intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tình hình thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này thực hiện nghiên cứu nhằm hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về dự án JBIC. Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án và giai đoạn hậu Dự án. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tình hình thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỮU THỌ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Tây, năm 2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN HỮU THỌ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Nghĩa Biên Hà Tây, năm 2007
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập kỷ qua Tài nguyên rừng của nước ta nhìn chung có xu hướng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, đạt độ che phủ 43%. Đến năm 1995, diện tích rừng chỉ còn 9,3 triệu ha rừng với độ che phủ là 28,2%. Năm 2003, diện tích đã tăng lên 12.1 triệu ha với độ che phủ là 36,1%. Tuy độ che phủ của rừng đã tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy giảm. Trữ lượng bình quân của rừng tự nhiên chỉ đạt 76,3 m3/ha, rừng trồng cũng chỉ đạt được 20,8 m3/ha. Tính trung bình hàng năm diện tích rừng nước ta bị mất đi khoảng 100 ha, trữ lượng rừng chỉ còn khoảng 750 triệu m3 và khoảng 8,4 tỷ cây tre nứa, với khoảng 7.000 loài thực vật và hơn 1.000 loài động vật nhưng đến nay một số loài đã bị tuyệt chủng, số lượng của từng loài hiện còn không lớn, không đủ điều kiện để khai thác trên quy mô lớn. Các loài gỗ quý hiếm ngày càng mất đi, sản lượng và chất lượng gỗ rừng trồng chưa thay thế được gỗ rừng tự nhiên, trong khi đó nhu cầu về lâm sản ngày càng tăng. Ngoài ra nạn mất rừng đã dẫn đến sự suy thoái về tính đa dạng sinh học của rừng và tiềm năng sinh học của đất đai, khả năng phòng hộ của rừng bị suy giảm dẫn đến việc phục hồi rừng gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự hỗ trợ đắc lực của cộng đồng Quốc tế, nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp lớn được triển khai, như Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhằm nâng độ che phủ rừng toàn quốc lên 43%. Cùng với Chương trình phát triển và quản lý bền vững với việc xây dựng ổn định 5,7 triệu ha rừng phòng hộ và 2,0 triệu ha rừng đặc dụng, có sự tham gia của nhiều chương trình dự án trong nước và quốc tế khác, trong đó có dự án “Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh miền Trung vay vốn JBIC”. Dự án được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
  4. 2 Tổ chức Phát triển Kinh tế Hải ngoại Nhật Bản (OECF). (nay là Ngân hàng Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản - JBIC). Đây là dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhật Bản với mục tiêu nâng cao độ che phủ của rừng tại các tỉnh vùng dự án lên trên 60%, chống xói mòn, điều hòa nguồn nước, cải tạo môi trường, góp phần hạn chế thiên tai (lũ lụt, hạn hán), đảm bảo sản xuất và đời sống cho nhân dân trên địa bàn lưu vực và vùng hạ lưu, đồng thời tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho nhân dân trong khu vực. Dự án “Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn” tỉnh Quảng Trị là một trong những Tiểu dự án thuộc dự án “Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh miền Trung vay vốn JBIC” được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp & PTNT ưu tiên đầu tư. Dự án đã triển khai thực hiện từ năm 2002 và sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. Qua 5 năm thực hiện (2002 – 2006) dự án đã đạt được nhiều kết quả tốt cả về khối lượng và chất lượng, được các cấp chính quyền, các ngành và Nhà tài trợ đánh giá cao. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là không phải sau khi kết thúc dự án là hoàn thành trách nhiệm, mà còn phải làm sao để thành quả của dự án phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển một cách bền vững nhằm đáp ứng đúng được với mục tiêu của dự án đã đặt ra, đồng thời rút ra được những bài học bổ ích từ quá trình thiết kế xây dựng, tổ chức quản lý thực hiện đến hoàn thành dự án nhằm giúp cho việc đầu tư phát triển lâm nghiệp nói chung và dự án nói riêng ngày một hoàn thiện và hiệu quả. để làm được điều đó, việc nghiên cứu đánh giá dự án tuy vẫn đang triển khai là một yêu cầu cần thiết và quan trọng. Vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị”.
  5. 3 CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm về dự án 1.1.1 Trên thế giới “Dự án” là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới, với rất nhiều quan điểm khác nhau. Ví dụ, Cleland và King (1975) cho rằng “dự án” là sự kết hợp giữa các yếu tố về nhân lực, trí lực trong một thời gian nhất định để đạt được một mục tiêu cụ thể. Cirdap thì lại cho rằng “dự án” là một hoạt động để giải quyết một vấn đề hay hoàn thiện một trạng thái đặc biệt nào đó. Còn theo Gittinger (1982) thì “dự án” được định nghĩa theo ba quan điểm sau: - Dự án là sự kết hợp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các nguồn dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích đánh giá thực thi và tiến hành như một đơn vị độc lập. - Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất trong một kế hoạch, hay một chương trình được chuẩn bị và thực hiện như một đơn vị tách biệt. - Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi dự án kết thúc. Ngoài ra Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra quan điểm cho rằng “dự án” là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt những mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Liên quan đến khái niệm này là quan điểm của Lyn Squire theo đó “dự án” là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn vốn có nhằm đem lại lợi ích cho xã hội càng nhiều càng tốt. 1.1.2 Ở Việt Nam Trong tác phẩm “Phát triển cộng đồng” tác giả Nguyễn Thị Oanh (1995) đưa ra hai định nghĩa về Dự án. Thứ nhất, dự án là sự can thiệp một cách có khoa học nhằm đạt được một hay một số mục tiêu cùng hoàn thành những chỉ báo thực hiện đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng
  6. 4 thời gian nhất định, có huy động sự tham gia thực sự của tác nhân và tổ chức cụ thể. Thứ hai, dự án là một tổng thể có khoa học những hoạt động (công việc) nhằm đạt một số mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian và trong một khuôn khổ chi phí nhất định. Trong khi đó, Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000) lại quan niệm niệm rằng, dự án được hiểu như một kế hoạch can thiệp để giúp cộng đồng dân cư hoặc cá nhân cải thiện điều kiện sống trên một địa bàn nhất định. Tại Hội thảo PIMES về chương trình phòng ngừa thảm hoạ đã đưa ra hai khái niệm về Dự án như sau: - Dự án là một quá trình gồm các hoạt động đã được lập kế hoạch nhằm đạt được những thay đổi mong muốn hoặc đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. - Dự án là một quá trình phát triển có kế hoạch, được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu cụ thể với khoản kinh phí xác định trong một khoảng thời gian nhất định. Theo bài giảng về “Quản lý LNXH” của Trung tâm LNXH để nhìn nhận Dự án một cách đầy đủ nhất phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau: về hình thức, về quản lý, về kế hoạch, về nội dung: - Về mặt hình thức: Dự án là một tập tài liệu trình bày chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí dưới dạng một bản kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được với những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt quản lý: Dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường trong tương lai. - Về mặt kế hoạch hóa: Dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động riêng lẻ nhỏ nhất trong công tác kế hoạch nền kinh tế nói chung.
  7. 5 - Về mặt nội dung: Dự án được coi như một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau, được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lực xác định. 1.2 Phân loại Dự án 1.2.1 Căn cứ vào nội dung: - Dự án theo lãnh thổ: là những Dự án mà tất cả những nội dung của Dự án đều được thực hiện trên một phạm vi nhất định. - Dự án theo hạng mục là những Dự án chỉ giải quyết một hoặc một vài hạng mục nào đó trong một chương trình lớn hoặc một Dự án lớn. - Dự án theo chức năng là những Dự án nhằm giải quyết một chức năng nào đó. 1.2.2 Căn cứ vào trình tự thực hiện: - Dự án thí nghiệm là những dự án nhằm giải quyết những vấn đề nào đó theo con đường hoặc giải pháp mới trong một giai đoạn thí nghiệm nghiên cứu. - Dự án kiểm định là những Dự án nhằm thực hiện và kiểm tra các kết quả nghiên cứu trong những điều kiện đã định hay điều kiện tiêu chuẩn. - Dự án trình diễn là những Dự án nhằm mục đích phổ biến và chuyển giao các kết quả nghiên cứu đã được thẩm định. - Dự án sản xuất là những Dự án nhằm đưa kết quả, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. 1.2.3 Căn cứ vào địa chỉ khách hàng: Dự án xuất khẩu, dự án tiêu thụ nội bộ (địa phương). 1.2.4 Căn cứ vào ngƣời khởi xƣớng: Dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc gia, dự án quốc tế. 1.2.5 Căn cứ vào qui mô thực hiện: Dự án nhỏ, dự án vừa, dự án lớn.
  8. 6 1.2.6 Căn cứ vào qui mô và tính chất của dự án: Dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C. 1.3 Quản lý Dự án 1.3.1 Khái niệm Tuy hiện nay có nhiều khái niệm, nhưng quản lý dự án được khái quát theo nghĩa rộng bao gồm các nội dung sau: - Định ra mục tiêu dự án: đó là kết quả cuối cùng cần đạt được, thời gian, các tiêu chuẩn đánh giá, các kết quả đạt được… - Xác định các nguồn lực cần huy động: nguyên nhiên vật liệu, nhân lực tiền vốn, thông tin, công nghệ và kĩ thuật… - Mục tiêu của dự án, các nguồn lực huy động và việc phân bổ, sử dụng các nguồn lực đó được trình bày trong chương trình hay kế hoạch của dự án. - Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, né tránh và quản lý rủi ro. - Động viên những người tham gia dự án, liên kết các hoạt động của họ và thường xuyên nắm tình hình thông qua bộ phận theo dõi dự án để kịp thời tác động. - Giám sát và đánh giá dự án để cung cấp các thông tin về những thay đổi và tiến độ thực hiện dự án. Đánh giá các giai đoạn để trợ giúp quyết định cũng như tổng kết, rút kinh nghiệm của dự án . 1.3.2 Ý nghĩa của quản lý theo dự án - Quản lý theo dự án là quản lý hoàn thiện một quá trình để đạt được mục tiêu nhất định, điều đó giúp các doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ toàn bộ quá trình từ khâu lập kế hoạch tổ chức thực hiện đến đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Quản lý theo dự án cho phép nâng cao hiệu lực và tinh giảm được bộ máy quản lý.
  9. 7 - Quản lý theo dự án cho phép phân tích, tổng hợp và mô hình hóa toàn bộ quá trình theo một chu trình kín vì vậy dễ dàng cho việc áp dụng hệ thống quản lý bằng máy vi tính. - Quản lý theo dự án đảm bảo tính thống nhất giữa các giải pháp kỹ thuật-kinh tế và xã hội để đạt được mục tiêu chung. 1.4 Chu trình quản lý dự án Chu trình quản lý dự án là tập hợp các bước công việc phải tiến hành trong một quá trình quản lý dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một dự án. Trình tự các giai đoạn trong chu trình dự án bao gồm: Xác định dự án Tổng kết, Xây dựng đánh giá dự án Thực thi và Thẩm định giám sát dự án Sơ đồ 1.1: Chu trình dự án 1.4.1 Xác định dự án: Là giai đoạn đầu tiên trong chu trình dự án có nhiệm vụ phát hiện những lĩnh vực có tiềm năng để đầu tư phát triển trên cơ sở đó hình thành các ý đồ đầu tư. Trên cơ sở các ý đồ đầu tư được đề xuất, cần tiến hành nghiên cứu chi tiết, lựa chọn những ý đồ dự án có triển vọng nhất để tiến hành chuẩn bị và phân tích trong giai đoạn tiếp theo. 1.4.2 Xây dựng dự án: Là quá trình lập và phân tích dự án. Đây là giai đoạn nghiên cứu chi tiết ý đầu tư đã được đề xuất và thống nhất trên mọi
  10. 8 phương diện: kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội, thị trường, tổ chức và quản lý. Để thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết như: thông tin về thị trường, môi trường tự nhiên, các nguyên vật liệu tại chỗ, các chủ trương chính sách và các qui định có liên quan của Nhà nước, các đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của dân cư trong vùng. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là nghiên cứu một cách toàn diện tính “khả thi” của dự án. Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất, tạo cơ sở để chấp thuận hay bác bỏ dự án, cũng như xác định và lựa chọn một phương án tốt nhất trong các phương án loại trừ nhau. Nghiên cứu khả thi nhằm chứng minh khả năng thực thi của dự án về tất cả mọi phương diện có liên quan. 1.4.3 Thẩm định dự án: Nhằm xác minh lại toàn bộ những tính toán và kết luận đã được đưa ra trong quá trình chuẩn bị và xây dựng dự án trên cơ sở đó mà chấp nhận hay bác bỏ dự án. Dự án được duyệt thông qua và đưa vào thực hiện nếu nó được xác nhận là có hiệu quả và khả thi. Ngược lại, trong trường hợp còn có những bất hợp lý trong thiết kế xây dựng dự án thì tùy theo mức độ mà yêu cầu sửa đổi, điều chỉnh hoặc phải xây dựng lại dự án. 1.4.4 Thực thi và giám sát dự án: Bắt đầu khi được cấp kinh phí, trải qua các giai đoạn như: xây dựng cơ sở, phát triển, ổn định và kết thúc dự án. Đây là giai đoạn quan trọng nhất vì nó liên quan đến sử dụng các nguồn lực, triển khai các hoạt động và giám sát tiến trình để có thể thực hiện các mục tiêu và kế hoạch đặt ra một cách tốt nhất. 1.4.5 Tổng kết và đánh giá dự án: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu trình dự án, được tiến hành sau khi thực hiện dự án. Nhằm đánh giá làm rõ những thành công, thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm để quản lý các dự án khác trong tương lai.
  11. 9 Mặc dù chu trình dự án có nhiều giai đoạn, nhưng xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu quản lý của Dự án nên đề tài này chỉ tập trung chủ yếu vào giai đoạn tổng kết và đánh giá dự án. 1.5 Tổng quan về đánh giá dự án Đánh giá là một công việc thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của dự án, đó là khâu then chốt trong một chu trình dự án nhằm đưa ra những nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động của dự án trên cơ sở so sánh một số chỉ tiêu đã lập trước hay nói cách khác, đánh giá là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra. Quá trình đánh giá dự án được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu: 1.5.1 Đánh giá sơ bộ (đánh giá ban đầu): Đây là giai đoạn đánh giá nhằm kiểm tra dự án trước khi dự án được thực thi. Đánh giá sơ bộ thường do chủ dự án tiến hành trước khi thực hiện. Việc đánh giá sơ bộ phải bao gồm toàn bộ những yếu tố chủ yếu của dự án, nhằm tìm xem dự án có đủ hấp dẫn để đầu tư hay không. 1.5.2 Đánh giá tạm thời (đánh giá giữa kỳ): Nhằm kiểm tra dự án trong quá trình thực thi dự án, thường sau một khoảng thời gian nhất định thì tổ chức đánh giá dự án nhằm kiểm tra dự án có thực hiện đúng kế hoạch xây dựng hay không. Đây cũng là giai đoạn đánh giá đang được triển khai đối với Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. 1.5.3 Đánh giá cuối cùng (đánh giá hoàn thành): Giai đoạn đánh giá cuối cùng nhằm kiểm tra dự án sau khi đã được thực thi và kết thúc. Được tiến hành sau khi dự án đã hoàn thành để đưa ra những thông tin về kế hoạch đã được thực hiện, xác định những thành quả và bài học để cho các dự án tương lai.
  12. 10 1.5.4 Ý nghĩa và sự cần thiết của đánh giá dự án: Mục đích của việc đánh giá dự án là để đúc rút các bài học kinh nghiệm về giá trị và hiệu quả, tính phù hợp của các hoạt động nhằm triển khai các hoạt động tương tự trong tương lai. Đánh giá để so sánh những gì đã xảy ra với những điều đã được dự kiến từ trước. Kết quả đánh giá được dùng để xem xét lại các chủ trương, phương hướng phát triển từ đó có thể thay đổi điều chỉnh lại các mục tiêu và cải thiện việc thực thi dự án. Mục đích của việc đánh giá không phải là để tìm kiếm các khuyết điểm của các nhà quản lý mà để cải thiện các công việc của họ sắp làm. Thông qua việc đánh giá nhằm giúp cho các nhà quản lý dự án nhìn nhận xem xét bằng cách nào để có thể thu được kết quả tốt hơn hoặc xem xét lại trách nhiệm của họ trong việc quản lý dự án. Đánh giá dự án là nhằm mục đích thực hiện tốt hơn các công việc và đề phòng sự cố bất trắc có thể xảy ra chứ không phải đề ra các hoạt động cứng nhắc. Qua đánh giá dự án đưa ra những thông tin ý kiến để cải tiến quá trình quản lý dự án đang thực thi. Đề xuất các giải pháp về hành động thực thi, cơ cấu và sự thích hợp cho các dự án đang thực thi không có hiệu quả. Đánh giá giúp cho các nhà quản lý nâng cao được trách nhiệm từ đó giúp cho công tác quản lý dự án có hiệu quả hơn. Thông qua đánh giá sẽ xác định và áp dụng các hoạt động cần thiết cho dự án, đưa ra các tính toán, hạch toán tài chính hiện tại của dự án. Đánh giá để đưa ra được những thông tin để cải tiến kế hoạch của dự án trong tương lai và phát triển các chính sách.
  13. 11 CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu tổng quát: Góp phần hoàn thiện về lý luận cũng như thực tiễn trong công tác quản lý và thực hiện dự án. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về dự án JBIC. - Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án và giai đoạn hậu Dự án. 2.2 Nội dung nghiên cứu. Căn cứ vào mục tiêu và giới hạn nghiên cứu, nội dung của đề tài được xác định như sau: 2.2.1 Bối cảnh ra đời của dự án và tình hình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Bối cảnh ra đời của dự án. - Khái quát dự án và mục tiêu nhiệm vụ của dự án. - Kết quả thực hiện bước đầu của dự án. - Những khó khăn thuận lợi trong việc triển khai dự án JBIC tại tỉnh Quảng Trị. 2.2.2 Đặc điểm cơ bản của vùng Dự án - Điều kiện tự nhiên. - Đặc điểm kinh tế – xã hội.
  14. 12 2.2.3 Đánh giá kết quả thực hiện dự án trồng rừng JBIC trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Đánh giá quá trình thực hiện đầu tư + Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu. + Đánh giá về năng lực quản lý. - Nghiên cứu đánh giá một số tác động bước đầu của dự án đến sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại tỉnh Quảng Trị. + Về kinh tế: * Tình hình đầu tư và sử dụng vốn đầu tư của dự án. * Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của dự án theo mục tiêu và nội dung dự án. * Hiệu quả sử dụng đất và các yếu tố sản xuất tại địa phương triển khai thực hiện dự án. + Về xã hội: * Mức độ tham gia của người dân đối với quá trình thực hiện dự án. * Tác động của dự án đến nhận thức của người dân trong công tác trồng, quản lý sử dụng và bảo về nguồn tài nguyên rừng. * Tác động của dự án đến chất lượng cuộc sống của người dân. * Sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề và khả năng sử dụng lao động. + Về môi trường: * Ảnh hưởng của dự án đến diễn biến tài nguyên rừng tại tỉnh Quảng Trị. * Ảnh hưởng của dự án đến môi trường đất và nước tại tỉnh Quảng Trị. * Ảnh hưởng của dự án đến tính đa dạng sinh học trên địa bàn Quảng Trị. 2.2.4 Giải pháp cho quá trình thực hiện Dự án, giai đoạn hậu dự án và các dự án trồng rừng tiếp theo. 2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu. 2.3.1 Phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu có liên quan, bao gồm: - Các văn bản quy định về quản lý và triển khai thực hiện dự án JBIC.
  15. 13 - Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Trị. - Các báo cáo của tỉnh Quảng Trị về tình hình thực hiện dự án JBIC trên địa bàn tỉnh . - Tham khảo các tài liệu khác có liên quan. 2.3.2 Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn: - Làm việc trực tiếp với cán bộ QLDA JBIC tại tỉnh Quảng Trị và các nhà thầu tham gia thực hiện các hoạt động của Dự án. - Phỏng vấn cán bộ xã và một số hộ gia đình tham gia dự án JBIC trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Để đảm bảo tính hệ thống, khách quan và đại diện, các hộ gia đình điều tra được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên điển hình trong số các hộ tham gia Dự án trong vùng Dự án. Số hộ chọn gồm 30 hộ. - Khảo sát và quan sát thực tế hiện trường tại các điểm thực hiện các nội dung của Dự án (Các mô hình rừng trồng; các mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh; các mô hình khoán bảo vệ rừng) 2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành: - Sử dụng phương pháp thống kê để tính toán các chỉ số phục vụ quá trình phân tích số liệu. - Sử dụng các phương pháp phân tích kinh tế, phần mềm chuyên dụng để tính toán xác định ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả thực hiện. 2.3.4 Phƣơng pháp chuyên gia: - Tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các nhà khoa học về các vấn đề có liên quan. - Trao đổi ý kiến với người dân có tham gia thực hiện dự án JBIC tại Quảng Trị. 2.4 Đối tƣợng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
  16. 14 - Các văn bản pháp qui của nhà nước về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng gồm: Luật đất đai năm 1993, 2003; Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và 2004. - Các văn bản quy định về mặt pháp lý của Nhà nước Việt Nam và Nhật Bản có liên quan tới Dự án ( Hiệp định tín dụng chuyên ngành được ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân Hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế và chính sách đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tại các tỉnh Quảng Tri, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên…) - Điều kiện thực hiện, triển khai Dự án tại tỉnh Quảng Trị. - Các nhân tố ảnh hưởng (tích cực/ tiêu cực) đến quá trình triển khai và thực hiện dự án . - Ảnh hưởng của các hoạt động dự án đến QLBVR và phát triển kinh tế -xã hội tại tỉnh Quảng Trị. - Quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý dự án tại tỉnh Quảng Trị. - Các hoạt động của dự án và kết quả thực hiện dự án từ khi triển khai thực hiện đến thời điểm nghiên cứu. 2.5 Phạm vi nghiên cứu. 2.5.1 Về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi không gian dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị. 2.5.2 Về thời gian Do dự án còn đang triển khai thực hiện nên chưa đủ điều kiện để đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Vì vậy, trong khuôn khổ đề tài này tôi chỉ đi nghiên cứu tình hình thực hiện và phân tích các kết quả mà dự án đạt được với một số chỉ tiêu phù hợp trong thời gian từ năm 2002 đến hết năm 2006.
  17. 15 CHƢƠNG 3 - ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VÙNG DỰ ÁN TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG THẠCH HÃN TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1 Vùng dự án Vùng dự án được thực hiện nằm trên địa bàn lưu vực sông Thạch Hãn với phạm vi của 13 xã thuộc 4 huyện gồm: các xã Hướng Linh, Hướng Tân, Hướng Phùng, Tân Thành (huyện Hướng Hoá), Hướng Hiệp, Mò ó, Đak Rông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Hải Phúc (huyện Đak Rông), Hải Lâm, Hải Lệ (huyện Hải Lăng), Triệu Thượng (huyện Triệu Phong). Hầu hết các xã này nằm dọc hai bên dòng sông Thạch Hãn. Đây là vùng có vị trí rất quan trọng tới sản xuất và đời sống của nhân dân trong Tỉnh 3.2 Điều kiện tự nhiên 3.2.1 Vị trí địa lý (Bản đồ các xã trong vùng dự án JBIC Quảng Trị Kèm theo)
  18. 16 Vùng dự án nằm trong lưu vực sông Thạch Hãn ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Trị có toạ độ địa lý: 16o18’13” - 17o10’ Vĩ độ Bắc và 106030’51”- 107023’48” Kinh độ Đông - Phía đông giáp biển Đông - Phía tây giáp tỉnh Savanakhet Nước CHDCND Lào - Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế - Phía Bắc giáp: huyện Gio Linh và huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị. 3.2.2 Địa hình địa thế Địa hình phức tạp với hai kiểu địa hình khá rõ là núi cao và vùng đồi thấp dần về phía Đông Bắc (núi cao nhất là đỉnh Voi Mẹp 1.700 m, thấp nhất là vùng gò đồi huyện Hải Lăng 80 m), độ dốc cao nhất trên 45 0, độ dốc thấp nhất 50, độ dốc phổ biến 250 – 300. Địa hình vùng Dự án đặc trưng cho vùng núi, thuận lợi cho thực hiện các dự án lâm nghiệp nhưng cũng gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện như chi phí lao động, chi phí chuẩn bị sản xuất, tỷ lệ thành rừng… 3.2.3 Khí hậu, thời tiết - Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau. Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, thường có gió mùa Tây Nam nên khí hậu khô nóng, Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 220C – 240C. Mùa hè nhiệt độ trung bình lớn hơn 250C, tháng nóng nhất vào tháng 6 - tháng 7. Mùa đông nhiệt độ tháng lạnh nhất xuống dưới 15 0C (tháng 1). - Lượng mưa trên lưu vực khá lớn, 2.500 mm/năm. Lượng mưa không đồng đều, tập trung vào tháng 9, 10, 11 chiếm 70% lượng mưa cả năm, vì vậy thường xảy ra lũ lụt và gây xói mòn đất. Ngược lại, mùa khô lượng mưa thấp nên gây ra hạn hán và khô nóng dễ xảy ra cháy rừng và ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng.
  19. 17 3.2.4 Sông suối - thủy văn - Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ dãy núi Cakut, cao 1.400 m, sông ngắn, hẹp, độ dốc lớn. Lưu vực sông Thạch Hãn thuộc vùng đa hợp thủy, bao gồm nhiều phụ lưu phân bổ rộng khắp lưu vực và có đặc điểm dòng chảy gấp khúc nhiều đoạn và thay đổi hướng liên tục. Đặc điểm này gây ra ứ đọng dòng chảy, mực nước nhanh chóng dâng cao về mùa mưa. Dòng chảy sông Thạch Hãn biến đổi theo mùa. Đặc biệt dòng chảy tháng 10 – 11 chiếm 70 – 80% dòng chảy mùa lũ, đây là hai tháng thường xảy ra lũ lớn trên lưu vực và vùng hạ lưu. 3.2.5 Thổ nhƣỡng - Trên cơ sở nền vật chất của các loại đá mẹ, yếu tố địa hình vùng dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn có các nhóm dạng đất chính: + Nhóm dạng đất feralit đồi: 4.679 ha + Nhóm dạng đất feralit núi thấp và trung bình: 22.300 ha + Nhóm dạng đất feralit mùn núi trung bình: 2.200 ha Nhìn chung đất có tầng dày trên 50 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Những nơi sườn dốc lớn, đỉnh núi có tầng đất mỏng và tỉ lệ đá lẫn cao. những diện tích đất này cần phải có biện pháp để cải tạo và một trong những biện pháp bảo vệ đất hữu hiệu nhất đó là tăng độ che phủ của rừng. 3.2.6 Hiện trạng sử dụng đất trong vùng dự án Đất trống đồi núi trọc trong vùng dự án trên lưu vực còn rất lớn 13.498 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên vùng dự án. Đây là một vấn đề cần quan tâm giải quyết bằng các biện pháp trồng rừng mới và KNXTTS tự nhiên, sớm tạo ra một hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Thạch Hãn nhằm giảm nhẹ thiên tai hạn hán và lũ lụt. - Diện tích đất nông nghiệp (gồm ruộng lúa và nương rẫy) 1.283 ha, chiếm 4,5% diện tích vùng dự án.
  20. 18 - Đất khác (đất thổ cư, các công trình cơ sở hạ tầng,…) 1.737 ha, chiếm 6% diện tích vùng dự án. Biểu 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trong vùng dự án TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng cộng 29.179 - A Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp 26.159 89,7 I Đất có rừng 12.661 43,4 1 Rừng tự nhiên 9.766 33,5 1.1 Rừng giàu - - 1.2 Rừng trung bình 1.863 6,4 1.3 Rừng nghèo 6.380 21,9 1.4 Rừng phục hồi 1.523 5,2 2 Rừng trồng 2.895 9,9 II Đất trống 13.498 46,3 1 Đất trống IA 4.567 15,7 2 Đất trống IB 7.105 24,3 3 Đất trống IC 1.826 6,3 B Đất sản xuất nông nghiệp 1.283 4,4 C Đất khác 1.737 6,0 3.3 Tình hình dân sinh – kinh tế xã hội 3.3.1 Dân số - Dân tộc – Lao động Theo số liệu (Nguồn: Báo cáo ĐTĐG của TV Dự án JBIC 2003), trong vùng Dự án đầu nguồn sông Thạch Hãn có 6.064 hộ, với 30.521 người, trong đó: + Nam: 14.517 người, chiếm 47,6% + Nữ: 16.005 người, chiếm 52.4%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2