Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật trồng và tái sinh chồi cây Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) tại một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai
lượt xem 4
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu tổng kết, đánh giá được các kỹ thuật trồng Bời lời đỏ phổ biến tại địa phương; xác định được một số kỹ thuật tái sinh rừng chồi Bời lời đỏ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật trồng và tái sinh chồi cây Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) tại một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Nguyễn Thị Tâm
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn đến: ThS. Nguyễn Thị Chuyền (Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ) đã tạo điều kiện cho tôi kế thừa PPNC trong nội dung một số kỹ thuật tái sinh và nuôi dưỡng chồi Bời lời của đề tài “Nghiên cứu chọn giống & kỹ thuật gây trồng cây Sơn huyết & Bời lời cho vùng Nam Trung Bộ & Tây Nguyên” của Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016. Quý thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa Lâm học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học. Ban Lãnh đạo và các CBCNVC của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chư Păh, Đăk Đoa, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới và Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Các cán bộ tại UBND các xã trên địa bàn các huyện Chư Păh, Đăk Đoa. Cảm ơn các hộ nông dân có mô hình trồng Bời lời đỏ, các đại lý thu mua Bời lời đã tham gia cung cấp thông tin, cùng thu thập số liệu hiện trường. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Cám ơn gia đình và những người thân, bạn bè đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành được khoá học này. Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Tâm
- iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU..…………………………………………………………………….1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ …2 1.1. Trên thế giới ............................................................................................... ……2 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... ….3 1.2.1. Nghiên cứu về cây Bời lời đỏ .................................................................. …..3 1.2.2. Nghiên cứu về tái sinh chồi, tái sinh chồi gốc …........................................12 1.3. Thảo luận ........................................................................................................ ..21 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . .23 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ ……23 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... ……23 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. …..23 2.3.1. Tổng kết, đánh giá các biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác Bời lời đã và đang áp dụng tại địa phương ..................................................... …..23 2.3.2. Nghiên cứu một số kỹ thuật tái sinh và nuôi dưỡng chồi Bời lời ........ …..23 2.3.3. Đánh giá sinh trưởng của Bời lời trong các mô hình kinh doanh tại địa phương ............................................................................................................ …….23 2.3.4. Nghiên cứu bổ sung hướng dẫn kỹ thuật trồng Bời lời đỏ.................... ….24 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... ……24
- iv 2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan ................................... ……24 2.4.2. Phương pháp điều tra chi tiết ................................................................. …..24 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ …29 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................. ……31 3.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... ……31 3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. …..31 3.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................. ……32 3.1.3. Khí hậu – thủy văn................................................................................ ……32 3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................ ….32 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... …..33 3.2.1. Kinh tế ..................................................................................................... …..33 3.2.2. Dân số ....................................................................................................... ….34 3.2.3. Văn hóa – du lịch ..................................................................................... ….35 3.2.4. Giao thông ............................................................................................... …..35 3.3. Nhận xét, đánh giá chung .......................................................................... …..35 3.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... ……35 3.3.2. Khó khăn ............................................................................................... ……36 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ ….37 4.1. Tổng kết, đánh giá các biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng, khai thác Bời lời đã và đang áp dụng tại địa phương ..................................................... …..37 4.1.1. Kỹ thuật nhân giống ............................................................................. ……37 4.1.2. Kỹ thuật gây trồng .................................................................................. …..40 4.1.3. Kỹ thuật khai thác ................................................................................... …..43 4.1.4. Năng suất và giá bán vỏ khô .................................................................. …..43 4.2. Nghiên cứu một số kỹ thuật tái sinh và nuôi dưỡng chồi Bời lời ........... …..46 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật chặt khai thác tới sinh trưởng chồi ..46
- v 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sinh trưởng chồi ...... ....57 4.2.3. Đề xuất kỹ thuật tái sinh và nuôi dưỡng rừng chồi Bời lời đỏ .............. ....63 4.3. Đánh giá sinh trưởng của Bời lời trong các mô hình kinh doanh tại địa phương ............................................................................................................... …..63 4.3.1. Đánh giá một số kỹ thuật khai thác lần đầu để tái sinh chồi................... ...63 4.3.2. Đánh giá sinh trưởng của Bời lời trong mô hình kinh doanh rừng chồi ....65 4.3.3. Đánh giá sinh trưởng của cây Bời lời trồng từ hạt ........................ ….........67 4.3.4. So sánh sinh trưởng của cây chồi có tuổi chồi tương đương với tuổi cây trồng từ hạt......................................................................................................... …..70 4.4. Nghiên cứu bổ sung hướng dẫn kỹ thuật trồng Bời lời đỏ.................... …....71 4.4.1. Những quy định chung ............................................................................... ..71 4.4.2. Điều kiện gây trồng .......................................................................... ……....72 4.4.3. Trồng rừng ............................................................................................. …...72 4.4.4. Chăm sóc rừng trồng ............................................................................ …....74 4.4.5. Bảo vệ rừng .....................................................……………………………75 4.4.6. Khai thác ................................................................................................. …..75 4.4.7. Một số kỹ thuật tái sinh và nuôi dưỡng chồi Bời lời ......................... …….76 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ.................. …………….………......78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa D1.3 (cm) Đường kính ngang ngực (cm) D00 (cm) Đường kính gốc (cm) D gốc chặt (cm) Đường kính gốc chặt (cm) ΔD1.3 (cm/năm) Tăng trưởng đường kính ngang ngực (cm/năm) H gốc chặt (cm) Chiều cao gốc chặt (cm) Hvn (m) Chiều cao vút ngọn (m) ΔHvn (m/năm) Tăng trưởng chiều cao vút ngọn (m/năm) OTC Ô tiêu chuẩn TB Trung bình
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 4.1 Kỹ thuật gây trồng cây Bời lời đỏ 40 4.2 Kỹ thuật khai thác cây Bời lời đỏ 43 4.3 Ảnh hưởng của phương thức chặt đến sinh trưởng 48 cây chồi 13 tháng tuổi 4.4 Ảnh hưởng của chiều cao gốc chặt đến sinh trưởng 51 cây chồi 13 tháng tuổi 4.5 Ảnh hưởng số chồi để lại/gốc đến sinh trưởng cây 53 chồi 13 tháng tuổi 4.6 Ảnh hưởng của tuổi cây lúc khai thác đến sinh 55 trưởng cây chồi 13 tháng tuổi 4.7 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sinh trưởng 59 chồi cây chồi 20 tháng tuổi 4.8 Đường kính gốc chặt và chiều cao gốc chặt của cây Bời 64 lời 4.9 Sinh trưởng, tăng trưởng của cây tái sinh chồi Bời lời 66 4.10 Sinh trưởng, tăng trưởng của cây Bời lời trồng từ hạt 68 4.11 So sánh sinh trưởng của cây chồi có tuổi chồi tương 70 đương với tuổi cây trồng từ hạt
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Trang hình vẽ 1.1 Cây Bời lời đỏ 3 3.1 Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 31 4.1 Một số hình ảnh về kỹ thuật nhân giống 39 4.2 Một số hình ảnh về kỹ thuật khai thác 45 4.3 Ảnh hưởng của phương thức khai thác chọn (a) và khai 47 thác trắng (b) đến sinh trưởng của cây chồi 13 tháng tuổi 4.4 Ảnh hưởng của chiều cao gốc chặt 10 cm (a) và 5 cm (b) 50 đến sinh trưởng của cây chồi 13 tháng tuổi 4.5 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sinh trưởng của cây 58 chồi 20 tháng tuổi 4.6 Kỹ thuật khai thác để tái sinh chồi 64 4.7 Cây tái sinh chồi Bời lời 65 4.8 Cây Bời lời trồng từ hạt 69
- ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của phương thức chặt chọn (a) và chặt trắng 49 (b) đến chất lượng cây tái sinh chồi Bời lời 13 tháng tuổi 4.2 Ảnh hưởng của chiều cao gốc chặt là 10 cm (a) và 5 cm 51 (b) đến chất lượng cây tái sinh chồi Bời lời 13 tháng tuổi 4.3 Ảnh hưởng của số chồi/gốc là 2 chồi/gốc (a) và 3 chồi/gốc 54 (b) đến chất lượng cây tái sinh chồi Bời lời 13 tháng tuổi 4.4 Ảnh hưởng của tuổi cây lúc khai thác là 4 tuổi (a), 5 tuổi 56 (b) và 6 tuổi (c) đến chất lượng cây tái sinh chồi Bời lời 13 tháng tuổi 4.5 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sinh trưởng chiều 60 cao vút ngọn (Hvn) của cây chồi Bời lời đỏ 20 tháng tuổi 4.6 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến sinh trưởng đường 61 kính gốc (D00) của cây chồi Bời lời đỏ 20 tháng tuổi 4.7 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến chất lượng cây tái 62 sinh chồi Bời lời đỏ 20 tháng tuổi ở các công thức: bón 0,3 kg NPK/gốc (a), bón 0,2 kg NPK/gốc (b), bón 0,1 kg NPK/gốc (c) và không bón (d) 4.8 Sinh trưởng D1.3 (a) và Hvn (b) cây chồi Bời lời đỏ 67 4.9 Sinh trưởng D1.3 (a) và Hvn (b) cây Bời lời đỏ trồng từ hạt 69 4.10 So sánh sinh trưởng D1.3 (a) và Hvn (b) cây tái sinh chồi 71 với cây trồng từ hạt
- 1 MỞ ĐẦU Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) là một trong những loài cây đã và đang được trồng khá phổ biến ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Gia Lai. Qua nghiên cứu và đánh giá cho thấy đây là loài cây đa tác dụng, có kỹ thuật trồng đơn giản, chu kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh, sản phẩm có giá bán cao trên thị trường và có thể bán ở bất kỳ độ tuổi nào, bất cứ lúc nào trong năm. Hiện nay trên thị trường trong nước, ngoài giá trị kinh tế chủ yếu là thu hoạch vỏ người ta còn tận dụng cả cành nhỏ, lá để làm bột nhang. Gỗ làm giàn giáo, làm vật liệu xây dựng dân dụng, làm nguyên liệu cho nhà máy giấy. Trồng Bời lời sau 5 - 7 năm là có thể thu hoạch từ 5 - 10 kg vỏ/cây tuỳ theo điều kiện sinh trưởng của nơi trồng. Sau khi thu hoạch cây có thể tái sinh chồi nhiều lần mà không cần gây trồng lại. Trước kia, Bời lời đỏ được khai thác trong rừng tự nhiên, ngày nay Bời lời được coi là cây “làm giàu” của người dân địa phương và được trồng dưới nhiều dạng quy mô vườn hộ, vườn rừng ở nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc trồng cây Bời lời đỏ ở Gia Lai có nhiều thuận lợi: sẵn nguồn giống, phù hợp với điều kiện đất đai tại chỗ, gần gũi với tập quán canh tác của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, nó chỉ được trồng tại những nơi mà Cà phê, Cao su không trồng được. Đã có nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng Bời lời, song hầu hết các tác giả chưa quan tâm tới nuôi dưỡng tái sinh chồi ở các luân kỳ sau, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong nuôi dưỡng tái sinh chồi để tăng năng suất và hiệu quả rừng trồng cũng chưa được quan tâm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi sau khai thác để góp phần tăng năng suất và hiệu quả trồng rừng kinh tế. Để khắc phục những vấn đề tồn tại trên, đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng và tái sinh chồi cây Bời lời đỏ (Litsea glutinosa) tại một số huyện thuộc tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện.
- 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Bời lời được nghiên cứu trong đề tài là Bời lời đỏ hay còn gọi là Bời lời nhớt (Litsea glutinosa) thuộc họ Long não (Lauraceae). Những nghiên cứu về cây Bời lời đỏ trên thế giới còn rất ít, chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu giá trị dược liệu được lấy từ vỏ cây, cụ thể: Tại Ấn Độ các nhà khoa học: Radhkrishman, Ramasany và Arfins (1989) đã tách được chất sufoof-e musummin từ vỏ cây Bời lời dùng làm dược liệu trong y học. Vỏ Bời lời còn được sử dụng như là một chất giảm đau: áp lên vết thương, lở loét để tạo điều kiện thuận lợi chữa vết thương. Lá được dùng chữa nôn mửa và tiêu chảy, nước ép từ lá có thể chữa bệnh đau mắt,… (theo Bảo Huy, 2009) [28]. Ở Indonesia bằng phương pháp quang phổ, Rizan Helmi và Zamri Adel (1989) đã chiết xuất từ cành, rễ và vỏ cây các chất 2,9 Dihydroxy; 1,10 Dimethoxyaporhine; 6 Methoxyphenanthrene 9% và một vài chất khác được sử dụng trong y học (theo Bảo Huy, 2009) [28]. Tại hội nghị Quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại Indonesia (1990) đã xác nhận từ cây Bời lời đỏ có thể chiết suất một số hóa chất dùng trong y dược (theo Bảo Huy, 2009) [28]. Tại Bangalore, các tác giả Somashekhar, Manju Sharma (2002) đã tổng kết, mô tả thực vật và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những loài cây trong khu vực. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất ra biệt dược của cây Bời lời đỏ là thân và vỏ thân [47]. Năm 2009 tại Ấn Độ, các tác giả S.P.Singh và Dipti Singh đã công bố những nghiên cứu về việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các
- 3 loại dầu sinh học từ những nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế và mô tả đặc tính nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây [48]. Tháng 9 năm 2011, Yun-Song Wang ở Đại học Vân Nam, Côn Minh, Trung Quốc đã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về những chiết suất biệt dược mới từ cây Bời lời có tác dụng trong việc chữa bệnh [49]. Năm 2009 tại Ấn Độ, các tác giả S.P.Singh và Dipti Singh đã công bố những nghiên cứu về việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mô tả đặc tính nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây Bời lời (theo Mai Minh Tuấn, 2011) [43]. Các thông tin trên cho phép khẳng định một cách chắc chắn về giá trị kinh tế của cây Bời lời đỏ nhất là trong lĩnh vực y dược. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về cây Bời lời đỏ 1.2.1.1. Đặc điểm hình thái Bời lời đỏ là cây gỗ trung bình hay gỗ lớn, thường xanh, cao 25 – 35 m, đường kính có thể đạt tới 40 – 60 cm. Thân tròn thẳng, tán hình trứng hẹp, cành nhỏ và ít, gốc có bạnh vè nhỏ và thấp. Vỏ thân màu xám trắng đến nâu xám, phía ngoài có nhiều biểu bì không nổi rõ, thịt vỏ màu vàng nhạt, dày 8 – 10 mm, có mùi thơm. Cành khi non hơi xanh, sau chuyển sang nâu nhạt, nhẵn. Lá đơn mọc cách, phiến lá dai, có mùi thơm nhẹ, hình mác dài 12 – 15 cm, rộng 3 - 3,5 cm, đầu lá hơi nhọn, gốc hình nêm, hai mặt nhẵn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, có 7 - 10 đôi gân bên, cuống lá mảnh, dài 7 – 15 mm.
- 4 Cụm hoa hình chùy, dài bằng hoặc vượt chiều dài của lá, gốc trục hoa có lông. Hoa lưỡng tính màu vàng nhạt, bao hoa 6 thùy bằng nhau hình trái xoan thuôn, ngoài có phủ lông ngắn. Nhị 9 xếp thành 3 vòng, 6 nhị ngoài không tuyến, bao phấn 4 ô, 3 nhị trong có 2 tuyến ở gốc, nhị lép 3. Nhụy có bầu hình cầu, nhẵn, vòi dài, núm hình cầu hay hình gần cầu. Quả hình cầu, đường kính 10 - 20 mm, có bao hoa tồn tại và hơi xòe ra. Khi non có màu xanh lục, chín Hình 1.1. Cây Bời lời đỏ quả màu tím đen, ngoài có phủ lớp phấn trắng. Vỏ quả mềm có chứa dịch màu vàng, mang 1 hạt, cuống quả màu đỏ nhạt [21]. 1.2.1.2. Đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng (1). Đặc điểm sinh thái Bời lời đỏ phân bố cả ở rừng nguyên sinh và thứ sinh. Trong rừng nguyên sinh thường mọc cùng các loài Sến, Vù hương, Dẻ đỏ,… Trong rừng thứ sinh thường mọc cùng Trám, Ràng ràng, Vạng trứng, Lim xẹt,… Bời lời đỏ là cây ưa sáng, thường mọc nơi đất có tầng dày, nhiều mùn và thoát nước. Bời lời có khả năng tái sinh hạt, chồi mạnh. Ở Việt Nam loài cây này gặp ở Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Đồng Nai, Phú Quốc,… Mùa hoa tháng 5 - 6, mùa quả tháng 10 - 11. Cây cho nhiều quả và hạt.
- 5 Bời lời đỏ phù hợp với những khu vực có các điều kiện sau: lượng mưa hàng năm 2.000 – 3.000 mm. Nhiệt độ bình quân hàng năm 23 - 250C, nhiệt độ tối thấp không dưới 12 - 160C... Có thể trồng Bời lời đỏ ở nhiều loại đất khác nhau (trừ đất cát, đất ngập úng và đất trơ sỏi đá). Đất trồng Bời lời phải là đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, tầng đất dày trên 50 cm, đất ẩm và thoát nước, ở độ cao 200 – 500 m so với mặt nước biển, độ dốc < 30% [21]. (2). Kỹ thuật gây trồng + Phương thức trồng: cũng như nhiều loài cây bản địa khác. Bời lời đỏ có thể trồng theo các phương thức sau đây: - Trồng theo băng: đối tượng là các rừng thứ sinh nghèo kiệt, còn cây gỗ rải rác, rừng non mới phục hồi, có chiều cao tán rừng > 6 m. Băng chặt 10 – 20 m, băng chừa 15 – 20 m, tùy theo chiều cao của tán rừng. - Trồng theo rạch: đối tượng trồng là các thảm cây bụi còn tốt, cao trên 4 m, dễ điều chỉnh tán. Kích thước rạch là 4 m, chừa 4 m. Có thể trồng hỗn giao với các loài cây lá rộng bản địa khác. - Trồng theo đám: trồng thuần loại trên các ô trống trong rừng. Các ô này có diện tích < 1 ha. + Mật độ trồng: từ 600 - 1.000 cây/ha tùy theo từng phương thức trồng thuần loài hay hỗn giao. Nếu trồng theo băng cự ly trồng là 4 x 4 m. Nếu trồng theo rạch: đảm bảo mật độ không quá 625 cây/ha (cự ly 6 x 2,5 m, rạch rộng 4 m chia làm 2 m). Nếu trồng theo đám thì mật độ trồng không quá 833 cây/ha (3 x 4 m). + Thời vụ trồng: vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 6 – 7 ở các tỉnh Tây Nguyên). Các tỉnh phía Bắc có thể trồng vào vụ Xuân [21]. 1.2.1.3. Giá trị sử dụng (1). Giá trị các sản phẩm
- 6 Quả Bời lời đỏ chứa dầu béo đông đặc ở nhiệt độ thường, thành phần chủ yếu là laurin và olêin có thể dùng làm sáp và chế biến xà phòng. Hạt Bời lời đỏ là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim. Vỏ cây ngoài có màu trắng xám, vỏ trong vàng nhạt, dày 8 – 10 cm, vỏ là sản phẩm thu hoạch chính của cây Bời lời đỏ. Nước ngâm vỏ Bời lời bào thành từng mảng mỏng có thể dùng bôi đầu cho bóng tóc và vỏ cây còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất keo dán. Vỏ cây Bời lời đỏ dùng làm hương thắp trong các ngày lễ Tết, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, ngoài ra vỏ còn được dùng làm chất phụ gia bê tông trong công nghiệp xây dựng. Đây là sản phẩm chủ yếu và có giá trị cao của cây Bời lời đỏ. Sau khi trồng 3 năm là có thể khai thác vỏ, song càng để lâu càng tốt và thu hoạch vỏ sẽ được nhiều hơn; số lượng cũng như chất lượng tinh dầu trong vỏ sẽ cao, do đó giá bán cao hơn và giá trị sử dụng của nó cũng cao hơn. Gỗ có lõi màu hồng nhạt, giác màu trắng, khá cứng (tỷ trọng 0,87), ít bị mối mọt, dùng trong công nghiệp đóng đồ gia dụng, nguyên liệu cho sản xuất giấy, xây dựng, trụ mỏ… Lá cây Bời lời đỏ được dùng để chữa thiên đầu thống và làm thức ăn cho gia súc. Dầu Bời lời đỏ dùng làm sáp, chế xà phòng. Như vậy, Bời lời đỏ là một trong những cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị khá cao so với các loại lâm sản khác, cao hơn gấp nhiều lần so với Chai cục, nhựa Thông, Lồ ô…[21] (2). Năng suất Bời lời đỏ là cây bản địa, đa mục đích, mọc nhanh, lượng sinh trưởng hàng năm đạt 1 - 1,5 cm về đường kính và 80 – 100 cm về chiều cao.
- 7 Đây là loài được lựa chọn làm nhóm cây bản địa để gây trồng và làm giàu rừng cho các tỉnh vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Bắc, Bắc Trung bộ trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Tại khu vực Gia Lai và Kon Tum, cây trồng 7 năm tuổi có thể đạt đường kính 15 cm, có thể khai thác được từ 13 – 15 kg vỏ khô tương đương với 39 – 45 kg vỏ tươi/cây. Nếu trồng với mật độ 800 cây/ha thì sau 7 năm có thể khai thác trên khoảng 10 tấn vỏ khô/ha. Nếu sau khai thác tiếp tục chăm sóc gây chồi thì có thể khai thác vỏ luân kỳ 2 [21]. Từ xa xưa, Bời lời đỏ đã được người dân vào rừng khai thác, xay vỏ làm chất keo dính trộn bột làm nhang. Các gia đình giàu có thường dùng bột Bời lời đỏ trộn với vôi, mật mía để xây nhà, xây tường bao. Ngày nay, cây Bời lời đỏ được dùng với rất nhiều mục đích như: vỏ, lá được bán cho các thương lái (làm bột nhang, công nghệ keo...), gỗ (thân và cành) được dùng làm gỗ sợi ép, làm giàn giáo, làm vỏ bút chì và các đồ gia dụng... Các công trình nghiên cứu về cây Bời lời đỏ ở nước ta được thể hiện như sau: Năm 1967, Đỗ Tất Lợi khi nghiên cứu về cây Bời lời đã mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách tương đối tỷ mỉ và đầy đủ về giá trị sử dụng: “…tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ thuật làm giấy, phụ gia bê tông, làm hương nén. Vỏ giã nát đắp lên nơi sưng, bỏng, vết thương, vỏ còn dùng sắc nước uống chữa bệnh đường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôi đầu làm cho tóc mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời làm giấy, đóng đồ gia dụng, làm nhà tạm…” [32]. Tổng cục Lâm nghiệp (1971) đã nêu qua về đặc điểm hình thái, phân bố địa lý - sinh thái và giá trị kinh tế của cây Bời lời nhớt [45].
- 8 Lê Khả Kế (1971) đã mô tả và nêu một số công dụng của cây Bời lời đỏ như vỏ có tác dụng làm dịu đau, chữa bệnh; quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là laurin và olêin dùng làm nến, điều chế xà phòng; gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho Trâu, Bò [29]. Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), cây Bời lời nhớt có vỏ và gỗ chứa nhựa dính, lá có mùi hắc; vỏ rễ có thể dùng làm thuốc, hạt cho một chất mỡ dùng để làm nến, làm xà phòng [10]. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1984) cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu. Nguyễn Hiền (1991) đã giới thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Song những đặc điểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như tác giả chưa đề cập tới [23]. Năm 1993, theo Trần Đình Lý và cộng sự thì tinh dầu của cây Bời lời nhớt dùng để chữa tả, lỵ, sưng vú, sưng bắp chuối và gân bắp [34]. Trong tạp chí Lâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết của Nguyễn Bá Chất đã đề cập đến một số vấn đề kỹ thuật trồng Bời lời nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang tính chất định tính [8]. Theo Lê Văn Minh (1996), Bời lời đỏ là loại cây đa mục đích. Vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, được chiết tinh dầu dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công nghiệp, sơn; ngoài ra nó còn được dùng làm nhang đốt trong tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Gỗ Bời lời có màu nâu vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng đóng đồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi. Lá có thể làm thức ăn cho gia súc... [35]. Năm 1997, Lê Thị Lý đã xác định được một số đặc điểm sinh học: mô tả thân, cành, lá, rễ, hoa, mùa và chu kỳ ra hoa, khả năng nẩy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính sản lượng vỏ trên mô hình trồng thuần và trồng xen với Cà phê. Tuy nhiên, các dự tính sản lượng vỏ mới chỉ là tạm tính trên cơ sở giải tích một
- 9 số cây cụ thể mà chưa đưa ra được các ước lượng trên cơ sở hàm tương quan về mối quan hệ giữa sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng [33]. Phạm Hoàng Hộ (1999) có giới thiệu sơ qua về cây Bời lời nhớt [27]. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) [7] cũng đã nêu qua về đặc điểm nhận biết cây Bời lời đỏ. Trần Văn Con (2001) [11] trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng lập địa chính: đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng tương đối ẩm và đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao nguyên bằng phẳng, khô nóng. Trồng theo phương thức hỗn giao hay nông lâm kết hợp. Trồng hỗn giao theo hàng hoặc theo đám, cự ly hàng cách hàng 3 m và cây cách cây 3 m. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2002) đã mô tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái, công dụng, đánh giá trồng rừng cũng như đã đưa ra một số khuyến nghị về cây Bời lời nhớt [46]. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2003) đã nêu về công dụng của Bời lời nhớt: vỏ rễ, vỏ thân Bời lời nhớt sắc uống chữa bệnh ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm tuyến nước bọt, viêm tuyến vú. Lớp bên trong của vỏ giã nát đắp tại chỗ là thuốc làm dịu da, chữa bong gân, sưng bầm tím, đau khớp. Lá được coi là một thuốc giải co thắt, chữa nhức đầu, thiên đầu thống [4]. Nguyễn Ngọc Bình (2004) Bời lời đỏ được xếp vào danh mục các loài cây sử dụng trong các chương trình trồng cây gây rừng ở Việt Nam [5]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tố (2006) đã nêu rất chi tiết về giá trị của cây Bời lời đỏ. Gỗ dùng để đóng đồ gia dụng, làm bột giấy, củi đun. Tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất là vỏ có chứa chất nhầy dùng làm chất dịch trong công nghệ làm giấy và hương nén. Hạt chứa 45% chất dầu béo, dùng làm sáp, bôi bóng tóc, chế xà phòng, thắp sáng. Vỏ là sản phẩm ngoài gỗ có giá trị nhất vì vỏ là nguồn dược liệu quan trọng dùng đắp chữa
- 10 vết thương, sưng, bỏng hoặc sắc uống chữa ỉa chảy, kiết lỵ, thiên đầu thống. Một cây Bời lời đỏ trồng 8 - 10 tuổi trung bình có thể cho 50 – 80 kg vỏ tươi, giá bán thường được 7.000 – 10.000 đồng/1kg vỏ khô [41]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) đã ban hành Quy trình kỹ thuật trồng Bời lời đỏ, trong đó quy định nguyên tắc, nội dung và yêu cầu kỹ thuật trồng Bời lời đỏ để lấy vỏ từ khâu xác định điều kiện gây trồng, tạo cây con, trồng, chăm sóc đến bảo vệ, nuôi dưỡng, khai thác và sơ chế với chu kỳ kinh doanh từ 8 - 10 năm [3]. Năm 2007, Cục Lâm nghiệp đã ban hành bản hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cây Bời lời đỏ. Bản hướng dẫn quy định những nội dung, yêu cầu và kỹ thuật trồng rừng Bời lời đỏ, bao gồm các khâu từ xác định điều kiện gây trồng, giống, tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng để kinh doanh gỗ và khai thác vỏ, chu kỳ 7 - 30 năm. Hướng dẫn này áp dụng cho Ban quản lý dự án “Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên – KFW6” tại tất cả các cấp để áp dụng, quản lý và giám sát [12]. Theo Cục Lâm nghiệp (2007) thì giá thành/1 cây giống (kể cả lãi) là 974 đồng. Trồng thuần loài với mật độ là 1.667 cây/ha (3 x 2 m) thì tổng vốn đầu tư cho nhóm lập địa B là: 5.788.750 đồng/ha và tổng vốn đầu tư cho nhóm lập địa C, D2 là: 6.397.205 đồng/ha [13]. Trần Văn Đức (2007) khi nghiên cứu tập quán canh tác của đồng bào Băhnar làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển lâm nghiệp xã hội. Tác giả đã trồng thử nghiệm 3 ha Bời lời đỏ ở xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Trong những năm đầu trồng xen Gừng, củ Tím... (khi cây chưa khép tán) để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân. Mô hình cũng góp phần hạn chế tập tục đốt nương làm rẫy của người dân địa phương [18].
- 11 Theo Bảo Huy (2009) cho thấy đối với chu kỳ 2 và 3 cần để lại 2 – 3 chồi/gốc, Bời lời đỏ sẽ có hiệu quả cao nhất về sinh khối và lượng hấp thụ CO2, trong đó khả năng hấp thu CO2 tối ưu từ 3 - 84 tấn, tăng theo tuổi của mô hình. Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của canh tác cây Sắn độc canh trên đất nương rẫy. Cây Sắn trồng độc canh chỉ qua 3 - 4 năm đã làm đất bạc màu và không thể tiếp tục canh tác. Với sự đóng góp của cây Bời lời đỏ đã tạo nên việc sử dụng đất khá bền vững, nông dân có thể kinh doanh dài ngày và có thu nhập ổn định. Bên cạnh giá trị về kinh tế và ổn định về đất đai, mô hình với cây Bời lời đỏ được kinh doanh theo nhiều chu kỳ đã giúp cho việc hấp thụ và lưu giữ một lượng carbon khá lớn, như vậy nó còn có ý nghĩa làm giảm khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường sinh thái [28]. Võ Đại Hải (2010) cho rằng nên trồng Bời lời với các mật độ: 660 cây/ha (5 x 3 m); 1.000 cây/ha (5 x 2 m); 1.660 cây/ha (3 x 2 m) hoặc 2.500 cây/ha (2 x 2 m) tùy theo phương thức trồng. Có thể trồng thuần loài theo băng hay hỗn loài theo hàng hoặc băng với Cà phê, Điều,... Tốt nhất nên trồng phân tán theo băng 2 - 3 hàng ven đường quanh nhà hay theo đám xen với cây ăn quả trong vườn nhà [19]. Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Quang Dương, Nhữ Văn Kỳ (2010) đã đưa cây Bời lời đỏ vào danh mục các loài cây trồng lấy lâm sản ngoài gỗ, các tác giả đã nêu khái quát về đặc điểm sinh học (hình thái, sinh thái), điều kiện gây trồng, giống và tạo cây con, trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, tỉa thưa, khai thác và bảo quản sản phẩm [44]. Năm 2011, tác giả Mai Minh Tuấn đã nghiên cứu đánh giá sinh trưởng Bời lời đỏ và hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng Bời lời theo ba phương thức trồng ở các địa phương khác nhau của tỉnh Gia Lai. Đó là: Bời lời xen Sắn, Bời lời xen Cà phê và trồng rừng thuần loài Bời lời [43]. Trần Thị Thúy Hằng (2011) [22] thực hiện đề tài cấp cơ sở đã điều tra khảo sát quần thể rừng trồng và cây trồng phân tán Bời lời tại một số điểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn