đại, các tôn giáo đều tham gia vào   đời sống thế tục và không ngại ngần tham gia vào lĩnh vực chính trị. Trác   Tân   Bình   ­   tác   giả   người   Trung   Quốc   với   “ Lý   giải   tôn   giáo”  (2007), (Trần Nghĩa Phương dịch), cung cấp cho chúng ta cái nhìn khá toàn   diện về tôn giáo, về bộ môn Tôn giáo học ở Trung Quốc cũng như những đặc  điểm nổi bật trong đời sống tôn giáo ở Trung Quốc trong những năm gần đây.  Qua đó, tác giả  cũng muốn đề  cấp đến một trong những xu hướng nổi bật   trong tôn giáo hiện nay đó là xu hướng đối thoại tôn giáo, khẳng định đối  thoại tôn giáo như một xu hướng tất yếu cũng như đây chính là cái nhìn mới  mẻ của các tôn giáo. Chính bản thân các tôn giáo cũng phải có những sự thay  đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.  1.2. Những công trình nghiên cứu thực trạng tác động của xu hướng biến  đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam Một số  công trình nghiên cứu đến chủ  đề  này chúng ta có thể  kể  đến  như:  “Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã   hội Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1992), Luận án Tiến  sĩ Triết học của Trần Khắc Việt đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về  đời sống tinh thần, trả lời cho câu hỏi, đời sống tinh thần là gì? Đời sống tinh  thần có những yếu tố nào? Tính qui luật của sự vận động đời sống tinh thần  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
25=>1