intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác định và phân loại được điều kiện lập địa cho những khu vực xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ. Đề xuất được hướng sử dụng lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LÃ NGUYÊN KHANG NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG CHỐNG XÓI LỞ VEN SÔNG VÀ KÊNH RẠCH VÙNG NƯỚC LỢ LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LÃ NGUYÊN KHANG NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG CHỐNG XÓI LỞ VEN SÔNG VÀ KÊNH RẠCH VÙNG NƯỚC LỢ Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số : 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học TS. PHÙNG VĂN KHOA HÀ NỘI, 2010
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bờ biển Việt Nam nằm trài dài trên 3.200km với 114 cửa sông lớn nhỏ và có thể chia làm 4 vùng tự nhiên là Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan. Hàng năm, nước ta có khoảng 6 ÷ 10 cơn bão đổ vào dải ven bờ đã và đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và đời sống của con người. Trong những thập niên qua, hiện tượng xói lở bờ sông, cửa biển tăng cả quy mô và tính chất nguy hiểm, có đến 397 đoạn bờ đã và đang bị xói lở với tổng chiều dài 920km, tốc độ bình quân 5 ÷ 10m/năm, cá biệt có đoạn 30 ÷ 50m/năm, thậm chí đến 120m/năm. Ở vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông nổi tiếng về bồi tụ, xói lở xuất hiện. Châu thổ sông Mê Kông, bờ Bồ Đề dài 36km bị xói lở 30 ÷ 50m/năm trong nhiều năm. Ở châu thổ sông Hồng, dải bờ Giao Hải - Văn Lý dài 30km bị xói lở 10 ÷ 15m/năm hơn nửa thế kỷ qua, mặc dù đã có đê kè ngăn chặn (Tiến và nnk, 2002). So sánh xói lở bờ biển Hải Hậu nằm giữa cửa Ba Lạt và Lạch Giang, qua hai giai đoạn 1965 - 1990 và 1991 - 2000, trên chiều dài gần 20km, mặc dù ít bão nhưng tốc độ xói lở tăng từ 8,6m/năm lên 14,5m/năm và diện tích xói sạt tăng từ 17ha/năm lên 25ha/năm (Thanh et al, 2004). Tác dụng của các dải rừng phòng hộ vùng ven bờ vùng cửa sông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển đất bồi tụ, hạn chế xói lở bờ, làm giảm tốc độ gió, sóng và dòng triều vùng có đê ven biển và trong cửa sông. Ngoài tác dụng chắn sóng, chắn gió bảo vệ vùng bờ, lắng đọng phù sa ..., rừng phòng hộ ven bờ còn có tác dụng cải thiện môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cư trú, sinh sản và hình thành năng suất của nhiều loài hải sản, chim nước, chim di cư, làm phong phú thêm nguồn tài nguyên động vật ven biển. Từ thực tế đã chứng minh ở vùng ven bờ nào duy trì được hệ thống rừng phòng hộ thì ở đó ngặn chặn hoặc giảm thiểu được quá trình xói lở và sa bồi cửa sông, giảm thiểu được những thiệt hại do thiên tai gây ra, điều này đã chứng tỏ những dải rừng phòng hộ ven bờ có một vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ môi trường. Mặc dù giá trị của rừng phòng hộ dải ven bờ rất lớn nhưng do chưa có phương thức và kỹ thuật quản lý thích hợp mà diện tích rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng tự nhiên bị suy giảm nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp
  4. 2 và Phát triển nông thôn, diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc tính đến hết tháng 12 năm 2008 là 64.042 ha. So với năm 1999, diện tích rừng ngập mặn là 156.608 ha thì diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm 92.566 ha, khoảng 59%. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đó là hoạt động khai phá rừng ngập mặn để lấy đất sản xuất nông nghiệp và phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản. Tham gia vào khai thác đất rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản không chỉ có các hộ gia đình sống ở vùng rừng ngập mặn, mà còn có cả những tổ chức và cá nhân có năng lực kinh tế ở các thành phố lớn, thậm chí ở nước ngoài, họ muốn đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu nhanh chóng sinh lời. Một trong những nguyên nhân quan trọng khác là việc quản lý rừng ngập mặn còn lỏng lẻo của các cơ quan Nhà nước, sự phối hợp không chặt chẽ giữa các ngành, các cấp ở địa phương trong quy hoạch và phát triển rừng ngập mặn. Nhận thức được những thiệt hại to lớn do bị suy giảm về diện tích, chất lượng rừng ngập mặn, trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng và kiên cố hoá hệ thống kè đê bờ sông, đê biển. Nhưng hàng năm nhiều đoạn đê vùng cửa sông, ven biển vẫn bị xói lở mạnh mẽ, thậm chí nứt, sạt vỡ, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội của các địa phương. Để giảm thiệt hại của thiên tai, trong những năm gần đây Chính phủ đã phối hợp với nhiều tổ chức trong và ngoài nước đầu tư kinh phí và kỹ thuật để khôi phục và trồng mới rừng phòng hộ ven bờ ở nhiều nơi như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Thanh Hoá .... Tuy nhiên, việc xây dựng và quản lý rừng phòng hộ cho dải ven biển nói chung hay các vùng cửa sông, kênh rạch nói riêng còn thiếu cơ sở khoa học. Trên thực tế phần lớn người ta trồng rừng phòng hộ ở vùng cửa sông, kênh rạch là dựa vào kinh nghiệm, họ thường áp dụng các biện pháp phân vùng chọn đất, chọn loài cây, kỹ thuật trồng rừng thông thường mà chưa có nhiều luận cứ khoa học để phân chia lập địa thích hợp với loài cây đem trồng, nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng rừng trồng. Nhằm đóng góp cơ sở khoa học cho công tác xây dựng rừng phòng hộ cửa sông, kênh rạch vùng nước lợ chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ”.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa và phân chia điều kiện lập địa Lập địa nguyên tiếng Đức là Standort, từ này gồm hai từ gộp lại là “Stand” và “Ort”, Stand có nghĩa là trạng thái, hoàn cảnh, còn Ort có nghĩa là địa phương. Như vậy, Standort có nghĩa là hoàn cảnh tự nhiên ở một địa phương hay địa bàn cụ thể. Từ Standort được các nhà khoa học Trung Quốc dịch là Li-Ti, Việt Nam dùng theo nguyên âm Hán - Việt là lập địa. Còn tiếng Anh là Site, tiếng Pháp là Station. Theo các nhà lập địa Đức: “Dưới khái niệm lập địa ta hiểu một phạm vi địa hình nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây cối” [51]. Ở Liên Xô (cũ), lập địa được hiểu là những điều kiện của nơi sinh trưởng rừng, nghĩa là các yếu tố ngoại cảnh tác động và tạo nên các kiểu rừng nhất định và ảnh hưởng tới sức sinh trưởng của rừng. Năm 1955, Hills [17] đã đưa ra định nghĩa lập địa như sau: “Lập địa là một phức hợp hoàn cảnh của khí hậu, địa hình, nền vật chất tạo đất, đất, nước ngầm, cộng đồng của động thực vật và con người”. Năm 1971, dựa theo thuyết lâm hình của Sucasep (1958). W.Schwanecker [51] đã đưa ra các yếu tố hình thành lập địa (bảng 1.1). Bảng 1.1. Các yếu tố hình thành lập địa (W.Schwanecker, 1958) Các yếu tố tĩnh: Khí hậu Sinh thái cảnh Địa hình (lập địa theo Sinh địa quần Đất nghĩa hẹp) thể tự nhiên Các yếu tố động: Sinh địa quần (lập địa theo Thế giới động vật thể nhân tác Quần thể nghĩa rộng) Thế giới thực vật sinh vật Thế giới vi sinh vật Các yếu tố nhân tác: Xã hội con người
  6. 4 Như vậy, khái niệm lập địa bắt đầu từ khái niệm sinh thái phát sinh và mang tính chất khu vực, không gian thuộc về một lãnh thổ bất kỳ, bắt đầu từ toàn bộ trái đất và kết thúc ở một khoảnh nhỏ bé. Tóm lại, xác đinh lập địa tức là xác định những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng và quyết định đến sự hình thành các kiểu quần hệ thực vật khác nhau (quần thể tự nhiên và thứ sinh) và năng suất sinh trưởng của chúng. Các nhà lâm nghiệp Đức như Krutch (1814, 1849) Pleil (1821, 1829), Ramann (1867, 1885) và Valter (1887, 1925) tiến hành nghiên cứu lập địa trong mối quan hệ hẹp đó là mối quan hệ giữa sinh trưởng của thực vật rừng với các yếu tố của môi trường thông qua khí hậu, địa hình, đất mà không cần chú ý tới yếu tố địa lý. Thực chất của phương pháp này là phương pháp phân kiểu lập địa. Sau này phương pháp này vẫn được John.R.Fones (1969) [61] sử dụng. Sang thế kỷ 20 phương pháp phân vùng lập địa của Krauss (1825, 1835, 1935, 1954) ra đời bằng việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thực vật rừng và lập địa trong một không gian nhất định, nó bao gồm việc mô tả, phân tích, hệ thống hóa và vẽ bản đồ từng lập địa riêng lẻ. Sau đó ngành lâm nghiệp Đức đã kết hợp hai phương pháp trên thành một phương pháp điều tra lập địa tổng hợp và kết quả điều tra lập địa lâm nghiệp ở vùng đồng bằng và trung du Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) do Kopp và Schwanecker làm, tương đồng với kết quả điều tra phân vùng lập địa nông nghiệp do Schmidt và Dietmann làm năm 1974. Tổng kết các kinh nghiệm điều tra lập địa trong và ngoài nước, các giáo sư H.I.Friedler,W.H. Neber và W. Hunger (1982) (trích dẫn từ Nguyễn Văn Khánh (1996)) [22] đã biên soạn “Giáo trình điều tra lập địa chú ý tới vùng nhiệt đới”, giáo trình này đã đưa ra các đơn vị lập địa cơ bản, như: vùng sinh trưởng, khu sinh trưởng, phạm vi bức khảm và dạng lập địa. Mỗi đơn vị lập địa đều có sự so sánh với đơn vị khí hậu và đơn vị cảnh quan cụ thể. Trên cơ sở học thuyêt Docuchaep, ở Nga và Liên Xô (cũ) lại có nhiều kiểu phân chia tự nhiên để phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp. Trong lâm nghiệp
  7. 5 Sucasep cho rằng “Kiểu rừng chỉ có thể phân loại ở nơi có rừng, nơi không có rừng cần xác định kiểu điều kiện lập địa. Kiểu điều kiện lập địa là tập hợp những khoảnh đất có khả năng xuất hiện những thực vật giống nhau, nghĩa là ở phức hệ giống nhau về các yếu tố tự nhiên, như: khí hậu, đất đai,…”, cùng thời điểm đó Pronhepnhiac, một chuyên gia trồng rừng đã đưa ra phương pháp xác định lập địa phục vụ cho trồng rừng và phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi ở Ucraina (1955). Trên cơ sở của hai yếu tố độ phì và độ ẩm có sự tham gia của thực vật chỉ thị, ông chia độ phì ra 4 nhóm, mỗi nhóm ứng với một kiểu rừng nhất định. Độ ẩm đất chia ra làm 6 cấp từ khô đến đầm lầy. Độ ẩm và độ phì kết hợp với nhau dưới một điều kiện khí hậu nhất định tạo ra các đơn vị lập địa. Sau đó một hướng phân loại lập địa khác được thực hiện bởi các nhà khoa học Blaglovidop, Buakep (1958, 1959) và Trectov (1977, 1981). Blaglovidop và Buakep cho rằng đặc điểm quần hệ thực vật rừng hình thành phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu, đá mẹ hình thành đất, địa hình và mức độ thoát nước. Theo Trectop (trích dẫn từ Đỗ Đình Sâm,1990) [31] ba yếu tố này phản ánh tiềm năng sản xuất của lập địa và tác động tổng hợp thông qua sự hình thành các kiểu mùn của đất rừng nghĩa là mỗi kiểu mùn hình thành phản ánh đặc điểm của ba yếu tố trên. Ở Trung Quốc, khái niệm lập địa được du nhập vào từ những năm sau giải phóng (1950) nhưng phát triển rất chậm chạp, mãi đến những năm 90 của thế kỷ XX các nhà khoa học Trung Quốc mới thực sự chú ý đến nó. Năm 1993, Dương Kế Cảo (trích dẫn từ Nguyễn Văn Khánh, 1996) [22] đã tiến hành áp dụng phương pháp điều tra và phân vùng lập địa ở Thái Hàng Sơn - một khu vực rộng lớn (100.000 km2) thuộc Đông Bắc Trung Quốc. Sáu cấp phân vị đã được tác giả sử dụng để điều tra là: (1) Cấp khu lập địa; (2) Cấp á khu lập địa: Phân chia theo sự khác nhau của khí hậu có sự tham khảo của địa mạo và thực vật; (3) Tiểu khu lập địa: Phân chia theo địa mạo và nham; (4) Nhóm kiểu lập địa: Phân chia theo độ cao tuyệt đối, hướng dốc, vị trí dốc, độ dốc (dưới 150 và trên 150 ); (5) Kiểu lập địa: Phân chia theo độ dày tầng đất (dưới 30cm và ≥ 30cm), chất đất (sét - thịt - thịt pha cát - cát); (6) Kiểu phụ lập địa: Phân chia theo độ dày tầng đất mặt (dưới 15cm và
  8. 6 ≥ 15cm), độ pH (pH < 6,5; pH: 6,5 ÷ 7,5; pH > 7,5) mức nước ngầm (nông < 0,5m; trung bình: 0,5m ÷ 1,5m; sâu > 1,5m). Ngoài ra, một số nghiên cứu khác về lập địa trên thế giới được thực hiện trên một diện tích hẹp, đó là sử dụng kiểu lập địa để đề xuất tập đoàn cây trồng như trong nghiên cứu của Petec.R.Stevens (1986), hoặc ở Úc đã tiến hành đánh giá độ thích hợp của một loài cây cụ thể trên một lập địa cụ thể (trích dẫn từ Nguyễn Văn Khánh, 1996) [22]. 1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của vùng nước lợ Nước lợ là nước có độ mặn cao hơn nước ngọt nhưng không cao bằng nước mặn. Nước lợ có thể được tạo ra do sự pha trộn nước ngọt với nước biển như vùng cửa sông hoặc do các bể nước ngầm/tầng ngậm nước bị ảnh hưởng bởi các loại hoá thạch lợ. Về phương diện kỹ thuật, hàm lượng muối trong nước lợ dao động trong khoảng từ 0,5 ÷ 30 g/lít và thường được biểu thị bằng 0.5 ÷ 30 phần nghìn (ppt hoặc ‰). Nhìn chung, trong nhiều trường hợp, độ mặn của nước lợ không cố định mà nó thay đổi theo không gian và thời gian (Wikipedia, 2009). Vì vậy, theo khái niệm này thì toàn bộ vùng cửa sông Hồng của Việt Nam thuộc môi trường nước lợ do có độ mặn trong khoảng 9.2 – 26.7‰ (Wösten và cộng sự, 2003) [60] . Trong tự nhiên, các vùng nước lợ thường gặp chủ yếu bao gồm các vùng cửa sông, khu vực rừng ngập mặn, biển nước lợ (như biển Baltic - vùng nước lợ lớn nhất thế giới, biển Đen) và hồ nước lợ (như hồ Chillka - Ấn Độ, Hồ Charles - Hoa Kỳ, Hồ de Oviedo tại Cộng hòa Dominicana) (Wikipedia). Tuy nhiên, vùng nước lợ chủ yếu ở Việt Nam tập trung vào các vùng cửa sông chính như sông Hồng (cửa Ba Lạt - Nam Định), sông Thái Bình (cửa Thái Bình), sông Mã (cửa Hới - Thanh Hoá), sông Cả (cửa Hội - Hà Tĩnh) và các cửa của sông Mekong ở miền Nam (Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Văn Tuần, 2001) [21] . Các vùng cửa sông được chia làm 3 loại chính, bao gồm cửa sông ưu sóng (wave-dominated, như cửa Ba Lạt (sông Hồng) tại Nam Định), cửa sông ưu phù sa
  9. 7 (fluvial dominated, như cửa sông Mekong tại miền Nam Việt Nam) và cửa sông ưu thuỷ triều (tide-dominated) (Maren, 2004) [57] . Sự xâm mặn từ biển khơi vào các cửa sông do sóng biển có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho canh tác nông nghiệp và thuỷ sản nước ngọt nhưng lại mang lại những nguồn lợi rất lớn cho nền canh tác nông ngư nước lợ (Hoanh và cộng sự, 2009) [59]. Chiều dài vùng nước lợ của cửa sông thay đổi tương đối lớn theo không gian và thời gian. Chẳng hạn, một số vùng cửa sông (của Pháp) thường có chiều dài khoảng 25 ÷ 75 km nhưng ảnh hưởng của sóng thuỷ triều có thể vươn tới cự ly khoảng 133 km tính từ cửa sông về phía đất liền (Mikhailova và Isupova, 2005) [62]. Trong khi đó, một số vùng cửa sông ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có chiều dài vùng nước lợ từ 20 ÷ 30 km tính từ mặt giáp biển về phía ngược dòng sông (Nguyen và Savenije, 2006) [52]. Tại các vùng cửa sông trong khu vực Đông Nam Á, do lũ lụt diễn ra mạnh mẽ cho nên gây ảnh hưởng lớn tới hiện tượng xói lở đất ven bờ, ven biển. Chẳng hạn, vùng cửa sông Hồng của Việt Nam có thể xem là một ví dụ khá điển hình, bởi vì trong khi ở chỗ này có quá trình tích tụ phù sa nhanh chóng thì chỗ khác lại diễn ra quá trình xói lở nghiêm trọng. Thậm chí, có những nơi chỉ trong 2 thập kỷ đã có tới 2 km đất bị xói lở và cuốn trôi trong khi có chỗ được bồi tụ tới 5 km (Maren, 2004) [57] . 1.1.3. Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái dưới thảm thực vật vùng cửa sông, ven biển Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thực vật vùng cửa sông, ven biển đã có nhiều tác giả đề cập đến. Theo V.J. Chapman (1975) [55], có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật vùng này đó là: Nhiệt độ, thể nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy triều, dòng chảy hải lưu, biển nông. V.J. Chapman (1975) [55], P.B. Tomlinson (1986) [67] cho rằng nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố của thực vật. Thực vật ở vùng cửa sông, ven biển sinh trưởng tốt ở môi trường
  10. 8 có nhiệt độ ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dưới 200C, biên độ nhiệt theo mùa không vượt quá 100C. P.Saenger và cộng sự (1983) (trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [41] đã giải thích sự có mặt thực vật ngập mặn ở một vùng nào đó tùy thuộc nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước. A.N. Rao (1986) [64] nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lượng mưa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nước ngọt cho thực vật tăng trưởng và phát triển. Trong các nhân tố sinh thái thì độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, phân bố các loài thực vật ở vùng nước lợ. De Hann (1931) (trích dẫn từ Aksornkoae, 1993) [53] cho rằng rừng ngập mặn tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10 ÷ 30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm; nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 ÷ 30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0 ÷ 10‰ Yếu tố giới hạn sự phân bố của rừng ngập mặn là sự thiếu vắng muối trong đất và nước. Mỗi loại cây ngập mặn chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn trong đất tăng và tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngắn, lá nhỏ và dày hơn (A.N. Rao, 1986) [64]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây ngập mặn có thể tồn tại được trong nước ngọt một thời gian nào đó, nhưng sinh trưởng của cây giảm dần, sau vài tháng nếu không được cung cấp một lượng muối thích hợp thì cây sinh trưởng rất kém, lá cây có nhiều chấm đen và vàng do sắc tố bị phân hủy, lá sớm rụng. Hầu hết các cây ngập mặn đều sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 25 ÷ 50‰ độ mặn nước biển. Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự, 1983) (trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [41]. Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn, 1967; S. Aksornkoae và cộng sự, 1985) (trích dẫn Aksornkoae, 1993) [53]. Đất rừng ngập mặn là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O2, giàu H2S, rừng ngập mặn thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dưỡng. A.Karim và cộng sự
  11. 9 cho biết sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan đến số lượng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày. S. Aksornkoae (1993) [53] nghiên cứu đất ngập mặn ở Thái Lan, còn A. Karim (1983, 1988) nghiên cứu đất ngập mặn ở Sundarbans - Banglades có độ pH từ 6,5 ÷ 8; độ mặn của đất từ 3,3 ÷ 17,3‰ và ông chia đất làm 3 loại: loại có độ mặn thấp dưới 5‰, loại có độ mặn trung bình từ 5 ÷ 10‰ và loại có độ mặn cao trên 15‰. J.K. Choudhury (1994) [56] nghiên cứu tính chất lý hóa của đất rừng ngập mặn ở Sundarbans - Ấn Độ cho thấy đất ở tầng 0 ÷ 15cm có tỷ lệ cát từ 15,25 ÷ 49,25%; độ pH từ 7 ÷ 8; N: 0,02 ÷ 0,09%; P: 0,1 ÷ 0,2%; CaO: 0 ÷ 6%; C: 0,5 ÷ 1,0%. Nhìn chung, trên thế giới kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực, như: điều kiện đất đai, kỹ thuật trồng rừng cây ngập mặn, trồng rừng chống xói lở ven sông/kênh rạch vùng nước lợ đã ít nhiều được quan tâm đề cập, tuy nhiên kinh nghiệm được tổng hợp về vấn đề này còn hạn chế, mang tính chất nhỏ lẻ. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu phần lớn chỉ mang tính địa phương, rất khó vận dụng từ quốc gia này sang quốc gia khác, cùng này sang vùng khác. Vì vậy, việc nghiên phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ tại một địa phương cụ thể là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay. 1.2. Trong nước 1.2.1. Những nghiên cứu về lập địa và phân chia điều kiện lập địa Những công trình nghiên cứu đầu tiên trong nước mang nội dung của lập địa đó là: “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam” của Trần Ngũ Phương [26], mặc dù thực chất của nghiên cứu này là phân loại rừng dựa vào sinh thái phát sinh nhưng phần nào đã mang nội dung của lập địa đó là trạng thái đất đai tương ứng với trạng thái rừng. Còn công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” [44] của Thái Văn Trừng đã đi sâu hơn Trần Ngũ Phương, đó là ngoài những nhân tố thuộc lập địa theo nghĩa hẹp như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng. Tác giả còn sử dụng các nhân tố thuộc lập địa theo nghĩa rộng đó là yếu tố thực vật và yếu tố nhân tác, vì thế khái niệm lập địa là sinh địa quần thể nhân tác.
  12. 10 Đến cuối thập niên 60, việc nghiên cứu về lập địa để xác định loại hình thực vật và loại cây trồng thích hợp được ngành Lâm nghiệp chấp nhận trên cơ sở phương pháp điều tra lập địa tổng hợp của nước Đức. Tuy nhiên điều kiện lập địa được nghiên cứu trên vùng đất rộng và gần như chưa đề cập đến điều kiện lập địa của các vùng ngập mặn ven biển, cửa sông, kênh rạch. Năm 1982, Labrousse đã dùng hai thành phần địa hình, địa mạo và thổ nhưỡng để xác lập một bản đồ lấy tên chung là Land form map, trong đó địa hình, địa mạo lấy yếu tố kiểu địa hình tổng hợp với 2 yếu tố của thổ nhưỡng là nền vật chất tạo đất và độ dày tầng đất. Từ bản đồ này kết hợp với bản đồ kiểu khí hậu sẽ thuyết minh được điều kiện lập địa ở từng địa bàn cụ thể. Trong các thành phần và chỉ tiêu tham gia xây dựng bản đồ Land form thì vùng ven biển, cửa sông của Việt Nam có được đề cập đến với đơn vị địa mạo thổ nhưỡng là đồng bằng phù sa sông/biển; điều kiện thổ nhưỡng bao gồm (Đất Mangrove ngập theo triều, đất chua phèn, đất mặn) và tương ứng là kiểu địa hình: Địa hình ngập mặn, địa hình trũng bằng và địa hình bằng. Năm 1985, Trectop đã nghiên cứu và phân loại các kiểu lập địa đất rừng Việt Nam, trong đó có cũng có đề cập đến các kiểu lập địa ở vùng ven sông, ven biển đó là những kiểu lập địa sau: Kiểu lập địa Đất Thực vật Đất thoát nước yếu vùng trũng thấp Đất phù sa glây tầng Rừng kín thoát nước và ven sông mặt kém ven bờ Đất thoát nước yếu vùng trũng thấp Đất mặn glây Rừng thưa cây tràm ven bờ biển Đất đọng nước ven bờ biển Đất mặn glây Rừng ngập mặn Những thành tựu trong nghiên cứu đất lâm nghiệp phải kể đến sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Bình (1970, 1979, 1986). Sự tổng quát hóa công trình nghiên cứu
  13. 11 đã cho thấy đặc điểm cơ bản của đất đai theo phát sinh học và tính quy luật của diễn thế rừng trong tương lai. Quá trình hình thành đất gắn liền với sự hình thành và phát triển của rừng theo một quy luật tự nhiên nhất định, trong lâm học gọi đó là vòng tuần hoàn sinh học. Các nghiên cứu về đất của nhiều tác giả đã khẳng định vai trò quyết định của chất hữu cơ trong quá trình hình thành độ phì đất, trong đó hàm lượng mùn là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá độ phì đất, chọn đất cũng như các mô hình, các kiểu sử dụng đất nông - lâm nghiệp phù hợp. Một nghiên cứu ứng dụng quan trọng mở ra một hướng mới là việc xây dựng quy trình điều tra lập địa đã được thực hiện và đưa vào áp dụng ở Việt Nam thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng, các tác giả, như: Nguyễn Ngọc Nhị, Võ Văn Du, Nguyễn Văn Thường, Đỗ Thanh Hoa (1971), từ đó ngành lâm nghiệp nước ta đã lấy quy trình này và hoàn thiện dần vào các năm 1976, 1982, 1984, 1992 để phục vụ kinh doanh rừng đặc biệt là phân chia điều kiện lập địa trồng rừng. Năm 1996, Nguyễn Văn Khánh đã có những đóng đáng kể trong nghiên cứu phân vùng lập địa lâm nghiệp của Việt Nam [22]. Những đóng góp đó là: (1) Lần đầu tiên ở Việt Nam các cấp phân vị lập địa lâm nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh để sử dụng thống nhất cho cả nước; (2) Các cấp phân chia, các chỉ tiêu tương ứng được xác lập và định lượng cụ thể; (3) Đưa mùa nhiệt (mùa nóng, mùa lạnh) và mùa mưa ẩm (mùa mưa, mùa khô) vào tham gia phân chia và cải tiến bảng phân kiểu khí hậu 3 yếu tố của Gausen và Legris thành bảng phân kiểu khí hậu thành 4 yếu tố; (4) Sử dụng kiểu địa hình để hỗ trợ cho việc nội suy khí hậu ở những nơi mà trạm khí tượng thủy văn quá thưa hoặc không có vì sự đồng nhất về độ cao, độ chia cắt,…. của địa hình phần nào quyết định sự đồng nhất của khí hậu; (5) Xây dựng bản đồ lâm nghiệp Việt Nam đến cấp tiểu vùng với 4 bảng tra thuộc 4 thành phần: Khí hậu, địa hình, đất và thực vật từ bản đồ và các bảng tra kèm theo có thể hiểu được điều kiện lập địa ở một lãnh thổ cần thiết một cách nhanh chóng đồng thời căn cứ vào đó để đề xuất ý kiến sử dụng.
  14. 12 Các nghiên cứu về phân chia điều kiện lập địa cho những vùng đất dốc, đồi núi đã được nghiên cứu khá kỹ và đã được xây dựng thành quy trình còn những vùng đất bằng, ven sông, ven biển mới chỉ dừng lại ở một số nghiên cứu mang tính chất liên quan, phục vụ cho việc xác định điều kiện lập địa. Một số nghiên cứu điển hình như sau: Lê Văn Tự (1994) đã thiết lập bản đồ thổ nhưỡng hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Tác giả căn cứ vào tình trạng ngập mặn (thường xuyên hay theo con nước) và tầng sinh phèn nông (0 ÷ 50 cm) hay sâu (trên 50 cm) đã chia nhóm đất mặn chủ yếu ở Cần Giờ thành 7 loại, trong đó loại đất ngập mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông nhiều bã hữu cơ ngập mặn thường xuyên chiếm 27.280 ha. Nguyễn Ngọc Bình (1996) [3] đã nghiên cứu các loại đất ở rừng ngập mặn Cà Mau, đất ngập mặn mùn rất loãng không có thực vật phân bố, đất ngập mặn mùn loãng có Mắm trắng tiên phong cố định bãi bồi, đất ngập mặn dạng sét, đất ngập mặn phèn tiềm tàng sét mềm có Đước, đất ngập mặn phèn tiềm tàng cứng có Đước, Đà, Cóc trắng. Đối với đất ngập mặn, Ngô Đình Quế và các cộng sự (2003) cho rằng: Chất hữu cơ là một trong những nhân tố quyết định đến sinh trưởng của rừng, nếu hàm lượng chất hữu cơ trong đất ngập mặn thấp hơn 1% thì sinh trưởng xấu, nhưng nếu quá cao, lớn hơn 15% thì cũng kìm hãm sinh trưởng của cây và cũng có thể làm cây trồng bị chết do môi trường đất bị ô nhiễm [29]. Ngô Đình Quế, Ngô An (2001) [28] đã cứu đề xuất các tiêu chuẩn phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển với tỷ lệ bản đồ 1/10.000 – 1/25.000 phục vụ cho công tác trồng rừng và kinh doanh rừng. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về đất ngập mặn ở Việt Nam thì nước ta gồm có các loại đất ngập mặn chính là: - Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng; - Đất ngập mặn phèn tiềm tàng;
  15. 13 - Đất ngập mặn than bùn phèn tiềm tàng. Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành xây dựng bản đồ đất ở đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ: 1/250.000 và đã phân chia đất ngập mặn thành 3 đơn vị chính là: - Đất ngập mặn phần lớn dưới rừng ngập mặn (Gleyic-Salic-Fluvisols); - Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Salic-Proto-Thionic- Fluvisols, Sulfidic material 0 ÷ 50cm); - Đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn (Salic-Proto-Thionic- Fluvisols, Sulfidic material > 50cm). Năm 2003, Ngô Đình Quế đã phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển Việt Nam và phân chia lập địa ứng dụng cho vùng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở kết quả khảo sát nghiên cứu, phân tích kế thừa các thành quả về đất rừng ngập mặn với các thảm thực vật và diễn biến của chúng. Tác giả đã phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng ven biển ngập mặn ở Việt Nam theo hệ thống Miền - Vùng - Tiểu vùng - Dạng lập địa. - Miền lập địa: là đơn vị lập địa lớn nhất được phân chia, dựa vào đặc điểm khí hậu, chế độ nhiệt trong năm. - Vùng lập địa: được phân chia dựa vào số tháng lạnh trong năm, lượng mưa và phân bố của loài cây ngập mặn “thực thụ” chủ yếu để phân chia. - Tiểu vùng lập địa: trong mỗi vùng tuỳ điều kiện cụ thể đưa vào 4 yếu tố sau đây để phân chia thành các tiểu vùng: + Độ mặn của nước: chủ yếu là độ mặn và mức độ biến động về độ mặn của nước trong năm, phụ thuộc vào ảnh hưởng của nước thượng nguồn nhiều hay ít. + Sản phẩm bồi tụ + Đặc điểm địa hình (bằng phẳng, ít dốc, dốc, lồi lõm) - Dạng lập địa: đây là đơn vị phân chia lập địa nhỏ nhất, là đơn vị cơ sở để chọn và bố trí cây trồng, xác định kỹ thuật, phương thức trồng và phục hồi rừng ở
  16. 14 mỗi địa phương cụ thể. Để phân chia dạng lập địa của vùng đất ngập mặn ven biển Việt Nam tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng có thể dựa vào các yếu tố sau đây để phân chia: + Chế độ ngập triều + Độ thành thục của đất (kiểm tra bằng thực vật chỉ thị) + Loại đất (chính và phụ) 1.2.2. Nghiên cứu về thực trạng ven sông, kênh rạch vùng nước lợ Vùng nước lợ của Việt Nam chủ yếu được phân bố ở vùng cửa sông và vùng duyên hải, như: đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Đây cũng chính là những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà việc nghiên cứu về điều kiện lập địa, triển khai các dự án trồng rừng phòng hộ ven bờ trong những vùng này ít được để ý và phát triển theo đúng tầm quan trọng của nó. Vì vậy, cho tới nay, nhìn chung các nghiên cứu về lập địa phục vụ trồng rừng ven bờ vùng nước lợ ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Phần lớn các kết quả nghiên cứu nhỏ lẻ và thiếu tính hệ thống. Tuy vậy, cũng có một số nghịên cứu có giá trị thực tiễn lớn trong việc khởi đầu và đặt nền móng cho hướng nghiên cứu này trong tương lai. Các công trình liên quan được tổng hợp trong một số vấn đề chính dưới đây: Vùng ven biển Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long thường là vùng nước lợ và đất có hàm lượng phèn cao. Độ mặn ở vùng cửa sông của nước ta có nơi lên tới 40‰ ở cự ly 20 ÷ 115km so với bờ biển. Trong khi đó, độ mặn của nước trên các kênh nội đồng vùng nước lợ ven biển (Bạc Liêu) thường dao động trong khoảng từ 3 ÷ 26‰. Độ mặn thường xâm nhập sâu nhất vào mùa khô và bị đẩy xa nhất vào mùa mưa lũ trong năm (Huỳnh Minh Hoàng, 2005 [15]; Nguyễn Thị Phương, 2006) [27]. Tuy nhiên, trong những vùng đất lợ, phèn như vậy vẫn có thể trồng các loài cây cỏ, như: cỏ Voi, Ghine, Ruzi và cây Trichanthera vừa có tác dụng làm thức ăn cho gia súc, vừa có tác dụng bảo vệ đất giảm xói mòn bề mặt (Phạm Đức Nghị, 2005) [24] .
  17. 15 Hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển là một dạng thiên tai xảy ra khá phổ biển ở hầu hết vùng ven biển nước ta, gây hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái (Đào Đình Châm, Nguyễn Văn Cư, 2007 [5]; Hà Quang Hải, 2007) [12]. Xói lở thường xảy ra mạnh nhất ở những bờ lõm của các vùng uốn, nhất là ở những nơi không có công trình bảo vệ. Bên cạnh đó, xói lở còn xảy ra ở đoạn sông có cầu, hoặc nơi đoạn sông thẳng nhưng giữa lòng sông không có bãi cát nổi. Xói lở có những nơi đạt 20 ÷ 30m/năm và độ dài xói lở có khi đạt tới trên 1000 m (vùng cửa sông Thạch Hãn). Về bản chất, khi lượng bùn cát vận chuyển tới nhỏ hơn lượng bùn cát được vận chuyển đi thì xảy ra xói lở. Vì vậy, hoạt động xói lở thường xảy ra mùa đông và bồi tụ thường xảy ra vào mùa hè. Đối với các vùng hạ lưu, xói ngang phổ biến hơn xói đáy và nhìn chung có xu hướng trượt xuôi theo dòng chảy (Đào Đình Châm, Nguyễn Văn Cư, 2007 [5]; Phạm Huy Tiến, 2007)[39]. Nguyên nhân xói lở do các yếu tố nội sinh (như kiến tạo địa chất, đặc điểm địa hình), ngoại sinh (như sóng và gió, lưu lượng dòng chảy và lượng vận chuyển bùn cát), nguyên nhân nhân sinh (khai thác sa khoáng, phá rừng ven bờ, xây dựng các công trình đập giữ nước…) (Đào Đình Châm, Nguyễn Văn Cư, 2007 [5]; Hà Quang Hải, 2007) [12]. Các kết quả nghiên cứu của Phan Minh Thu và Jacques Populus (2007) [63] về rừng cửa sông Mekong ở khu vực Trà Vinh đã cho thấy trong một khoảng thời gian dài từ 1965 - 2001, diện tích rừng trong khu vực này đã bị giảm đáng kể làm tăng thêm tác hại của hiện tượng xói lở đất, sự xâm mặn của sóng biển do hậu quả của chiến tranh, khai thác và sử dụng quá mức cho các mục tiêu dân dụng và đặc biệt phục vụ các vùng nuôi tôm với cường độ lớn. Phương pháp nghiên cứu về xói lở ven bờ, cửa sông, ven biển chủ yếu bao gồm: kế thừa, phương pháp khảo sát theo tuyến, sử dụng GIS - Viễn thám; Chuyên gia, hội thảo, đánh giá tác động môi trường (Phạm Huy Tiến, 2006 [39]; Đỗ Quang Thiên, 2007 [35]; Phan Minh Thu và Jacques Populus, 2007) [63].
  18. 16 Năm 2004, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thực hiện đề tài: “Xác định phương pháp dự báo sạt lở và lập hành lang ổn định bờ sông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre” [50]. Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích các diễn biến địa hình bờ, lòng sông, hình thái sông, đề tài đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng xói lở bờ và bồi lắng lòng sông chính là do dòng nước. Nền địa chất bờ sông khá mềm yếu thúc đẩy nhanh quá trình sạt lở. Dòng chảy ngầm từ bờ là nguyên nhân tạo nên xâm thực ngang lòng sông đối với những nơi đất bờ sông có kết cấu rời rạc. Ngoài ra, sóng do các loại tàu thuyền hoạt động trên sông với mật độ lớn cũng làm tăng nhanh quá trình sạt lở bờ sông. Riêng hiện tượng bồi lắng mạnh mẽ tại các vùng cửa sông phần lớn do phù sa từ thượng nguồn đổ về. Song song với các nguyên nhân này, hiện tượng xói lở bờ sông còn do quá trình khai thác các bãi bồi, khai thác cát trên sông, các công trình xây dựng dọc theo bờ sông làm thay đổi điều kiện dòng chảy và lòng dẫn, gây mất ổn định hình thái lòng sông dẫn đến tình trạng xói lở bờ ngày càng nghiêm trọng trên các tuyến sông, rạch. Cơ chế của quá trình sạt lở xảy ra như sau: lớp đất mềm yếu, lớp cát phía dưới bị xói nhanh hơn lớp đất mặt làm cho mái bờ sông dốc và bị sạt lở tạo cho mái bờ sông mới có tính ổn định tạm thời. Sau đó lớp đất phía dưới bị xói nhanh hơn lớp đất trên mặt và làm cho mái bờ sông lại trở nên dốc và tiếp tục cho một đợt lở mới. Sạt lở bắt đầu từ hiện tượng xuất hiện các vết nứt trên mặt bờ sông với chiều dài từ 5m có nơi đến 20m, có khi sát mép nước có khi cách bờ từ 3 ÷ 15m. Để phòng chống hiện tượng xói lở ven sông ở nước ta, Đinh Văn Ưu và cộng tác viên (2005) [48] đã đề ra sự cần thiết phải kết hợp các biện pháp công trình (trồng rừng, xây kè chống xói lở) và biện pháp phi công trình (theo dõi diễn biễn xói lở, lập cơ sở dữ liệu, và dự báo; thông tin dự báo kịp thời, tuyên truyền; điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tễ - xã hội cho phù hợp tình trạng và xu hướng xói lở). Theo hướng này, Hoàng Văn Huân (2005) [20] đã nghiên cứu dự báo sạt lở, bồi tụ hệ thống sông khu vực hạ du sông Đồng Nai - Sài Gòn trong các năm 2004, 2005, 2006, 2010 và đề xuất giải pháp phối hợp các công trình thượng nguồn; khai
  19. 17 thác hạ du; quy hoạch giao thông thủy; mở tuyến luồng; khai thác cát; giáo dục cộng đồng trong phòng chống xói lở ven bờ. Vũ Xuân Thường (1998) [36] khi nghiên cứu đề tài: “Điều tra hiện trạng và xây dựng quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng bảo vệ - khai thác một số sinh vật thuộc 60 ha nước lợ bãi ngoài đê sông Thái Bình, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” đã cho thấy vùng nước lợ tuy được bồi đắp hàng năm nhưng địa hình thấp trũng, chỉ cấy được 1 vụ lúa chiêm, thời gian còn lại trong năm bị bỏ hoang do nền đất không ổn định và bị ngập nước nhiều. Trong phần đề xuất, tác giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết tiến hành công tác phòng chống xói lở và trồng cây ven bờ, ven kênh rạch vùng nước lợ để đảm bảo phòng hộ cho nông nghiệp. 1.2.3. Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, sinh trưởng của thảm thực vật ven bờ vùng nước lợ Trong luận án tiến sỹ khoa học “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam” của Phan Nguyên Hồng (1991) đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lý, sinh khối … rừng ngập mặn Việt Nam [18]. Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai trò quyết định sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật vùng ngập mặn. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực vật này. Theo Thái Văn Trừng (1998) [44] có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh rừng ngập mặn: Thứ nhất là tính chất lý hóa của đất, thứ hai là cường độ và thời gian ngập của thủy triều, thứ ba là độ mặn của nước. Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) [13] đã tìm hiểu về ảnh hưởng nhiệt độ thấp đến sự sinh trưởng của Trang, Đâng, Đước đôi, Đưng ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả thí nghiệm cho thấy Đưng và Đước đôi sinh trưởng bình thường vào mùa hè và mùa thu, nhưng đến mùa đông (t
  20. 18 mềm và cát thô thì cây sinh trưởng tốt hơn thể nền bùn pha nhiều cát thô, đất cao cứng. Khi nghiên cứu về tăng trưởng của Trang ở các năm tuổi khác nhau trồng ở Thái Bình, Lê Thị Vu Lan (1998) [23] cho thấy vào các tháng 12, 1, 2 có thời tiết khắc nghiệt (lạnh, không mưa) cây vẫn tăng trưởng nhưng rất chậm, còn tháng 9, 10, 11 mưa nhiều, nhiệt độ ấm cây sinh trưởng tốt hơn. Hoàng Công Đãng (1995) [7] theo dõi sự tăng trưởng của các loài Đước vòi, Vẹt dù, Trang, Mắm biển và Sú ở giai đoạn vườn ươm nhận thấy ở Vẹt dù có sự tăng trưởng kém nhất, còn những loài trồng bằng quả thì Mắm biển tăng trưởng tốt hơn Sú. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau, điều kiện chiếu sáng, phân bón đến sự nảy mầm và sinh trưởng của Bần chua ở giai đoạn vườn ươm thì khi che bóng Bần chua tăng trưởng kém hơn không che bóng và cây tăng trưởng tốt hơn ở độ mặn từ 5 ÷ 10‰ (Hoàng Công Đãng, 1995 [7]; Lê Xuân Tuấn,1995) [47]. Mai Sỹ Tuấn (1980) [45] đã nghiên cứu phản ứng sinh lý, sinh thái của Mắm biển con trồng thí nghiệm ở các độ mặn khác nhau trong nhà kính cho thấy trong điều kiện thí nghiệm ở độ mặn nước biển 25‰ thì Mắm biển có sinh trưởng về đường kính và chiều cao tốt nhất. Sự tăng trưởng về đường kính và chiều cao giảm dần khi độ mặn nước biển tăng lên. Cây mọc ở môi trường không có muối thì tỷ lệ sinh trưởng thấp nhất. Quá trình quang hợp tỷ lệ nghịch với độ mặn của môi trường: Độ mặn càng cao thì quang hợp càng giảm nhưng cây ngập mặn vẫn duy trì năng suất quang hợp dương ở các độ mặn thí nghiệm kể cả ở 150% độ mặn nước biển. 1.2.4. Loài cây trồng chính ở vùng cửa sông, kênh rạch Nước ta có vùng duyên hải ven biển trải dài theo chiều dọc đất nước với hệ thống cửa sông dày đặc. Vì vậy, chúng ta có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú với tính đa dạng rất cao và khả năng thích nghi với các tiểu hoàn cảnh rất lớn. Đây chính là tiềm năng thuận lợi cho việc khảo sát chọn loài cây trồng thích hợp cho các vùng nước lợ ven biển. Chỉ riêng hệ rừng ngập Cà Mau đã có tới 217 loài, trong đó có 3 loài thân gỗ và thân bụi khá lớn đó là Tu hú (Gmelina clliptica) họ Verbenaceae; Tra lâm vồ (Ficus rumphii) họ Moraceae; và Vẹt dù bông đỏ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1