intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đa dạng thành phần loài bướm ở 3 Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Vườn Quốc gia Đắkrông (Quảng Trị), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà – Núi Chúa (Đà Nẵng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

44
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định thành phần, mức độ phong phú của các loài bướm tại ở các sinh cảnh khác nhau ở ba khu rừng đặc dụng trong thời gian điều tra nhất định. Xác định đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của một số bướm tại ba khu rừng đặc dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đa dạng thành phần loài bướm ở 3 Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Vườn Quốc gia Đắkrông (Quảng Trị), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà – Núi Chúa (Đà Nẵng)

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- PHẠM VIỆT HÙNG ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI BƯỚM Ở 3 KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ VƯỜN QUỐC GIA ĐẮKRÔNG (QUẢNG TRỊ), BẠCH MÃ (THỪA THIÊN HUẾ), BÀ NÀ – NÚI CHÚA (ĐÀ NẴNG) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------- PHẠM VIỆT HÙNG ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI BƯỚM Ở 3 KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ VƯỜN QUỐC GIA ĐẮKRÔNG (QUẢNG TRỊ), BẠCH MÃ (THỪA THIÊN HUẾ), BÀ NÀ – NÚI CHÚA (ĐÀ NẴNG) Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ VĂN LIÊN Hà Nội, 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Văn Liên, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào, các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.. Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả Phạm Việt Hùng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Đào tạo Cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp, nhằm vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và nâng cao khả năng tổng hợp phân tích vấn đề, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp Cao học: “Đa dạng thành phần loài bướm ở ba Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Vườn Quốc gia Đắkrông (Quảng Trị), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà – Núi Chúa (Đà Nẵng)” Trong quá trình thực hành và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cán bộ Khoa sau Đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp và sự động viện từ phía gia đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ khoa học cơ bản (NAFOSTED) mã số 106.15-2011.62, TS. Thomas Emmel - Giám đốc Trung tâm Mc Guire Center, Bảo tàng Lịch sử thiên nhiên Đại học Florida đã hỗ trợ thực địa và dành cho tôi cơ hội đến thăm quan và học hỏi tại Hoa Kỳ. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Văn Liên, người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi, thầy luôn quan tâm, chỉ bảo tôi tận tình, tạo cho tôi những điều kiện thuận lợi và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi đã rất nỗ lực hoàn thiện luận văn, dựa trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu có liên quan, cùng ý kiến đóng góp của nhiều nhà khoa học có chuyên môn. Tuy nhiên do khả năng, điều kiện và thời gian còn hạn chế và đề tài nghiên cứu cũng là một đề tài hoàn toàn mới nên luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, xây dựng của các nhà khoa học cũng như bạn bè để luận văn được hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 9 năm 2013 Tác giả Phạm Việt Hùng
  5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Tình hình nghiên cứu bướmtrên thế giới ................................................... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu bướm ở Việt Nam ................................................... 4 1.3. Nghiên cứu về bướm tại Đắkrông, Bạch Mã và Bà Nà – Núi Chúa.......... 7 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 9 2.1. Vườn Quốc gia Bạch Mã ........................................................................... 9 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 9 2.1.2. Đặc trưng về kinh tế xã hội ................................................................... 12 2.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Đắkrông ............................................................ 14 2.2.1. Vị Trí địa lý ........................................................................................... 14 2.2.2. Địa hình địa chất, khí hậu thủy văn, sông ngòi..................................... 14 2.2.3. Dân cư, văn hóa ..................................................................................... 15 2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa ............................................ 16 2.3.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 16 2.3.2. Đặc điểm sinh giới ................................................................................ 17 2.3.3. Đặc điểm xã hội .................................................................................... 18 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 19 3.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 19
  6. iv 3.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 19 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 19 3.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 19 3.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 19 3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 3.5.1. Công tác chuẩn bị.................................................................................. 21 3.5.2. Công tác ngoại nghiệp........................................................................... 22 3.5.3. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 26 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28 4.1. Đa dạng về thành phần loài ...................................................................... 28 4.1.1. Thành phần loài ..................................................................................... 28 4.1.2. Đa dạng thành phần loài theo họ ........................................................... 36 4.1.3. Đa dạng theo loài của các họ bướm ở ba VQG và KBTTN ................. 40 4.1.4. Mức độ phổ biến của các loài ở 3 VQG và KBTTN ............................ 42 4.1.5. Mức độ giống nhau về thành phần loài giữa 3 khu vực........................ 44 4.1.6. Loài có ý nghĩa khoa học, kinh tế ......................................................... 45 4.2. Dẫn liệu về sinh học, sinh thái một số loài bướm .................................... 48 4.2.1. Bướm Phượng Paris - Papilio paris (Linnaeus). ................................... 48 4.2.2. Bướm chai xanh thường - Graphium sarpedon (Linnaeus). ................ 49 4.2.3. Hải âu vàng viền đen - Appias lyncida (Cramer). .............................. 50 4.2.4. Bướm hổ đốm trắng - Parantica aglea (Stoll). ..................................... 51 4.2.5. Bướm "Nữ phù thuỷ" - Hestina nama (Doubleday). .......................... 52 4.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn............................................................... 53 4.3.1. Thực trạng bảo tồn ................................................................................ 53 4.3.2. Giải pháp bảo tồn .................................................................................. 58 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên VQG Vườn Quốc gia BM Bạch Mã ĐK Đắkrông BN Bà Nà IUCN Sách đỏ thế giới CITES Công ước cấm buôn bán động vật hoang dã thế giới ĐDSH Đa dạng sinh học BTTN Bảo tồn thiên nhiên TNTN Tài nguyên thiên nhiên BQL Ban quản lý UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Thành phần loài và mức độ phong phú của các loài bướm tại 3 4.1 28 VQG và KBTTN từ 26/4-10/5/2013 4.2 Thành phần loài theo họ tại KBTTN Đắkrông 37 4.3 Thành phần loài theo họ tại VQG Bạch Mã 38 4.4 Thành phần loài tại KBTTN Bà Nà-Núi Chúa 39 4.5 Mức độ phổ biến của các loài ở 3 VQG và KBTTN 42 Chỉ số tương đồng (%) về thành phần loài bướm giữa 3 khu 4.6 44 vực
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Thành phần loài bướm theo họ tại KBTTN Đắkrông 37 4.2 Thành phần loài theo họ tại VQG Bạch Mã 39 4.3 Thành phần loài bướm theo họ ở KBTTN Bà Nà – Núi Chúa 40 4.4 Thành phần loài bướm theo họ ở 3 VQG và KBTTN 41 4.5 Mức độ phổ biến của các loài ở KBTTN Đắkrông 43 4.6 Mức độ phổ biến của các loài ở VQG Bạch Mã 43 4.7 Mức độ phổ biến của các loài ở KBTTN Bà Nà - Núi Chúa 43 4.8 Tỷ lệ về mức độ phổ biến (%) theo thành phần loài bắt gặp ở 3 44 khu vực 4.9 Mức độ tương đồng về thành phần loài bướm giữa 3 khu vực 45
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Côn trùng có mặt trên trái đất cách đây khoảng 370 triệu năm, chúng sinh sôi và phát triển một cách nhanh chóng trong các khu rừng nguyên sinh và là giống sinh vật đầu tiên biết bay. Trong khoảng 1.200.000 loài động vật có mặt trên trái đất thì côn trùng đã chiếm gần 1.000.000 loài và con số những loài côn trùng chưa được biết đến vẫn còn rất nhiều, có thể lên đến hơn 10 triệu loài. Tác động theo chiều hướng ngày càng xấu đi của môi trường là nguyên nhân gây nên sự diệt vong đối với các loài côn trùng, mà quan trọng nhất vẫn là môi trường sống bị biến mất, trong đó sự suy giảm diện tích rừng nhiệt đới có tác động rất lớn vì rừng nhiệt đới là nơi tập chung các quần xã đa dạng của sinh vật, đặc biệt là côn trùng. Cứ theo chiều hướng này thì trong tương lai thành phần và số lượng các loài côn trùng sẽ bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng giống như bao nhiêu loài sinh vật khác trên trái đất, cùng tồn tại trong các hệ sinh thái, côn trùng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của sinh giới. Nếu không có côn trùng thì hẳn là mọi sinh vật khác sẽ không tiến hóa và hoàn thiện được như ngày nay. Chúng là những con vật rất hiền lành, không có khả năng kháng cự đối với những mối đe dọa từ bên ngoài trong đó có con người là tác nhân nguy hiểm nhất, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Cho đến thời điểm hiện tại những hiểu biết về côn trùng của chúng ta còn tương đối hạn chế, hầu hết những loài biết đến đều rất gần gũi với cuộc sống con người và những nghiên cứu và biết đến, đó là một bất cập trong khoa học nghiên cứu hiện nay. Không chỉ có giá trị về mặt khoa học, vẻ đẹp của côn trùng mang tính thẩm mỹ cao. Với những ưu điểm đó côn trùng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, người yêu thiên nhiên và một trong những loài đại diện
  11. 2 phải kể đến chính là bộ cánh vảy (Lepidoptera), mà điển hình là bướm (Rhopalocera). Có khá nhiều công trình nghiên cứu về bướm ở nước ta đã được thực hiện, song ở nhiều nơi chưa được nghiên cứu hoặc mới chỉ được nghiên cứu sơ sài, như Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đắkrông tỉnh Quảng Trị, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bà Nà thành phố Đà Nẵng. Vườn Quốc gia Bạch Mã là điểm có khí hậu giao thoa giữa hai miền Bắc và Nam, nên khu hệ côn trùng nói chung, bướm nói riêng rất đa dạng. Hơn nữa, ba khu vực trên đều nằm ở dải miền Trung của Việt Nam, là những điểm nóng về đa dạng sinh học. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài bướm ở 3 Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Vườn Quốc gia Đắkrông (Quảng Trị), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Bà Nà – Núi Chúa (Đà Nẵng)” là cần thiết nhằm đánh giá sự đa dạng của ba khu vực và đề xuất biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên bướm ở địa phương nhất là khu du lịch Bà Nà và Bạch Mã.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu bướmtrên thế giới Bướm rất đa dạng và bắt gặp ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn, trừ vùng cực bắc và trên núi cao hơn 5500m (Schappert, 2000). Việt Nam nằm trong vùng Đông Phương nơi chiếm 21,4% tổng số loài bướm trên thế giới. Trong khu vực hay trên thế giới, bướm cũng được nghiên cứu khá kỹ. Các công trình nghiên cứu về thành phần loài bướm đã xuất bản trong khu vực là Chou (1994) về bướm ở Trung Quốc, Ek – Amnuay (2012) về bướm Thái Lan, Corbet & Pendlebuty (1992) về bướm ở Malaysia, D’Abrera (1982- 1986) về bướm ở vùng Đông Phương - Úc, Osada et al. (1999) về bướm ở Lào, Wynter-Blyth (1957) về bướm ở Ấn Độ. Tính đa dạng của côn trùng tăng dần theo độ lớn của sinh cảnh và tính phức tạp về cấu trúc của thực vật trong sinh cảnh đó (Price, 1975). Điều này có nghĩa là sinh cảnh rừng có cấu trúc nhiều tầng tán và phong phú về thực vật thì sẽ có nhiều loài côn trùng hơn so với sinh cảnh rừng có cấu trúc ít tầng tán và hệ thực vật đơn giản. Tính đa dạng về thực vật thay đổi nhiều theo thời gian và không gian. Price (1975) cho rằng tính đa dạng của thực vật tăng lên khi diễn thế rừng xẩy ra (diễn thế tự nhiên). Diễn thế xảy ra ở quần xã thực vật kéo theo sự thay đổi cấu trúc quần xã côn trùng ở đó. Ngược lại, các loài côn trùng ăn thực vật có thể là một nhân tố quan trọng làm thay đổi quá trình diễn thế của quần xã thực vật. Mặt khác, côn trùng còn phản ứng với sự thay đổi về thực vật bằng sự điều chỉnh chu trình sống và tập tính của mình ở các giai đoạn khác nhau của qúa trình diễn thế. Theo New & Collins (1991) có bốn nguyên nhân gây áp lực làm cho các loài bướm bị đe doạ là: (1) sự phá huỷ và làm thay đổi sinh cảnh (habitat),
  13. 4 (2) ô nhiễm môi trường, (3) các loài ngoại lai (Exotic species), và (4) khai thác thương mại. Các loài bướm phân bố hẹp sống gắn liền với rừng rất dễ bị tổn thương, vì vậy muốn bảo tồn chúng cần phải bảo vệ rừng. Thomas (1991) nghiên cứu bướm ở Co-xta Ri-ca đã xác định các loài bướm phân bố hẹp về địa lý có khả năng sống ở môi trường bị thay đổi kém hơn so với các loài phân bố rộng. Sự giới hạn của các loài này ở các sinh cảnh chưa bị thay đổi chỉ ra rằng việc phá rừng có ảnh hưởng bất lợi cho sự tồn tại của chúng. Thomas & Mallorie (1985) cho rằng đa dạng loài bướm có quan hệ với tỷ lệ độ che phủ thực vật mặt đất, nhiều loài bướm sống gắn liền với các giai đoạn diễn thế cụ thể của rừng, vì vậy, chiến lược để bảo tồn bướm tốt nhất là bảo vệ nhiều loại sinh cảnh. Theo Schappert (2000), để bảo tồn bướm cũng như bảo tồn các loài động vật hay thực vật khác, điều cần thiết đòi hỏi trước tiên giải quyết được ba vấn đề: thứ nhất, cần biết vị trí của chúng, mối quan hệ của chúng với các loài gần gũi hoặc các loài khác xung quanh chúng; thứ hai, cần biết phân bố địa lý và điều kiện sinh thái như yêu cầu về sinh cảnh hay sự ưa thích sinh cảnh của loài; cuối cùng là cần biết càng nhiều càng tốt về sinh học của loài. Trên thế giới, có khá nhiều công trình nghiên cứu về sinh học và bảo tồn bướm. Có các công trình nghiên cứu rất có giá trị về khoa học, như việc xác định cây chủ, vòng đời, tập tính và phân bố của bướm. Trong số các loài bướm, nhiều loài quý, hiếm có trong danh lục của CITES và IUCN cũng được nghiên cứu. Những tài liệu này rất có ích trong công tác bảo tồn nhân nuôi bướm (Igarashi 2001; Igarashi & Fukuda, 1997-2000; Koiwaya, 1996). 1.2. Tình hình nghiên cứu bướm ở Việt Nam Bướm Việt Nam được nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trong đó, công trình đầu tiên nghiên cứu về bướm ở Việt Nam là cuốn Côn
  14. 5 trùng Đông dương (Dubois & Vitalis, 1919) với danh lục 611 loài, đây cũng là danh lục bướm đầu tiên của các quốc gia vùng Đông Dương (Việt Nam, Lào và Cam Pu Chia). Sau đó Metaye (1957) đã xác định danh lục 454 loài bướm Việt Nam. Kết quả điều tra côn trùng miền Bắc Việt Nam (Viện Bảo vệ Thực vật, 1976) với sự tham gia của các nhà côn trùng học hai nước Trung Quốc và Việt Nam, đã xác định 181 loài thuộc 9 họ bướm. Công trình chủ yếu là xác định các loài côn trùng gây hại. Tiếp theo là công trình về điều tra cơ bản côn trùng miền Bắc Việt Nam từ năm 1960 đến 1970 (Mai Phú Qúy và nnk., 1981) đã xác định danh lục 161 loài. Có thể nói từ những năm 90 của thế kỷ XX, có khá nhiều công trình nghiên cứu về bướm được tiến hành. Các khảo sát về bướm được thực hiện ở các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên. Các nhà côn trùng nước ngoài nghiên cứu bướm ở Việt Nam nhiều nhất đến từ Nhật Bản, Liên Bang Nga, Cộng hoà Séc và một số quốc gia khác. Ở Việt Nam, các nghiên cứu và khảo sát về bướm tập trung nhiều ở Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga; Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Các công trình nghiên cứu về bướm đã được tiến hành ở các Vườn Quốc gia của Việt Nam, như: Ba Bể, Bắc Cạn (Đặng Thị Đáp & Hoàng Vũ Trụ, 2003; Monastyrskii et al., 1998); Hoàng Liên, Lào Cai (Vũ Văn Liên, 2003; Monastyrskii & Hill, 1997; Monastyrskii et al., 1999; Cúc Phương, Ninh Bình (Đặng Thị Đáp và nnk., 1995; Lương Văn Hào et al., 2004; Vũ Văn Liên & Đặng Thị Đáp, 2002; Ikeda et al., 1998, 1999, 2000); Tam Đảo, Vĩnh Phúc (Đặng Thị Đáp và nnk., 2011; Phạm Văn Lầm, 2005; Phạm Văn Lầm và nnk., 2004; Khuất Đăng Long & Vũ Quang Côn, 2005; Vu, 2007, 2013); Cát Bà, Hải Phòng (Đặng Ngọc Anh & Vũ Văn Liên, 2005); Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình (Đặng Thị Đáp, 1997); Núi Chúa, Ninh Thuận (Tạ
  15. 6 Huy Thịnh và nnk., 2005a). Các công trình nghiên cứu về bướm ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên ở Việt Nam, như: Ngọc Linh, Kon Tum (Bùi Xuân Phương, 2005); Hòn Bà, Khánh Hoà (Vũ Văn Liên, 2005). Các công trình mô tả loài bướm mới cho khoa học, điển hình là Devyatkin (1996, 1997), tác giả đã mô tả rất nhiều loài bướm mới thuộc họ Hesperiidae. Ngoài ra, một số công trình khác cũng mô tả loài bướm mới cho khoa học là Devyatkin & Monastyrski (1999), Funahasha (2003), Monastyrskii (2005), Monastyrskii & Devyatkin (2003) & Yokochi (2004). Cho đến nay, Việt Nam có hơn 1000 loài bướm. Một số nghiên cứu về phân bố bướm theo đai độ cao ở Miền Trung Việt Nam cho thấy đa dạng về loài và phong phú của các loài trong quần xã bướm ở đai cao thấp hơn so với ở đai thấp (Vũ Văn Liên, 2005). Phần lớn các công trình nghiên cứu về bướm ở Việt Nam tập trung vào xây dựng danh sách loài. Các công trình nghiên cứu về sinh học và sinh thái học về bướm còn ít. Spitzer et al. (1987) nghiên cứu bướm ở các sinh cảnh khác nhau ở rừng khô Khánh Hoà đã xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa đa dạng thành phần loài bướm với đa dạng về thành phần các loài thực vật có mạch. Số loài bướm có quan hệ thuận với số loài thực vật có mạch ở rừng khô Khánh Hòa. Một số công trình nghiên cứu về sinh học bướm ở Việt Nam, được tiến hành do các nhà nghiên cứu nước ngoài Koiwaya et al (2003) nghiên cứu vũng đời của bốn loài bướm thuộc giống Theclini (Lycaenidae) ở Phia Oác (Cao Bằng) và Sapa (Lào Cai). Đây là những loài chỉ sống trên các vùng núi cao ở Việt Nam. Theo nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Việt Nam có 4 loài bướm là Teinopalpus aureus, T. imperialis, Troides helena ceberus và Zeuxidia
  16. 7 masoni được xếp vào danh lục nhóm II. Đây là nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Tạ Huy Thịnh & Hoàng Vũ Trụ (2004) đã so sánh độ tương đồng về thành phần loài bướm giữa một số Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên của Việt Nam. Tác giả đã xác định yếu tố địa lý - khí hậu là yếu tố quyết định và độ cao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tương đồng về thành phần loài bướm giữa các khu vực. Tạ Huy Thịnh và nnk. (2005b) với kết quả điều tra côn trùng (gồm cả bướm) dọc theo tuyến đường cao tốc dự kiến Hà Nội-Thái Nguyên đã xác định các chỉ số đa dạng côn trùng thấp và có xu hướng tăng theo hướng từ Hà Nội tới Thái Nguyên. Tuy nhiên, hệ sinh thái ở đó là hệ sinh thái nông nghiệp, do vậy, tính đa dạng của côn trùng thấp. Tóm lại, việc nghiên cứu bướm ở Việt Nam đã được tiến hành khá sớm, từ đầu thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xây dựng danh lục loài được tiến hành ở các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam. Các khu vực có nhiều nghiên cứu về bướm ở Việt Nam điển hình là Tam Đảo, Cúc Phương, Hoàng Liên, Cát Tiên, v.v. 1.3. Nghiên cứu về bướm tại Đắkrông, Bạch Mã và Bà Nà – Núi Chúa Có một số công trình nghiên cứu về bướm các khu vực nghiên cứu mà đề tài thực hiện, trong đó điển hình là công trình của Lê Trọng Sơn và nnk. (2003) về kết quả điều tra khu hệ bướm ngày (Lepidoptera, Rhopalocera) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã; Lê Trọng Sơn (2004) đa dạng sinh học về côn trùng; Lê Trọng Sơn và nnk. (2005) về kết quả nghiên cứu về đa dạng họ Nymphalidae (Lepidoptera) ở VQG Bạch Mã; Lê Trọng Sơn và Trương Thị Bé (2008) về Kết quả nghiên cứu họ Bướm phượng (Papilionidae) ở hành lang Phong Điền – Bạch Mã, Thừa Thiên Huế; Nguyễn Thế Nhã và nnk. (2011) điều tra, thiết lập danh lục các loài Côn trùng ở khu mở rộng Vườn
  17. 8 quốc gia Bạch Mã; Huỳnh Văn Kéo và Trần Thiên Ân (2011) kiểm kê danh lục động – thực vật Vườn quốc gia Bạch Mã: Phần côn trùng. Các nghiên cứu về bướm Bạch Mã đã xác định 256 loài thuộc các họ Papilionidae, Pieridae, Danaidae, Satyridae, Amathusiidae, Nymphalidae, Lycaenidae, Hesperiidae. Bà Nà – Núi Chúa: Theo tài liệu thống kê của Trần Khánh Toàn (2004), có 45 loài bướm ngày tại KBTTN Bà Nà – Núi Chúa. Nhìn chung, có khá nhiều công trình nghiên cứu về bướm ở VQG Bạch Mã. Nghiên cứu về bướm ở KBTTN Đắkrông và KBTTN Bà Nà – Núi Chúa chưa có nhiều.
  18. 9 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Vườn Quốc gia Bạch Mã 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tọa độ địa lý: 15o59'-16o16' vĩ độ Bắc, 107o37'-107o54' kinh độ Đông.  Phía Bắc giáp Công ty lâm nghiệp Phú Lộc  Phía Nam giáp xã A Ting, Tà Lu huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam  Phía Đông giáp xã Hòa Bắc huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng  Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình VQG Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh núi cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông và thấp dần ra biển. Địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh và rất dốc, độ dốc bình quân toàn khu vực là 15o – 25o, nhiều nơi có dốc đứng trên 40o. Dưới chân của các dải núi là những thung lũng hẹp, dài với những dòng suối trong và sạch tạo nên vẻ đẹp độc đáo thu hút khách du lịch, đồng thời góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng và cũng là một trong những điều kiện thuận lợi tạo nên ĐDSH vùng này. Nhìn chung Bạch Mã có địa hình phức tạp được cấu tạo bởi những ngọn núi cao, được phân chia đặc trưng thành hai kiểu địa hình phụ là núi trung bình và núi thấp. 2.1.1.3. Khí hậu thủy văn - Khí hậu Vườn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới của vùng Bạch Mã chịu ảnh hưởng của hai hiện tượng chính: gió mùa Đông Bắc kéo theo mưa từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Tây Nam kéo theo khô hạn từ tháng 5 đến tháng 9.
  19. 10 Qua số liệu cung cấp tại các trạm khí tượng thuỷ văn về khí hậu VQG Bạch Mã, Một số đặc trưng khí hậu khu vực VQG Bạch Mã như sau: Nhiệt độ bình quân năm của vùng Bạch Mã là 25oC (chân Vườn), Nam Đông là 24oC, khu vực đỉnh Bạch Mã là 19oC (độ cao >1.200m). Chế độ nhiệt có sự khác nhau theo năm tháng, theo độ cao, theo vùng. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, từ độ cao >1.000m cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi 10 oC, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ bình quân tại khu vực đỉnh Bạch Mã thấp hơn so với nhiệt độ bình quân toàn vùng và chân vùng Bạch Mã. Sự phân biệt giữa mùa mưa và mùa khô không rõ rệt. Thời gian mưa tập trung nhiều nhất bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12. Các tháng khác đều có lượng mưa lớn, trừ tháng 3 hàng năm (mưa dưới 50mm). Khu vực đỉnh Bạch Mã là nơi có lượng mưa lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như khu vực miền Trung. Kết quả nghiên cứu khí tượng thuỷ văn của khu vực đỉnh Bạch Mã từ năm 1998 - 2000 cho thấy lượng mưa tại khu vực đỉnh Bạch Mã lên tới 10.758 mm/năm. Xét về tổng thể, lượng mưa trung bình lớn nhất ở khu vực Bạch Mã là 8.000 mm/năm, lượng mưa bình quân năm trên toàn vùng là 3.440mm. Độ ẩm khu vực đỉnh Bạch Mã khá cao, chiếm 90%. Độ ẩm bình quân toàn vùng là 85%. Ẩm độ giữa hai đai cao có sự khác biệt lớn, từ độ cao 900m trở lên sương mù hầu như quanh năm bao phủ, tạo khí hậu mát mẻ ôn hoà. Với nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè chỉ từ 18oC – 23oC, Bạch Mã là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng để du khách có thể tránh được cái nóng oi bức ở vùng đồng bằng. Đây là lý do tại sao mà người Pháp trước đây đã phát hiện và xây dựng nên khu vực này và hiện nay nhiều doanh nghiêp du lịch trong tỉnh đã đầu tư khôi phục lại các ngôi biệt thự cũ để là nơi đón tiếp khách tham quan, nghỉ ngơi.
  20. 11 - Thuỷ văn Do đặc điểm của địa hình địa thế nên hệ thống thuỷ văn của khu vực Bạch Mã rất dày đặc. Đây cũng là nơi điều hòa nguồn nước cho các con sông lớn trong vùng như: sông Truồi, sông Cuđê và nhất là sông Tả Trạch (đầu nguồn của sông Hương). Bạch Mã là nguồn dự trữ nước cực kỳ quan trọng cho các xã vùng đệm của Vườn Quốc gia. Đặc biệt hiện nay trên thượng nguồn sông Truồi thuộc địa bàn VQG Bạch Mã quản lý đã xây dựng một hồ chứa nước với dung tích khoảng 60.000.000m3 nhằm cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp, đẩy mặn cho sông Hương, góp phần cải tạo tiểu khí hậu vùng và giữ ẩm cho cây nông nghiệp, lâm nghiệp sinh trưởng và phát triển. 2.1.1.4. Tài nguyên rừng Thảm thực vực là nền cơ bản, điều kiện, môi trường sống cho muôn loài động - thực vật trên cạn và dưới nước phân bố, sinh tồn và phát triển. Qua kết quả của nhiều nhà nghiên cứu thì thảm thực vật Bạch Mã có những đặc trưng cấu trúc cơ bản như sau: - Kiểu 1: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa thuộc đai thấp dưới 900m: Gồm có 4 trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng non phục hồi, có các quần xã chính: + Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa cây lá rộng ít bị tác động, ưu thế các loài như: Chò (Parashorea stellata), Ươi (Scaphium macropodium), Sâng (Pometia pinnata), Huỷnh (Heritiera cochinchinensis), Kiền kiền (Hopea siamensis)... + Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ưa mưa cây lá rộng, thứ sinh bị tác động mạnh, ưu thế các loài như: Ràng rang (Ormosia dasycarpa), Lá nến (Macaranga denticulate), Thành ngạnh (Cratoxylon formosum), Vạng (Endospermum chinense), Ba bét (Mallotus paniculatus)…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1