intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài cây Củ dòm (Stephania dielsiana C. Y. Wu), tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được các cơ sở khoa học và thực tiễn để bảo tồn và phát triển cây Củ dòm đang có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng cao tại Vườn quốc gia Ba Vì. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài cây Củ dòm (Stephania dielsiana C. Y. Wu), tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- NGUYỄN KIM LIỄN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ, THỬ NGHIỆM NHÂN GIỐNG LOÀI CỦ DÒM (Stephania dielsiana C. Y. Wu) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60 62 68 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2011
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS. TS. Trần Minh Hợi 2: TS. Bùi Thế Đồi Phản biện 1: PGS. TS. Triệu Văn Hùng Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Xuyến Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp họp tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi 16 giờ 00 phút ngày 30 tháng 10 năm 2011 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp
  3. 1 MỞ ĐẦU Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh học rất đa dạng và phong phú, được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Trong đó, hàng ngàn loại cây, cỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo tồn, nên nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị suy giảm nhanh chóng. Bảo tồn và phát triển cây dược liệu là chiến lược trong chính sách phát triển lâm nghiệp ở nước ta, đặc biệt là đối với các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Vườn Quốc gia (VQG) Ba Vì đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh vật như: điều tra lập danh lục động, thực vật, côn trùng, bò sát lưỡng cư; bảo tồn một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng... Hiện tại, đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong đó có trên 600 loài cây dược liệu: gồ m nhiều loài quý như Bách xanh (Calocedrus macrolepis Kurz), Thông tre (Podocarpus neriifolius D. Don), Quyết thân gỗ (Gymnosphaera spp.), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.), Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib), Củ dòm (Stephania dielsiana C. Y. Wu)... Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu) được biết đến là một loài cây thuốc quý, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Theo kinh nghiệm dân gian, Củ dòm được dùng làm thuốc chữa mô ̣t số loa ̣i bênh ̣ như đau đầu, sốt rét, phù thũng, đau bụng… Củ dòm đã được cảnh báo trong Sách đỏ Việt Nam ở cấp VU (năm 2007). Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng cao về dược liệu nên Củ dòm mọc tự nhiên trong rừng đã và đang bi ̣khai thác ma ̣nh. Vì vâ ̣y, loài cây này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Trong khi đó, việc nhân giống và gây trồng Củ dòm la ̣i chưa được quan tâm đúng mức nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài cây này. Viê ̣c nghiên cứu nhân giống chính là cơ sở khoa học quan tro ̣ng cho công tác bảo tồn và phát triển loài cây này. Với lý do như vâ ̣y, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài cây Củ dòm (Stephania dielsiana C. Y. Wu), tại VQG Ba Vì, Hà Nội” đã được thực hiện.
  4. 2 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên Thế giới 1.1.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng - Tên gọi: Tên khoa học là: Stephania dielsiana Y. C. Wu, Bot. Jahrb. Syst. 71: 174. 1940. [29] Tên theo tiếng Trung Quốc là: Xue san shu (血散薯) [32] - Phân loại: Củ dòm thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), Bộ Mao lương (Ranunculales). [30] - Hình thái: Củ dòm đã được nhiều tác giả ở nhiều quốc gia và tổ chức nghiên cứu khoa học khác nhau nghiên cứu và mô tả. Việc mô tả hình thái loài nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các tác giả. Theo cuốn Hệ thực vật rừng Trung Quốc [30] thì Củ dòm là cây thảo, sống nhiều năm, rễ củ to, nói chung dạng cầu, kích thước thay đổi nhiều. Thân nhỏ, mọc leo dài 2 - 3 m. Thân già màu nâu bạc, thân non màu tím nhạt. Thân, lá, cụm hoa đều không lông. Lá đơn nguyên mọc cách, cuống dài 4,5 - 8,5cm, cuống đính lá hình khiên, phiến lá hình tam giác tròn, dài 5 - 15 cm, rộng 4,5 - 14cm, mép lá có thể hơi gợn sóng hoặc có răng tù, cả hai mặt lá đều nhẵn bóng. Gân lá xếp dạng chân vịt, có 8 – 10 gân, xuất phát từ chỗ đính cuống lá. Ngọn non, cuống lá non và cụm hoa chứa dịch màu tím hồng. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực do 1 - 3 xim tán họp thành xim tán kép, hoa nhỏ, cuống ngắn, có 6 lá đài xếp 2 vòng, màu tím, 3 cánh hoa hình quạt tròn, màu hồng cam, cong vào phía trong. Cột nhị ngắn, bao phấn dính thành đĩa 6 ô.
  5. 3 Cụm hoa cái gồm 7 - 8 đầu nhỏ, cuống cực ngắn xếp dày thành dạng đầu, hoa nhỏ, cuống rất ngắn, hoa có một lá đài màu tím, 2 cánh hoa màu hồng cam, hình quạt tròn, cong, có các chấm và vân tím, đầu nhụy có 4 - 5 thùy giùi. Quả hình trứng đảo, dẹt 2 bên, dài 0,8 - 0,9 cm, rộng 0,7 - 0,75 cm. Hạt hình trứng ngược (dẹt giống móng ngựa ), cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng có 4 hàng gai cong nhọn. - Sinh học và sinh thái: Phân bố ở bìa rừng, ven các con suối. Mọc chồi thân hoặc từ cổ rễ vào đầu mùa xuân. Sau khi bị chặt phá, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Thường mọc ở rừng kín thường xanh ẩm đã trở nên thứ sinh; ở độ cao 300-600 m. - Phân bố: Củ dòm mọc ở bìa rừng hoặc nơi có đá lộ đầu ven suối, hiện còn phân bố ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Qúy Châu, Hồ Nam của Trung Quốc. [26] - Giá trị sử dụng: Theo Viện dược liệu Trung Quốc [25], Củ dòm có giá trị rất đặc biệt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đau xương khớp và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, giảm đau. - Tình trạng: Sẽ nguy cấp. Cây có trữ lượng ít lại bị khai thác nhiều. Mức đe dọa: Bậc V. - Phân hạng: Trong danh lục sách đỏ của IUCN thì loài thuộc nhóm VU B1+2 b,c.[27]. - Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách đỏ của tổ chức bảo tồn IUCN (1992) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (V). Bảo vệ những cá thể còn sót lại ở trong tự nhiên. Thu thập về trồng nghiên cứu bảo tồn ngoại vi (Ex situ). Trồng được bằng hạt hoặc bằng cây con mọc tự nhiên. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc trên thế giới Cây thuốc là nhóm tài nguyên thực vật có giá trị trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và có giá trị kinh tế cao.
  6. 4 Cách đây 3.000-5.000 năm, y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn độ “Ayurradic medicine” và “Unani medicine” đã ghi nhận về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF), có khoảng 35.000- 7.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Con người ngày càng phát hiện nhiều loài cây thuốc có giá trị. Ở Trung Quốc có hơn 5.000 loài; Ấn Độ có khoảng 6.000 loài; Vùng nhiệt đới châu Mỹ có hơn 1.900 loài thực vật có hoa được sử dụng rộng rãi. Ở các nước châu Phi như Zaire, Botswana, Kenya,… người dân chủ yếu chữa bệnh bằng các cây thuốc ngoài tự nhiên [31]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển (chiếm khoảng 3,5-4,0 tỷ người trên thế giới)[33] có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nền y học cổ truyền. Phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết xuất từ dược liệu. Với mức độ thương mại và sử dụng ồ ạt của con người đã dẫn đến sự báo động về hiện tượng thu hẹp đáng kể đa dạng sinh học (ĐDSH), Theo tư liêụ của IUCN [27], trong 43.000 loài thực vật mà tổ chức này có thông tin thì có tới 30.000 loài được coi như bị đe dọa, trong đó tất yếu có nhiều loài cây dược liệu. Ở Trung Quốc, theo He Shan An và Cheng Zhong Ming (1991), một số loài Dioscorea spp. vốn mọc tự nhiên ở nhiều nơi có thể khai thác tới 300.000 tấn trong những năm 50, nay đã bị giảm sút nghiêm trọng và đã phải nhân trồng. Một số loài khác như: Fritillarria cirrhosa (dùng để chữa ho), Iphigenia indica (có tác dụng chữa ung thư), Stephania dielsiana C. Y. Wu, 1940, Paris polyphylla, Gastrodia elata, Nervilia fordii… đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
  7. 5 Nguyên nhân gây lên sự suy thoái nghiêm trọng này trước hết là sự khai khác quá mức và do môi trường sống của chúng bị huỷ diệt. Điểm đáng chú ý ở đây là các vùng rừng nhiệt đới và á nhiệt đới chiếm tới 3/5 mức độ đa dạng sinh học của thế giới, lại là nơi bị tàn phá nhiều nhất. Theo số liệu của tổ chức liên hợp quốc FAO, chỉ trong vòng 40 năm diện tích rừng trên bị thu hẹp tới 44%. Tính ra mỗi năm diện tích rừng bị thu hẹp 75.000 ha, rừng bị mất đi có nghĩa là các cây thuốc ở đó cũng mất đi, đồng thời kéo theo nhiều hậu quả tai hại khác. Mặt khác, như chúng ta biết diện tích rừng nhiệt đới trên trái đất tập trung chủ yếu ở các quốc gia đang phát triển. Ở nơi đó vốn tri thức về cây cỏ và cây thuốc truyền thống rất phong phú. Trong khi đó việc điều tra nghiên cứu về những kinh nghiệm này hiện còn rất ít ỏi. Theo Akerele (1991) vấn đề bảo tồn cây thuốc ở các quốc gia chính là sự nhận biết và bảo tồn giá trị sử dụng chúng trong y học dân tộc. Đề cập đến bảo tồn những loài cây thuốc đang bị đe dọa, Hamann (1991) cũng cho rằng không có cách nào khác là phải nắm vững về phân bố, tình hình hiện trạng của chúng để thiết lập các khu vực bảo tồn nguyên vị (in-situ) và bảo tồn chuyển vị (ex-situ). - Bảo tồn in-situ là bảo tồn nguồn tài nguyên di truyền của các loài cây mục đích "tại chỗ" trong các hệ sinh thái tự nhiên hoặc nguyên gốc mà chúng đã tồn tại trước đó, hoặc trên lập địa trước đây đã có hệ sinh thái ấy. Mặc dầu bảo tồn in situ phần lớn được áp dụng cho các quần thể được tái sinh tự nhiên, song bảo tồn in situ vẫn có thể bao gồm việc tái sinh nhân tạo vào bất cứ lúc nào mà việc gây trồng được thực hiện trên cùng một diện tích ở nơi đã thu hái hạt hoặc vật liệu giống (Tewari, 1993). - Bảo tồn chuyển vị (ex-situ) là bảo tồn các bộ phận hợp thành của ĐDSH bên ngoài môi trường sống của sinh vật trong những điều kiện, phương tiện như: Vườn thực vật, Ngân hàng hạt (Seed bank), Ngân hàng gen
  8. 6 invitro (Invitro genebank). Theo Guldager (1975) thì về mặt cơ sở di truyền có thể phân biệt bảo tồn ex-situ thành 4 loại là: i) Bảo tồn tĩnh các genotyp (static conservation of genotypes), ii)Bảo tồn tĩnh các vốn gen (static consevation of gene pools), iii) Bảo tồn tiến hoá (evolutionary conservation) và iv) Bảo tồn chọn lọc (selective conservation). Các quần thụ bảo tồn ex-situ đã được xây dựng cho đến nay đều thuộc loại bảo tồn tiến hoá và bảo tồn chọn lọc (Palmberg, 1985). Để bảo tồn ex-situ đạt hiệu quả cao thì điều quan trọng là duy trì được tính toàn vẹn di truyền trong quá trình bảo tồn. Dasmann (1973) đã nhận xét rằng: “Hình như không có cách nào thúc đẩy những cam kết ngoài đòi hỏi của quần chúng trong mỗi dân tộc, và điều này đòi hỏi trình độ nhận thức của quần chúng phải được nâng cao không chỉ về các vấn đề mà cả về biện pháp và tổ chức cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề ấy”[26]. Đối với các nước đang phát triển thường có vốn gen phong phú chưa được sử dụng, song lại thiếu kinh phí và cán bộ cho hoạt động bảo tồn, hợp tác quốc tế sẽ khắc phục được hiện tượng này. Hiện nay có khoảng 1.500 vườn thực vật trên thế giới, trong đó có 152 vườn của 33 quốc gia là chuyên trồng cây thuốc. Trung Quốc có 5 vườn thực vật quốc gia, thì có 2 vườn cây thuốc nổi tiếng thế giới. Nhật Bản có 10 vườn cây thuốc trong 26 vườn. Hoa Kỳ có 2 vườn chuyên trồng cây thuốc trong tổng số 13 vườn thực vật. Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta nhận thấy y học còn bất lực trước rất nhiều bệnh nan y: Bệnh ung thư, bệnh AIDS, bệnh tim mạch… Y học cần phải tích cực tìm kiếm các loại thuốc mới đặc trị, mà trước hết vẫn phải trông chờ vào các thuốc từ nguồn cây cỏ. Chính vì vậy, công tác bảo tồn các loài cây thuốc là thật sự cần thiết.
  9. 7 1.1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây Củ dòm trên Thế giới. Ở Trung Quốc đã thành lập nhiều Vườn Quốc gia, các Khu Bảo Tồn để bảo tồn các loài cây quý hiếm, trong đó có loài Củ dòm. Hiện nay Viện dược liệu Quảng Đông- Trung Quốc [32] đã nhân giống thành công loài này và đang bắt đầu sản xuất để phục vụ trong y tế. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, đặc điểm phân bố và giá trị sử dụng - Tên gọi: Tên thông thường: Củ dòm Tên khác: Bình vôi nhựa tím, Cà tòm (dân tộc Tày ở Tuyên Quang)[35], Củ gà ấp, củ ngỗng [13], Mằn cà toòm đeng (Tên theo tiếng địa phương ở Bắc Kạn) [23] Tên khoa học: Stephania dielsiana C. Y. Wu, 1940,[4] Vì Loài này thường mọc ven bờ suối, củ cái và củ đực đối nhau hai bên bờ suối. Nếu đào được một củ ở bờ suối bên này ắt sang bờ suối bên kia sẽ đào được một củ nữa và vì thế người Thanh Sơn – Phú Thọ gọi là Củ dòm [34]. - Phân loại: Củ dòm thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), Bộ Mao lương (Ranunculales)[4]. - Hình thái: Theo sách đỏ Việt Nam (trang 286) thì cây Củ dòm được mô tả khá tỉ mỉ: Dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Rễ củ to; thân leo cuốn, dài khoảng 3m; thân non màu tím hồng nhạt. Toàn cây không lông. Lá đơn nguyên, mọc so le, có cuống dài 4,5-8,5 cm. Phiến lá hình tam giác tròn, 9-13 x 8-13,5 cm; mép lá hơi lượn sóng hoặc có răng tù rất thưa ở phía ngọn; chóp lá nhọn, gốc bằng hoặc hơi lõm, gân chính xếp dạng chân vịt, xuất phát từ chỗ đính của cuống lá. Ngọn non, cuống lá và cuống cụm hoa có dịch màu tím hồng. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực do 3-5 xim nhỏ họp thành xim tán
  10. 8 kép. Hoa nhỏ, có cuống ngắn, 6 lá đài màu tím xếp 2 vòng, 3 cánh hoa hình quạt tròn, màu vàng cam; cột nhị ngắn, bao phấn dính thành đĩa 6 ô. Cụm hoa cái gồm 7-8 đầu nhỏ, cuống rất ngắn, xếp thành dạng đầu. Hoa nhỏ, 1 lá đài màu tím hồng, 2 cánh hoa hình quạt tròn màu vàng cam và có các vân tím. Bầu hình trứng, đầu nhụy có 4-5 thùy dạng dùi. Quả hình trứng đảo, hơi dẹt, cỡ 0,8-0,9 x 0,7-0,75 cm. Hạt hình trứng ngược cụt đầu, có lỗ thủng ở giữa, trên lưng hạt có 4 hàng gai nhọn, cong.[4] - Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 4-5, quả tháng 6-7. Mọc chồi thân hoặc từ cổ rễ vào đầu mùa xuân. Sau khi bị chặt phá, phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng. Thường mọc ở rừng kín thường xanh ẩm đã trở nên thứ sinh; đôi khi cũng gặp ở rừng núi đá vôi (Tuyên Quang), ở độ cao 300-600 m. - Phân bố: Ở nước ta đã phát hiện loài tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Bắc Kạn, Thái Nguyên (Đại Từ, Tam Đảo), Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Nam (Trà My: Trà Mai, Trà Giác). - Giá trị sử dụng: Loài tương đối hiếm ở Việt Nam. Rễ củ dùng làm thuốc kiên vị, chỉ thống; trị phù thũng, giải độc, đau xương khớp. Rễ củ có hoạt chất có tác dụng an thần, giảm đau. Trong Báo Sức khỏe và đời sống thì Dược sỹ Đỗ Huy Bích [2] đã nghiên cứu rằng: Củ dòm được dùng làm thuốc chữa đau đầu, sốt rét, phù thũng, đau lưng, chân tay nhức mỏi, đau bụng, đau dạ dày, kiết lỵ, đại tiện ra máu. Cách chế biến và sử dụng Củ dòm: đào củ về, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Dược liệu có màu nâu, vị chát, đắng và tê, tính ấm, không độc. Liều dùng hằng ngày: 4-8g sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Có thể ngâm rượu uống với tỷ lệ 1/10. Hoạt chất L. tetrahydropalmatin (hyndarin, gindarin) chiết được từ Củ dòm có tác dụng đặc hiệu đối với một số trường hợp rối loạn tâm thần chức năng, trạng
  11. 9 thái căng thẳng tinh thần, suy nhược thần kinh, mất ngủ dai dẳng nguyên nhân do tâm thần. Liều dùng: 0,05-0,10g dưới dạng viên đơn độc 0,05g L. tetrahydropalmatin hydroclorid hoặc viên phối hợp gồm L.tetra- hydropalmatin 0,03g, cao khô lá vông 0,06g, cao khô lá sen 0,05g, tá dược vừa đủ cho 1 viên. Dùng ngoài, Củ dòm để tươi, giã với ít muối và gừng, đắp có tác dụng tiêu viêm, tán ứ chữa nhọt độc, bắp chuối, áp-xe do tiêm. Nông dân ở địa phương còn cho trâu bò uống nước sắc Củ dòm mỗi khi chúng chán ăn, chê cỏ. - Tình trạng: Phân bố rải rác, số lượng cá thể không nhiều. Đã bị khai thác cùng với các loài bình vôi khác cùng chi. Đặc biệt là ở vùng Nà Hang, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Củ Dòm được đồng bào người dân tộc Tày và Dao coi là cây thuốc quý, thường được tìm kiếm, khai thác. Nạn phá rừng cũng trực tiếp làm thu hẹp phân bố. - Phân hạng: Sách đỏ Việt Nam: VU B1+2 b,c. Theo Sách đỏ Việt Nam thì Củ dòm được xếp vào loại sắp nguy cấp (VU - Vulnerable) nghĩa là loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở dạng hoang dại trong tương lai tương đối gần, phần lớn hoặc tất cả các quần thể của chúng đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do những biến động khác của môi trường sống. Tuy số lượng còn khá nhưng vì có giá trị kinh tế lớn nên bị khai thác thường xuyên, dẫn đến bị đe doạ. - Biện pháp bảo vệ: Bảo vệ những cá thể còn sót lại ở Vườn quốc gia Tam Đảo và Khu Bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Na Hang - Tuyên Quang). Thu thập về trồng nghiên cứu bảo tồn ngoại vi (Ex-situ). Trồng được bằng hạt hoặc bằng cây con mọc tự nhiên. Điều tra khảo sát lại vùng phân bố, khoanh vùng bảo vệ, cấm khai thác. Lấy cây giống về trồng để bảo vệ và phát triển nguồn gen.
  12. 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, có hệ thực vật phong phú và đa dạng. Có khoảng 10% trong tổng số các loài sinh vật được biết đến nay trên thế giới, trong đó có hơn 10.000 loài thực vật có mạch, gần 800 loài rêu, 600 loài nấm, 1.000 loài tảo. Từ ngàn xưa, đồng bào các dân tộc Việt Nam đã có truyền thống sử dụng nguồn tài nguyên cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh. Kinh nghiệm này của nhân dân ta ngày càng được tích lũy và phát triển. Từ thời Pháp thuộc, đã có một số công trình nghiên cứu về cây cỏ như: “Thực vật chí đại cương Đông Dương”… do một số nhà thực vật người Pháp thu nhập, trong đó ghi nhận nhiều loài thực vật có giá trị để làm thuốc. Ngay sau khi hòa bình lập lại, công tác điều tra nghiên cứu cây thuốc đã có nhiều thành tích đáng kể. Điển hình là công trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (hiện nay đã tái bản lần thứ 8) giới thiệu 792 loài thực vật dùng làm thuốc, bên cạnh là các công trình như “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tính đến cuối năm 2004 đã phát hiện và thống kê được ở Việt Nam 3.948 loài, thuộc 1.572 chi, 307 họ của 12 ngành thực vật và Nấm lớn có công dụng làm thuốc. Cây làm thuốc có mặt trong tất cả các nhóm thực vật bậc thấp (kể cả Nấm) lẫn thực vật bậc cao. Hàng trăm loài còn được coi là đặc hữu hoặc là nguồn gen độc đáo trong hệ thực vật của Việt Nam cũng như của thế giới. Trong tổng số 3.948 loài cây có giá trị làm thuốc kể trên, hơn 90% số loài là những cây thuốc mọc tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng. Rừng còn là nơi có nhiều loài cây thuốc có trữ lượng lớn, có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Như vậy, mặc dù chưa thống kê đầy đủ song các dẫn liệu kể trên cũng đã nói lên sự phong phú và tầm quan trọng của tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
  13. 11 Đáng tiếc rằng hiện nay nguồn tài nguyên cây thuốc này không còn nguyên vẹn nữa. Đó là do việc khai thác ồ ạt, môi trường bị tàn phá, nạn phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tình trạng ngày càng cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc bị giảm về trữ lượng. Đặc biệt đối với những cây thuốc quý hiếm thì tình trạng suy kiệt càng trở nên gay gắt hơn như: Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T.Tsai & K.M.Feng), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.), Ngũ gia bì hương (A.gracilistylus W.W.Smith)… Để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ cây thuốc, ngay từ năm 1978 Đỗ Huy Bích, Nguyễn Tập và cộng sự đã biên tập sách “Hướng dẫn khoanh vùng bảo vệ tái sinh và khai thác dược liệu”. Trong đó đề cập đến 30 loài và nhóm loài cây thuốc mọc tự nhiên như: Ba gạc, Đảng sâm, Ba kích, Kim ngân, Ngũ gia bì gai… đã được lưu ý bảo vệ ngay từ khâu khai thác, quản lý tài nguyên và khả năng nhân trồng. Đến 1980, nhóm nghiên cứu của Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Tập và cộng sự đã thu thập tư liệu, xây dựng nên bản đồ “Những loài thực vật hiếm hoặc đang có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam” trong bộ Atlas quốc gia (xuất bản năm 1995). Với sự cộng tác của Phan Kế Lộc, Vũ Văn Dũng, Vũ Văn Cần, Nguyễn Nghĩa Thìn và một số nhà thực vật học nước ngoài khác, năm 1992 tổ chức IUCN đã công bố “The Red Data Book Categories” về các loài thực vật có ở Việt Nam và các nước trong khu vực, trong đó có 128 loài cây thuốc. Đến năm 1991, cuốn sách “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc” của Trần Khắc Bảo đã được xuất bản nhằm giới thiệu những nét cơ bản trong công tác bảo tồn nguồn gen.
  14. 12 Năm 1996, “Sách đỏ Việt Nam”- Phần I – Về thực vật được công bố, trong đó đã giới thiệu 356 loài thực vật thuộc 265 chi, 123 họ, 9 ngành. Đánh giá về tình trạng bị đe dọa, các tác giả đã áp dụng khung phân hạng của IUCN theo đó trong số 106 loài cây thuốc được đề cập thì 22 loài thuộc loại E (loài bị nguy cấp); 59 loài loại R (loài hiếm); 17 loài loại T (loài bị đe dọa) và 8 loài loại K (loài có thông tin chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, phải kể đến những nghiên cứu của Nguyễn Tập như: “Nguyên nhân gây ra sự suy thoái nguồn cây thuốc thiên nhiên”; “Danh mục những loài thực vật rừng quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam”; “Tăng cường công tác bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam” …. Đến năm 1996, Trong Luận án phó tiến sĩ, Nguyễn Tập đã nêu ra 128 loài là cây thuốc quí hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam. Áp dụng khung phân hạng mới của IUCN (1994), tác giả đã tiến hành đánh giá lại 114 loài cây thuốc thuộc diện quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần bảo tồn ở Việt Nam, trong đó loại CR: 24 loài; loại EN: 42 loài; loại VU: 48 loài. Như vậy có thể thấy rằng, bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam đã trở thành vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Nhiều dự án đã được triển khai nhằm thực hiện mục đích này, như các dự án: “ Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam”; “Bảo tồn cây thuốc cổ truyền”; “Bảo tồn và sử dụng bền vững cây thuốc của đồng bào Dao ở Ba vì”. Phải thừa nhận rằng, với những nỗ lực đầu tư của Nhà nước, công tác bảo tồn cây thuốc Việt Nam gần đây đã được khởi sắc. Tuy nhiên, do mới ở giai đoạn đầu, việc nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh học cũng như xúc tiến bảo tồn cho từng đối tượng (loài) chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại vẫn còn nhiều loài cây thuốc quý do khai thác bừa bãi đã bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, cần thiết có ưu tiên bảo tồn.
  15. 13 Với chức năng bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, các loài cây thuốc trong các VQG có thể an toàn hơn. Tuy nhiên các VQG và KBTTN mới quan tâm bảo vệ tổng thể hệ sinh thái, chú trọng nhiều tới tầng cây gỗ, chưa chú ý đến các sản phẩm ngoài gỗ, nhiệm vụ bảo tồn cây thuốc chưa đặt ra cụ thể, tài nguyên cây thuốc chưa được khảo sát kiểm kê đầy đủ, việc kiểm soát và bảo vệ cây thuốc còn gặp nhiều khó khăn. Hiện mới chỉ có một số VQG và KBTTN thống kê được số cây thuốc như: VQG Côn Đảo (165 loài), Cát Tiên (117), YokDon (64), Bạch Mã (432), Cúc Phương (394), Cát Bà (350), Tam Đảo (375), Bến En (200), Hoàng Liên (748). Nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật phải kể đến các công trình có giá trị như sau: Theo thực vật chí Đông Dương của LeComte 1886-1891 và các kết quả điều tra sau năm 1954 thì hệ thực vật Ba Vì có khoảng 812 loài thuộc 472 chi và 98 họ. Năm 1991-1993 Nguyễn Đức Kháng và các cộng sự nghiên cứu hệ thực vật VQG Ba Vì từ độ cao 800m trở lên đã điều tra phát hiện và giám định được tên cho 483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch trong đó: Ngành thông đất: 2 họ, 2 chi, 4 loài; ngành Dương xỉ: 15 họ, 23 chi, 31 loài; ngành Hạt trần: 5 họ, 5 chi, 5 loài; ngành Hạt kín: 114 họ, 293 chi, 377 loài. Cũng năm đó, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Đức Kháng đã tổng hợp và lập danh lục thực vật Ba Vì có 715 loài thuộc 151 họ. Năm 1995 công trình của Hoàng Hoa Quế luận văn thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp "Phân tích tính đa dạng cây gỗ từ độ cao 800m trở lên" đã xác định được 223 loài thuộc 126 chi, 50 họ của 2 ngành thực vật. Bên cạnh những nghiên cứu về hệ thực vật còn có một số công trình nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành. Năm 1971, Vũ Văn Chuyên trong các đợt nghiên cứu thực địa đã lập danh mục 150 loài cây thuốc ở khu vực VQG Ba Vì. Theo kết quả điều tra năm 1990 về tình hình cây thuốc từ độ cao
  16. 14 400m trở lên của Học viện Quân y đã phát hiện có 169 loài cây thuốc có khả năng chữa 28 nhóm bệnh khác nhau. Năm 1992, Trường Đại học Dược Hà Nội phối hợp với Hiệp hội AREA (Australia) và Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên Môi trường trường Đại học Tổng hợp (CRES) kết quả điều tra cho thấy VQG Ba Vì có 250 loài cây được dùng làm thuốc chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau. Năm 1993, Lê Trần Chấn và cộng sự đã công bố số lượng cây thuốc của hệ thực vật Ba Vì là 280 loài. Năm 1998 và 1999, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự đã thực hiện đề tài “Điều tra thành phần cây thuốc và bài thuốc của đồng bào Dao ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây” đã xác định 274 loài, thuộc 214 chi, 83 họ được người Dao ở huyện Ba Vì sử dụng để chữa 15 nhóm bệnh. Năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án tiến sỹ dược học “Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở VQG Ba Vì” đã điều tra được 503 loài cây được người Dao ở VQG Ba Vì sử dụng làm thuốc thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật và 8 dạng sống khác nhau. Năm 2006 Vũ Văn Sơn luận văn thạc sỹ Lâm Nghiệp nghiên cứu "Đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc VQG Ba Vì làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững" đã điều tra giám định được 668 loài thực vật thuộc 441 chi, 158 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Tài nguyên cây thuốc ở VQG rất phong phú và có nhiều nguồn gen quý, hiếm. Có rất nhiều loài cây làm thuốc đã ghi trong Sách đỏ Việt Nam, được pháp luật bảo vệ như: Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense Gagnep.), Bảy lá một hoa (Paris chinensis Franch.)… Mặc dù VQG đã có nhiều biện pháp quản lý và bảo vệ rừng nói chung, song các áp lực đối với nguồn tài nguyên cây thuốc vẫn rất mạnh mẽ. Việc khai thác cây thuốc là một nghề truyền thống của người Dao, người Mường, người Kinh ở địa phương làm thuốc và bán để mưu sinh. Hiện tượng chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy gây cháy rừng đã làm cho tính đa dạng
  17. 15 nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây bị suy giảm, một số loài quý, hiếm đang bị khai thác cạn kiệt và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. 1.2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn loài Củ dòm ở Việt Nam Hiện nay ở trong nước có rất ít các công trình nghiên cứu về loài Củ dòm. Có thể điểm qua các công trình nghiên cứu về loài này tại Việt nam như: - Sách đỏ Việt Nam- Phần Thực vật “trang 286”[4] đã lần đầu tiên đề cập đến các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, giá trị và tình trạng của loài Củ dòm. Qua đó, công trình đã phân cấp loài thuộc nhóm cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. - Công trình nghiên cứu của hai tác giả: TS. Bùi Thế Đồi, Lê Thị Diên về Kỹ Thuật Trồng Ba Loài Cây Thuốc Nam Nhàu, Chóc Máu và Củ Dòm Trên Đất Rừng- Nxb Nông nghiệp [10]. Ở đây, các tác giả đã nghiên cứu khá đầy đủ về các đặc điểm, đặc tính sinh vật học và sinh thái học của loài, đã dẫn chứng được rất nhiều tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về loài nghiên cứu. Đặc biệt, các tác giả đã cung cấp một tài liệu quý báu về kỹ thuật gây trồng loài Củ dòm cho công tác bảo tồn loài. - Ngoài ra có công trình nghiên cứu sinh của Nguyễn Quốc Huy (2010) trường Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu về thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam[11], trong đó có loài Củ dòm. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã lần đầu tiên mô tả chi tiết đầy đủ các bộ phận của cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của cây đực, cây cái và xác định tên khoa học của loài S. dielsiana Y. C. Wu., ở Ba Vì. Xác định tên khoa học đã giúp cho các kết quả nghiên cứu về hóa học và sinh học được khẳng định rõ nguồn gốc, lần đầu tiên công bố đặc điểm vi học của thân cây, cuống lá, lá và đặc điểm bột của loài S. dielsiana Y. C. Wu.
  18. 16 Đồng thời đã thăm dò khả năng nhân giống từ hom và hạt loài S. dielsiana và theo dõi cây trồng 2 năm đều phình thành củ, điều này rất có ý nghĩa vì loài này đã đưa vào sách Đỏ. Đã xác định hàm lượng L-tetrahydropalmatin trong củ loài S. dielsiana là 0,40 ± 0,01 %. Qua đó đã đề xuất không nên dùng củ loài S. dielsiana để chiết L-tetrahydropalmatin làm thuốc an thần. Đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học được 21 chất, trong đó có 15 alcaloid, 3 flavonoid và 3 terpenoid. Trong các chất phân lập được có 1 alcaloid isostephaoxocanin phân lập từ thiên nhiên. 1 alcaloid: orientalin; 3 flavonoid: kaempferin, juglanin,quercetin và 3 terpenoid: acid euscaphic a. maslinic và a. arjunic lần đầu tiên công bố có trong chi Stephania. Dehydrocrebanin và oxostephanin phân lập từ loài S. dielsiana. 1.3. Nhận xét chung về tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây: - Trên thế giới các công trình nghiên cứu về dược liệu là tương đối nhiều, nhưng các công trình nghiên cứu về loài Củ dòm tuy không nhiều nhưng cũng khá toàn diện về các mặt phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, giá trị sử dụng, các đặc tính sinh lý - sinh thái,... Những nghiên cứu này đã tạo ra cơ sở khoa học cho việc bảo tồn loài cây này ở các nước trên thế giới trong những năm qua. - Ở nước ta, Củ dòm là loài cây dược liệu khá thông dụng đối với người dân vùng núi, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu về loài cây này ở nước ta còn rất ít, chưa có hệ thống và chỉ dừng lại ở các mặt: công dụng, mô tả hình thái, phân bố, đặc tính sinh thái,… được trích dẫn hoặc dịch từ các tài liệu nước ngoài. Các kết quả nghiên cứu rất ít, mới dừng lại ở một số kỹ thuật tạo cây con từ hạt và hom gây trồng thử nghiệm trong các dự án nhỏ và được đúc rút sơ bộ thành hướng dẫn kỹ thuật gây
  19. 17 trồng, nhưng vẫn chưa có tài liệu chính thống được công bố rộng rãi để áp dụng trong sản xuất. Củ dòm là loài có giá trị về mặt y học. Nhưng hiện nay Củ dòm vẫn chưa được nghiên cứu ở nhiều nơi, còn thiếu rất nhiều những kiến thức về loài cây này. Đây là những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống loài cây Củ dòm (Stephania dielsiana C. Y. Wu) tại VQG Ba Vì, Hà Nội” được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin về Củ dòm, đặc biệt là kỹ thuật nhân giống và các biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm phân bố, thử nghiệm nhân giống, tìm ra những biện pháp bảo tồn và phát triển một cách tốt nhất loài Củ dòm tại khu vực và các địa phương khác có điều kiện tương tự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2