Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, luận văn đề xuất biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn KHTN nói riêng, hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường THPT của TP Lai Châu nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ MAI PHÚC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ MAI PHÚC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Kim Linh THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Ngô Mai Phúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, phòng Đào tạo (Bộ phận sau đại học) trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Cô Hà Thị Kim Linh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu, đội ngũ CBQL, GV của các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã tạo mọi điều kiện nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn sát cánh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết nhất định. Tôi mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Tác giả Ngô Mai Phúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................ 3 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊNTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học ........................ 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực .......................................................................... 8 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ................................................................. 10 1.2.1. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ..................................................... 10 1.2.2. Năng lực và phát triển năng lực............................................................... 12 1.2.3. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ........................ 14 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học ................................................................................................. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.3. Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh ........................ 16 1.3.1. Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông .................................. 16 1.3.2. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông ..................................................................... 18 1.3.3. Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông ................................... 23 1.4. Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông ....................... 27 1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông .................................... 27 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông ....... 28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở trường trung học phổ thông ................................................................................................. 37 1.5.1. Năng lực của cán bộ quản lý ................................................................... 37 1.5.2. Năng lực giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên ................ 38 1.5.3. Chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc điểm học sinh trung học phổ thông......... 38 1.5.4. Vai trò của các tổ chức: Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chuyên môn trong nhà trường ................................. 39 1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học .............................. 39 1.5.6. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương..................................... 39 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU ............. 41 2.1. Khái quát tình hình giáo dục ở các trường trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu ................................................................... 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu ......................................................... 45 2.2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................ 45 2.2.2. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 46 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu ......................................................... 63 2.3.1. Điểm mạnh............................................................................................... 63 2.3.2. Những hạn chế ......................................................................................... 63 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 64 Kết luận chương 2.............................................................................................. 64 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU.................................................................................. 65 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 65 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ............................................................ 65 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 65 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 66 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu ......................................................... 67 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực .... 67 3.2.2. Tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực cho giáo viên ................... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 3.2.3. Lập kế hoạch hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực................................................................ 71 3.2.4. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực theo hướng nghiên cứu bài học ở tổ tự nhiên................... 75 3.2.5. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực................................... 77 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 80 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ................... 81 3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm ............................................................ 81 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 82 Kết luận chương 3.............................................................................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 85 1. Kết luận .......................................................................................................... 85 2. Khuyến nghị................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 88 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GV : Giáo viên HĐDH : Hoạt động dạy học HS : Học sinh HTTC : Hệ thống tổ chức KHTN : Khoa học tự nhiên KT-ĐG : Kiểm tra - Đánh giá PPDH : Phương pháp dạy học TBDH : Thiết bị dạy học TCM : Tổ chuyên môn THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng trường, lớp, HS của 04 trường THPT qua các năm 2015 - 2018 ................................................. 41 Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL của các trường THPT thành phố Lai Châu, năm học 2017 - 2018 ................................................................... 41 Bảng 2.3. Số lượng, chất lượng GV của các trường THPT thành phố Lai Châu, năm học 2017 - 2018 .................................................. 42 Bảng 2.4. Đặc điểm đội ngũ GV GV của các trường THPT thành phố Lai Châu, năm học 2017 - 2018 .................................................. 42 Bảng 2.5. Đội ngũ giáo viên dạy các môn KHTN năm học 2017 - 2018 ... 43 Bảng 2.6. Chất lượng dạy học của các trường THPT thành phố Lai Châu, năm học 2017 - 2018 ........................................................ 43 Bảng 2.7. Tổng hợp thực trạng cơ sở vật chất năm học 2017 - 2018.......... 44 Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ quan trọng của những năng lực chung cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông ...................................................... 47 Bảng 2.9. Thực trạng phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ................................. 49 Bảng 2.10. Thực trạng những năng lực của học sinh được quan tâm phát triển thông qua tổ chức hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ............. 50 Bảng 2.11. Thực trạng lập kế hoạch dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ........................................... 51 Bảng 2.12. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ............. 55 Bảng 2.13. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ............. 57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra - đánh giá hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ............. 60 Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ....................................................................................... 62 Bảng 3.1. Tổng hợp đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu .................................................................... 82 Bảng 3.2. Tổng hợp đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu .................................................................... 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, năng lực để đáp ứng những yêu cầu phát trển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng. Trong định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2018 đã nêu rõ: một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực. Giáo dục hiện đại đang chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực; người học không chỉ biết cái gì mà quan trọng hơn là làm được cái gì trên cơ sở hiểu biết ấy. Đổi mới HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS được coi là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của các trường học, là tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện. Vì vậy, quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT sẽ quyết định việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng nhân cách, phát triển năng lực toàn diện của HS. Bên cạnh đó, trong trường THPT, HĐDH là hoạt động cơ bản, đặc trưng nhất, chất lượng HĐDH quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay, quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS là một yêu cầu tất yếu đối với các trường THPT. 1.2. Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc nước ta, có diện tích lớn thứ 10/63 tỉnh, thành. Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, tỉnh Lai Châu đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục, khắc phục những bất cập trong hoạt động giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của tỉnh Lai Châu nói chung và chất lượng giáo dục của các trường THPT thành phố Lai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Châu nói riêng được nâng lên, hình thành các quan điểm giáo dục hướng tới kết quả đầu ra, lấy người học làm trung tâm, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học... Công tác quản lý và chỉ đạo dần đi vào chiều sâu, trên cơ sở áp dụng hài hòa giữa khoa học quản lý và thực tiễn. Các trường THPT thành phố Lai Châu đã chú trọng đổi mới nội dung chương trình, PPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của HS; Đổi mới hoạt động tổ chức dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của HS như tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, GV gợi mở, dẫn dắt tìm hiểu kiến thức theo lối gần gũi, dễ hiểu, khuyến khích động viên HS yếu tự tin tham gia học tập. Thực hiện đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS trong đó khuyến khích việc sử dụng hình thức trắc nghiệm trong kiểm tra. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động dạy của GV, quản lý hoạt động học của HS, quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐDH vẫn còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới GD, mục tiêu phát triển năng lực HS. Đặc biệt công tác quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT thành phố Lai Châu vẫn theo hướng tiếp cận nội dung, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục như Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu” để nghiên cứu, góp phần đề ra các biện pháp quản lý HĐDH mang tính đồng bộ, khả thi cao. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, luận văn đề xuất biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- dạy học môn KHTN nói riêng, hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường THPT của TP Lai Châu nói chung. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý HĐDH ở các trường THPT theo định hướng phát triển năng lực. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. 4. Giả thuyết khoa học Nếu nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực khả thi, phù hợp với thực tiễn của các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT; 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH cac môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực theo tiếp cận chức năng của nhà quản lý; Việc khảo sát thực trạng được tiến hành ở 03 trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, gồm: Trường THPT Thành Phố; Trường THPT Quyết Thắng; trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Đối tượng khảo sát gồm CBQL, GV. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp có liên quan. Từ đó hệ thống hóa, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài. Trên cơ sở đó xây dựng các phương pháp nghiên cứu để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Mục đích điều tra: Thu thập số liệu về hoạt động quản lý và thực trạng quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của một số biện pháp đề xuất. - Nội dung: Sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy của GV, thực trạng hoạt động học của HS. Thăm dò mức độ cần thiết và khả thi của mỗi biện pháp đề xuất và các điều kiện để thực hiện các biện pháp đề xuất. - Cách tiến hành: Trao đổi phỏng vấn các chuyên gia và các cán bộ có nhiều kinh nghiệm về thực tế quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT và các GV trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT thành phố Lai Châu để thiết kế bảng hỏi, điều tra thử để chỉnh sửa bảng hỏi, sau đó điều tra chính thức và xử lý số liệu thống kê. 7.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Quan sát hoạt động giảng dạy của đội ngũ GV trong nhà trường thông qua việc dự giờ GV, hoạt động của các tổ trưởng chuyên môn, cùng GV phân tích giờ dạy, thông qua hồ sơ sổ sách của nhà trường. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí hiệu trưởng, GV giảng dạy lâu năm, các nhà quản lý … để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất để khẳng định tính khoa học, cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS trường THPT. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Tiến hành nghiên cứu kế hoạch bài dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê Thực hiện bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu giáo dục. PP này được sử dụng với mục đích định lượng các kết quả điều tra, nghiên cứu, đồng thời đánh giá mức độ tin cậy của PP điều tra, trên cơ sở đó rút ra nhận xét khoa học mang tính khái quát. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục luận văn có cấu trúc 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH các môn KHTN theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT. - Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. - Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊNTHEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về dạy học và quản lý dạy học đã được thể hiện trong những quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục. Theo J.A. Cômenxki (1592-1670), cốt lõi của quá trình đào tạo là không “áp đặt”, không “cưỡng bức” người học. Công việc của người thầy giáo là tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, gợi mở, dẫn dắt hoạt động của người học. Bằng cách ấy, HS sẽ tích cực, tự giác trong việc lĩnh hội các tri thức. Ông khẳng định: “Thầy dạy ít hơn, nhưng học sinh học được nhiều hơn… để trong trường học không có tiếng kêu la, không có cảm giác sợ và sự lao động bỏ ra một cách vô ích mà chỉ có niềm vui và sự hi vọng đầy thành tích…”. Quan điểm này của J.A. Cômenxki cho thấy: Ông luôn nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của PPDH tích cực. GV lên lớp không phải cứ nói thao thao bất tuyệt, truyền thụ càng nhiều nguồn tri thức cho HS là càng tốt mà quan trọng là người học có tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú với bài học không [19]. Từ những năm gần giữa thế kỉ XX, John Dewey (1859-1952) - nhà giáo dục nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ đề ra tư tưởng: dạy học là giao việc cho học sinh “làm” chứ không phải giao vấn đề cho học sinh “học”; còn Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944) - nhà cải cách giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản cũng cho rằng: truyền đạt tri thức - không phải và không bao giờ là mục đích của giáo dục. Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh. Giáo dục được xem như là quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- thức để “tự phát triển”. Vì thế, một trong những mối quan tâm hàng đầu của ông là đào tạo những giáo viên có thể làm những người hướng dẫn có hiệu quả cho học sinh khi học tập chứ không phải là những người truyền thụ "những mảnh tri thức chết". Ông cảnh báo: "người thầy phải thôi nhồi nhét tri thức cho học sinh và phải hướng dẫn họ tự nỗ lực khai tâm cho mình". Người thầy phải tự quyết định xem mình có phải là người chuyên tổ chức việc truyền đạt tri thức hay là người thức tỉnh mỗi sự quan tâm và sự tò mò của bản thân học sinh. Người thầy quyết định như thế nào về vấn đề này - Tsunesaburo Makiguchi quả quyết - đó sẽ là "tác nhân quan trọng nhất" trong cải cách giáo dục, và hơn thế nữa, trong công cuộc thay đổi toàn bộ quan niệm và phương pháp giáo dục [42]. Ở Việt Nam, các vấn đề có liên quan đến Quản lý HĐDH, PPDH cũng rất được quan tâm, đặc biệt sau năm 1986 (được coi là mốc của đổi mới tư duy). Nhiều tác giả có các công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kỳ, Trần Bá Hoành, Trần Kiều, Nguyễn Hữu Chí, và một số các nhà giáo giàu kinh nghiệm cũng quan tâm đến vấn đề quản lý HĐDH, PPDH và phát triển lý luận dạy học chung vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam: Văn Như Cương, Tôn Thân. Về quản lý đổi mới PPDH và quản lý chất lượng, hiệu quả dạy học phải kể đến các công trình nghiên cứu của: Quách Tuấn Ngọc, Trần Kiểm, Trần Kiều, Trần Bá Hoành, ... luôn lấy người học làm trung tâm với ý tưởng cốt lõi là người học phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với tinh thần nghị quyết TW 4 khoá VIII về GD- ĐT. Nghị quyết yêu cầu: “Đổi mới mạnh mẽ PPGD, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ, những tư tưởng trên không những vẫn giữ nguyên giá trị của nó mà còn được tiếp tục kế thừa và phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực Vấn đề DH theo hướng phát triển năng lực người học được quan tâm và phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đến những năm 70 của thế kỷ XX, các nước XHCN có nhiều công trình nghiên cứu năng lực nghề nghiệp cho người học trong việc tổ chức HĐDH trong các nhà trường. Trong tác phẩm “Lý luận DH của nhà trường phổ thông trung học” năm 1982 của tác giả M.I.Macmutov, M.N.X.katkin, V.Okon đã nêu một số nét đặc trưng của của hoạt động sáng tạo phát triển năng lực: khả năng tư duy độc lập, chuyển kiến thức vào các tình huống mới để vận dụng giải quyết; xây dựng được cách giải quyết mới khác với cách giải đã biết và không phải là tổ hợp các cách giải đã biết [21]. Trong tác phẩm “Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường”, Xavier Roegiers cho rằng: ngoài khía cạnh kiến thức đơn thuần, nhà trường trước hết phải tập trung cố gắng dạy cho HS sử dụng kiến thức của mình vào các tình huống có ý nghĩa đối với HS, hay nói cách khác nhà trường cần phát triển những năng lực ở HS [40]. Các nước phương Tây vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI phát triển nhiều công trình nghiên cứu về tư duy sáng tạo trong HS THPT như triển khai các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thi sáng tạo Robot… Ở Châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề phát triển năng lực người học gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tiễn được nhiều quốc gia quan tâm và đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu. Điển hình như tiến sĩ giáo dục học Raija (người Ấn Độ) trong cuốn: “Nền GD cho thế kỷ XXI, những triển vọng của Châu Á Thái Bình Dương” đã khẳng định trong tổ chức DH phải xác định những giá trị và kỹ năng mong muốn mà mục đích của quá trình truyền đạt tri thức cần phát triển. HS phải rèn cho HS năng lực phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác làm việc, làm việc trong một tổ chức, có sáng kiến...[34]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Ở nước ta, ngay những ngày đầu của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, trong thư gửi cho HS nhân ngày khai trường, Bác Hồ đã viết: “…từ giờ phút này trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam (…) một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em…’’. Nội dung bức thư như là một định hướng cho sự phát triển của PPDH. Trong những năm gần đây, đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung và đổi mới PPDH nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu trong đó có những nhà giáo dục học, tâm lí học đã đi sâu nghiên cứu vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo hướng nâng cao tính hiện đại và gắn khoa học với thực tiễn sản xuất và đời sống, vấn đề lấy HS làm trung tâm trong HĐDH. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Tài liệu “Cơ sở của khoa học quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Minh Đạo; tài liệu “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quang; tài liệu “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo là những tài liệu mà trong đó trình bày về khái niệm quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục được tiếp cận từ những mô hình, trong đó có đề cập đến dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Các tác giả như: Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt… cũng có các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. Nhìn chung vấn đề quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực chủ yếu được nghiên cứu dưới dạng các chuyên đề, các hội thảo và hướng dẫn. Có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu dạy học theo hướng tiếp cận năng lực áp dụng cho các môn học cụ thể như Toán, Ngữ văn, hoặc áp dụng cho các đơn vị cụ thể như Trung tâm Giáo dục thường xuyên hoặc ở một địa phương nào đó. Một số nghiên cứu trong các luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục, Thạc sĩ giáo dục học cũng đã đề cập đến công tác quản lý chuyên môn, quản lý HĐDH trong các nhà trường phổ thông, các địa phương cụ thể. Những đề tài này đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn