Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình và đề xuất giải pháp phủ xanh
lượt xem 4
download
Mục tiêu của luận văn nhằm nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân, đánh giá tiềm năng và khả năng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; thống kê và đánh giá hiệu quả của các mô hình làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình và đề xuất giải pháp phủ xanh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- TRỊNH THỊ TRANG NHUNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỦ XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---------------------------- TRỊNH THỊ TRANG NHUNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHỦ XANH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG MÃ SỐ: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐỒNG TẤN HÀ NỘI - 2010
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ sinh thái rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường sống và nền kinh tế quốc dân ở nhiều quốc gia. Giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng chống ô nhiễm và thiên tai là những tác dụng chính của rừng. Vì vậy, cho đến nay nhiều nước trên thế giới đã coi tác dụng bảo vệ môi trường của rừng lớn hơn nhiều so với giá trị kinh tế của nó. Tuy nhiên sức ép về kinh tế và dân số đã và đang dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên rừng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là nạn chặt phá rừng bừa bãi. Tình hình đó làm cho nguồn tài nguyên có thể tái tạo được như rừng và đất rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, môi trường rừng nói riêng và môi trường sống nói chung bị suy thoái nghiêm trọng. Thảm thực vật rừng thoái hoá kéo theo quá trình suy thoái của đất do xói mòn, rửa trôi. Đất rừng ở nhều nơi bị hoang hóa trở thành những vùng đất trống đồi trọc, giảm sức sản xuất của đất. Thực tế cho thấy, ở nhiều vùng đất trống trọc rộng lớn ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ La-tinh hiện nay đều có nguồn gốc từ rừng do các hoạt động khai thác và sử dụng quá mức của con người tạo nên. Trên những vùng đất đó, tiềm năng sẳn xuất đều giảm, năng suất cây trồng không cao, chức năng bảo vệ đất, bảo vệ môi trường cũng bị suy giảm. Các nhà khoa học đã nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa như thiên tai, bão lụt và hạn hán. Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, tính đến đến ngày 31/12/2008 diện tích rừng trên toàn quốc là 13,12 triệu ha, đạt độ che phủ 38,7%; tổng diện tích đất trống đồi núi trọc khoảng hơn 5 triệu ha chiếm 13,01% diện tích đất tự nhiên và chiếm 35,1% diện tích đất có rừng (Quyết định 1267/QĐ-BNN-KL ngày 04/5/2009 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2008). Ngoài diện tích đất trống đồi núi trọc đã quy hoạch cho lâm
- 2 nghiệp còn có một số diện tích đất trống trọc đang được sử dụng trong nông nghiệp chưa được thống kê một cách cụ thể. Phần lớn diện tích đất trống trọc phát sinh từ các hệ sinh thái rừng đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn còn tiềm năng cho sản xuất và phủ xanh. Vấn đề đặt ra là thực hiện như thế nào để phát huy hiệu quả và tiềm năng vốn có của chúng. Nghĩa là cần có những đánh giá chính xác hiện trạng, nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng địa phương để từ đó xác định chiến lược phủ xanh đúng đắn. Huyện Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình là một huyện miền núi có tỷ lệ diện tích đất trống trọc khá cao so với diện tích đất tự nhiên. Điều này có ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai. Để góp phần khắc phục những tồn tại nói trên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi núi trọc tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình và đề xuất giải pháp phủ xanh” nhằm mục đích đánh giá hiện trạng, tiềm năng đất trống đồi núi trọc và đề xuất giải pháp phủ xanh hợp lý.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Việt Nam và các nước đang phát triển đang bị suy giảm nhanh chóng. Theo tài liệu của Đại hội Lâm nghiệp diễn ra vào tháng 10 năm 1997 tại Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức Nông lương thế giới FAO đã thống kê được sự suy giảm diện tích rừng trong những năm vừa qua là hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê, trong giai đoạn 1990 - 1995, khi Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ trồng được 8,50 triệu ha rừng, thì các châu lục khác bị mất đến 64,90 triệu ha rừng. Nguyên nhân của tình trạng suy giảm diện tích rừng có nhiều nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là tình trạng phá rừng để phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương thức quảng canh của các cộng đồng dân cư tại các nước đang phát triển mà điển hình là hình thức canh tác nương rẫy, trong đó có Việt Nam. Các nhà khoa học ước tính có khoảng từ 250 đến 300 triệu người trên thế giới đang sống bằng hình thức canh tác nương rẫy và tác động đến gần một nửa diện tích đất của vùng nhiệt đới. Trong đó, riêng vùng Châu Á Thái Bình Dương đã có hơn 30 triệu người sống phụ thuộc vào hệ canh tác nương rẫy trên diện tích khoảng 75 triệu ha (Srivastava, 1986). Như vậy, đói nghèo và tình trạng phá rừng diễn ra song hành với nhau như “hai chân đi về một hướng” [20]. Canh tác nương rẫy là một dạng sử dụng đất, có lịch sử lâu đời và tỏ ra phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhiệt đới. Trong hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống chỉ có từ 5% đến 10% diện tích đất được sử dụng theo đúng nghĩa, còn lại bị bỏ hoang hoá để tự phục hồi gọi là thời kỳ hưu canh (Fallow). Canh tác nương rẫy xét ở góc độ nào đó thì có thể coi là một phương thức sử dụng đất bền vững trong điều kiện mật độ dân cư thưa. Người ta ước tính có khoảng 2,8 triệu ha đất đang hoặc đã qua canh tác nương rẫy,
- 4 hàng năm có khoảng 30 nghìn ha rừng nguyên sinh bị chặt hạ để làm nương rẫy, vì vậy vô hình đã biến những diện tích rừng nguyên sinh thành những vùng đất trống đồi núi trọc chỉ sau một vài chu kỳ canh tác [20]. Canh tác nương rẫy đã gây ra tình trạng xói mòn, thoái hoá đất do vậy để phục hồi lại những vùng đất bị xói mòn, thoái hoá, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. 1.2.1. Nghiên cứu ở ngoài nước Trong thời gian gần đây với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, những nghiên cứu nhằm phục hồi, phát triển đất trống đồi núi trọc đã và đang được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới. Các chương trình đã thực hiện chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Trung tâm nghiên cứu Quốc tế về nông lâm nghiệp (ICRAF) trong báo cáo hàng năm cho biết, trong giai đoạn 1996 – 1998 đã nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc bằng nhiều giải pháp khác nhau. Có thể nêu một sô mô hình đã thực hiện như sau: Tại châu Phi: gồm các nước Zambia, Tanzania, Zimbabwe. Các mô hình đã thực hiện [18]: - Mô hình thảm cỏ luân phiên (Rotation wooslost) nhằm phủ xanh đất trong thời kỳ bỏ hoá. Trong mô hình này, người ta đã dùng cây Điển (Sesbania sesban) một loài cây thuộc họ Đậu trồng để phủ xanh đất trong thời kỳ bỏ hoang. Sau 2 -3 năm có thể khai thác làm củi. phần còn lại đốt hoặc để mục để tăng thêm chất mùn và chất dinh dưỡng cho đất. - Mô hình trồng cây gỗ + cây ăn quả đa tầng (Multi-strata). Trong mô hình này, các loài cây trồng chủ yếu là cây bản địa sẽ tạo ra một hệ thống trồng trọt bền vững có nhiều sản phẩm và tăng thu nhập.
- 5 - Mô hình chăn nuôi lâm sinh bằng việc tạo ra thảm cỏ chăn nuôi dưới tán rừng thứ sinh. Tại châu Mỹ Latinh gồm các nước: Brazil, Peru, Mexico. Các mô hình đã được xây dựng đều nhằm mục đích bảo đảm an toàn lương thực và phủ xanh đất trống trọc. Những mô hình đã thực hiện gồm: - Mô hình trồng trọt cải tạo vườn nhà (Homegarden) Mô hình nông lâm kết hợp đa tầng, nhiều sản phẩm (Multitistrata), trồng cây ăn quả với cây lấy gỗ theo mô hình đa loài nhiều tầng. Kỹ thuật sử dụng đất bền vững: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT) là hệ thống canh tác nhằm sử dụng đất dốc bền vững đã được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao Philipin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ những năm 1970 đến nay. Cho đến năm 1992 đã có 4 loại mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc bền vững đã được ghi nhận ứng dụng [22] là: Mô hình kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc (SALT1) - với cơ cấu cây trồng được sử dụng để bảo đảm được sự ổn định và có hiệu quả nhất là 75% cây nông nghiệp và 25% cây lâm nghiệp. Trong cây nông nghiệp thì 50% là cây hàng năm và 25% cây lâu năm. - Mô hình kỹ thuật canh tác nông súc kết hợp đơn giản (SALT2) - cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% dành cho nông nghiệp, 20% cho lâm nghiệp, 20% cho chăn nuôi. - Mô hình kỹ thuật canh tác NLKH bền vững (SALT3) - với cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% nông nghiệp, 60% lâm nghiệp (mô hình đòi hỏi đầu tư cao).
- 6 - Mô hình kỹ thuật SXNLN với cây ăn quả kết hợp quy mô nhỏ (SALT4) - cơ cấu sử dụng đất thích hợp là 60% lâm nghiệp, 15% nông nghiệp, 25% cây ăn quả (mô hình này đòi hỏi đầu tư cao). Các mô hình trên đã được nông dân chấp nhận và cũng đã và đang được kiểm nghiệm ở nhiều nước Đông Nam Á. Tại châu Á gồm các nước: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các mô hình đã thực hiện là: - Nghiên cứu sử dụng tri thức bản địa trong canh tác phủ xanh kết hợp bảo vệ đất và tăng thu nhập cho hệ nương rẫy. - Mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo thảm cỏ tranh (Imperata cylindrinca). - Mô hình trồng cây họ đậu trên đỉnh đồi để chống xói mòn. - Mô hình sử dụng độ tàn che của cây họ đậu để kiểm soát cỏ dại. Những nghiên cứu khác cũng đã được thực hiện: phương pháp xây dựng mô hình nông lâm kết hợp (CH.Trachummok, 1982; L.Roche, 1982), đào tạo và huấn luyện kỹ năng xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc (R.F.Fisher, 1991).[18] 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Trong những năm gần đây, tình hình phát triển Lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì quá trình phát triển vẫn còn tương đối chậm, diện tích đất trống đồi núi trọc, đất không được sử dụng có hiệu quả và hợp lý vẫn không ngừng đã gia tăng. Trong những năm qua, các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý có những công trình nghiên cứu và đưa ra các chính sách để phục hồi phát triển và đưa những diện tích đất trống đồi núi trọc vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế cũng như giải quyết vấn đề nông thôn miền núi.
- 7 Công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở nước ta đã được thực hiện từ những năm 1960. Đến năm 1980 thực sự trở thành vấn đề cấp bách. Điều đó được thể hiện qua nhiều chương trình, dự án đã và đang thực hiện: - Dự án PAM - phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Chương trình 327 - trồng rừng phòng hộ. - Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung Bộ Việt Nam (PACSA). - Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn JBIC tại 5 tỉnh miền trung. - Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng do Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá X ngày 29/7/1997. - Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “phủ xanh đất trống đồi núi trọc ” mã số 04A (1986 - 1990) do Bộ Lâm nghiệp chủ trì. - Chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp” mã số KN03, Bộ Lâm nghiệp chủ trì. Theo hướng nghiên cứu này, Trung tâm Khoa học tự nhiên nay là Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Việt Nam cũng đã đầu tư một số đề tài nghiên cứu như: - Nghiên cứu xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc miền núi Nghệ An (1993 - 1997), GS.TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi núi trọc ở Bắc Trung Bộ (1997 -1999), GS.TS Trần Đình Lý làm chủ nhiệm. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng mô hình cải tạo, sử dụng hợp lý hệ sinh thái vùng cát huyện Gio Linh, Quảng Trị (2001 - 2003), GS.TSKH Trần Đình Lý làm chủ nhiệm đề tài. Ngoài các chương trình trên, còn có nhiều đề tài cấp cơ sở thuộc các viện nghiên cứu chuyên ngành như: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam,
- 8 Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật Việt Nam đã và đang được thực hiện. 1.2. Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi núi trọc 1.2.1. Khái niệm và phân loại đất trống đồi núi trọc Trong nhiều tài liệu của nước ta hiện nay, đề cập đến ĐTĐNT thì vấn đề cải tạo, sử dụng hợp lý chúng để đảm bảo sự phát triển bền vững đã trở thành vấn đề rất được quan tâm. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có tài liệu nào trình bày rõ nghĩa và chính xác khái niệm này. Vì hiểu khái niệm ĐTĐNT khác nhau dựa trên những tiêu chuẩn không giống nhau nên cách đánh giá về số liệu diện tích ĐTĐNT đưa ra không thống nhất. Ví dụ, Bộ Lâm nghiệp (cũ) và Tổng cục thống kê đưa ra số liệu diện tích ĐTĐNT của cả nước năm 1993 là 11 triệu ha, cũng trong thời gian đó các địa phương cũng đưa ra số liệu về ĐTĐNT của địa phương mình nhưng khi tổng hợp thì các số liệu đó không khớp nhau ở cả hai phía. Trong năm 2005 một số tài liệu cho rằng diện tích ĐTĐNT của Việt Nam là 9,5 triệu ha, một số tài liệu khác nhau lại đưa số liệu khoảng 11 triệu ha. Sở dĩ có sự sai khác đó là vì không thống nhất về khái niệm nên việc xác định đối tượng và mức độ tác động để phủ xanh trên các đối tượng đó cũng khác nhau, mức chi phí và cách thực hiện cũng khác nhau [26]. Đất trống đồi núi trọc (Denuded hills and waste lands) là đất còn bị hoang hoá hiện chưa có rừng hoặc chưa có thảm thực bì có giá trị sử dụng nhất định che phủ hoặc chưa được sử dụng vào canh tác nông lâm nghiệp hay các mục đích khác [Thuật ngữ lâm nghiệp, nhà xuất bản nông nghiệp 1996]. Có quan niệm cho rằng ĐTĐNT là những vùng đất trống không có cây mọc. Với quan niệm này thì diện tích ĐTĐNT rất ít, nhất là ở những vùng nhiệt đới, nơi có mưa nhiều, độ ẩm cao thì những vùng đất không có cây mọc chỉ là sa mạc, đồi cát. Các bãi biển, đất trơ sỏi đá do xói mòn rửa trôi quá mạnh hoặc một số dải đất mới bồi tụ.
- 9 Một số quan niệm thì cho rằng ĐTĐNT là những vùng đất không có rừng và cũng không có cây trồng nông nghiệp, cây công nghiệp, chỉ có thảm cỏ cây bụi tự nhiên, thảm cỏ tự nhiên hoặc đất hoang hoá và các núi đá trơ trọi không có cây mọc. Theo quan niệm này loại bỏ các thảm cây trồng nông nghiệp, cây trồng công nghiệp và đồng cỏ đã bị suy thoái, năng suất thấp chưa được cải tạo ra khỏi khái niệm ĐTĐNT. Trong thống kê lâm nghiệp người ta đã xếp tất cả các trạng thái IA (cỏ, lau lách), IB (cây bụi, gỗ, tre rải rác), IC (nhiều cây gỗ tái sinh), núi đá không cây và các bãi cát, lầy, đất bị xâm hại vào nhóm đất trống trọc (Diện tích rừng và đất rừng chưa sử dụng cho quy hoạch lâm nghiệp năm 2004, Bộ NN&PTNT, 2005). Dưới góc độ lâm nghiệp Trần Đình Lý (2003) lại quan niệm ĐTĐNT là những vùng đất lâm nghiệp nhưng chưa có rừng hoặc rừng đã bị mất do tàn phá. Nói cách khác là vùng đất lâm nghiệp mà ở đó chưa có hoặc không còn thảm thực vật mà cây gỗ là chủ yếu, có độ che phủ của cây gỗ hiện có dưới 0,3 và cây có chiều cao 3-5m trở lên chiếm ưu thế. Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng, rừng không phải chỉ là cây lâm nghiệp mà các kiểu thảm thực vật khác như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (Cao su, Cà phê, Cọ dầu…) nếu chúng có độ tàn che hơn hoặc bằng 0,3 với chiều cao 3-5m trở lên đều thuộc khái niệm rừng (rừng xoài, rừng cao su…).[26] Các đối tượng sau đây được xếp vào loại hình ĐTĐNT: - Rừng mới bị khai thác kiệt, đất còn tốt - Rừng bị chặt phá làm nương rẫy sau một thời gian ngắn bỏ hoang - Thảm cây bụi xen cây gỗ thưa thớt, độ tàn che của cây gỗ dưới 0,3 - Thảm cỏ tự nhiên - Đất hoang hoá - Các bãi bồi ở các cửa sông, các dải cát ven biển và nội đồng hiện không có cây gỗ hoặc có nhưng không đáng kể
- 10 - Các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp hay đồng cỏ chăn nuôi đã bị thoái hoá, năng suất thấp, độ che phủ kém (
- 11 tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 1 triệu ha, khoanh nuôi có trồng bổ sung 1 triệu ha, trồng mới rừng sản xuất 2 triệu ha, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả 1 triệu ha. Như vậy, phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ có trồng rừng, mà nó còn có giải pháp khác. Đó là thực hiện canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, xây dựng vườn rừng, đồng cỏ chăn nuôi… Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng trồng rừng Từ những năm 1976, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện những chương trình trồng rừng rộng lớn. Hàng năm trồng được 150.000 ha, chi phí cho trồng rừng là 3 triệuVND/ha (Nguyễn Văn Đẳng, 1998), từ năm 1998 chúng ta thực hiện chương trình 661 trồng rừng trên quy mô toàn quốc. Trải qua thực hiện giai đoạn 1998-2005, Dự án đã thu được kết quả nhất định; một số mục tiêu dự án đạt kết quả chưa cao, tiến độ của dự án chỉ mới thực hiện tốt đối với trồng rừng phòng hộ, đặc dụng (đạt 63 % nhiệm vụ dự án), trong khi đó trồng rừng sản xuất còn chậm (đạt 34 % nhiệm vụ dự án). Diện tích rừng tự nhiên có chiều hướng tăng lên nhưng chất lượng rừng còn tăng chậm, diện tích rừng trồng tăng lên về số lượng nhưng năng suất còn tăng chưa đồng đều (Báo cáo tổng kết Dự án 661 giai đoạn 1998 - 2005). Đối với việc trồng rừng (rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) bằng các loài cây nhập nội, các nghiên cứu thường tập trung vào việc tuyển chọn và khảo nghiệm giống, nghiên cứu điều kiện lập địa, phương thức trồng, sinh trưởng phát triển của các loài, cấu trúc rừng phục vụ cho công tác chăm sóc tu bổ. Đối với việc trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ và bảo vệ môi trường, các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu phục hồi các hệ sinh thái rừng nhiệt đới theo hướng đa loài nhiều tầng bằng các loài cây bản địa.
- 12 Trần Ngũ Phương (2000) đã mô tả quy luật cấu trúc và quá trình phục hồi của các kiểu rừng nhiệt đới ở Việt Nam và đưa ra giải pháp tái sinh nhân tạo bằng trồng rừng hỗn loài nhiều tầng kết hợp cây lấy gỗ, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản và các sản phẩm phi gỗ khác. Theo mô hình này, tầng trên (tầng cây gỗ) là các loài cây gỗ bản địa có giá trị thương mại cao. Tầng dưới (tầng ưu thế sinh thái) là các loài cho quả, cây đặc sản. Tầng dưới tán là các loài cây thuốc, cây làm thức ăn gia súc và cây lương thực. Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Chất, Vũ Đức Năng (2005) đã có thông báo về kết quả xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài tại Cầu Hai – Phú Thọ. Mô hình được xây dựng theo phương thức kết hợp cây phụ trợ để bảo vệ cây non mới trồng. có 2 mô hình đã thực hiện sau đây: - Cây phụ trợ là Keo, cây trồng chính là Vạng trứng + Trám trắng + Re gừng. - Cây phụ trợ là Cốt khí, cây trồng chính là Vạng trứng + Trám trắng + Re gừng. Kết quả cho thấy sau 2 – 3 năm cây sống 80 – 93%, mô hình có thể hình thành rừng hỗn loài. Đặng Văn Thuyết, Triệu Thái Hưng (2005) đề xuất kết cấu mô hình rừng nhiều tầng hỗn loài cho đai rừng phòng hộ trên đất cát ven biển, sử dụng cây Phi lao và các loài Keo chịu hạn làm cây trồng chính cho các mô hình này. Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng Phục hồi rừng trước hết là phục hồi lại thành phần thành phần chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ. Sự hình thành nên thảm cây gỗ này sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện các thành phần khác của rừng như tầng cây bụi, tầng cỏ quyết, khu hệ động vật, vi sinh vật… và các yếu tố khác của rừng như chế độ nhiệt, chế độ ẩm,…[7]. Vì vậy khái niệm phục hồi rừng sẽ có ý nghĩa
- 13 rộng lớn hơn là phục hồi lại cả một quần lạc sinh vật hay một hệ sinh thái rừng hoàn chỉnh. Trong thực tế quá trình phục hồi rừng được đánh giá bằng sự xuất hiện và chất lượng của thế hệ mới các cây gỗ. Phục hồi rừng là một quá trình sinh học gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự xuất hiện một thế hệ mới thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán. Quá trình phục hồi sẽ tạo điều kiện cho sự cân bằng sinh học xuất hiện, đảm bảo cho sự cân bằng này tồn tại liên tục và cũng vì thế mà chúng ta có thể sử dụng liên tục. Phục hồi rừng sau nương rẫy là quá trình phục hồi lại hệ sinh thái rừng trên đất nương rẫy bỏ hoá. Khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp quan trọng để tái tạo lại rừng. Đó là việc lợi dụng triệt để quy luật tái sinh và diễn thế đi lên của thảm thực vật với sự can thiệp hợp quy luật của con người nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi lại rừng trong một thời gian xác định theo mục đich đề ra. Mục đích của khoanh nuôi phục hồi rừng là biến những vùng đất lâm nghiệp hiện chưa có rừng hoặc không còn rừng mà điều kiện thổ nhưỡng và khả năng tái sinh tự nhiên cho phép thành các loại rừng phòng hộ, sản xuất hoặc rừng đặc dụng trong khoảng thời gian không quá 10 năm. Cho đến nay, khoanh nuôi phục hồi rừng đang là một giải pháp tích cực để tăng nhanh độ che phủ của rừng nước ta. Vấn đề này đã được nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành 2 quy phạm nhằm lợi dụng năng lực tái sinh tự nhiên cho phục hồi rừng: Quy phạm các giải pháp lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất và rừng đặc dụng (QPN 14 - 92) và Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (QPN 21 - 98). Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật đã bị thoái hoá cần phải phủ xanh (Nguyễn Bá Chất và cộng sự,
- 14 1993; Lâm Phúc Cố, 1996; Nguyễn Ngọc Công, 2002…). Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy thảm thực vật đã bị suy thoái đến thảm cỏ, thảm cây bụi đều có khả năng phục hồi thành rừng bằng con đường tái sinh tự nhiên. vấn đề là thời gian và chất lượng rừng được phục hồi. Lê Đồng Tấn và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng mô hình khoanh nuôi tái sinh tại một số địa phương: Kon Hà Nừng (giai đoạn 1990 - 1995), Con Cuông - Nghệ An (giai đoạn 1992 – 1996); Sơn La (giai đoạn 1990 - 2000); Lai Châu (giai đoạn 2000 - 2002) và gần đây là tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (giai đoạn 2001 – 2005) cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của thảm thực vật không cao. Trên đất tốt sau 8 – 9 năm nếu không bị lửa rừng, chặt phá hay chăn thả thì từ thảm cỏ có thể phục hồi thành rừng non đáp ứng được yêu cầu phòng hộ. Còn về phương diện kinh doanh thì không đáp ứng được yêu cầu phòng hộ. Về phương diện kinh doanh không đáp ứng được do tỷ lệ các loài cây có giá trị kinh tế không nhiều. Trên đất xấu quá trình lâu hơn, có thể mất 14 – 16 năm (ở Sơn La, Mê Linh – Vĩnh Phúc) mới có thể hình thành rừng. Tuy nhiên, nếu có biện pháp lâm sinh thích hợp (phát luỗng, vệ sinh, trồng dặm) thì quá trình sẽ nhanh hơn. Đinh Hữu Khánh (2005) đã nghiên cứu khoanh nuôi thảm cỏ (trạng thái IC) cho thấy sau 2 – 5 năm áp dụng giải pháp khoanh nuôi đã tăng độ che phủ của thảm thực vật cây bụi. Tổ thành thực vật cũng thay đổi theo chiều hướng cây gỗ chiếm ưu thế, sinh trưởng của cây tái sinh cũng tăng lên đáng kể. Tái sinh tự nhiên: một vài nhà khoa học ủng hộ việc sử dụng tái sinh tự nhiên, hỗ trợ hoặc không trái với quan điểm chung của các nhà hoạch định chính sách, đó là rừng phải được trồng và phát triển một cách triệt để trong điều kiện có thể. Sự thực là có một khả năng to lớn về tái sinh tự nhiên ở một số vùng, như vùng Sông Đà (Hoà Bình), điều này đảm bảo cung cấp gỗ có chất lượng tốt hơn (mặc dù các loài cây khác nhau). So sánh phạm vi giới hạn những cây mọc nhanh sử dụng trong trồng rừng cho thấy các loài cây bản địa đòi hỏi giá trị đầu tư cao hơn so với những cây ngoại lai đã được thuần hóa, do vậy biện
- 15 pháp tái sinh tự nhiên là phương án được lựa chọn đầu tiên cho công tác phục hồi phát triển rừng. Phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các giải pháp nông lâm kết hợp Ở Việt Nam, tập quán canh tác nông lâm kết hợp đã có từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước. Xét ở khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát triển không ngừng [1]. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống Rừng-Vườn-Ao-Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn-nuôi trồng thuỷ sản cũng được phát triển mạnh mẽ ở vùng duyên hải các tỉnh miền Trung và miền Nam. Các dự án ODA cũng giới thiệu các mô hình canh tác trên đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi. Theo đó, cho đến nay các mô hình nông lâm kết hợp bao gồm: các mô hình NLKH vùng đồi núi, các mô hình NLKH vùng ven biển. Trước đây, sự kết hợp NLN đã đóng góp cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Thực tế hiện nay ở nhiều vùng núi hẻo lánh ở nước ta, NLKH đang tạo ra những sản phẩm lương thực tại chỗ nhằm duy trì cuộc sống của đồng bào địa phương; Một số nơi, sản phẩm NLKH đã trở thành hàng hoá. Đây là tiềm năng và cơ hội cho sự thoát nghèo của người dân. Do vậy, các cấp ban ngành liên quan cần tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp, nông thôn miền núi có cơ hội phát triển và hội nhập. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển Lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì quá trình phát triển vẫn còn tương đối chậm, diện tích đất trống đồi núi
- 16 trọc, đất không được sử dụng có hiệu quả và hợp lý vẫn không ngừng đã gia tăng. Trong những năm qua, các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý có những công trình nghiên cứu và đưa ra các chính sách để phục hồi phát triển và đưa những diện tích đất trống đồi núi trọc vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế cũng như giải quyết vấn đề nông thôn miền núi [20]. Từ những năm 1980 đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng mô hình nông lâm kết hợp để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo Phan Xuân Đợt (1994), sử dụng đất trống đồi núi trọc theo phương thức nông lâm kết hợp nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng lao động và tài nguyên rừng phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường. Lâm Công Định (1982, 1984) đã có một số công bố trong đó trình bày cơ sở khoa học và cơ cấu sản xuất nông lâm kết hợp, những phương pháp trong nông lâm kết hợp và giới thiệu một số mô hình nông lâm kết hợp có thể thực hiện được ở nông thôn miền núi để phủ xanh đất trống đồi trọc. Những nghiên cứu về cơ cấu cây trồng trong hệ canh tác nông lâm kết hợp đã được nhiều tác giả nghiên cứu và thử nghiệm như: Đàm Tạ Quang (1984) – nghiên cứu về cơ cấu cây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp ở Thanh Hoá; Phan Thanh Hội (1986) – Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp ở bản Tẩu, Cao Bằng; Nguyễn Ngọc Bình (1990) – Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trên một số địa bàn đất trống đồi núi trọc; Trần Đình Đại và cộng sự (1990) - Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp tại Sơn La; Trần Đình Lý (1996, 2000, 2003) – Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đồi tại các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Bình. Theo hướng xây dựng mô hình kinh tế môi trường, Nguyễn Hải Tuất và cộng sự (1993) đã nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế môi trường bền vững ở vùng thượng nguồn sông Trà Khúc. Lê Trần Chấn (1994) xây dựng mô hình nông lâm kết hợp 3 tầng: tầng vượt tán là cây công nghiệp, tầng ưu thế sinh thái là Cam Bù và tầng dưới tán cây chịu bóng đa tác dụng.
- 17 Phan Anh (2004) đã xây dựng mô hình Vườn – Ao - Chuồng (VAC), mô hình Vườn – Ao - Chuồng - Rừng (VACR) nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc ở Bản dân tộc Vân Kiều – Phú Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở kết quả đạt được tác giả đề xuất giải pháp phát triển vườn cây lâu năm theo hướng vườn đồi, vườn rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng nông nghiệp để làm vườn đồi, vườn rừng. Các mô hình tương tự như hệ thống canh tác vườn - ao - chuồng (VAC) hoặc luân canh rừng, rẫy và bãi chăn thả là những mô hình kỹ thuật nông - lâm - súc kết hợp đơn giản nhưng rất hiệu quả cũng đã được thực hiện ở nhiều địa phương. VAC là mô hình lập vườn để trồng cây, đào ao để thả cá và làm chuồng để chăn nuôi. Đây là hệ thống theo chu trình khép kín, các bộ phận bổ sung và hỗ trợ nhau. Quy mô không lớn, nhưng lợi ích thì nhiều, phù hợp với mọi nhà, mọi nơi. Luân canh rừng - rẫy - bãi chăn thả cũng là một mô hình kết hợp đơn giản. Song ngoài việc lựa chọn kỹ các loài cây trồng và vật nuôi phù hợp còn bố trí thời gian quay vòng sao cho đất dốc có điều kiện phục hồi và phải áp dụng biện pháp chăn dắt, có hàng rào cây xanh bảo vệ, ... 1.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc tại tỉnh Hoà Bình Tại Hoà Bình, công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc chủ yếu được thực hiện qua các chương trình do Nhà nước đầu tư: Dự án trồng rừng PAM, Dự án trồng rừng 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, dự án hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015, Dự án LNXH Sông Đà, Dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở huyện Cao Phong, Dự án phát triển vùng nguyên liệu cà phê tại một số xã vùng cao của huyện Lạc Sơn… Và mới đây nhất có 2 huyện Cao Phong và Đà Bắc đang triển khai dự án D&G trồng rừng nguyên liệu Keo tai tượng. Nhìn chung những nghiên cứu về phủ xanh đất trống đồi núi trọc còn rất hạn chế.
- 18 1.4. Một số nhận xét chung Từ những phân tích trên, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Trên thế giới những nghiên cứu phủ xanh đât trống đồi trọc chủ yếu là xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo hướng đa loài, nhiều tầng, nhiều sản phẩm, cải tiến các hệ canh tác nông lâm nghiệp bằng việc sử dụng các loài cây đa chức năng (trong đó chủ yếu là cây họ đậu) để tăng năng suất cây trồng và bảo vệ đất. Ở trong nước, phủ xanh đất trống đồi núi trọc là nhiệm vụ cấp thiết. Điều đó được thể hiện qua các chương trình đầu tư cho trồng rừng của Nhà nước, các chương trình nghiên cứu từ cấp Nhà nước đến cấp Bộ, cấp cơ sở đã và đang thực hiện tại các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được công bố . Phần lớn các công trình là những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học, tuyển tập các công trình nghiên cứu, kỷ yếu của các Hội thảo, báo cáo của các đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa có chuyên khảo nào về lĩnh vực này. Các nghiên cứu đã tập trung theo 3 hướng giải pháp: phủ xanh đất trống đồi trọc bằng trồng rừng, phủ xanh đất trống trọc bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các giải pháp NLKH. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc phủ xanh đất trống đồi trọc nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề thời sự cần được giải quyết như sau: - Trước hết, đó là việc định lượng, đưa ra tiêu chí xác định và đánh giá một cách chính xác về diện tích và tiềm năng đất trống đồi trọc. Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với công tác quy hoạch và thực hiện các giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc hiện nay ở nước ta. Như trên đã trình bày, Bộ NN&PTNT đã xếp tất cả các trạng thái thực bì từ IA đến IB, IC, núi đá không
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 332 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn