Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất một số giải pháp chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp tại vùng hồ xã Chiềng Lao - huyện Mường La - tỉnh Sơn La
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp, nhằm lồng ghép bảo tồn rừng phòng hộ với cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển bền vững ở vùng hồ thủy điện Sơn La. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đề xuất một số giải pháp chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp tại vùng hồ xã Chiềng Lao - huyện Mường La - tỉnh Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------------- LÊ THỊ TUYẾT ANH ®Ò xuÊt mét sè gi¶I ph¸p chuyÓn hãa n¬ng rÉy thµnh rõng n«ng l©m kÕt hîp t¹i vïng hå x· chiÒng lao – huyÖn mêng la – tØnh s¬n la Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM VĂN ĐIỂN 2. TS. ĐẶNG TÙNG HOA HÀ NỘI, 2009
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ thủy điện Sơn La được xây dựng như một hồ đa mục tiêu với 2 mục đích quan trọng là: Cung cấp 10,2 tỷ KWh/năm, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ( KT – XH), phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nguồn lợi nhuận rất lớn dự kiến là 500 triệu USD/năm; Dự trữ 4 tỷ m3 nước và với dung tích điều tiết 5,97 tỷ m 3 có tác dụng phòng lũ về mùa mưa, cung cấp nước tưới về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, vùng ven hồ thủy điện Sơn La – nơi sản xuất “nguồn vàng trắng quý giá” làm giàu cho Tổ quốc trong thời đại mới, nay đang trở thành một trong những điểm có nhiều vấn đề bức xúc cả về mặt KT – XH và môi trường. Sau khi ngăn đập, hầu như toàn bộ đất canh tác nông nghiệp bị ngập nước. Trong đó, vùng ven hồ trên địa phận tỉnh Sơn La được xác định là lớn nhất, gồm 17 xã, 145 bản liên quan với tổng diện tích tự nhiên là 1.405.500 ha và 1.080.641 người. Họ phải tái định cư (TĐC) đến nơi ở mới. Rừng tự nhiên còn lại ít ỏi là 239.870 ha, chủ yếu là rừng nghè o kiệt và rừng non đang phục hồi với độ che phủ là 25,7% - còn rất thấp so với yêu cầu, nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc b ộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình... nên việc cấm phá rừng làm nương rẫy ở Sơn La từ lâu đã là “nghiêm lệnh”. Tiếc rằng, điều đó ngày càng không được tuân thủ trong đời thường. Là vùng có thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp nhất cả nước, dưới 50.000 đồng/người/tháng, vì cuộc sống trước mắ t, người dân luôn tìm cách “vén rừng”, lấy đất trồng lương thực. Toàn tỉnh có tới 53.000 - 54.000 ha Ngô trồng vào rừng lâm nghiệp và được xếp là nơi “phá rừng trồng Ngô” lớn nhất cả nước. Như vậy, một thực trạng quan trọng ở đây là, diện tích rừng ở vùng hồ Sơn La vẫn đang bị giảm xuống, diện tích đất hoang hóa và suy thoái môi trường phát sinh, gia tăng, cuộc sống của người dân vẫn còn khó khăn. Đây thực sự là những nguy cơ trở thành rào cản đối với sự phát triển toàn vẹn ở lưu vực Đà giang. Liệu rừng có kịp mọc, có kịp lớn để bảo vệ công trình sẽ làm thay đổi cả cuộc sống và thiên nhiên vùng Tây Bắc hùng vĩ?
- 2 Vẫn biết rằng, nương rẫy là một phần không thể thiếu được trong sinh kế của các cộng đồng vùng cao nước ta. Nhưng để duy trì sự sống bền vững thì vi ệc cải tiến nương rẫy thành hệ sinh thái (HST) có tính ổn định và hiệu quả kinh tế cao hơn cũng được thừa nhận như một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ xã hội. Sẽ là sai lầm khi phủ nhận sự tồn tại của hệ thống nương rẫy nhưng làm cho nó trở thành một thành viên cấu trúc toàn vẹn và không tách rời của một hệ kinh tế - sinh thái có sức sản xuất bền vững hơn chính là lựa chọn khôn ngoan. Trong điều kiện vùng hồ Sơn La, rừng nông lâm kết hợp (NLKH) là một giải pháp tỏ ra có tính khả thi và bền vững hơn cả vì nó có thể thể giải quyết được hài hòa xung đột về sinh kế của người dân địa phương với đòi hỏi duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng. Chiềng Lao là một xã trung tâm của vùng h ồ thủy điện Mường La - Sơn La. Xu hướng chung của vùng hồ nơi đây là diện tích nương rẫy sẽ tiếp tục tăng lên, diện tích rừng sẽ tiếp tục giảm đi dưới tác động của TĐC, gia tăng mật độ dân số và diện tích trồng lúa nước sẽ bị mất toàn bộ khi xây đập. Trong khi, toàn bộ rừng tự nhiên địa phương là rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Do đó, sau khi xây đập, vị thế phòng hộ đầu nguồn của vùng này càng được nâng lên ở tầm quan trọng mới. Việc bảo tồn và phát triển rừng để cung cấp ổn định nguồn nước, ngăn cản quá trình xói mòn, bồi lấp lòng hồ, duy trì công suất và tuổi thọ của công trình thuỷ điện càng trở thành nhu cầu bức thiết. Song, thực tế, các cộng đồng địa phương nơi đây vẫn đang CTNR như một hoạt động chủ yếu nhằm đảm bảo an toàn lương thực. Sự tồn tại của nương rẫy không những là sự "đặt nhầm chỗ" trên vùng đất phòng hộ xung yếu đầu nguồn mà còn là nguyên nhân của nghèo đói, phá rừng và gây suy thoái môi trường. Vì vậy, việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH, vừa phát huy vai trò phòng hộ xung yếu, vừa có hiệu quả cao và bền vững về kinh tế đã trở thành nhu cầu bức thiết và là một lựa chọn mang tầm cỡ quốc gia ở vùng lòng hồ. Tuy nhiên, tính khả thi của hoạt động này còn bị hạn chế do thiếu sự tham gia (STG) của người dân và thiếu sự chỉ dẫn của những nghiên cứu đương đại. Đây là những đòi hỏi phải nghiên cứu và áp dụng những giải pháp nhằm giúp cộng đồng phát triển sản xuất bền vững để cải thiện cuộc sống của mình và bảo vệ hồ chứa nước. Những bài học ở đây cũng có thể áp dụng cho các nơi khác có điều ki ện tương tự.
- 3 Điều đáng lưu ý là, trong thực tế không phải bất kỳ một hệ canh tác NLKH cũng là mục tiêu của việc chuyển hóa nương rẫy, đồng thời không phải bất kỳ hệ CTNR nào cũng là đối tượng cần được thay thế bằng hệ canh tác NLKH. Việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH phải được tính toán trên cơ sở cân nhắc đầy đủ và toàn diệ n các nhân tố về KT – XH, môi trường và phải được thể hiện đồng bộ cả về (i) những giải pháp khoa học – công nghệ phù hợp, vừa kế thừa được những kiến thức, kinh nghiệm bản địa với sự ứng dụng linh hoạt của kỹ thuật hiện đại và (ii) những giải pháp KT – XH đúng đắn, kịp thời. Xuất phát từ những thực trạng bức xúc cả về lý luận và thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn thực hiện Đề tài: “Đề xuất một số giải pháp chuyển hóa nư ơng rẫy thành rừng nông lâm kết hợp tại vùng hồ xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La”.
- 4 Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Ở nước ngoài 1.1.1 Một số quan điểm có liên quan đến việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp (1) Quan điểm về canh tác nương rẫy CTNR được hiểu chung nhất “là hệ thống canh tác nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hóa” (Conklin, 1957). Phản ánh quan điểm động có định nghĩa của Mc Grath (1987): “Du canh là một chiến lược quản lý tài nguyên trong đó đất đai được luân canh nhằm khai thác năng lượng và vốn dinh dưỡng của phức hệ thực vật - đất của hiện tượng canh tác”. Trên quan điểm sử dụng đất sử dụng đất (SDĐ), Anthony Young (1997) cho rằng “Du canh là một hệ thống luân canh trong đó sau một thời gian canh tác đất được bỏ hoá tự nhiên để rừng cây hoặc cây bụi mọc trở lại giúp cho đất phục hồi lại độ phì nhiêu; đây là hệ thống NLKH lâu đời nhất, là một hệ thống hoàn toàn bền vững khi thời gian bỏ hoá đủ và mật độ dân số thấp” [29]. Như vậy, CTNR chính là một dạng SDĐ có lịch sử hàng ngàn năm, phù hợp với điều kiện xã hội và sinh thái vùng nhiệt đới với đặc trưng nhất là Chặt - Đốt – Canh tác. Tuy nhiên, tài nguyên rừng nghèo nàn và sức ép dân số cao như hiện nay thì CTNR lại trở thành hoạt động có nhiều tá c động tiêu cực đến rừng. Đây cũng là chủ đề nóng bỏng mà nhiều hội nghị quốc gia, quốc tế trăn trở trong việc kiếm tìm giải pháp thực hiện để duy trì và PTBV vốn rừng “mỏng manh” còn lại. (2) Quan điểm về nông lâm kết hợp NLKH (Agroforestry) mới được chú ý từ thập niên 1960 (Nair, 1987) và được hiểu là “ các hệ thống và kỹ thuật SDĐ trong đó những cây thân gỗ sống lâu năm được kết hợp một cách có tính toán trên cùng một đơn vị kinh doanh với các loài cây thân thảo hoặc/và chăn nuôi. Sự kết hợp này có thể tiến hành đồng thời hoặc kết tiếp nhau về mặt không và thời gian. Trong các hệ thống NLKH, cả 2 yếu tố sinh thái học và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau với các bộ phận hợp thành nên hệ thống đó” (FAO, 1981) [67]. Theo FAO (1996), so với CTNR, canh tác NLKH có một số ưu điểm chính như: Tạo nên một hệ thống quản lý đất đai bền vững; Gia
- 5 tăng năng suất và dịch vụ sản xuất; Sắp xếp giữa các loài cây, con phù hợp ; Đóng góp vào phát triển dân sinh, kinh tế và sinh thái mà vẫn tương thích với đặc điểm riêng của địa phương; Kỹ thuật mang đậm nét bảo tồn sinh thái môi trường [71]. (3) Quan điểm về chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kểt hợp Việc chuyển hóa nương rẫy thành hệ NLKH trên thế giới được dựa quan điểm về SDĐ dốc bền vững. Đó là sự bền vững dựa trên 3 phương diện: Bền vững về kinh tế, được sự chấp nhận của xã hội và bền vững về môi trường. Trên thế giới, CTNR và SDĐ dốc bền vững ngày càng là vấn đề nhức nhối, đặc biệt là vùng nhiệt đới. Hội nghị Quốc tế về quản lý đất đồi núi tại Bắc Kinh đã kêu gọi: “ … một tiềm năng lớn lao đang nằm trong các vùng cao nhiệt đới, các nước phát triển cũng như đang phát triển cần tăng cường đầu tư và nỗ lực tăng sức sản xuất của vùng cao. Điều đó sẽ có lợi không những chỉ cho nông dân địa phương mà còn cho cả nhân loại nói chung” [63]. Tóm lại, CTNR gây suy thoá i đất và là lý do phổ biến làm mất rừng nhiệt đới. Trong khi đó, canh tác NLKH ngày càng tỏ ra có triển vọng trong SDĐ dốc tổng hợp ở cả hai quan điểm Kinh tế - Sinh thái và KT - XH. Rõ ràng là, các “khoảng trống” từ CTNR có thể “bù đắp” được bằng các “hiệ u ích” của rừng NLKH. Do đó, phục hồi rừng từ việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết, một lựa chọn khả thi của hầu hết các quốc gia bị suy thoái và mất rừng do CTNR quá mức. 1.1.2 Kết quả nghiên cứu (1) Nghiên cứu về canh tác nương rẫy Có rất nhiều công trình nghiên cứu về CTNR, điển hình về các vấn đề sau: - Nghiên cứu về thực trạng nương rẫy : Hiện nay, trên quy mô toàn cầu, ước tính có khoảng 5.000 ha rừng/ngày bị chặt - đốt với khoảng 500 triệu người sống trực tiếp và một tỷ người sống gián tiếp của 3.000 tộc người khác nhau đang dựa vào CTNR (Lynch, 1992) [24]. Đây quả thực là con số báo động. Do đó, bức tranh về thực trạng nương rẫy luôn là vấn đề quan tâm nghiên cứu đầu tiên ở hầu hết các nước có hoạt động này. Tiêu biểu là “ Tổng quan về nông nghiệp du canh” dưới góc nhìn về kiến thức và kinh nghiệm bản địa của người dân trong SDĐ khôn khéo và
- 6 phục hồi rừng; Dự án“Nông nghiệp du canh ở Thái Lan, Lào và Việt Nam: Đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trường so với các kiểu SDĐ thay thế (1991 – 1994” của Viện Quốc tế và Môi trường Anh; Trong những năm 1970, hàng loạt các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Inđônêsia, Lào, Myanma, Ấn Độ, Malaysia… đều thực hiện các Chương trình ĐCĐC để giải quyết vấn đề CTNR. Tuy nhiên, kết quả chỉ thành công ở Trung Quốc với giải pháp phát triển trồng cây Cao su chịu lạnh và phát triển trồng Tam thất trên quy mô lớn [45]. - Nghiên cứu về nguyên nhân không bền vững của CTNR: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, CTNR gây xói mòn mạnh, ước tính mất khoảng 0,5 - 1cm đất/năm nhưng để hình thành đất phải mất 300 năm mới tạo được lớp đất 2,5cm [12]. Công trình “Các phương thức SDĐ dốc vùng cao bền vững ở Đông Nam Á” của Garrity (1993) đã chỉ ra các nguyên nhân về tính không bền vững củ a các phương thức SDĐ vùng cao, trong đó có nguyên nhân về sự phân chia “trách nhiệm giữa bên nông nghiệp và lâm nghiệp” [12]. - Nghiên cứu về giải pháp cho nông nghiệp du canh: Đây là bài toán khó mà thực tế đa số các quốc gia chưa tìm được lời giải thấu đáo. Tuy vậy, cũng đã có một số công trình điển hình như Chương trình “Thay thế nông nghiệp du canh: Chiến lược toàn cầu (ABS)” của Trung tâm Nghiên cứu NLKH Quốc tế ICRAF với nội dung cốt lõi là áp dụng các phương thức NLKH cho SDĐ. Thời gian gần đây, ICRAF tiếp tục nghiên cứu về SDĐ bỏ hóa. Hội nghị thế giới về “Lâm nghiệp và phát triển bền vững” tại Inđônêsia (1996) cũng thảo luận hàng loạt các giải pháp về CTNR [67]. - Nghiên cứu về tác động tích cực của CTNR: Một số tác giả khác cho rằng, nếu mật độ dân số dưới 50 người/km 2, CTNR có thể được xem như các “lỗ trống” trong rừng tự nhiên nên hoạt động này là cách hiệu quả nhất để đối phó với các thực thể sinh thái vùng nhiệt đới (Cox và Atkins,1976) và có tác dụng tích cực trong quá trình diễn thế và tái tạo rừng (Odum, 1971; Bodley, 1976) [17]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng sự không phù hợp của CTNR ngày nay. Trong công cuộc tìm kiếm các giải pháp SDĐ thay thế cho CTNR đã đi đến kết luận: Canh tác NLKH tỏ ra có nhiều triển vọng nhất để
- 7 giải quyết các vấn đề bức xúc mà các nước đang phải đối mặt: bùng nổ dân số, đói nghèo và cạn kiệt nguồn TNTN (FAO, 1996) [70]. (2) Nghiên cứu về rừng nông lâm kết hợp NLKH ngày nay đang được xem là một ngành nghề, một cách tiếp cận trong SDĐ bền vững, góp phần ổn định sinh kế nông thôn miền núi. Những ưu điểm này được nhiều nhà khoa học nghiên cứu cũng như được minh chứng ngày càng rõ nét trong thực tiễn. Theo King (1987), hoạt động NLKH có nguồn gốc từ thời Trung cổ ở Châu Âu, nơi xuất hiện tập quán phổ biến là “chặt và đốt”. Tại Châu Á, nhiều vùng của Trung Quốc –“cái nôi” của nông nghiệp phương Đông cũng bắt đầu xuất hiện kiểu canh tác này. Những nghiên cứu về NLKH được bắt đầu sau sự xuất hiện của hệ thống Taungya ở Myanmar (cuối thế kỷ XIX) khi các cây nông nghiệp ngắn ngày được trồng xen tận dụng trong giai đoạn đầu chưa khép tán của rừng trồng gỗ Tếch. Tuy nhiên, hệ canh tác này không đem lại thu nhập ổn định vì thời gian sau, khi rừng khép tán, cây nông nghiệp không trồng xen được nữa. Đây là câu hỏi đặt ra cho các nghiên cứu về NLKH. Các nghiên cứu cho vấn đề này tập trung vào 4 nhóm sau: - Nghiên cứu về mô hình rừng rẫy luân canh: Trong CTNR truyền thống, giai đoạn hữu canh (Follow) cho đất nghỉ canh tác để phục hồi độ phì tự nhiên, tạo lạ i rừng là rất quan trọng. Tuy nhiên, để đất tự phục hồi độ phì đất là khá lâu. Do đó, một số tác giả đã nghiên cứu về kỹ thuật làm giàu rừng (Enricher follow) nhằm tác động vào giai đoạn hữu canh. Hết giai đoạn này, đất lại CTNR. Hai phương án chính được áp dụng rộng rãi cho giai đoạn hữu canh là: (i) Hữu canh làm giàu kinh tế bằng cách trồng thêm các loài cây có giá trị hàng hoá và cây lương thực thực phẩm khác, như trồng Mây ở Luangan Dayaks (Wistock, 1984), trồng cây gỗ đa mục đích trên ruộng bậc thang ở Ifugao Phippin (Conklin, 1980); (ii) Giai đoạn hữu canh làm giàu sinh học bằng cách trồng các cây cải tạo đất. Bằng cách này, người ta điều khiển quá trình tái sinh của rừng theo đúng quy luật (Clarker, 1976; Gomorez Poma, 1972) [29]. - Nghiên cứu về trồng xen theo băng (Alley cropping): Kỹ thuật canh tác NLKH này được nghiên cứu tại Viện Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế Ibanda (Wilson và Kang, 1980) [80], trong đó cây họ Đậu cố định đạm mọc nhanh được trồng thành hàng theo đường đồng mức, giữa hai hàng cây n ày là cây nông nghiệp nhằm
- 8 cung cấp gỗ, củi, thức ăn gia súc và phân xanh để nâng cao độ phì và năng suất cây trồng. - Nghiên cứu về phối hợp giữa cây gỗ với chăn nuôi: Là hệ canh tác NLKH bao gồm chăn nuôi được phối hợp để tận dụng điều kiện sinh thái kin h tế và tăng thu nhập. Flevey và Andrews (1978) thử nghiệm trồng Bạch đàn và Thông ở cao nguyên phía Bắc Thái Lan. Ở Malaysya, Cừu và gia cầm được nuôi dưới tán rừng Cao su. Các nước Đông Nam Á lại phổ biến nuôi Ong lấy mật dưới tán rừng. - Nghiên cứu về hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT): Được ra đời những năm 1970 bởi nghiên cứu của Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao Philippin với 4 kiểu mô hình SALT với cơ cấu SDĐ dành cho lâm nghiệp ngày càng tăng lên, cơ cấu cây trồng cũng ngày càng đa dạng. Như vậy, việc SDĐ ngày càng tiến gần đến sự bền vững, kết hợp hiệu ích kinh tế và sinh thái. Tóm lại, những nghiên cứu về hệ canh tác NLKH trên đều cho thấy triển vọng của nó trong việc ngăn chặn sự suy giảm độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn; đồng thời giải quyết tốt các vấn đề về lương thực, thực phẩm, thu hút lao động, đặc biệt là người dân nghèo và lập lại cân bằng sinh thái, góp phần ổn định sản xuất NLN trên đất dốc, tránh được hiện tượng sa mạc hoá đất đai mà cả nhân loại đang quan tâm. (3) Nghiên cứu về chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp Trước những hệ luỵ tiêu cực mang tính toàn cầu của CTNR , công cuộc đi kiếm tìm các giải pháp cho vấn đề này từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu . Một trong những lựa chọn khả thi nhất cho việc “trả lại chiếc áo khoác xanh cho đất” [33] là chuyển đổi từ hoạt động CTNR thành canh tác NLKH. Xu hướng này đã được nhiều tác giả nghiên cứu và minh chứng trong thực tiễn của nhiều quốc gia vùng nhiệt đới. Các giải pháp được tìm k iếm cho cả giai đoạn nương rẫy (gồm giai đoạn canh tác và giai đoạn bỏ hóa) và giai đoạn sau nương rẫy. Trong đó: (i) Giải pháp trong giai đoạn bỏ hóa là các phương thức quản lý bỏ hóa bản địa (IFM - Indigenous Fallow Management System) và bỏ hóa cải tiến (IFM - Improvement Fallow Management); (ii) Giải pháp trong giai đoạn CTNR là các giải pháp thay thế cho CTNR (ASB – Alternatives to Slash and Burn) và (iii) Giải pháp sau nương rẫy là các biện pháp phục hồi rừng sau nương rẫy. Nghiên cứu về các
- 9 nhóm giải pháp này đều nhằm nâng cao hiệu quả canh tác nương rẫy và góp phần chuyển hóa từ CTNR sang phương thức canh tác NLKH. (i) Nghiên cứu về các giải pháp tác động trong giai đoạn b ỏ hóa Bỏ hóa là một thực trạng chung trong CTNR và được tồn tại bởi hàng loạt các lý do KT - XH và sinh thái. Đất bỏ hóa là đất nghỉ (hưu canh) sau thời gian canh tác nhằm khôi phục độ phì tự nhiên. Như vậy, có thể nhận thấy một sự thiếu hoàn chỉnh, bởi trên thực tế, đất không bao giờ được “nghỉ”. Các nghiên cứu đưa ra 2 nhóm tác động trong giai đoạn này là theo phương thức quản lý bỏ hóa bản địa hoặc theo phương thức quản lý bỏ hóa cải tiến. - Nghiên cứu về các phương thức quản lý bỏ hóa bản địa: Trên thế giới, có 8 phương thức quản lý bỏ hóa bản địa cơ bản là [31]: (1) Bỏ hóa hiệu quả; (2) Bỏ hóa sản xuất; (3) Bỏ hóa bằng cách giữ lại và xúc tiến thúc đẩy hỗ trợ các loài cây tiên phong; (4) Bỏ hóa dựa trên cơ sở xúc tiến cây bụi phát triển; (5) Bỏ hóa với các cây họ Đậu thân thảo; (6) Bỏ hóa bằng cách trồng cây lưu niên theo luân k ỳ; (7) Nông nghiệp rừng; (8) Chăn nuôi và quản lý bỏ hóa theo hướng xúc tiến thành phần cây cho thức ăn gia súc thì các phương thức bỏ hóa (2); (3); (4); (5); (6); (7) được xem là có sự dịch chuyển từ nương rẫy thành kiểu canh tác NLKH : + Bỏ hóa sản xuất: Là cách người dân kết hợp phát triển cây lương thực với những loài cây cho giá trị kinh tế cao trong giai đoạn bỏ hóa. Thậm chí, khi thị trường phát triển mạnh, cây lương thực cũng có thể bị biến mất để phát triển thành các vườn cây lưu niên cho hệ thống NLKH. Đây là lựa chọn sáng tạo của người dân khu vực Đông Nam Á nhằm ổn định và cải thiện đời sống̣. Các hệ thống quản lý truyền thống trên được phát triển từ những sáng kiến của người dân địa phương nên được gọi là “Các hệ thống quản lý bỏ hoá bản địa hoặc hệ thống bỏ hoá theo luân kỳ (Indigenous Fallow Management System – IFM)”. Chúng đều dẫn tới một sự lựa chọn giữa một bên là canh tác du canh và một bên là NLKH; canh tác có tính mùa vụ hoặc canh tác liên tục. Tuy vậy, các hệ thống này không có nghiên cứu khoa học chính thức nào hoặc sự khuyến cáo của các dịch vụ KNL [31]. + Giữ lại và xúc tiến thúc đẩy hỗ trợ các loài cây tiên phong : Đặc trưng của cách này là tăng trồng vào giai đoạn bỏ hóa những loài mà sản phẩm của chúng trước đây được thu hái chủ yếu từ rừng tự nhiên khi giá trị kinh tế tăng. Ví dụ như cây
- 10 Mây ở các hệ thống bỏ hoá Đông Nam Á hoặc phát triển trồng những loài cây cho các sản phẩm khác ăn được với mục tiêu chính vẫn là an toàn lương thực. Ở Sarawak và Kalimantan, người dân trồng Dương xỉ, Mây và CĂQ trong thảm thực vật bỏ hoá thứ sinh và đã cho kết quả là tập trung được sản xuất lương thực, dịch chuyển theo hướng tăng hiệu quả kinh tế của thảm thực vật bỏ hoá [31]. + Bỏ hóa dựa trên cơ sở xúc tiến cây bụi phát triển: Đây được xem là bước đi ban đầu trong hệ thống bỏ hoá hiệu quả. Nếu thời gian bỏ hoá đủ lớn, xúc tiến cây bụi, cây gỗ nhỏ phát triển để sản xuất lương thực ổn định ở Philippines, Thái Lan… Ở đảo Sumatra, người dân đưa loài Autroeupatorium inulifolium để cải thiện độ phì của đất và tạo độ che phủ loại trừ Cỏ tranh. + Bỏ hóa với các cây gỗ họ Đậu và thân thảo: Phương thức này đư ợc thực hiện bằng cách xúc tiến trồng các loài cây gỗ họ Đậu và thân thảo nhằm tạo độ phì đất. Vùng Đông Bắc Ấn Độ, nông dân dùng loài Flemingia vestiva là cây cố định đạm và có củ ăn được. Trung Quốc sử dụng Đậu Yazhua hyacinth để thu hạt Đậu và thân cây. Tại Philippin, Keo Dậu (Leucaena glauca) được đưa vào trồng thành công trong giai đoạn bỏ hoá. Tuy nhiên, cách làm này ở một số nơi đã dẫn đến hệ số SDĐ quá mức khiến cỏ dại phát triển rât́ nhanh gây dịch hại + Trồng lưu niên theo luân kỳ: còn gọi là hệ thống này được gọi là "du canh thương mại", các với các cây trồng công nghiệp, rau đậu được kết hợp với những cây gỗ có giá trị kinh tế cho cả nguồn thu trước mắt, trung hạn và dài hạn, như mô hình NLKH Lúa - Dướng ở L ào; Rau màu - Quế - Cà phê ở Sumatra… + Nông nghiệp rừng (Agro – forest): Xu hướng phát triển này của NLKH được ICRAF tổng kết vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX ở Đông Nam Á, khi các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho CTNR (Alternatives to Slash and Burn – ASB). Thực chất, đây là chuyển hóa nương rẫy thành rừng cho những sản phẩm nông nghiệp và được phát t riển bởi CTNR ngày càng không bền vững; Kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng đẩy lùi nền sản xuất tự cung, tự cấp; Về phương diện sinh thái – nhân văn, cơ hội cùng tồn tại là bản chất tự nhiên và khôn ngoan để con người sống “đồng thuận” với thiên nhiên [ 67]. Xu hướng của hệ thống nông nghiệp rừng nhằm mục đích phát triển LSNG. Cơ sở khoa học của hệ NLKH này là STG của cây gỗ đa tác dụng làm trọng tâm. Chúng vừa cung cấp nhiều loại sản phẩm hàng hóa từ một hay nhiều bộ phận của
- 11 cây gỗ, vừa cung cấp nhiều lợi ích về sinh thái, môi trường và các dịch vụ khác. Hệ thống NLKH trồng Cao su ở Sumatra (Gouyon et al, 1993) cho thấy trong bỏ hoá "làm giàu". Sự tăng nhu cầu Cao su, giá cao hơn kích thích người nông dân giảm tỷ lệ sản xuất nông nghiệp và trồng tăng Cao su tạo ra hệ thống sản xuất hiệu quả cao dựa trên cơ sở các cây thân gỗ. Ở Tây Nam - Trung Quốc, cây Sơn (Toxicodendron vernicifera) được trồng kết hợp thành công với cây Chè ở dưới tán theo kiểu này. Nhìn chung, những phương thức bỏ hóa truyền thống trên có ý nghĩa nhất định xét về mặt kinh tế hoặc độ phì của đất. Các phương thức về sau ngày càng hướng tới sự đa dạng và bền vững hơn về thành phần kết hợp giữa cây nông nghiệp với lâm nghiệp nhằm nâng cao giá trị kinh tế và tăng độ phì đất. - Nghiên cứu về các phương thức quản lý bỏ hóa cải tiến: Đây là hình thức lâu đời của NLKH, nhằm khắc phục khó khăn của CTNR (Vergara, 1982) [67] và là phương thức quản lý được ph át triển từ phương thức bỏ hóa bản địa Nông nghiệp rừng. Theo cách này, trong giai đoạn bỏ hóa, một số loài cây gỗ gia dụng hoặc cho LSNG đuợc trồng làm giàu đồng thời với những loài cây gỗ tái sinh tự nhiên. Kết quả của phương thức này là rừng hình thành là rừng hỗn giao và cung cấp các sản phẩm đa dạng, ổn định từ các cây ngắn ngày và dài ngày. Đây là phương thức quản lý bỏ hóa tiến bộ được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước Đông Nam Á [31]. (ii) Nghiên cứu về các giải pháp tác động trong giai đoạn CTNR Nhiều nghiên cứu cho thấy, CTNR kết hợp trồng cây thân gỗ trên cùng diện tích là tập quán lâu đời của nhiều dân tộc. Tháng 7/1977, được sự ủ y nhiệm của Trung tâm nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC), nhóm tác giả John Bene (Canada) thực hiện một Dự án nghiên cứu lớn về Lâm nghiệp đã khẳng định: Để tối ưu hoá SDĐ nhiệt đới, ưu tiên số một là nghiên cứu và phát triển các hệ thống kết hợp giữa NLN và Chăn nuôi. Từ đây đánh dấu sự chuyển dịch trọng tâm từ Lâm nghiệp sang khái niệm SDĐ rộng và phù hợp hơn. Báo cáo này là cơ sở hình thành Hội đồng Quốc tế về Nghiên cứu NLKH (năm 1977). Năm 1991, cơ quan này đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu NLKH Quố c tế (ICRAF). Từ đó, ICRAF luôn đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu NLKH. Theo King (1987), chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH cung cấp LSNG được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ, Nam Phi và hướng vào lâm nghiệp [70]. Nhìn chung, tất cả các phương thức canh tác NLK H đều có thể coi là các giải pháp thay thế cho CTNR, gồm 4 nhóm dưới đây:
- 12 - Giải pháp thay thế từ CTNR thành hệ thống NLKH cây gỗ, cây bụi và dây leo: Đây là hệ thống NLKH được hình thành bằng các cách như: Phương thức Taungya; Phương thức trồng xen theo hàng; Vườn cây nhiều tầng; Trồng cây đa tác dụng trên đất canh tác; Cây gỗ cải tạo và bảo vệ đất… - Giải pháp thay thế từ CTNR thành hệ thống kết hợp lâm nghiệp và chăn thả gia súc: Sự kết hợp này được kết hợp giữa cây gỗ với đồng cỏ chăn nuôi; giữa cây h ọ Đậu và chăn nuôi; Chăn nuôi gia súc dưới tán rừng… - Giải pháp thay thế từ CTNR thành hệ thống kết hợp Nông – Lâm – Súc: Hệ thống này được hình thành bằng các cách như phương thức kết hợp vườn hộ và chăn nuôi gia súc; Các hàng rào cây thân gỗ đa tác dụng. - Giải pháp thay thế từ CTNR thành các hệ thống NLKH khác: Tiêu biểu như phương thức kết hợp giữa cây gỗ và nuôi ong; Lâm nghiệp và nuôi thủy sản; Các lô khoảnh đất trồng cây đa dạng… (iii) Nghiên cứu về phục hồi rừng sau nương rẫy Phục hồi rừng là m ột quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất hiện, đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục. Phục hồi rừng sau nươ ng rẫy là quá trình phục hồi lại HST rừng trên đất nương rẫy đã bỏ hóa. Chúng phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ thoái hóa đất sau canh tác nông nghiệp và nguồn giống. Rừng sau nương rẫy hiện nay hầu hết là rừng thứ sinh nghèo. Nếu kinh nghiệm bỏ hoá bản địa nhằm phục hồi lại độ màu mỡ của đất để tiếp tục quay vòng CTNR thì việc sử dụng kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng nhằm dẫn dắt rừng đạt được cấu trúc mong muốn đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất gỗ hay phòng hộ, gồm: Khoanh nuôi; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung; Làm giàu rừng; Chặt nuôi dưỡng; Chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH [31]. Như vậy, chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH được xem là một giải pháp lâm sinh phục hồi rừng nhiệt đới sau nương rẫy. Tuy nhiên, để có được rừng NLKH cần chuyển hóa, tùy điều kiện cụ thể để lựa chọn kết hợp với các giải pháp lâm sinh ở trên. Nhóm giải pháp này có thể thực hiện song song hoặc trước một bước khi áp dụng giải pháp chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH. Hiện nay
- 13 đang có khuynh hướng phát triển quản lý rừng bền vững dựa trên những nguyên tắc của làm giàu rừng cho các quần xã phục hồi sau nương rẫy là "Quản lý bỏ hoá cải tiến" (Improvement Fallow Management - IFM). Theo hướng này, những loài cây đưa vào làm giàu là những cây cho gỗ gia dụng hoặc cho LSNG được trồng đồng thời với những loài cây gỗ tái sinh tự nhiên sau bỏ hoá. Rừng hình thành là rừng hỗn giao cho sản phẩm đa dạng, ổn định. Theo ICRAF, tại Indonesia, người ta đã trồng nhiều loài CĂQ như Xoài, Sầu riêng, Ca cao, Cao su cùng với c ây họ Dầu cung cấp nhựa (rasin)... trong phục hồi rừng tự nhiên. Sản phẩm thu hoạch chính để bảo đảm kế sinh nhai của nông dân từ chính những loài cây trồng đó, rừng vẫn tồn tại, phát triển tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại sản phẩm tự nhiên khác như gia vị, rau xanh, nấm ăn... Kiểu quản lý này chính là "nông nghiệp - rừng" được đề cập ở trên. Phương hướng chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH cần xác định được 2 yếu tố cơ bản là đặc điểm của đối tượng nương rẫy khởi đầu và đặc điểm, lợi ích kinh tế của rừng NLKH mong đợi. Tóm lại, rừng NLKH được chuyển hóa từ nương rẫy có lợi ích KT - XH và sinh thái đều cao hơn rất nhiều so với CTNR: (i) Lợi ích kinh tế: Đem lại cao và bền vững hơn so với nương rẫy; (ii) Lợi ích xã hội: G óp phần giải quyết xung đột trong SDĐ dốc nhờ kết hợp hài hoà giữa cây lâm và nông nghiệp; Sự cùng tồn tại của rừng và nương rẫy trên cùng một vùng đất dốc là phù hợp với quy hoạch của các nhà Quản lý và nguyện vọng của người dân để họ tránh khỏi cái bẫy luẩn quẩn của đói nghèo; (iii) Lợi ích sinh thái: Việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH là chuyển hoá từ nền khai thác bóc lột tự nhiên thành nền sản xuất có bồi bổ thiên nhiên, từ sản xuất độc canh thành đa canh. Nhờ có rừng mà môi trường sinh thái được cải thiện, khí hậu địa phương được điều hoà, tính đa dạng sinh vật bản địa được bảo tồn... 1.2 Ở Việt Nam 1.2.1 Một số quan điểm có liên quan đến việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp (1) Quan điểm về canh tác nương rẫy CTNR là tập quán "đao canh, hoả chủng" từ xa xưa của tổ tiên ta với giai đoạn canh tác thường ngắn hơn bỏ hoá. Miền Nam gọi là "làm rẫy", miền Bắc gọi là "làm nương"; trong những tài liệu khoa học chính thống gọi chung là "nương rẫy", được hiểu gồm nương cố định và nương du canh [31 ]. Ở nước ta, khi sử dụng
- 14 thuật ngữ “nương rẫy” thường hiểu là nương du canh. Canh tác nương cố định là không thay đổi trong thời gian dài; có biện pháp làm đất và bảo vệ khác và được thống kê chính thức trong thống kê đất đai; Canh tác nương du canh hoặc nông nghiệp du canh là nương không cố định trong thời gian dài: canh tác 2 – 4 năm, khi năng suất cây trồng suy giảm, bỏ hóa 8 – 10 năm, ít sử dụng phân bón. Loại đất này thường nằm trong đất chưa sử dụng nên không được thống kê hàng năm [45]. Nhìn chung, cũng như nhiều nước ở Đông Nam Á, CTNR ở nước ta ngày càng gây suy thoái đất và gây sức ép đến tài nguyên rừng tự nhiên. (2) Quan điểm về nông lâm kết hợp Canh tác NLKH ở nước ta đã có từ lâu đời và được hiểu là sự sắp xếp hợp lý các loại hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, cây nông nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp trên một địa bàn đất đai cụ thể của một huyện , xã, đội sản xuất, thậm chí trên một quả đồi [9]. Trước đây, sự kết hợp NLN đã đóng góp cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Thực tế hiện nay ở nhiều vùng núi hẻo lánh ở nước ta, NLKH đang tạo ra những sản phẩm lương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồn g bào địa phương; Một số nơi, sản phẩm NLKH đã trở thành hàng hoá. Đây là tiềm năng và cơ hội cho sự thoát nghèo của người dân. Do vậy, các cấp ban ngành liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp, nông thôn miền núi có cơ hội phát triển và hội n hập. (3) Quan điểm về chuyển hóa nương rẫy thành rừng nông lâm kểt hợp Chuyển hóa nương rẫy thành hệ NLKH mới được chú ý ở nước ta trong một vài năm gần đây. Theo một số tác giả như Thái Phiên, Đỗ Đình Sâm, quan điểm chủ đạo nhất làm c ơ sở cho việc chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH là «Quan điểm sử dụng đất tổng hợp và bền vững » [9]: Mô hình SDĐ tổng hợp bền vững là mô hình chủ yếu được xây dự ng trên cơ sở những hệ thống định canh lâu bền bằng cách SDĐ, rừng, nước, khí hậu phù hợp để phát triển cây trồng vật nuôi hàng năm và lâu năm phục vụ được nhu cầu con người một cách ổn định, liên tục và lâu dài. Hệ canh tác bền vững đặc biệt coi trọng mối liên hệ tương quan giữa các vật sống như cây, con, thực vật và động vật với môi trường sốn g xung quanh của chúng nhằm đạt hiệu quả cao làm phong phú và
- 15 bền vững hơn cuộc sống mà không gây phương hại và suy thoái môi trường thiên nhiên và xã hội của con người. Trên thực tế, nương rẫy là một phần không thể thiếu được trong sinh kế của nhiều cộng đồng vùng cao; nhưng để duy trì sự sống bền vững thì việc cải tiến nương rẫy thành hệ kinh tế sinh thái có tính ổn định và hiệu quả kinh tế cao hơn cũng được thừa nhận như một đòi hỏi tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ xã hội. Quan điểm nà y được cụ thể hóa bởi những lý do chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH là: (i) CTNR ngày càng thiếu sức hấp dẫn về kinh tế, không phù hợp với xu hướng phát triển xã hội , bị đào thải bởi chính nó trong quá trình canh tác; (ii) CTNR là một trong những nguyên nhân làm mất rừng và suy thoái môi trường; (iii) Cơ hội cùng tồn tại vốn là bản chất của thiên nhiên, nên việc kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp là phù hợp với quy luật tự nhiên; (iv) Tiến bộ kỹ thuật cho phép lồng ghép nương rẫy vào hệ canh tác NLKH [13]. Những lý do nêu trên đã nói lên đã nói lên sự cần thiết của việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH. Nương rẫy cần được cải tạo và biến đổi dần dần chứ không thể loại trừ ngày một ngày hai bằng các sắc lệnh của các nhà quản lý hay bằng niềm hy vọn g lớn lao của các nhà môi trường. Hàng loạt các sản phẩm của rừng NLKH có giá trị kinh tế cao, có thể trở thành hàng hóa, phù hợp với địa phương cần được coi trọng phát triển thông qua SDĐ hợp lý . 1.2.2 Kết quả nghiên cứu (1) Nghiên cứu về canh tác nương rẫy Việt Nam có 50/54 dân tộc sống bằng CTNR. Sau 22 năm thực hiện cuộc vận động ĐCĐC, các dân tộc thiểu số nước ta khoảng 9 triệu người, trong đó số người du canh gần 3 triệu với diện tích du canh là 3,5 triệu ha, đứng thứ hai châu Á, sau Inđônêsia (Y.S.Rao, 1981), gây ra 60% - 70% số vụ cháy rừng và khoảng 60% tổng diện tích rừng bị chặt phá trái phép hàng năm [10]. Như vậy, đáng lẽ nư ơng rẫy phải đư ợc coi là một hiện tư ợng khách quan, nằm trong HST nông nghiệp bền vững, thì bị tách ra, bị coi là thủ phạm đứng đầu về phá rừng. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Bùi Quang Toản (1990), Đỗ Đình Sâm (1996, 2001), Trần Văn Con (2001), Võ Đại Hải (2001), Ngô Đình Quế (2001)... đều khẳng định: Việt Nam có 3 kiểu du canh phổ biến là du canh tiến
- 16 triển, du canh quay vòng và du canh bổ sung. Các công đoạn của hệ canh tác này là: chặt và đốt cây rừng, chọc lỗ, bỏ hạt, làm cỏ và thu hoạch, hoàn toàn không bón phân, canh tác 2 - 3 năm, khi đất kiệt quệ để bỏ hoá. Sau 10 - 20 năm, khi rừng đã trở lại trạng thái gần giống với trạng thái ban đầu của lần canh tác trước đó, rừng lại được chặt, đốt và canh tác trở lại. Hình thức canh tác này phù hợp khi mật độ dân số dưới 10 người/km2 (Trần Đức Viên, 1996). Những nghiên cứu về việc CTNR ở Việt Nam đã được Đỗ Đình Sâm (1994) tập hợp trong các công bố bằng tiếng Anh “Shifting cultivation in Vietnam: Its social, economic and environmental value relative to alternative land use” [46]. Gần đây, khi tiến hành các Dự án 327, chuyển giao công nghệ miền núi, phát triển nông thôn cũng đã có nhiều công bố về các kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ CTNR và các mô hình SDĐ miền núi (Nguyễn Xuân Quát, 1995, Trần Văn Con, 1996) [24]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về CTNR ở nước ta còn rất tản mạn, chủ yếu về các vấn đề như: Thoái hóa và phục hồi rừng sau nương rẫy, các loại hình SDĐ dốc, một số giải pháp kỹ thuật hoặc vấn đề quản lý đất dốc… Sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu: - Nghiên cứu về thoái hóa và phục hồi sau nương rẫy : Điển hình là nghiên cứu của Bùi Quang Toản (1990) về xói mòn trong CTNR ở Tây Bắc; Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên nghiên cứu trên nhiều vùng đất đồi ở miền Bắc (1965; 1986; 1995, 1998); Lê Đồng Tấn (1999) nghiên cứu một số tính chất hóa h ọc và dinh dưỡng đất qua các giai đoạn phục hồi rừng tự nhiên sau nương rẫy ở Sơn La; Đặng Kim Vui nghiên cứu thảm thực vật sau CTNR ở Thái Nguyên (2002)... Nhìn chung, các nghiên cứu này đều kết luận CTNR làm tăng xói mòn, rửa trôi, gây thoái hóa mạnh ở các vùng đất dốc và ảnh hưởng xấu đến sự phục hồi rừng [68]. - Nghiên cứu về giải pháp cho vấn đề CTNR: Nội dung này được nghiên cứu ở nhiều cách tiếp cận khác nhau, điển hình như “Các phương án kỹ thuật cho phát triển nương rẫy trong vùng đầu nguồn Sông Đ à và các tiêu chuẩn cho tính bền vững” của Bộ Lâm nghiệp năm 1995 đã mô tả như "một túi kỹ thuật". Từ đó các cán bộ phổ cập và nông dân có thể chọn áp dụng cho những điều kiện cụ thể tại khu vực Dự án. Tài liệu này tập trung vào phát triển kỹ thuật bao gồm cả các giải pháp kỹ thuật và năng lực tổ chức[12]. Năm 2006, Lê Quốc Doanh với nghiên cứu
- 17 “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng trung du và miền núi phía Bắc” đã đưa ra 3 xu hướng chuyển dịch hệ thống SDĐ hiện nay ở nước ta: (1) Diện tích rừng bị giảm, diện tích nương tăng; (2) Du canh truyền thống chuyển dần sang du canh không truyền thống; (3) Diện tích đất trống đồi trọc ngày càng tăng [21]. Trong khi đó, một số nghiên cứu của Trần Văn Con, Đỗ Đình Sâm lại xem xét một cách hệ thống CTNR, bao gồm các đặc trưng về chu kỳ canh tác; Lịch thời vụ; Đặc trưng sản xuất tự cung, tự cấp; Đặc trưng văn hóa; Thành phần các loài cây trồng phổ biến trong CTNR và những tác động tiêu cực của CTNR. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về CTNR đều đưa ra những nhận xét thống nhất sau: (i) Về mặt xã hội – văn hoá: CTNR là một tập quán lâu đời và mang nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc; (ii) Về mặt kinh tế: đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, năng suất thấp nên chỉ đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp của đồng bào dân tộc thiểu số đa phần là nghèo khó; (iii) Về mặt môi trường sinh thái: Độ phì của đất trong hệ CTNR giảm rất nhanh, nguy cơ thoái hoá đất lớn do canh tác không bồi bổ và thời gian bỏ hóa ngày càng ngắn; (iv) Về mặt tài nguyên rừng : CTNR là nguyên nhân chính của việc mất rừng trong khi rừng phục hồi sau nương rẫy ngày càng bị xáo trộn cấu trúc và biến động lớn nhất trong các rừng thứ sinh nghèo nước ta. Mặc dù, nhữn g nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế của CTNR phản ánh sự cần thiết phải cải tiến loại hình SDĐ này để chúng đạ t hiệu quả cao hơn và đề xuất những hướng đi để phát triển nền nông nghiệp ổn định trên đất dốc, đặc biệt là hướng phát triển thành rừng NLKH. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức điều tra cơ bản, thiếu những giải pháp kỹ thuật cụ thể cũng n hư các giải pháp đồng bộ cả về kỹ thuật và KT – XH nhằm chuyển đổi mục đích SDĐ từ nương rẫy thành rừng NLKH. Cần lưu ý rằng, không phải bất cứ diện tích CTNR nào cũng chuyển được thành rừng NLKH hiệu quả nền cần căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để tiến hà nh chuyển hoá cho phù hợp nhất. (2) Nghiên cứu về nông lâm kết hợp NLKH ở nước ta mới phát triển từ thập niên 60 bắt đầu với HST VAC, sau đó là RVAC. Trong 2 thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức NLKH ở các khu vực tiềm năng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Quá trình thực hiện chính sách ĐCĐC về kinh tế mới; Chương trình 327; 661
- 18 và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH tại Việt Nam . Bên cạnh đó là các Dự án có nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là ODA cho Bộ NN - PTNT về lĩnh vực phát triển NLN và nông thôn đều có liên quan đến KNKL và NLKH. Trong đó, đáng chú ý là các Dự án: LNXH Sông Đà do Chính phủ Đức tài trợ; Dự án Phát triển nông thôn Sơn La, Lai Châu; Dự án LNXH và Bảo tồn thiên nhiên ở Nghệ An; Dự án Phát triển nông thôn ở Cao Bằng, Bắc Kạn do Liên minh Châu Âu EU tài trợ; Chương trình phát triển nông thôn miền núi phía Bắc do Thụy Điển tài trợ... [9]. Từ những quan tâm này, những nghiên cứu về NLKH cũng được một số nhà khoa học tổ chức tổng kết và phân tích dưới những góc độ khác nhau, điển hình như: Các ấn phẩm của Lê Trọng Cúc và cộng sự (1990) khi xem xét và phân tích các HST nông nghiệp vùng trung du miền Bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn; Các hệ thống NLKH điển hình trong nước được tổng kết bởi FAO và IIRR (1995), các “Mô hình sử dụng đất” được mô tả trong ấn phẩm của Cục Khuyến Nông và Khuyến Lâm dưới dạng các Mittelman (1997) với công trình tổng quan rất tốt về hiện trạng NLKH và LNXH ở nước ta, đặc biệt là các chính sách ảnh hưởng đến phát triển NLKH [67 ]. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tương tác giữa phát triển NLKH với môi trường tự nhiên, KT - XH vẫn còn rất ít. Trong khi, một số mô hình NLKH mới du nhập gần đây kh ông thể nhân rộng do bộc lộ nhiều hạn chế cả về hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng và sự chấp nhận của người dân địa phương bởi các lý do cơ bản như: việc áp dụng theo kiểu suy diễn đơn giản “sao chép và nhân rộng mô hình"; thiên lệch về kinh tế/kỹ thuậ t, xem nhẹ yếu tố sinh thái nhân văn; Sai lầm trong quy hoạch phát triển NLKH do đã tách rời với QHSDĐ; triển khai áp đặt từ trên xuống, chưa phát huy nội lực và tính tự chủ của người dân và cộng đồng... Như vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển NLKH tro ng thực tiễn cũng như chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH đạt hiệu quả, phù hợp với nông dân, đảm bảo tính bền vững và công bằng, cần có cách tiếp cận đa chiều và khách quan hơn từ nghiên cứu đến thực tiễn , như: cần trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau (sinh thái học, sinh thái nhân văn, các khoa học lâm nghiệp, nông học, chăn nuôi, thủy sản, quản lý bảo tồn đ ất và nước, kinh tế
- 19 nông trại, nghiên cứu hệ thống) và tiếp cận nghiên cứu phát triển có STG cũng như sự am hiểu sâu sắc về điều kiện sinh thái và nhân văn cụ thể của từng địa phương. (3) Nghiên cứu về chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu trong nước đã khẳng định việc chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH mang lạ i nhiều lợi ích to lớn, lâu dài về KT, XH và sinh thái. Đó là sự chuyển hóa từ nền khai thác bóc lột tự nhiên thành nền sản xuất có bồi bổ thiên nhiên, từ sản xuất độc canh thành đa canh, từ cây nông nghiệp đất dốc thành rừng cây sum suê. Nhờ có rừng mà mô i trường sinh thái được cải thiện: độ phì đất được duy trì và nâng cao, xói mòn đất được hạn chế, dòng chảy được điều tiết, khí hậu địa phương được điều hòa, tăng tính ĐDSH bản địa... [13]. Sau đây là tóm tắt một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến việc chuyển hóa nương rẫy ở nước ta thành rừng NLKH: SALT là một trong những giải pháp trọng tâm mà nhiều Chương trình Phi Chính phủ hoạt động tại Việt Nam áp dụng cho phát triển sản xuất NLN trên đất nương rẫy bởi cốt lõi của nó là phương thức NLKH , trong đó có sự hòa quyện giữa những kinh nghiệm truyền thống với khoa học, công nghệ hiện đại đã tạo ra những giá trị cao trong thực tiễn SDĐ dốc theo phương thức NLKH [33]. Những loại hình NLKH sau nương rẫy cần xây dựng phát triển được nhóm nghiên cứu Phạm Xuân Hoàn và cộng sự (2004) gọi là «Rừng NLKH mong đợi». Nhóm tác giả này đã chỉ ra các hướng chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH mong đợi , gồm 2 yếu tố cơ bản là Đặc điểm của đối tượng nương rẫy khởi đầu và đặc điểm và lợi ích kinh tế của rừng NLKH mong đợi. Như vậy, sau nương rẫy, rừng NLKH mong đợi có thể được chuyển hóa thành một trong 5 hướng trên tùy vào đối tượng nương rẫy ban đầu. Những hướng này đều tạo được hiệu ích tổng hợp cả về KT -XH và môi trường sinh thái hơn hẳn so với nương rẫy. Điều này đặc biệt ý nghĩa đối với những khu vực nhạy cảm như rừng phòng hộ đầu nguồn trong việc tìm kiếm giải pháp vừa lồng ghép XĐGN, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân với việc bảo tồn và phát triển các chức năng sinh thái của rừng. Năm 1996, các tác giả Trần Đức Hạnh, Văn Tất Tuyên, Phạm Văn Phê, Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Thị Lan và Phan Tiến Dũng đã nghiên cứu về NLKH với vấn đề bảo vệ lòng hồ sông Đà. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chỉ dừng lại ở vấn đề là một số loại cây trồng NLN mà chưa đưa ra những giải pháp cụ thể để chuyển hoá nương rẫy thành rừng NLKH [24]. Một số nghiên cứu khác có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 413 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 343 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn