intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng dự án KfW4 huyện Thạch Thành - tỉnh Thanh Hoá góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển Lâm nghiệp bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BỘ NÔNG NGHIỆP ----------------------------- VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- TRỊNH VĂN THÔNG TRẦN THỊ VIÊN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG TẠI KHU VỰC RỪNG TRỒNG THUỘC DỰ ÁN KFW4 NGHIÊN CỨU ẢNHTHẠCH HUYỆN HƢỞNG CỦA BIẾN THÀNH, TỈNHĐỔI KHÍ HẬU THANH HÓAĐẾN NGUY CƠ CHÁY RỪNG Ở TÂY BẮC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ : 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP ĐỀ CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BẾ MINH CHÂU Hà Nội, 2017
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------- TRỊNH VĂN THÔNG Hà Nội, 2013 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG TẠI KHU VỰC RỪNG TRỒNG THUỘC DỰ ÁN KFW4 HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ Hà Nội, 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực, chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là những kết quả nghiên cứu, những ý tƣởng khoa học đƣợc tổng hợp từ công trình nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện. Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2017 Học viên Trịnh Văn Thông
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình của các cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Nguyễn Thế Nhã – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã hƣớng dẫn tận tình, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác cán bộ xã Thạch Cẩm, các anh, chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng, Phòng Đào tạo sau đại học – Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2017 Học Viên Trịnh Văn Thông
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC BIỂU................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 3 1.1. Tổng quan về quản lý côn trùng trên thế giới ............................................ 3 1.2. Nghiên cứu trong nƣớc............................................................................... 5 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ... 9 2.1. Đặc điểm tự nhiên ...................................................................................... 9 2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 9 2.1.2. Địa hình, địa thế ...................................................................................... 9 2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn .................................................................................. 11 2.1.4. Đất đai, thổ nhƣỡng ............................................................................... 12 2.1.5. Tài nguyên rừng .................................................................................... 13 2.2. Về xã hội .................................................................................................. 15 2.2.1. Dân số .................................................................................................... 15 2.2.2. Lao động, việc làm, mức sống dân cƣ .................................................. 15 2.2.3. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ...................................................... 16 2.2.4. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 16 Chƣơng 3. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 20 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 20
  6. iv 3.1.1. Mục tiêu chung:..................................................................................... 20 3.1.2. Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................... 20 3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 20 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 21 3.4.1. Các vấn đề chung .................................................................................. 21 3.4.2. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 22 3.4.3. Phƣơng pháp điều tra côn trùng ............................................................ 24 3.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài chủ yếu ....... 29 3.4.5. Phƣơng pháp phân tích thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng .. 29 Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 31 4.1. Hiện trạng tài nguyên côn trùng trong khu vực nghiên cứu .................... 31 4.1.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ........................ 31 4.1.2. Tần suất bắt gặp các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ................. 33 4.1.3. Các loài côn trùng chủ yếu của khu vực nghiên cứu ............................ 34 4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng chủ yếu ........... 37 4.2.1. Phân bố của côn trùng trong khu vực nghiên cứu................................. 37 4.2.2. Vai trò của côn trùng ............................................................................. 40 4.3. Đặc điểm của các loài côn trùng chủ yếu................................................. 41 4.3.1. Thành phần các loài côn trùng gây hại chủ yếu .................................... 41 4.3.2. Đặc điểm của một số loại sâu hại chủ yếu: ........................................... 43 4.3.3. Các loài côn trùng thiên địch ................................................................ 53 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng khu vực nghiên cứu ........... 62 4.4.1. Thực trạng các giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 62 4.4.2. Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng rừng ...................................... 63 4.4.3. Các giải pháp cần thực hiện trong khu vực nghiên cứu ........................ 66
  7. v Chƣơng 5. KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................... 69 5.1. Kết luận .................................................................................................... 69 5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 70 5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ viết tắt Giải nghĩa 1 BVR Bảo vệ rừng 2 IPM Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp 3 KfW Ngân hàng tái thiết Đức 4 PCCR Phòng chống cháy rừng 5 UBND Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê diện tích rừng Dự án KfW4 theo đơn vị xã .................... 14 Bảng 2.2. Thống kê diện tích rừng trồng theo loài cây................................... 14 Bảng 3.1. Đặc điểm của các ô tiêu chuẩn ....................................................... 25 Bảng 4.1. Thành phần các loài côn trùng tại khu vực rừng trồng ................... 31 dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành .......................................... 31 Bảng 4.2. Tỷ lệ % bắt gặp của các loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu ..... 33 Bảng 4.3. Danh sách các loài côn trùng chủ yếu trong khu vực nghiên cứu .. 34 Bảng 4.4. Thống kê số loài theo vị trí có độ cao khác nhau ........................... 38 Bảng 4.5. Phân bố của các loài côn trùng theo các sinh cảnh ........................ 39 Bảng 4.6. Số liệu thống kê về ảnh hƣởng của côn trùng ................................ 41 Bảng 4.7. Thành phần các loài côn trùng gây hại chủ yếu ............................. 42 Bảng 4.8. Tình hình phát sinh của Sâu đo ăn lá Lim trong khu vực nghiên cứu ......................................................................................................................... 45 Bảng 4.9. Côn trùng thiên địch của khu vực nghiên cứu ................................ 54 Bảng 4.10 Những loài thiên địch đã đƣợc quan sát trong khu vực nghiên cứu .... 58 DANH MỤC CÁC BIỂU Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra nhanh côn trùng rừng trồng ............................... 26
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu ............................................................. 22 Hình 4.1. Biểu đồ thành phần côn trùng khu vực nghiên cứu ........................ 32 Hình 4.2. Phân bố của các loài côn trùng theo sinh cảnh ............................... 39 Hình 4.3. Sâu đo ăn lá lim .............................................................................. 44 Hình 4.4. Sâu róm thông (Nguồn Báo Hà Tĩnh) ............................................. 50 Hình 4.5.1. Trƣởng thành đực ......................................................................... 51 Hình 4.5.2. Trƣởng thành cái .......................................................................... 51 Hình 4.5.3. Trứng ............................................................................................ 52 Hình 4.5.4. Sâu non ......................................................................................... 52 Hình 4.5.5. Nhộng ........................................................................................... 52 Hình 4.6. Bọ rùa vàng 18 chấm đen ................................................................ 60 Hình 4.7. Bọ ngựa xám nhỏ ............................................................................ 60 Hình 4.8. Bọ ngựa cổ bành.............................................................................. 60 Hình 4.9. Bọ ngựa xanh thông thƣờng ............................................................ 60 Hình 4.10. Ong Vò vẽ ..................................................................................... 61 Hình 4.11. Nhện .............................................................................................. 61 Hình 4.12. Kiến vống ...................................................................................... 61 Hình 4.13. Kiến đen ........................................................................................ 61
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu công bố hiện trạng rừng năm 2015, tổng diện tích có rừng của nƣớc ta là 14,062 triệu ha; trong đó rừng tự nhiên 10,176 triệu ha, rừng trồng 3,886 triệu ha, độ che phủ rừng đạt 42,5%. Để có đƣợc diện tích rừng trồng nhƣ trên có sự đóng góp của nhiều dự án phục hồi rừng đã và đang đƣợc thực hiện trong vài thập kỷ qua với nguồn vốn của Chính phủ và các nhà tài trợ Quốc tế nhƣ: dự án 327, dự án 661, dự án PAM (Chƣơng trình lƣơng thực thế giới), dự án ADB (Ngân hàng phát triển châu Á), dự án WB (Ngân hàng thế giới), dự án GEF (Quỹ môi trƣờng toàn cầu), dự án JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản), dự án KfW (Ngân hàng Tái thiết Đức)…. Một trong những dự án đƣợc đánh giá là có hiệu quả và đƣợc công nhận rộng rãi trong ngành lâm nghiệp Việt Nam đó là các dự án KfW. Hiệu quả đầu tƣ của các dự án KfW rất cao, bên cạnh việc hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống đối với đồng bào dân tộc ít ngƣời ở vùng sâu vùng xa, dự án đã góp phần hạn chế sự đe dọa tới môi trƣờng sinh thái, góp phần nâng cao dân trí, giúp cho ngƣời dân có cách nhìn mới về sản xuất lâm nghiệp bền vững. Bên cạnh các dự án khác của ngành, các dự án KfW lâm nghiệp đã góp phần vào thực hiện chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng nhƣ chƣơng trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP), đã ký giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các nhà tài trợ. Đồng thời góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển rừng đã nêu trong “Chiến lƣợc phát triển ngành Lâm nghiệp đến năm 2020”. Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đƣợc đánh giá là huyện thực hiện dự án “Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An” gọi tắt là KfW4 do Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ không hoàn lại đạt hiệu quả cao.
  12. 2 Dự án đƣợc triển khai trên địa bàn huyện từ năm 2003 và có 09 xã đƣợc lựa chọn tham gia đó là: xã Thạch Cẩm, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Yên, Thành Công, Thành Trực, Thành Tân và xã Thành Vân. Mục tiêu của dự án: Góp phần vào chƣơng trình trồng rừng và bảo vệ đất đai thông qua việc giúp ngƣời nông dân sử dụng đất có hiệu quả và đảm bảo bền vững về sinh thái, đồng thời tạo việc làm và nâng cao mức sống cho ngƣời dân trong vùng dự án. Hiện tại các nội dung của dự án đã cơ bản hoàn thành nhƣ: quy hoạch sử dụng đất, điều tra lập địa, đo đạc diện tích, tạo cây con, trồng và xúc tiến tái sinh tự nhiên, xây dựng hệ thống đƣờng tuần tra. Hầu hết các giải pháp này đều rất chú trọng tới khâu kỹ thuật lâm sinh. Đƣơng nhiên để thực hiện đƣợc mục tiêu của dự án không thể chỉ chú ý tới mặt kỹ thuật mà cần tạo ra môi trƣờng thuận lợi để rừng có thể phát triển bền vững. Côn trùng là một thành phần không thể thiếu đƣợc của hệ sinh thái rừng với các mặt tích cực nhƣ góp phần thụ phấn cho nhiều loài cây, cung cấp dinh dƣỡng cho các loài động, thực vật, thúc đẩy tuần hoàn vật chất, kìm hãm các sinh vật gây hại, góp phần tạo nên cân bằng sinh thái. Côn trùng cũng có thể tạo ra những ảnh hƣởng tiêu cực khi chúng có cơ hội phá hại, nhất là khi cây đƣợc tái sinh nhân tạo hoặc phải sống trong một môi trƣờng đặc biệt sau khi rừng đƣợc xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ tỉa thƣa, luỗng phát, trồng xen.... Chính vì vậy nên quản lý tốt các loài côn trùng sẽ góp phần tích cực vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về côn trùng trên diện tích rừng của dự án KfW nói chung và dự án KfW4 huyện Thạch Thành nói riêng còn rất hạn chế. Để có thể đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng rừng dự án KfW4, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KfW4 huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”.
  13. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về quản lý côn trùng trên thế giới Trên thế giới những nghiên cứu về sâu bệnh hại nói chung, sâu bệnh hại cây lâm nghiệp nói riêng rất phong phú. Đó là các nghiên cứu cơ bản về sinh học, sinh thái học của các loài sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ trong đó có những nghiên cứu về côn trùng có ích, nấm có ích, biện pháp sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích theo hƣớng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Theo Wilson (1988), tổng số các loài sinh vật đã đƣợc biết trên trái đất là 1.413.000 loài. Trong đó, côn trùng có 751.000 loài, chiếm 53,15%. Ngƣời ta dự đoán còn khoảng 3 - 4 triệu loài hoặc hơn nữa chƣa đựơc con ngƣời biết đến, chủ yếu là những loài côn trùng sống ở vùng nhiệt đới (Whitmore, 1990). Ngƣời ta dự đoán số loài côn trùng chƣa đƣợc biết đến trong rừng nhiệt đới ƣớc tính từ 5 - 30 triệu (May, 1992); con số 10 triệu có thể coi là tạm chấp nhận và đƣợc sử dụng trong tài liệu hiện nay, và nếu con số 10 triệu là chính xác thì điều đó có nghĩa là số lƣợng côn trùng tìm thấy tại các vùng nhiệt đới chiếm đến trên 90% số loài sinh vật trên trái đất. Khi đánh giá vai trò của côn trùng đều có 2 mặt cơ bản, mặt tích cực và mặt tiêu cực, vai trò tích cực của côn trùng có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp và ngay cả mức độ rộng hẹp cũng có biên độ rất khác nhau tuỳ theo quan niệm của con ngƣời.Về việc quản lý sâu bệnh hại, từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay có nhiều nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các công trình trong lĩnh vực này có thể tóm lƣợc nhƣ sau: Các tác giả Watson, More (1975) trong “Sổ tay chỉ dẫn về thực tiễn quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM)” đã đƣa ra hƣớng dẫn sử dụng kỹ thuật sẫn có để hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế cho hệ sinh thái nông nghiệp. Năm 1984, Neisses, Garner, Havey đã thảo luận về việc ứng dụng phƣơng pháp phòng
  14. 4 trừ sâu bệnh hại tổng hợp trong kinh doanh lâm nghiệp ở Mỹ. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa các loài sâu bệnh hại (chủ yếu là sâu hại) và các loài cỏ dại có thể là nhân tố có tác dụng trong việc quản lý sâu bệnh hại. Ravlin, Haynes 1987 đã sử dụng phƣơng pháp mô phỏng trong quản lý côn trùng ký sinh phục vụ phòng trừ sâu hại họ Ngài khô lá. Mô hình mà họ sử dụng là sự phối hợp giữa số liệu điều tra ngoài thực địa về mật độ sâu hại, xu hƣớng phát triển của quần thể, mức độ ký sinh và nhiệt độ. Đây là phƣơng pháp sử dụng thiên địch để diệt trừ sâu hại nên không có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng đơn độc một phƣơng pháp này thì không mang tính tổng hợp và hiệu quả thì rất ngắn. Các nghiên cứu đáng chú ý về côn trùng trong khu vực là các công trình nghiên cứu của Trung Quốc. Năm 1987, Thái Bàng Hoa và Cao Thu Lâm đã công bố công trình phân loài côn trùng rừng Vân Nam. Tài liệu tham khảo quan trọng để phân loại các loài bƣớm ngày là sách chuyên khảo của Cố Mậu Bân, Trần Bội Trân (1997) [69]. Các nghiên cứu cơ bản về hình thái, tập tính của các loài sâu hại cây lâm nghiệp có thể tìm thấy trong tài liệu “Côn trùng rừng”, Lý Thành Đức, 2006 [71], của các loài côn trùng thiên địch trong “Sách bằng hình ảnh côn trùng thiên địch” [75], Viện Lâm nghiệp Tây Nam (2003), “Bọ rùa Vân Nam” [80]. Năm 1989, Coulson, Sauders, Loh, Oliveria, Barry Drummond và Swain đã có những chuyên đề và chƣơng trình nghiên cứu về quản lý côn trùng hại rừng. Thông qua các chƣơng trình, từng bƣớc hoàn thiện IPM. Các chƣơng trình đã gắn sự hiểu biết về môi trƣờng với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính để IPM giải quyết những vấn đề tồn tại và đƣa ra quyết định thực hiện phù hợp với việc quản lý sâu hại lâm nghiệp và có thể cho cả nông nghiệp. Năm 1991, Goyer trong “Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho loài sâu ăn lá thuộc miền Nam nước Mỹ” cho rằng: Điều tra thƣờng xuyên thực trạng
  15. 5 sâu ăn lá rừng là rất quan trọng cho chiến lƣợc sử dụng IPM. Ông chỉ ra việc sử dụng Pheromone để bẫy bắt mẫu vật để từ đó tính ra mật độ loài là rất quan trọng, ông cũng đã phê phán việc sử dụng thuốc hoá học truyền thống đã gây ảnh hƣởng lớn đến kinh tế và môi trƣờng, đồng thời làm giảm ĐDSH của hệ động vật rừng. Raske, Wickman trong “Hướng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp ở rừng rụng lá” đã khẳng định: - Hiện nay IPM ở các nƣớc khác nhau là khác nhau với từng vật gây hại cụ thể. - Sự đóng góp của IPM có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tế. - Các vấn đề kinh tế, xã hội (bao gồm cả chiến lƣợc của các chính phủ) là rất quan trọng đối với IPM. Năm 1994, Evans, Fielding trong chƣơng trình phòng chống loài Dendrotonus micans hại vỏ cây Vân sam ở Anh đã nêu lên cơ sở của việc phòng chống loài sâu này đó là sự phối hợp các biện pháp quản lý rừng nhƣ chặt vệ sinh rừng, vận chuyển nhanh sản phẩm khai thác và phƣơng pháp sinh học nhƣ sử dụng hổ trùng ăn thịt Rhizophogus nhập nội, chăm sóc và thả vào rừng. Hiện nay số lƣợng loài sâu này đã giảm đi rõ rệt chứng tỏ tác dụng tích cực của loài Rhizophogus grandis là rất tốt, việc nhân rộng loài này là nhân tố quan trọng để điều chỉnh mật độ loài Dendrotonus micans. Kết quả các nghiên cứu trên đã góp phần làm giàu kho tàng kiến thức quản lý côn trùng. Tuy nhiên, ở mỗi loài sâu hại, mỗi loài cây và mỗi quốc gia khi vận dụng cần phải sáng tạo và đặt yêu cầu thực tiễn cụ thể của từng khu vực lên hàng đầu. 1.2. Nghiên cứu trong nƣớc Đến nay ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng, đặc biệt là các nghiên cứu vào nhóm côn trùng có hại, phổ biến là nghiên cứu các
  16. 6 đặc tính sinh vật học, sinh thái học, từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ mang tính chất chỉ đạo chung. Tuy nhiên thực tế ở nƣớc ta chƣa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để phục vụ cho khâu nghiên cứu, tra cứu ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng. Trong cuốn “Côn trùng rừng” Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1998) đã viết rất kỹ về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và phân loài côn trùng lâm nghiệp, đồng thời nêu ra một số phƣơng pháp dự tính, dự báo sâu hại và các biện pháp phòng trừ chúng bằng thuốc hoá học [19]. Gần đây, do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và sinh thái môi trƣờng, nghiên cứu côn trùng đã đƣợc chú ý hơn. Hệ thống các khu bảo tồn đã đƣợc nghiên cứu cơ bản về tài nguyên côn trùng. - Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of Vietnam an illustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam,, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh [1]. - Huỳnh Thu Ba, Lê Công Uẩn, Vƣơng Duy Quang, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Quốc Dựng (2003), “Con ngƣời, đất và tài nguyên trong khu vực TrungTrƣờng Sơn”, Báo cáo số 5, WWF Chƣơng trình Đông Dƣơng, Hà Nội [2]. - Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2001), Từ điển ĐDSH và Phát triển bền vững Anh – Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội [3]. - Từ năm 1987, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I (Quảng Ninh). Số II (Thanh Hoá) đã tiến hành nghiên cứu các loài sâu hại, phát hiện một số loài côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt của Sâu róm thông nhƣ các loài Bọ ngựa, các loài Bọ xít, Kiến, các loài ruồi, Ong ký sinh.... Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh học nhƣ nấm Bạch cƣơng, Lục cƣơng (Beauveria bassiana và Metazhizium) phục vụ cho việc phòng trừ Sâu róm thông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh.
  17. 7 Gần đây, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh - Trần Văn Mão (2001) đã xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. Các tác giả nhấn mạnh điều tra và dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng là công việc có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều tra là cơ sở của dự tính, dự báo, điều tra sâu bệnh hại tiến hành càng kịp thời, chính xác thì kết quả dự báo càng đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở của việc phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý hữu hiệu nguồn tại nguyên côn trùng và vi sinh vật có ích. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã - Trần Công Loanh đã xuất bản cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập I”. Đây là tài liệu đƣợc nghiên cứu và biên soạn công phu giúp cho những ngƣời làm công tác quản lý tài nguyên rừng có cơ sở khoa học để đƣa ra các giải pháp thích hợp trong việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo nguyên lý của quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, lợi dụng đƣợc sự khống chế tự nhiên của các loài côn trùng là thiên địch của sâu hại rừng, giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi trƣờng [20]. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã và cộng sự ở Trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng mô hình định lƣợng nguồn dinh dƣỡng của sâu bệnh hại để xác định ngƣỡng kinh tế trong dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng Keo tai tƣợng. Đây là một vấn đề đang làm các nhà quản lý, sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp rất quan tâm. Nếu đƣợc phát triển thì đề tài sẽ mang lại hiệu ích to lớn trong quản lý tài nguyên rừng, trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của nƣớc ta. Theo Trần Văn Mão (2002) trong quản lý côn trùng quản lý dịch hại tổng hợp có ý nghĩa rất lớn trong đó ngƣời ta nhấn mạnh vai trò của phân tích hệ thống. Từ những nguyên lý sinh thái và động thái quần thể côn trùng rừng, chúng ta có thể tìm hiểu sự phát sinh quần thể sâu hại, các loại dịch sâu hại rừng, các loại ảnh hƣởng của côn trùng đến sinh thái, kinh tế và xã hội và cuối cùng đƣa ra quyết sách quản lý thích hợp.
  18. 8 Trong cuốn “Giáo trình côn trùng Nông – Lâm nghiệp” của tác giả Đàm Văn Vinh 2008 Trần Kim Tuyến, Nguyễn Đức Thanh, đã giới thiệu về một số loài côn trùng bộ cánh cứng nhƣ sâu non của giống Calosoma thuộc Hành trùng Carabidae. Trong cuốn “Danh lục sâu bệnh gây hại trên 17 loài cây lâm nghiệp ở Việt Nam” và “Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại cây rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc” của PGS.TS Phạm Quang Thu đã giới thiệu một số loài sâu, bệnh hại cây rừng của một số loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam…..
  19. 9 Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ Xà HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Thạch Thành là huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có toạ độ địa lý từ 20003' 50”đến 20023'05” vĩ độ Bắc, từ 105014'30” đến 104049'00” độ kinh Đông. Trung tâm huyện là Thị trấn Kim Tân, cách thành phố Thanh Hóa 60 km về phía Tây Bắc. Thạch Thành có thuận lợi về mặt địa lý là: Có đƣờng Hồ Chí Minh và Quốc lộ 45 đi qua, có nhà máy mía đƣờng Việt Đài, Đô thị Vân Du giúp huyện có điều kiện giao lƣu kinh tế - văn hoá và phát triển nhanh hơn, năng động hơn so với một số huyện miền núi khác trong tỉnh. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính (gồm 26 xã và 2 thị trấn), có ranh giới tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, tỉnh Ninh Bình. Phía Nam giáp huyện Cẩm Thuỷ, huyện Vĩnh Lộc. Phía Đông giáp huyện Hà Trung. Phía Tây giáp huyện Bá Thƣớc, huyện Cẩm Thuỷ. 2.1.2. Địa hình, địa thế Địa hình của huyện tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt nhiều, đất đai chủ yếu đƣợc hình thành tại chỗ. Tổng quan địa hình có hƣớng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những dãy núi còn có nhiều thung lũng bằng phẳng thuận tiện cho phát triển trồng trọt. Độ cao trung bình của huyện từ 200 m đến 400 m (Cao nhất là 825 m, thấp nhất là 15m). Căn cứ đặc thù địa hình có thể phân chia huyện Thạch Thành làm 2 vùng địa hình: Vùng đồi núi cao và vùng đồi núi thấp.
  20. 10 + Vùng núi cao: Tổng diện tích: 27.205,46 ha, chiếm 48,65 % diện tích toàn huyện gồm 8 xã: Thạch Lâm, Thạch Quảng, Thạch Tƣợng, Thành Yên, Thành Minh, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh có địa hình phức tạp, độ dốc thƣờng từ cấp III trở lên thuận lợi cho phát triển lâm nghiêp, cây lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.... + Vùng đồi núi thấp: Diện tích 28.713,98 ha, chiếm 51,35% tổng diện tích tự nhiên, có độ dốc thấp hơn và có nhiều thung lũng thuận lợi cho phát triển cây lúa nƣớc, cây công nghiệp hàng năm... Thổ nhƣỡng: Theo số liệu và bản đồ thổ nhƣỡng của tỉnh, huyện Thạch Thành với diện tích điều tra 49.508,78 ha bao gồm các loại đất đang sử dụng vào nông nghiệp, lâm nghiệp và có khả năng nông lâm kết hợp đƣợc phân cấp độ dốc nhƣ sau: + Đất có độ dốc cấp I (< 30 ) 14 066,17 ha. + Đất có độ dốc cấp II ( 30 - < 80 ) 5 586,25 ha. + Đất có độ dốc cấp III ( 80 - < 150 ) 7 531,66 ha. + Đất có độ dốc cấp IV ( 150 - < 250 ) 10 371,64 ha. + Đất có độ dốc cấp V, VI ( >250) 11 925,46 ha. Diện tích đất có độ dốc dƣới 150: 27.184,08 ha, chiếm 48,61% diện tích tự nhiên, là đất để phát triển nông, lâm, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạng tầng giao thông, thuỷ lợi, khu dân cƣ,... Diện tích đất có độ dốc từ 150 - 250: 10.371,64 ha, chiếm 18,54% diện tích tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày cây ăn quả, thực hiện nông lâm kết hợp,... Diện tích đất có độ dốc trên 250: 11.952,46 ha, chiếm 21,37% diên tích đất tự nhiên, phân bố cho trồng cây lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ). Ngoài ra, do địa bàn có sông Bƣởi chạy qua, đã chia cắt huyện thành 2 vùng: Vùng tả sông Bƣởi gồm thị trấn Kim Tân và 16 xã; vùng hữu sông Bƣởi có 9 xã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2