Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng, sự phân bố và đa dạng loài cây của rừng ngập mặn tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định; thực trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn cũng như sinh kế của người dân đối với tài nguyên rừng ngập mặn tại Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng ngập mặn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
- i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học trong quá trình học tập tại nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Quang Dương, TS. Phùng Văn Khoa người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong quá trình công tác, học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Lãnh đạo và toàn thể anh, chị em cán bộ Dự án WB3 đã tạo điều kiện về mặt thời gian và giúp đỡ về mặt chuyên môn trong quá trình học tập và hoàklln thành luận văn, xin cảm ơn Tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định các huyện, các xã, các thôn và các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2013 Tác giả Cao Thị Phương Thảo
- ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình ......................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 4 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài................................................. 4 1.1.1. Nghiên cứu quản lý rừng ngập mặn.................................................. 4 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn ............................ 6 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trong nước ............................................... 13 1.2.1. Nghiên cứu quản lý rừng ngập mặn................................................ 13 1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn .......................... 15 1.2.3.Hoạt động sinh kế và sự suy thoái rừng ngập mặn .......................... 19 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 22 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 22 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 22 2.2. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu ............................................................. 22 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 22 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 22 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 2.3.1. Khái quát điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu ............................ 23
- iii 2.3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng ngập mặn ............................................ 23 2.3.3. Hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ngập mặn; ...... 23 2.3.4. Thực trạng công tác tổ chức quản lý rừng ngập mặn ..................... 23 2.3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn ............................................................................................................ 23 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 2.4.1. Phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u.......................................................... 23 2.4.2. Phương pháp xử lý số liêụ .............................................................. 25 Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 27 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........................................ 36 3.2.1. Dân số, lao động và việc làm .......................................................... 36 3.2.2. Cơ sở hạ tầng .................................................................................. 37 3.2.3. Dân trí ............................................................................................. 39 3.2.4. Cơ cấu ngành nghề.......................................................................... 39 3.2.5. Thu nhập và đói nghèo.................................................................... 40 3.2.6. Đầu tư.............................................................................................. 42 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 43 4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ngập mặn ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định ................................................................................................................. 43 4.1.1. Đặc điểm cấu trúc sinh thái và đa dạng loài cây rừng ngập mặn ... 44 4.1.2. Vai trò và giá trị của rừng ngập mặn .............................................. 52 4.1.3. Hiện trạng phân bố, diện tích rừng ngập mặn ................................ 62 4.2. Hoạt động sinh kế ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ngập mặn ................ 64 4.2.1. Những hoạt động sinh kế và tác động của chúng đền RNM .......... 64 4.2.2. Thời vụ và nguyên nhân các hoạt động sinh kế tác động đến RNM.... 66
- iv 4.2.3. Đánh giá chung về tác động các hoạt động sinh kế đến tài nguyên RNM.. 69 4.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý rừng ngập mặn............................... 70 4.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý RNM ......................................................... 70 4.3.2. Trồng và phục hồi rừng ngập mặn .................................................. 71 4.3.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý rừng ngập mặn ........... 86 4.3.4. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rừng ngập mặn ...................... 88 4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn 92 4.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................... 92 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 99 4.4.3. Giải pháp về đầu tư ....................................................................... 105 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 109 1. Kết luận ..................................................................................................... 109 2. Kiến nghị ................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BQL Ban quản lý C Cây thân cỏ CNM Cây ngập mặn CTĐ Chữ thập đỏ D1.3 Đường kính ngang ngực Dt Đường kính tán DB Cây bụi dưới G Cây gỗ GB Cây gỗ dạng bụi Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành KBT Khu bảo tồn KT-XH Kinh tế - xã hội LN Lâm nghiệp N Số cây NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn RNM Rừng ngập mặn SWOT Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách Thức TVC Thực vật chính TVTG Thực vật tham gia UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ VNĐ Việt Nam Đồng VQG Vườn quốc gia
- vi DANH SÁCH CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Dân số và mật độ dân số của Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam 36 Định năm 2011 3.2 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu ở 41 các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định năm 2011 3.3 Tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định 41 4.1 Đặc điểm cấu trúc RNM ở các lâm phần khác nhau 44 4.2 Danh mục các loài cây rừng ngập mặn ở Quảng Ninh, Hải 47 Phòng và Nam Định 4.3 Đánh giá dạng sống và nơi phân bố của cây ngập mặn ở Quảng 48 Ninh, Hải Phòng và Nam Định 4.4 Đánh giá tỷ lệ thực vật ngập mặn theo dạng sống ở rừng ngập 50 mặn Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định 4.5 Phân tích lợi ích kinh tế của 1 ha RNM ở tỉnh Quảng Ninh 52 4.6 Phân tích lợi ích kinh tế của 1 ha RNM ở tỉnh Nam Định 53 4.7 Diện tích rừng ngập mặn phân theo các huyện thuộc Quảng 63 Ninh, Hải Phòng và Nam Định 4.8 Hoạt động sinh kế và mức độ tác động của nó đến rừng ngập 65 mặn ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định 4.9 Thời vụ tác động của các hoạt động sinh kế đến RNM và 67 nguyên nhân của những tác động đó 4.10 Tổng hợp diện tích trồng RNM Thành phố Hải Phòng 76 4.11 Tổng hợp diện tích trồng RNM tỉnh Nam Định 79 4.12 Suất đầu tư, hỗ trợ trồng 1 ha rừng ngập mặn ở Quảng Ninh, 83 Hải Phòng và Nam Định (đ/ha)
- vii 4.13 Tổng hợp các yếu tố kỹ thuật trồng RNM tại các bãi bồi 103 4.14 Suất đầu tư trồng 1ha rừng ngập mặn trên lập địa dễ ở Quảng Ninh 105 4.15 Suất đầu tư trồng 1ha rừng ngập mặn trên lập địa dễ ở Quảng Ninh 106 4.16 Đề xuất suất đầu tư trồng 1ha Bần chua, Trang bằng cây có bầu 107 trên lập địa khó khăn trung bình ở Nam Định 4.17 Đề xuất suất đầu tư trồng 1ha Bần chua bằng cây có bầu trên 108 lập địa rất khó khăn ở Hải Phòng
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1 Biểu đồ phần trăm diện tích RNM thế giới theo quốc gia 2005 8 (FAO, 2007) 1.2 Bản đồ phân bố RNM trên thế giới 9 4.1 Bản đồ các tỉnh thực hiện nghiên cứu đề tài 43 4.2 Biểu đồ tỷ lệ nhóm thực vật ngập mặn chính thức và thực vật 50 tham gia rừng ngập mặn tại tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định 4.3 Một số loài CNM tại tỉnh Quảng Ninh 51 4.4 Đê biển bảo vệ nuôi trồng thủy sản và làng mạc 54 4.5 Vai trò bảo vệ tốt đê nền đất 54 4.6 Bờ đê không có RNM 55 4.7 Xâm thực sóng biển do không có RNM bảo vệ 55 4.8 Mô phỏng tác dụng chắn sóng thần của RNM 56 4.9 Tác dụng chắn sóng, bảo về các hồ nuôi trồng thủy sản 56 4.10 RNM như một bình phong xanh chắn sóng 57 4.11 Tác dụng làm giảm sóng biển của cây ngập mặn 57 4.12 Đánh bắt thủy sản ở RNM 59 4.13 Nghêu 59 4.14 Cua ở rừng ngập mặn 59 4.15 Tôm ở rừng ngập mặn 59 4.16 Thủy sản dưới tán RNM 60 4.17 Môi trường sống các loài thủy sản dưới tán RNM 60 4.18 Sơ đồ quản lý RNM ở Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định 70
- ix 4.19 Rừng Mắm biển và Đước vòi + Vẹt dù bông đỏ tại Quảng Ninh 75 4.20 Rừng Trang thuần loài và hỗn giao Bần chua + Trang tại Hải Phòng 77 4.21 Rừng Sú thuần loài và hỗn giao Trang + Bần tại Nam Định 80 4.22 Biểu đồ diện tích rừng ngập mặn do các dự án thực hiện tại các 81 tỉnh miền Bắc 4.23 Biểu đồ diện tích trồng RNM và tỷ lệ còn lại tính đến năm 2010 82 4.24 Biểu đồ mức độ và nguyên nhân gây mất rừng ở Quảng Ninh, 85 Hải Phòng và Nam Định
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển rất độc đáo. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quan trong của vùng đất ngập nước là một tài nguyên vô cùng quý giá và đống vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Rừng ngập mặn không những có ý nghĩa rất lớn không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn về môi trường, sinh thái có vai trò to lớn trong việc hạn chế thiên tai, bảo vệ đường biển … Rất nhiều các nghiên cứu cũng đã chỉ rõ sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam với nhiều quần xã khác nhau và khoảng 109 loài cây ngập mặn, 516 loài cá vùng nước lợ ven biển và cửa sông trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao, khoảng 450 loài động vật đáy có quan hệ hữu cơ với hệ sinh thái rừng ngập mặn và góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, gắn với cuộc sống của người dân. Số liệu thống kê của cho thấy năm 1943 Việt Nam có 408.500 ha rừng ngập mặn nhưng đến 2007 diện tích rừng ngập mặn cả nước chỉ còn hơn 209.741 ha và phần lớn là rừng mới trồng, thuần loài, chất lượng rừng kém, những khu rừng ngập mặn tự nhiên, nguyên sinh còn ít. Như vậy, sau hơn nửa thế kỷ, rừng ngập mặn ven biển đã giảm hơn 2/3 diện tích. Tuy nhiên, cho đến nay nguy cơ mất rừng ngập mặn vẫn còn đang tiềm ẩn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng ngập mặn , đó là ảnh hưởng của chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh, phá rừng làm đầm nuôi tôm tự phát, quảng canh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp pháp sang nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, đắp đê, xây dựng công nghiệp, cảng biển, tái định cư, khai thác khoáng sản, làm đồng muối; gió bão tàn phá; khai thác gỗ, củi rừng ngập mặn quá mức; ô nhiễm môi trường…
- 2 Song nguyên nhân cốt lõi vẫn là do con người mà cụ thể là đặc điểm kinh tế, xã hội của từng địa phương trong quá trình phát triển kinh tế. Điều kiện kinh tế phản ánh mức sống, mức thu nhập của người dân địa phương qua đó đánh giá được mức độ phụ thuộc của họ vào rừng ngập mặn. Thêm vào đó mật độ dân số, đặc biệt là tốc độ tăng dân số cơ học và lực lượng lao động cũng như cơ cấu nghề nghiệp tại các vùng ngập mặn ven biển này có tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các hệ sinh thái ngập mặn. Trong những năm 1990 trở lại đây, Chính phủ cũng đã có nhiều quan tâm đến hệ thống rừng ngâp mặn, ban hành các luật về đất đai 2003, luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật bảo vệ môi trường năm 1994, Chính phủ cũng đã ban hành các nghị định, chính sách. Bên cạnh đó một số tổ chức phi chính phủ cũng đã có nhiều quan tâm hỗ trợ Việt Nam về rừng ngập mặn như hội chữ thập đỏ Đan Mạch, hội chữ thập đỏ Nhật Bản, Quỹ Nhi Đồng Anh, ACTMANG tài trợ trồng rừng ngập mặn ven biển ven biển phía Bắc. Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 về việc phê duyệt chương trình nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được Chính phủ giao chủ trì thực hiện đề án “Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008 - 2015”; với yêu cầu phải phát triển toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển theo kế hoạch dài hạn, có các giải pháp khoa học kỹ thuật gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện các đai rừng ngập mặn ven biển hiện chưa đảm bảo diện tích và chất lượng để bảo vệ hệ thống đê biển, phòng chống thiên tai; tình trạng phá rừng ngập mặn canh tác nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản và sử dụng đất vào mục đích khác có xu hướng ngày càng tăng đang làm suy
- 3 giảm diện tích và chất lượng rừng ngập mặn. Một trong những nguyên nhân đó là hệ thống tổ chức quản lý còn bất cập nhiều đầu mối, cơ chế chính sách và các giải pháp để bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển chưa phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Vì vậy, để có cơ sở về lý luận và thực tiễn góp phần quản lý rừng ngập măn tốt hơn tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng ngập mặn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam” là hết sức cần thiết.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Nghiên cứu quản lý rừng ngập mặn Năm 2007, FAO đã xuất bản sách “RNM thế giới 1980 – 2005” [44], tác giả trích dẫn và dịch một số nội dung chủ yếu về quản lý RNM. 1.1.1.1. Quản lý RNM ở Châu phi Ở các quốc gia Châu Phi, hầu như thiếu các quy định luật pháp thỏa đáng để bảo vệ và bảo tồn RNM. Nước CH thống nhất Tanzania quy định RNM được bảo vệ bởi luật pháp. Tuy nhiên, Congo, Ai Cập, Kenya, Seychelles và Nam Phi lại là ngoại lệ. Mặc dù thiếu sự bảo vệ về mặt luật pháp, nhận thức về các loại dịch vụ và lợi ích mà RNM mang lại đang gia tăng, và một loạt các hành động ban đầu đang được tiến hành nhằm phục hồi và bảo vệ RNM địa phương. 1.1.1.2. Quản lý RNM Châu Á Những mối đe dọa và mất RNM luôn luôn tiềm tàng ở các quốc gia Châu Á. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của RNM cũng đang tăng lên ở khu vực này. Bangladesh, Malaysia và Việt Nam là những quốc gia có truyền thống lâu đời về quản lý bền vững, về các chương trình trồng và phục hồi RNM. Lấy ví dụ, ở Bangladesh, quản lý và bảo vệ RNM đã bắt đầu từ thế kỷ 20 với sự ra đời của kế hoạch quản lý RNM và những tiền đề để hình thành Khu bảo tồn rừng Sundarbans (Sundarbans Reserved Forest). Các chương trình phục hồi rừng ven biển cũng bắt đầu từ năm 1966 ở một vài huyện. Nhiều quốc gia châu Á đang ngày càng nỗ lực thiết lập và duy trì các dải RNM như là “vành đai xanh” bảo vệ vùng ven biển khỏi hiểm họa thiên nhiên, đặc biệt các quốc gia chịu ảnh hưởng của các trận bão hủy diệt hàng năm (ví dụ Philippines và Việt Nam).
- 5 Ở Indonesia, Malaysia, Srilanka,….đều có những quy định riêng về bề rộng của các đai rừng phòng hộ ngập mặn. Theo đó khi thiết kế trồng RNM cũng như điều chế rừng phải tuân thủ bề rộng đai rừng cần thiết. Nhiều quốc gia ban hành luật và quy định bảo vệ RNM hiện có và giảm thiểu tối đa phá RNM. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của các quy định này bị cản trở bởi thiếu nhân lực và tài chính. Một số quốc gia châu Á tham gia Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước (2004) đã công nhận các vùng RNM là khu Ramsar hoặc là vườn quốc gia, khu bảo tồn và sân chim hoang dã. 1.1.1.3. Quản lý RNM ở Bắc và Trung Mỹ Nhìn chung, khu vực này chưa có khung pháp lý phù hợp nhằm bảo vệ và bảo tồn RNM, chỉ một số ít quốc gia có một số luật đặc biệt về bảo tồn các hệ sinh thái này (ví dụ như Costa Rica và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Một số quốc gia Bahamas và Cuba, RNM được bảo vệ trong các hoàn cảnh hoặc các luật về rừng khác nhau, một số quốc gia khác thì tích hợp việc bảo vệ RNM trong các khu bảo vệ động vật hoang dã, đất ngập nước, các khu bảo tồn ven biển và biển. Một số khu vực được liệt kê trong danh sách các khu Ramsar như: Het Spaans Lagoen (Aruba), Vườn quốc gia Terraba-Sierpe (Costa Rica), Grand Cul-de-Sac Marin de la Guadeloupe (Guadeloupe), Vườn quốc gia Jeanette Kawas (Honduras) và Vườn quốc gia Everglades (Hoa Kỳ). 1.1.1.4. Quản lý RNM ở Châu Đại Dương Trong vòng nhiều thập kỷ qua, đôi khi New Zealand phá bỏ RNM nhằm phát triển khu vực ven biển và sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, nhưng nhờ nhận thức về các dịch vụ và lợi ích mà hệ sinh thái ven biển này mang lại dẫn tới sự ra đời bộ luật mới vào đầu những năm 1990 đã hạn chế một cách đáng kể tình trạng phá rừng. Cũng nhờ bộ luật này kết hợp sự thay đổi phương thức quản lý trong những năm gần đây mà diện tích RNM bị mất của quốc gia này giảm mạnh, không những thế rừng tự nhiên còn bắt đầu mở
- 6 rộng ở một số khu vực mới nhờ trầm tích lắng đọng mở rộng bãi bồi. Quá trình tương tự cũng diễn ra ở miền đông Australia, hầu hết các bang đều có luật đặc biệt cấm hoặc kiểm soát chặt chẽ việc phá các thảm thực vật tự nhiên. Các chương trình phục hồi rừng nhỏ đã được báo cáo ở New Caledonia và American Samoa. 1.1.1.5. Quản lý RNM ở Nam Mĩ Ở Brazin, pháp luật bảo vệ RNM đã có từ lâu đời, xuất hiện sớm nhất vào năm 1760. Gần đây, chính phủ đã ban hành một số luật bảo tồn RNM và thiết lập 12 khu bảo tồn mới. Tất cả các quốc gia Nam Mĩ trừ Guyana đều có ít nhất một khu Ramsar bảo tồn RNM, minh chứng cho quyết tâm của chính phủ nhằm bảo vệ môi trường sống này cũng như đa dạng hệ sinh thái. Ở Ecuador, sau khi một diện tích lớn RNM bị xóa sổ trong suốt những năm 1970, chính phủ đã tuyên bố bảo vệ RNM vào năm 1986 và cấm chặt phá CNM vào năm 1994. Ở Guyana, tuy có chính sách và luật pháp bảo vệ rừng nhưng lại không đề cập trực tiếp tới RNM. Ở Suriname, RNM được quy chung vào các loại rừng đầm lầy khác trong các khu vực đang quản lý sử dụng, còn ở Peru, hiện tại chặt phá RNM đã bị cấm, hầu hết RNM được bảo vệ từ năm 1980 thuộc Santuario Nacional Los Manglares de Tumbes đồng thời được công nhận là khu Ramsar năm 1997. 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng ngập mặn RNM là tên chung của những dải rừng ven biển bị ngập thường xuyên hoặc định kỳ bởi thuỷ triều. Với diện tích rộng, sinh khối lớn, tổ thành đa dạng và đặc biệt là phân bố ở nơi “đầu sóng ngọn gió” RNM được xem là đối tượng có giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Nó có khả năng cung cấp gỗ củ, các loại lâm đặc sản và nhiều loại hải sản giá trị, có khả năng cố định bùn cát, chắn gió, chắn sóng bảo vệ các tuyến đê ven biển, các nhà cửa, đồng ruộng và
- 7 những công trình kinh tế văn hoá ven bờ, góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường sống của con người và thiên nhiên nói chung ở nhiều vùng duyên hải. Với ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn RNM đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả. Đến cuối thế kỷ XX các nghiên cứu đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia có RNM. Chúng tập trung vào ba lĩnh vực chính: (1) - Sự hình thành, đặc điểm cấu trúc và sinh thái RNM, (2)- Giá trị kinh tế và sử dụng RNM, và (3)- Vấn đề kinh tế xã hội và chính sách cho quản lý RNM. Các nghiên cứu về RNM thường dành một phần hoặc toàn bộ vào sự hình thành, cấu trúc và sinh thái rừng. Những vấn đề được hàng trăm tác giả quan tâm đến là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, đặc điểm tổ thành, quá trình tái sinh, diễn thế, sinh trưởng, phát triển, năng suất sinh học v.v… Do môi trường phân bố của RNM là các bãi bồi ven biển, nơi chịu ảnh hưởng của thủy triều nên vai trò quan trọng nhất của hệ sinh thái RNM là khả năng chắn sóng phòng hộ ven biển. Khả năng chắn sóng của RNM liên quan chặt chẽ đến đặc điểm cấu trúc. Tuy nhiên, các đặc điểm cấu trúc liên quan đến khả năng chắn sóng của hệ sinh thái RNM như đường kính, chiều cao, mật độ, độ tàn che... đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một các cụ thể. Chính vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc liên quan đến khả năng giảm sóng là hết sức cần thiết, trên cơ sở phân tích qua các số liệu đo đạc cụ thể, xem xét mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố này để đánh giá một cách định lượng mức độ giảm sóng. Sau khi nghiên cứu các tài liệu trên thế giới tác giả đã phân tích và đi đến một số đánh giá như sau: RNM phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán cầu. Tuy nhiên một số loài có thể mở rộng khu phân bố lên phía bắc tới Bermunda (32020' Bắc) và Nhật Bản (31022' Bắc) như Trang (Kandelia obovata), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), Đước vòi (Rhizophora stylosa), Cóc vàng
- 8 (Lumnitzera racemosa)... Giới hạn phía nam của CNM là New Zealand (38003’ Nam) và phía nam Australia (38043’ Nam). Ở những vùng này do khí hậu mùa đông lạnh nên thường chỉ còn loài Mắm biển (Avicennia marina) (Blasco F., 1984 [34]. Năm 2007 [44], FAO đã công bố tài liệu “RNM của thế giới 1980 – 2005” dựa vào các số liệu đáng tin cậy của các nước. Ước tính năm 2005 diện tích RNM hiện có trên toàn thế giới là 15,2 triệu hecta, giảm so với 18,8 triệu hecta năm 1980. Diện tích RNM lớn nhất thuộc về châu Á, tiếp theo là châu Phi, Bắc và Trung Mỹ. Chỉ riêng diện tích RNM của năm quốc gia (Indonesia, Australia, Brazil, Nigeria, Mexico) đã chiếm 48% tổng diện tích RNM trên toàn thế giới, cũng như vậy, chỉ tính diện tích RNM của 10 quốc gia cũng đã chiếm 65% tổng diện tích RNM toàn thế giới. 35% còn lại nằm rải rác trên lãnh thổ của 114 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong số đó 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có ít hơn 10.000 ha RNM. Hình 1.1: Biểu đồ phần trăm diện tích RNM thế giới theo quốc gia, 2005 (FAO, 2007)
- 9 Hình 1.2: Bản đồ phân bố RNM trên thế giới Tomlinson (1986) phân chia các quần xã RNM làm hai nhóm có thành phần loài cây khác nhau: nhóm phía Đông và nhóm phía Tây. Nhóm phía Đông tương ứng với vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương với số loài đa dạng và phong phú. Nhóm phía Tây gồm bờ biển nhiệt đới châu Phi, châu Mỹ ở cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Số loài ở đây ít, chỉ bằng 1/5 ở phía Đông (Spalding, 1997). Các loài chủ yếu ở phía Tây là: Đước đỏ (Rhizophora mangle), Mắm (Avicennia germinans), Laguncularia racemosa (Tên tiếng anh là while flower mangrove, loài này không có ở Việt Nam). Tuy nhiên kích thước của một số loài cây lại lớn hơn nhóm phía Đông, ví dụ như ở Brazin Đước đỏ cao trên 50m và ở Ecuado loài này cao trên 60m. RNM phân bố chủ yếu ở vùng có khí hậu ấm và mưa nhiều. Mặc dù có thể tồn tại ở những vùng nhiệt độ tháng lạnh nhất xuống đến 100C, song thuận lợi nhất cho phát triển RNM vẫn là những vùng nhiệt độ trung bình từ 200C trở lên và lượng mưa trên 1000 mm/năm (Larsson J., Folke C. and Kautsky N., 1994) [51]. Đất RNM có nguồn gốc là phù sa lắng đọng ở nơi dòng nước yếu. Lớp trên cùng của trầm tích là bùn và sét, phần dưới đã bắt đầu cứng chặt. Đất
- 10 RNM thường chứa nhiều chất dinh dưỡng do nước triều mang đến nhưng rất thiếu oxy. Dưới RNM có quá trình tích lũy liên tục thực vật gẫy đổ do già cỗi của nhiều thế hệ. Chúng lẫn trong đất tạo nên những tầng sinh phèn dưới mặt đất làm cho lượng phèn tiềm tàng luôn ở mức cao. Hoạt động thủy triều hàng ngày làm cho đất có độ mặn trung bình khoảng 1,5% - 2,5%. Tính chất lý, hóa học của đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của phù sa và trầm tích. Nước triều là nhân tố tác động lớn nhất đến sự phân bố của cây RNM. Ở đâu có nước triều vào sâu trong các cửa sông thì RNM cũng phân bố sâu trong nội địa. Dòng nước ngọt do các sông, rạch đổ ra làm loãng độ mặn của nước biển, phù hợp với sự phát triển của nhiều loài trong từng giai đoạn sống nhất định của RNM. Danh lục thực vật của RNM thế giới với số loài dao động từ 50 đến 75 loài (Lugo và Snedaker, 1974 ); Saenger và các cộng sự, 1983; Blasco, 1984). Các chi thực vật phổ biến nhất ở RNM thuộc các chi mắm, đước, vẹt, dà, giá và bần. RNM là nơi cư trú, của hàng chục loài thú, hơn 200 loài chim, nhiều loài cá tôm và động vật nhuyễn thể. Tuy nhiên, do điều kiện ngập nước và độ mặn cao nên tổ thành RNM thường đơn giản, hiện tượng ưu thế loài thường rất rõ với cấu trúc phổ biến là một tầng cây gỗ. Có rất ít các loài cây bụi và cây thân cỏ dưới RNM. Quá trình tái sinh dưới RNM là tái sinh lỗ trống hoặc tái sinh vệt. Phần lớn cây RNM là loài ưa sáng mạnh, nên chúng chỉ thực sự tái sinh được ở những ô trống do cây rừng gãy đổ tạo ra hoặc nơi bãi bồi bên ngoài. Phù hợp với quá trình biến đổi của bãi bồi là một chuỗi gần như có thứ tự của các quần xã RNM thay thế nhau, bắt đầu từ các quần xã tiên phong như Mắm thuần loại, Mắm và Đước, Đước chiếm ưu thế đến các quần xã ổn định hơn như đước thuần loài, đước hỗn giao với Đưng hoặc Vẹt, Đước hỗn giao
- 11 với Vẹt, Vẹt thuần loại, hỗn giao Ô rô, Giá, Bần, Cóc, Chà là, hỗn giao cây RNM và cây xâm nhập v.v... Ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và trên phù sa màu mỡ cây RNM thường lớn nhanh và đạt kích thước to lớn tới vài chục mét, trữ lượng rừng lên tới hàng trăm m3/ha. Ngược lại ở những vùng Á nhiệt đới, trên đất xấu RNM thường có dạng trảng cây bụi với chiều cao cây rừng giới hạn ở mức một vài mét và tổng sinh khối không vượt quá 50 tấn/ha. Tốc độ sinh trưởng cây RNM trong những năm đầu thường tăng lên, đến khoảng năm thứ 10 - 15 tăng trưởng ổn định và lại bắt đầu giảm dần. Vào khoảng 35 - 40 tuổi cây rừng chuyển sang tuổi thành thục tự nhiên, kích thước cây rừng không tăng nữa và nó bắt đầu già cỗi, gẫy đổ (Lee, S.Y., 1999 [52]). Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, những cánh RNM ven biển là một trong số những hệ sinh thái phải chịu đe dọa lớn nhất thế giới và quy mô phân bố của chúng đang thay đổi từng ngày. Đây là hậu quả của việc tăng dân số, nền kinh tế phát triển bao gồm cải tạo đất đô thị hóa và phát triển công nghiệp, mở rộng diện tích nuôi tôm và. ô nhiễm. Theo Khan và Ali (2007), tốc độ mất đi của RNM ngày càng tăng lên với rất ít những thông báo có tính công khai. Phần lớn các nghiên cứu về RNM tập trung vào vấn đề thay đổi diện tích RNM và nguyên nhân chủ yếu của nó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc mất rừng ở các nước là do phá rừng làm đầm nuôi tôm. Theo Wilkie và Fortuna (2003), RNM ở Indonexia chiếm gần 22% tổng diện tích RNM trên toàn thế giới và chiếm tới 60% diện tích RNM của Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc nuôi tôm là một nguyên nhân làm mất gần 25% diện tích RNM ở Indonexia, 75% còn lại là do việc chuyển hóa đất nông nghiệp, mà chủ yếu là để trồng lúa, khai thác quá mức của cộng đồng dân cư ở ven biển,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn