intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại TP. Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

37
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại TP. Thủ Dầu Một

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Đắc Thụy Thiên Thi THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. THỦ DẦU MỘT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hồ Đắc Thụy Thiên Thi THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. THỦ DẦU MỘT Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 8140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN HỒNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự khiếu nại, tố cáo bản quyền tác giả. Học viên Hồ Đắc Thụy Thiên Thi
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học và Quý thầy cô khoa Giáo dục Mầm non đã tận tình giảng dạy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tôi xin hết lòng cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Dầu Một đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Xuân Hồng- người Thầy tâm huyết đã hết lòng dìu dắt, hỗ trợ, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi vô cùng cảm ơn Ban giám hiệu và giáo viên các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giúp đỡ tôi khi nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn tất cả những Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và các trẻtham gia trả lời phỏng vấn sâu hay trả lời phiếu khảo sát, đánh giá đã rất tích cực cộng tác, giúp phần khảo sát được hoàn thành tốt đẹp. Tôi xin thành tâm cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn sẽ xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài này. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi, tạo động lực mạnh mẽ cho tôi hoàn thành luận văn đúng hạn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Học viên Hồ Đắc Thụy Thiên Thi
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan  Lời cảm ơn   Mục lục  Danh mục các từ viết tắt  Danh mục các bảng  Danh mục các hình  MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1  Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM................. 6  1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6  1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................... 6  1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 9  1.2. Một số khái niệm cơ bản về vấn đề nghiên cứu .............................................. 11  1.2.1. Tình huống sư phạm.................................................................................. 11  1.2.2. Xử lý tình huống sư phạm ......................................................................... 12  1.3. Chức năng của XLTHSP ................................................................................. 13  1.3.1. Chức năng thông tin .................................................................................. 13  1.3.2. Chức năng điều chỉnh thông tin ................................................................ 14  1.3.3. Chức năng định hướng .............................................................................. 14  1.4. Các nguyên tắc XLTHSP ................................................................................. 14  1.4.1. Yêu thương trẻ như con, em của mình ...................................................... 14  1.4.2. XLTHSP bằng sự thành tâm, thiện ý của cô giáo ..................................... 15  1.4.3. Hãy thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ ................................. 15  1.4.4. XLTH với trẻ bằng những hành vi, cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở và vui tươi ........................................................................................... 16  1.4.5. Nguyên tắc dạy - dỗ .................................................................................. 17  1.5. Quy trình XLTHSP .......................................................................................... 18  1.5.1. Nhận biết đối tượng XLTHSP .................................................................. 18 
  6. 1.5.2. Quyết định sử dụng phương án dự kiến để XL ......................................... 19  1.5.3. Bước cuối trong XLTHSP ........................................................................ 19  1.6. Những nguyên nhân dẫn đến khó khăn hoặc thất bại trong XLTHSP ............ 19  1.6.1. Thiếu kinh nghiệm giáo dục...................................................................... 19  1.6.2. Sự lạm dụng uy quyền của GV ................................................................. 20  1.6.3. Tính mặc cảm của trẻ và định kiến của GV .............................................. 20  1.6.4. Sự thiếu hợp tác của các trẻ trong lớp ....................................................... 21  Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 22  Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT .................................................. 23  2.1. Đặc điểm tình hình phát triển MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một năm học 2017- 2018 ....................................................................................................... 23  2.1.1. Quy mô phát triển GDMN ........................................................................ 23  2.1.2. Đội ngũ ...................................................................................................... 23  2.1.3. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị ..................................................... 23  2.1.4. Công tác Giáo dục ..................................................................................... 24  2.1.5. Công tác quản lý........................................................................................ 24  2.2. Kết quả phân tích thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP.Thủ Dầu Một .............................................................................................. 25  2.2.1. Kết quả thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát .................................... 25  2.2.2. Phân tích thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một ...................................................................................... 27  2.3. Kết quả phân tích khả năng nhạy bén, sáng suốt trong XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một ...................................................... 40  2.3.1. Kết quả thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát .................................... 40  2.3.2. Phân tích khả năng nhạy bén, sáng suốt khi lựa chọn cách thức XLTHSP của GVMN ................................................................................ 42  Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 69 
  7. Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TẠI TP. THỦ DẦU MỘT .......... 70  3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp................................................................................... 70  3.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 70  3.1.2. Thực tiễn và thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một ...................................................................................... 70  3.1.3. Đảm bảo các nguyên tắc ........................................................................... 71  3.2. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Ngành ............................. 73  3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một ........................................................................ 74  3.3.1. Giảm áp lực cho GV ................................................................................. 74  3.3.2. Khắc phục tình trạng thiếu kinh nghiệm XLTHSP của GV ..................... 77  3.3.3. XLTHSP theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trênphương pháp giáo dục Montessori ......................................................................... 79  3.4. Quá trình tiến hành thử nghiệm ....................................................................... 81  3.4.1. Chọn mẫu thử nghiệm ............................................................................... 81  3.4.2. Thời gian thử nghiệm ................................................................................ 81  3.4.3. Quan sát ngẫu nhiên trước thử nghiệm một số hoạt động tại 4 nhóm lớp ................................................................................................... 81  3.4.4. Chuẩn bị .................................................................................................... 85  3.4.5. Thực hiện .................................................................................................. 85  3.4.6. Quan sát ngẫu nhiên sau thử nghiệm một số hoạt động tại 4 nhóm lớp ................................................................................................... 87  3.4.7. Đánh giá hiệu quả XLTHSP của GV ........................................................ 91  Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 100  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 101  TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 105  PHỤ LỤC 
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH : Ban giám Hiệu CBQL : Cán bộ quản lý GDMN : Giáo dục mầm non GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non MNNCL : Mầm non ngoài công lập TH : Tình huống THSP : Tình huống sư phạm XL : Xử lý XLTH : Xử lý tình huống XLTHSP : Xử lý tình huống sư phạm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nguyên tắc XLTHSP .............................................................................. 29 Bảng 2.2. Các bước khi XLTHSP ........................................................................... 30 Bảng 2.3. Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn/thất bại khi XLTHSP .................... 31 Bảng 2.4. Các điểm mạnh của GV khi XLTHSP .................................................... 32 Bảng 2.5. Các điểm yếu của GV khi XLTHSP ....................................................... 32 Bảng 2.6. Các thuận lợi của GV khi XLTHSP ....................................................... 33 Bảng 2.7. Các khó khăn của GV khi XLTHSP ....................................................... 34 Bảng 2.8. Các điểm mạnh của GV khi XLTHSP .................................................... 35 Bảng 2.9. Các điểm yếu của GV khi XLTHSP ....................................................... 35 Bảng 2.10. Các thuận lợi của GV khi XLTHSP ....................................................... 36 Bảng 2.11. Các khó khăn của GV khi XLTHSP ....................................................... 37 Bảng 2.12. Các nguyên nhân chủ quan của GV khi XLTHSP ................................. 38 Bảng 2.13. Các nguyên nhân khách quan của GV khi XLTHSP .............................. 39 Bảng 2.14. Các biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP ........................................... 39 Bảng 2.15. Điểm đánh giá Khả năng làm chủ cảm xúc ............................................ 43 Bảng 2.16. Điểm đánh giá Khả năng tự kiềm chế..................................................... 46 Bảng 2.17. Điểm đánh giá Khả năng biết lắng nghe ................................................. 49 Bảng 2.18. Điểm đánh giá Khả năng thuyết phục ..................................................... 53 Bảng 3.1. So sánh cách XLTH của GV trước và sau thử nghiệm........................... 91 Bảng 3.2. Thang điểm đánh giá các biện pháp XLTHSP ....................................... 93 Bảng 3.3. Điểm đánh giá trung bình các biện pháp XLTHSP ................................ 93
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tỷ lệ trình độ các GV ............................................................................. 25 Hình 2.2. Tỷ lệ khảo sát GV các trường MNNCL.................................................. 26 Hình 2.3. Tỷ lệ nhóm/lớp GV đang công tác.......................................................... 27 Hình 2.4. Tỷ lệ mức đánh giá XLTHSP ................................................................. 27 Hình 2.5. Tỷ lệ thực trạng XLTHSP của GVMN ................................................... 28 Hình 2.6. Tỷ lệ khả năng XLTHSP của GVMN..................................................... 28 Hình 2.7. Tỷ lệ trình độ các GV trong phân tích khả năng nhạy bén, sáng suốt khi XLTHSP ........................................................................................... 40 Hình 2.8. Tỷ lệ khảo sát GV các trường MNNCL trong phân tích khả năng nhạy bén, sáng suốt khi XLTHSP........................................................... 41 Hình 2.9. Tỷ lệ nhóm/lớp GV đang công tác trong phân tích khả năng nhạy bén, sáng suốt khi XLTHSP ................................................................... 42 Hình 2.10. Đánh giá về Khả năng làm chủ cảm xúc của GV ................................... 43 Hình 2.11. Đánh giá về Khả năng tự kiềm chế của GV ........................................... 47 Hình 2.12. Đánh giá về Khả năng biết lắng nghe của GV........................................ 50 Hình 2.13. Đánh giá về Khả năng thuyết phục của GV ........................................... 53 Hình 2.14. Tỷ lệ chức vụ quản lý.............................................................................. 56 Hình 2.15. Tỷ lệ giới tính trẻ .................................................................................... 60 Hình 2.16. Tỷ lệ độ tuổi trẻ ....................................................................................... 61 Hình 2.17. Tỷ lệ trẻ cho rằng GV ở lớp có yêu thương trẻ....................................... 61 Hình 2.18. Tỷ lệ XL của GV về TH cho trẻ ăn......................................................... 62 Hình 2.19. Tỷ lệ cảm giác của trẻ khi GV XLTH trẻ không muốn ăn cơm, không chịu xúc cơm hay làm đổ cơm ra ngoài bàn ................................ 62 Hình 2.20. Tỷ lệ ý kiến của trẻ về việc GV XLTH khi trẻ không muốn ăn cơm, không chịu xúc cơm hay làm đổ cơm ra ngoài bàn ................................ 63 Hình 2.21. Tỷ lệ mong muốn của trẻ với GV khi trẻ không muốn ăn cơm, không chịu xúc cơm hay làm đổ cơm ra ngoài bàn ................................ 63 Hình 2.22. Tỷ lệ XL của GV về TH trẻ không tô màu, viết bài, vẽ và quậy phá ..... 64
  11. Hình 2.23. Tỷ lệ cảm giác của trẻ về việc GV XLTH trẻ không tô màu, viết bài, vẽ và quậy phá ................................................................................. 64 Hình 2.24. Tỷ lệ ý kiến trẻ khi GV đánh, phạt trong TH trẻ không muốn tô màu, không muốn viết bài, không muốn vẽ và quậy phá ....................... 65 Hình 2.25. Tỷ lệ mong muốn của trẻ với GV khi trẻ không muốn tô màu, viết bài, vẽ và quậy phá .......................................................................... 65 Hình 2.26. Tỷ lệ XLTH bạn dành hoặc lấy đồ chơi của trẻ...................................... 66 Hình 2.27. Tỷ lệ XLTH của GV khi trẻ bị bạn dành, lấy đồ chơi ............................ 66 Hình 2.28. Tỷ lệ XLTH của GV khi trẻ phạm lỗi..................................................... 67 Hình 2.29. Tỷ lệ cảm giác của trẻ khi GV XLTH trẻ phạm lỗi ................................ 67 Hình 2.30. Tỷ lệ yêu thương GV và thích học tại trường của trẻ ............................. 68 Hình 3.1. Tỷ lệ trình độ các GV ............................................................................. 92 Hình 3.2. Tỷ lệ chức vụ .......................................................................................... 92 Hình 3.3. Đánh giá tính khả thi của biện pháp Đảm bảo sỉ số trẻ/lớp theo quy định .................................................................................................. 94 Hình 3.4. Đánh giá tính khả thi của biện pháp đảm bảo định biên GV/lớp theo quy định .......................................................................................... 94 Hình 3.5. Đánh giá tính khả thi của biện pháp cung cấp trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, phong phú và đa dạng ..................................... 95 Hình 3.6. Đánh giá tính khả thi của biện pháp Sự hỗ trợ, quan tâm của BGH nhà trường đối với GV về tinh thần và vật chất...................................... 95 Hình 3.7. Đánh giá tính khả thi của biện pháp Tuyên truyền phụ huynh kết hợp tốt với GV trong việc XLTHSP xảy ra tại lớp................................. 96 Hình 3.8. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV vận dụng tốt lý thuyết XLTHSP vào thực tiễn............................................................................ 96 Hình 3.9. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua tài liệu............................................................................... 97 Hình 3.10. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV học hỏi kinh nghiệm XLTHSP qua thực tiễn............................................................................ 97
  12. Hình 3.11. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV phải tự học cách làm chủ cảm xúc, học cách tự kiềm chế, học cách biết lắng nghe và thuyết phục để tạo cho bản thân một tâm thế bình tĩnh, sáng suốt khi XL các THSP ................................................................................................ 98 Hình 3.12. Đánh giá tính khả thi của biện pháp GV luôn luôn tôn trọng trẻ và để trẻ tự lập, chủ động XLTHSP ............................................................ 99
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sử dụng THSP để giáo dục là một phương pháp vô cùng hiệu quả đối với trẻ mầm non bởi lẽ trẻ em lứa tuổi này còn rất bé, mọi phản ứng của trẻ do xúc cảm ngự trị, thần kinh dễ hưng phấn, vốn sống kinh nghiệm cá thể còn ít ỏi chưa đủ để hiểu những lời dạy phức tạp của GV, GV giải thích nhưng trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu, để nhớ và vận dụng vào hành vi, do đó trẻ chưa thể tiếp nhận sự giáo dục một cách bài bản như người lớn. Mọi giải thích, lý giải các sự kiện thường gắn liền với xúc cảm tự nhiên của trẻ. Chính từ trong những THSP tự nhiên trẻ dễ dàng lĩnh hội, tiếp nhận sự giáo dục và việc diễn ra càng tự nhiên bao nhiêu thì hiệu quả giáo dục càng cao bấy nhiêu (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997). Người GV nếu biết cách XLTHSP thông minh, linh hoạt, khéo léo, hợp lý hợp tình và biết vận dụng kiến thức tâm lý- giáo dục phù hợp với từng trẻ, từng hoàn cảnh cụ thể thì sẽ góp phần tạo nên thành công trong công tác giáo dục của người GV, đồng thời gợi cho trẻ hứng thú hoạt động, lòng tự tin và nhiều đức tính tốt đẹp khác. Song, XLTHSP xảy ra trong quá trình giáo dục trẻ là cả một nghệ thuật, nhất là đối với trẻ em đang còn ở độ tuổi thơ dại trong khi các TH lại vô cùng phong phú và đa dạng. Sự phát triển của trẻ rất khác nhau, mỗi trẻ một tính nết riêng, một khả năng riêng, TH lại xảy ra mọi lúc mọi nơi trong những thời điểm và không gian khác nhau, không thể có một cách XL chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng đều có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cách cảm nhận riêng của chúng. Đặc biệt, trong vô vàn THSP không phải TH nào cũng dễ XL, đã có không ít trường hợp phức tạp, gây cấn xảy ra khiến GV nhiều lúc phải lúng túng, dễ dẫn đến những sai lầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997). Mặt khác, MNNCL hiện nay đang được quan tâm, đánh giá 2 năm thực hiện Chỉ thị 09/CT-Tg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết về trường lớp mầm non ở KCN-KCX và tình hình phát triển giáo dục MNNCL giai đoạn 2011- 2017, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định:
  14. 2 Trong những năm qua, sự ra đời và vận hành của các cơ sở GDMNNCL đã góp phần đảm bảo quyền đi học của trẻ em. Trong đó, cơ sở GDMN loại hình tư thục phát triển nhanh, nhất là các thành phố, thị xã, khu đông dân cư, KCN- KCX. Các cơ sở này đã thu hút được trẻ đến lớp, giảm bớt áp lực và tình trạng quá tải trong các cơ sở GDMN công lập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ vào các trường MNNCL (Huế, 2017). Tuy nhiên, “hiện nay có nhiều vụ bạo hành trẻ mầm non gây bức xúc cho toàn xã hội, đa số các vụ bạo hành đều xuất phát từ các cơ sở MNNCL” (Phụ nữ Việt Nam, 2017). “Phân tích nguyên nhân, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng các cô giáo mầm non đã thiếu bình tĩnh, thiếu kỹ năng và sai lầm về phương pháp XLTHSP trong chăm sóc giáo dục trẻ mầm non dẫn đến cách XLTHSP yếu kém gây ra những tổn hại về tinh thần và thể xác cho trẻ mầm non” (Đặng Trinh và Yến Anh, 2016). Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu thực trạng XLTHS của GVMN hiện nay đang là vấn đề cấp thiết nhằm tìm ra nguyên nhân sai phạm trong XLTHSP của GV dẫn đến những hậu quả khôn lường về bạo hành trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ để từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV nhằm góp phần khắc phục những hậu quả gây tổn hại cho trẻ mà các nhà giáo dục và phụ huynh đang hết sức mong mỏi từ GV- những người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Các trường MNNCL TP. Thủ Dầu Một hiện nay đang phát triển mạnh. “Toàn TP. Thủ Dầu Một năm học 2017- 2018 có 23 trường công lập và có 36 trường MNNCL” (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017), trong khi nguồn GV không đủ đáp ứng theo quy định tại một số trường, đa phần các lớp dưới 5 tuổi hầu như là 1 GV và 1 bảo mẫu đứng lớp. Số lượng trẻ trong một lớp khá đông, sỉ số có khi lên đến 40 trẻ/ 2 cô do đó các THSP xảy ra liên tục với mật độ cao, các GV làm việc với nhiều áp lực và luôn căng thẳng, phần lớn GV không đủ thời gian để quan sát và XL tốt tất cả các TH xảy ra tại lớp mình phụ trách. Hơn thế nữa, nhiều GV mới ra trường còn trẻ và chưa có kinh nghiệm trong XLTHSP, còn nóng vội XLTH theo ý chủ quan của bản thân, chưa kiềm chế được cảm xúc khi trẻ sai phạm, chưa thực sự tôn trọng và để trẻ tự lập XL một số TH trong khả năng trẻ. Đồng thời, thực tế XLTHSP của GV tại
  15. 3 một số trường MNNCL TP. Thủ Dầu Một ra sao, kết quả thực hiện như thế nào chưa được nghiên cứu chuyên sâu và cụ thể. Từ những lý do trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng xử lý tình huống sư phạm của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập tại TP. Thủ Dầu Một”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hiệu quả XLTHSP của GVMN 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một 4. Giả thuyết khoa học Nếu tìm ra được thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về XLTHSP của GV. - Khảo sát thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng và tác động đến hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. - Đề xuất một số biện pháp giúp GVXL có hiệu quả THSP ở các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một và thử nghiệm hiệu quả khảo sát tính khả thi của biện pháp.
  16. 4 6. Phạm vi nghiên cứu - Chủ thể XLTHSP ở các trường MNNCL là GV. - Đề tài khảo sát tại 9 trường MNNCL TP. Thủ Dầu Một, cụ thể: Hoa Anh Đào, Hoa Hồng, Khơi Trí, Kim Hoàng, Minh Thảo 2, Thanh Bình, Trà My 2, Trúc Xanh và Tuổi Hồng. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: (Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết…) để xây dựng cơ sở lý luận cho việc XLTHSP của GV. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp quá trình XLTHSP của GV trong tổ chức các hoạt động cho trẻ tại trường.  Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu các CBQL, GV và trẻ trong 9 trường nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng XLTHSP của GVcác trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một.  Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu trắc nghiệm điều tra trên các đối tượng.  Tổ chức thử nghiệm một vài biện pháp đề xuất. - Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 8. Đóng góp của luận văn - Làm rõ thực trạng xử lý XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. - Đề ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một. Từ đó có các kiến nghị cần thiết cho phụ huynh, GVMN, BGH trường MNNCL, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Dầu Một, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Dầu Một, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung
  17. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về XLTHSP Chương 2: Thực trạng XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả XLTHSP của GV các trường MNNCL tại TP. Thủ Dầu Một Phần 3: Kết luận và Kiến nghị
  18. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Cách thức XLTHSP trong các phương pháp giáo dục đang được ứng dụng nhiều trên thế giới “Maria Montessori (31/ 8/ 1870-6/ 5/ 1952) là nhà trị liệu đồng thời là nhà giáo dục người Ý. Bà nổi tiếng vì phương pháp giáo dục Montessori mang tên bà. Phương pháp của bà ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới”. (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, 2017). “Tôn trọng trẻ là nguyên tắc nền tảng cho tất cả các nguyên lý và hoạt động khác trong Montessori” và đó cũng là một trong những cách thứcXLTHSP của bà trong phương pháp giáo dục Montessori. Có rất nhiều cách để thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ nhưng một nguyên tắc chung luôn luôn phải làm là hãy “thu nhỏ mình lại” để cư xử với trẻ như với một người hoàn toàn độc lập và từ đó hiểu được điều trẻ mong muốn. Trong lớp học, việc trao cho trẻ quyền tự do lựa chọn hoạt động mình yêu thích chính là một cách thể hiện sự tôn trọng trẻ. Với những trẻ nhỏ, khả năng ngôn ngữ còn hạn chế khiến nhiều khi trẻ không thể diễn đạt được cảm xúc của mình bằng lời, thay vào đó trẻ có thể khóc lóc, cáu kỉnh hoặc nóng giận. Việc thừa nhận và kết nối cảm xúc của trẻ lúc này sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại và cũng là cách thể hiện sự tôn trọng của GV với trẻ. Trong quá trình quan sát của mình, bà Montessori nhận thấy năng lực học tập, khả năng tự phục vụ của mỗi đứa trẻ thật sự đáng ngưỡng mộ và tôn trọng. Bà cho rằng việc trẻ em được tạo ra với những khả năng như vậy là một điều vô cùng tuyệt vời trong cuộc sống này. Chúng ta sống với niềm tin này bằng cách phát triển mối quan hệ thân thiết với trẻ và hãy tôn trọng những tính cách riêng và khả năng của chúng. “Loris Malaguzzi: (1920-1994), ông là nhà tâm lý học người Italy, là người xây dựng và phát triển phương pháp giáo dục Reggio Emilia từ những năm 40 của thế kỷ
  19. 7 20 sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II vừa kết thúc và được đặt tên theo ngôi làng Reggio Emilia ở phía bắc Italy. “Triết lý của ông bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ” (Amon Kindercare, 2016). Theo Loris Malaguzzi, mỗi cá nhân chúng ta đều xây dựng kiến thức của mình từ những kinh nghiệm thực tế, thông qua những tương tác của mỗi người với môi trường và xã hội. Trẻ em cũng vậy, trẻ cần được nhà trường và gia đình trao cho những cơ hội để xây dựng kho kiến thức của mình dựa trên trí tò mò tự nhiên của trẻ. Chính vì vậy, cách thức XLTHSP cũng theo tư tưởng trẻ là chủ thể trong mọi hoạt động. Trẻ được tự chủ khám phá, tìm tòi đặt ra câu hỏi và đề xuất phương án giải quyết. Chẳng hạn trẻ muốn dựng một ngôi nhà thì GV chỉ là người cung cấp cho trẻ những nguyên vật liệu cần thiết, rồi để trẻ tự do tư duy, tìm ra cách thích hợp để hoàn thành chúng. Trong khi thực hiện trẻ sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ, sự sáng tạo khác nhau và việc của trẻ là lựa chọn và mày mò những gì phù hợp với mình. GV sẽ không có sự áp đặt, ép buộc nào với trẻ. GV chỉ đóng vai trò như người đồng hành cùng trẻ, khơi gợi và kích thích sáng tạo của trẻ mà thôi (Đỗ Mai Phương, 2016). - David P. Weikart (26/ 8/ 1931- 9/ 12/ 2003) là nhà tâm lý học người Mỹ và là người sáng lập chương trình giáo dục HighScope. Ông từng là giám đốc khoa giáo dục đặc biệt tại trường công lập quận ở Ypsilanti đồng thời là nhà sáng lập Quỹ Nghiên cứu giáo dục HighScope (The HighScope Educational Research Foundation), một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, được thành lập vào năm 1970 với trụ sở chính tại Ypsilanti, Michigan đã kết hợp và cộng tác với các cộng sự của ông nghiên cứu thành công phương pháp giáo dục High- Scope. Tôn chỉ của Quỹ là nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới và hỗ trợ các nhà sư phạm cũng như các bậc phụ huynh trong việc giáo dục trẻ em. Theo ông, từ “High” để biểu thị mức độ khát vọng và từ “Scope” để mô tả bề rộng của tầm nhìn mà Quỹ sẽ luôn phấn đấu kiên trì để đạt được.
  20. 8 Phương pháp giáo dục HighScope đúc rút kinh nghiệm từ công trình nghiên cứu của nhà tâm lý học phát triển, nhà giáo dục Lev Vygotsky, đặc biệt là chiến lược giá đỡ (scaffolding) của người lớn – hỗ trợ trẻ ở mức phát triển hiện tại và nhờ đó giúp trẻ phát triển - trong một bối cảnh được sắp xếp qua đó trẻ có cơ hội chọn lựa vật liệu, ý tưởng và con người để tương tác trong các dự án mà trẻ thực hiện. Người lớn làm việc cùng trẻ sẽ thấy mình giống như người hỗ trợ hoặc đối tác chứ không phải là người quản lý hoặc giám sát trẻ (Kidzone, 2017). Do đó, cách XLTH trong High- Scope được thông qua 6 bước: * Bước 1: Phương pháp tiếp cận bình tĩnh. Dừng lại bất kỳ những hành động hoặc ngôn ngữ gây tổn thương. Một cách thật bình tĩnh trấn an trẻ rằng mọi việc đã được kiểm soát và tạo ra sự hài lòng tạm thời giữa tất cả mọi người, không để xung đột dâng cao. * Bước 2: Thừa nhận cảm xúc của trẻ. Để trẻ thể hiện cảm xúc của mình sau đó khuyến khích trẻ đưa ra suy nghĩ và cách XLTH. * Bước 3: Thu thập thông tin. GV thật cẩn thận đưa ra các câu hỏi mà không khiến trẻ bị kích động. Khuyến khích đặt các câu hỏi mở để trẻ mô tả lại quá trình xảy ra xung đột và những lỗi mà trẻ mắc phải. * Bước 4: Nhắc lại vấn đề. GV sử dụng các thông tin được cung cấp bởi trẻ, GV nhắc lại vấn đề. Sử dụng các thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. Tránh những lời nói gây tổn thương. * Bước 5: Xin ý tưởng XLTH từ hai phía. GV khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng dựa trên điều kiện thực tế cụ thể. Sau đó lựa chọn một giải pháp mà cả hai bên đều chấp thuận. GV theo High Scope tôn trọng cách giải quyết của trẻ chứ không áp đặt cách XL của mình lên trẻ. Do đó trẻ cảm thấy được hài lòng trong quá trình XLTH. * Bước 6: Cung cấp quá trình theo dõi khi cần thiết. GV giúp trẻ thực hiện các giải pháp của trẻ và chắc chắn rằng không còn sự khó chịu của bất cứ bên nào. Nếu cần thiết, GV có thể lặp lại một hoặc nhiều bước trên cho đến khi trẻ em hòa đồng trở lại. High- Scope luôn luôn sử dụng 6 bước trên để XL mọi TH phát sinh trong ngày (Kidzone, 2017).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2