Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển cây xanh đường phố quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được hiện trạng cây xanh trên toàn bộ các tuyến đường phố của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; đề xuất được biện pháp bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh trên các tuyến đường chính, đảm bảo phù hợp với điều kiện môi trường, cảnh quan của khu vực nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển cây xanh đường phố quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN THỊ HOÀN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ NGUYỄN THỊ HOÀN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ QUẬN HOÀN KIẾM - THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Lâm học Mã Số: 60620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐẶNG VĂN HÀ HÀ NỘI, 2016
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Hoàn
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Nhà trƣờng, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Đặng Văn Hà, là thầy giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu thực tế để thu thập số liệu cho luận văn. Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm giúp đỡ động viên của gia đình, ngƣời thân và bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn này. Thời gian qua, mặc dù tôi đã làm việc với tinh thần nghiêm túc, nỗ lực hết mình. Song do điều kiện về thời gian, nhân lực, tài chính cùng với kinh nghiệm và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp xây dựng từ các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Tác giả Nguyễn Thị Hoàn
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ...................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ ix ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên thế giới .. 3 1.1.1. Thời kỳ trung đại ..................................................................................... 3 1.1.2. Thời kỳ cận đại ........................................................................................ 4 1.1.3. Thời kỳ hiện đại ...................................................................................... 5 1.2. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở Việt Nam... 7 1.2.1. Thời kỳ phong kiến ................................................................................. 7 1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) ........................................................... 8 1.2.3. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay ............................................................... 10 1.3. Bảo tồn và phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội ...................................................................................................... 12 Chƣơng 2 MỤC TIÊU – ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 14 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 14 2.2. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ............................................... 14
- iv 2.2.1.Đối tƣợng nghiên cứu: ........................................................................... 14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 14 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14 2.3.1. Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây xanh đƣờng phố khu vực quận Hoàn Kiếm ......................................................................................................................... 14 2.3.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đƣờng phố trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 14 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 15 2.4.1. Phƣơng pháp ngoại nghiệp ...................................................................... 15 2.4.2. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 16 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU....................... 17 3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 17 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 17 3.1.2. Địa hình. ................................................................................................ 17 3.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 18 3.1.4. Thổ nhƣỡng ........................................................................................... 19 3.1.5. Độ ẩm không khí ................................................................................... 20 3.1.6. Thủy văn................................................................................................ 20 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 21 3.2.1. Diện tích và dân số ................................................................................ 21 3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21 3.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 22 3.2.4. Cảnh quan thiên nhiên........................................................................... 23 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 24 4.1. Hiện trạng hệ thống cây xanh đƣờng phố khu vực quận Hoàn Kiếm ...... 24 4.1.1. Hiện trạng thành phần loài cây xanh đƣờng phố quận Hoàn Kiếm ...... 24 4.1.2. Hiện trạng cây xanh đƣờng phố trên các khu vực của quận Hoàn Kiếm...... 27
- v 4.2. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đƣờng phố quận Hoàn Kiếm.............................................................................................. 80 4.2.1. Các căn cứ làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển cây xanh đƣờng phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm ....................................................... 80 4.2.2. Giải pháp bảo tồn các cá thể cây cổ thụ và cây quý hiếm .................... 83 4.2.3. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đƣờng phố địa bàn quận Hoàn Kiếm ................................................................................................................ 85 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nội dung của ký hiệu viết tắt (T) Tốt (TB) Trung bình (K) Kém D 1,3 Đƣờng kính thân cây đo tại vị trí 1,3m so với mặt đất Đƣờng kính tán cây đƣợc đo thông qua hình chiếu của tán Dt trên mặt đất Chiều cao vút ngọn của cây đƣợc tính từ gốc cây (sát mặt H vn đất) đến đỉnh sinh trƣởng của thân cây Chiều cao dƣới cành của cây rừng tính từ vị trí gốc cây H dc (sát mặt đất) đến vị trí điểm phân cành lớn đầu tiên của thân cây
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Mực nƣớc trung bình Sông Hồng qua các năm 20 Tổng hợp thành phần loài và tình hình sinh trƣởng các loài cây chủ 4.1 25 yếu trên đƣờng phố quận Hoàn Kiếm 4.2 Hiện trạng cây xanh trên phố Nguyễn Hữu Huân 30 4.3 Hiện trạng cây xanh trên phố Phùng Hƣng 31 4.4 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Bạc 32 4.5 Hiện trạng cây xanh trên phố Cầu Gỗ 32 4.6 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Vải 33 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng 4.7 34 Đƣờng – Đồng Xuân – Hàng Giấy 4.8 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Gai – Hàng Bông 35 4.9 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Cót 36 4.10 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Chiếu 37 4.11 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Đậu 37 4.12 Hiện trạng cây xanh trên phố Đƣờng Thành 38 4.13 Hiện trạng cây xanh trên phố Thuốc Bắc 39 4.14 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Mã 39 4.15 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Gà 40 4.16 Hiện trạng cây xanh trên phố Cửa Đông 41 4.17 Hiện trạng cây xanh trên phố Lý Quốc Sƣ 43 4.18 Hiện trạng cây xanh trên phố Đinh Tiên Hoàng 44 4.19 Hiện trạng cây xanh trên phố Đinh Lễ 45 4.20 Hiện trạng cây xanh trên phố Nhà Chung 46 4.21 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Trống 47 4.22 Hiện trạng cây xanh trên phố Lý Thƣờng Kiệt 48
- viii STT Tên bảng Trang 4.23 Hiện trạng cây xanh trên phố Trần Hƣng Đạo 50 4.24 Hiện trạng cây xanh trên phố Lê Thái Tổ 51 4.25 Hiện trạng cây xanh trên phố Tràng Thi 52 4.26 Hiện trạng cây xanh trên phố Hai Bà Trƣng 53 4.27 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàng Bài 54 4.28 Hiện trạng cây xanh trên phố Tràng Tiền 55 4.29 Hiện trạng cây xanh trên phố Phan Bội Châu 56 4.30 Hiện trạng cây xanh trên phố Lý Thái Tổ 57 4.31 Hiện trạng cây xanh trên phố Phan Chu Trinh 58 4.32 Hiện trạng cây xanh trên phố Quang Trung 59 4.33 Hiện trạng cây xanh trên phố Ngô Quyền 60 4.34 Hiện trạng cây xanh trên phố Lê Thánh Tông 61 4.35 Hiện trạng cây xanh trên phố Quán Sứ 62 4.36 Hiện trạng cây xanh trên phố Phạm Ngũ Lão 63 4.37 Hiện trạng cây xanh trên phố Trần Nhật Duật 64 4.38 Hiện trạng cây xanh trên phố Trần Quang Khải 65 4.39 Hiện trạng cây xanh trên phố Hàm Tử Quan 66 4.40 Hiện trạng cây xanh trên phố Chƣơng Dƣơng Độ 67 4.41 Hiện trạng cây xanh trên phố Bạch Đằng 67 Tổng hợp hiện trạng các loài cây chủ yếu trên đƣờng phố theo khu 4.42 68 vực
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Hàng cây trên phố Lý Thƣờng Kiệt 1983 9 4.1 Hình ảnh cây xanh, vỉa hè trên phố Hàng Bông 35 4.2 Hiện trạng vỉa hè trên phố Ấu Triệu 42 4.3 Hình ảnh cây xanh trên phố Đinh Tiên Hoàng 45 4.4 Hình ảnh cây xanh trên phố Trần Hƣng Đạo 49 4.5 Cây đổ sau cơn giông lốc 13/6/2015 71 4.6 4.7 Cây Xà cừ đƣờng kính thân 75cm trƣớc số nhà 39 phố Hai Bà 72 4.8 Trƣng đổ sau cơn bão số 1 4.9 Cây Sấu (D 80cm) mục trên phố Quán Sứ 73 4.10 Cây Lim xẹt (D46cm) mục thủng thân trên phố LýThƣờng Kiệt 73 4.11 Xe nâng khẩu độ cao 26m phục vụ cắt sửa cây 75 4.12 Máy nghiền cành lá lấy nguyên liệu làm phân bón hữu cơ 75 Trồng bổ sung cây bóng mát vào các vị trí trống trên dải phân cách 4.13 76 (chƣơng trình 1 triệu cây xanh) 4.14 Đổ vật liệu vào gốc cây Quếch trên phố Hàng Bông 79 4.15 Đóng đinh, treo đồ vào thân cây Chẹo trên phố Hàng Trống 79 Mái hiên di động làm cây Bàng phát triển nghiêng ra đƣờng trên 4.16 79 phố Hàng Giấy Ngƣời dân để phƣơng tiện vào sát thân cây Bằng lăng trên phố 4.17 79 Hàng Mã 4.18 Cây Muỗm cổ thụ (D130cm) trên phố Trần Hƣng Đạo 84 4.19 Cây Xà cừ cổ thụ (D190cm) trên phố Đinh Tiên Hoàng 84 4.20 Cây Bằng lăng 88 4.21 Cây Thàn mát 88
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây xanh có một vai trò quan trọng trong đời sống của con ngƣời trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hệ thống cây xanh từ lâu đã đƣợc con ngƣời coi nhƣ lá phổi của trái đất có tác dụng bảo vệ môi trƣờng và cải thiện môi sinh. Cây xanh không những làm đẹp cho thành phố và làm phong phú cuộc sống dân cƣ đô thị mà còn có ý nghĩa kinh tế và tác dụng phòng hộ. Ngoài tác dụng tạo cảnh quan và bóng mát, hệ thống cây xanh đƣờng phố còn có nhiều tác dụng đối với môi trƣờng nhƣ: giảm nhiệt độ không khí, tăng độ ẩm, cung cấp khí ô xi và giảm tích lũy khí các bon, hạn chế tiếng ồn, hấp thu các chất có tính phóng xạ, giảm nồng độ bụi...Trên phƣơng diện kiến trúc, cây xanh đô thị là một bộ phận tổ thành cấu trúc đô thị. Mỗi loài cây đều có hình dáng, màu sắc, kích thƣớc, cấu trúc, mức độ sinh trƣởng khác nhau, phối hợp với các thành phần kiến trúc khác nhau, tạo cho đô thị thành một quần thể thống nhất có giá trị thẩm mỹ cao. Trong hệ thống cây xanh đô thị thì cây xanh đƣờng phố có vị trí quan trọng trong việc liên kết các mảng xanh tạo môi trƣờng thẩm mỹ đƣờng phố, tạo cảnh quan cho bộ mặt của đô thị. Hà Nội là thủ đô đất nƣớc Việt Nam và đã có lịch sử phát triển trên 1000 năm. Mặc dù thành phố Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhiều lần điều chỉnh quy hoạch nhƣng quận Hoàn Kiếm luôn là khu vực trung tâm của Thành phố. So với các quận còn lại, quận Hoàn Kiếm là nơi bảo tồn nhiều công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị về lịch sử và nghệ thuật, đặc biệt là khu vực phố cổ. Về tổng thể, địa bàn quận Hoàn Kiếm đƣợc chia thành 3 phân khu chính gồm khu phố cổ, khu phố cũ và khu vực phố mới nằm ngoài đê Sông Hồng. Bên cạnh các yếu tố về kiến trúc công trình, quận Hoàn Kiếm còn có hệ thống cây xanh bóng mát đƣờng phố đẹp, chủng loại đa dạng với nhiều cây cổ thụ lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của quận. Tuy nhiên, chất lƣợng hệ thống cây xanh đƣờng phố này cũng đang chịu tác động bởi quá trình đô thị hóa và sinh hoạt của ngƣời dân. Nhiều cây bóng mát có tuổi đời, đƣờng kính lớn bị bịt gốc, cành tán vƣớng mái nhà hoặc đƣờng dây điện, thân bị đóng đinh treo biển quảng cáo, không gian sống bị thu hẹp
- 2 làm tán cây mất cân đối, hệ rễ không phát triển…Hơn nữa, cây xanh tại khu vực phố cổ, phố cũ đƣợc quy hoạch và trồng khá lâu, công tác chăm sóc, duy trì chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức nên đến nay một bộ phận cây không đáp ứng đƣợc yêu cầu về cảnh quan và an toàn. Để góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đƣờng phố hiện có trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển cây xanh đường phố quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội”.
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên thế giới Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài ngƣời ,quá trình đô thị hóa ở các nƣớc ngày càng tăng, số liệu tổng hợp của Liên Hiệp Quốc (1991) chỉ ra rằng vào giữa năm 1990, khoảng 45% dân số thế giới sống ở các thị trấn và thành phố, con số này sẽ tăng lên 51% trong năm 2000 và 65% trong năm 2025. Quá trình phát triển đô thị quá nhanh sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái và tác động tiêu cực tới sự phát triển bền vững của đô thị. Trên thế giới đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về tạo lập môi trƣờng sinh thái, tuy nhiên ở bất cứ quan điểm nào thì cây xanh đô thị cũng là một thành phần rất quan trọng để tạo nên một môi trƣờng sống tốt và sự tham gia của cộng đồng là yếu tố then chốt, là phƣơng thức hiệu quả để quản lý và phát triển cây xanh đô thị. Qua đó các nghiên cứu về bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên thế giới đã trải qua nhiều thời kỳ. 1.1.1. Thời kỳ trung đại Các công trình kiến trúc, công trình tôn giáo trong xã hội phong kiến đã đƣợc kết hợp trồng cây xanh. Đến thế kỷ IX, hệ thống đô thị với 3 loại hình: đô thị tôn giáo, đô thị quân sự và đô thị thƣơng mại. Trong đó, không gian xanh đa dạng hơn, nổi bật là xuất hiện không gian xanh công cộng, quảng trƣờng, cung điện [21]. Công tác trồng cây xanh dọc theo các tuyến đƣờng bắt đầu có từ khoảng thế kỉ X trƣớc Công nguyên. Với mục đích vì quân sự, ngƣời ta đã cho trồng cây trên tuyến đƣờng nối từ Kolkata của Ấn độ đến Afghanistan nằm ở chân dãy Himalaya. Cây trên đƣờng đƣợc trồng thành 3 hàng, một hàng chính giữa trung tâm đƣờng và hai hàng cây hai bên đƣờng. Vào thời kỳ đó đƣờng còn có một tên gọi khác là “Grand trunk road” - Đƣờng cây lớn [27]. Sau đó đến khoảng giữa thế kỉ VIII trƣớc Công nguyên vùng Lƣỡng hà (Mesopotania), khi xây dựng cung điện ngƣời ta đã trồng các hàng cây Tùng, Cây Bách Italia (Italian crypress) thành hàng đối xứng dọc theo các tuyến đƣờng trong
- 4 khu vực cung điện. Đây cũng đƣợc xem là mốc lịch sử trồng cây xanh đƣờng phố của các quốc gia vùng châu Âu [27]. Từ thế kỉ VII trƣớc Công nguyên đến thế kỉ IV Công nguyên (thời kỳ Hi Lạp cổ đại), ngƣời ta thấy hai bên các đƣờng dạo phía trƣớc các sân vận động (Stadium) và quảng trƣờng (Forum) trƣớc các đền thờ đều có trồng cây Ngô đồng Pháp. Còn ở những tuyến đƣờng chính trong các khu thành cổ La mã thì lại chủ yếu trồng Bách Italia. Tiếp đến thời kỳ từ thế kỉ V cho đến thế kỉ XIV, nhiều quốc gia châu Âu cũng đã trồng Bách Italia trên các tuyến đƣờng hành lễ [27]. 1.1.2. Thời kỳ cận đại Sau thời kỳ văn hóa phục hƣng tại một số quốc gia vùng châu Âu, công tác trồng cây đƣờng phố phát triển khá nhanh. Năm 1552, ở nƣớc Pháp, Henri 2 đã từng công bố pháp lệnh trồng cây, phát động nhân dân trong cả nƣớc trồng cây trên các tuyến đƣờng chính trong các khu ở và trồng cây trên các tuyến đƣờng quốc lộ. Cũng trong thời kỳ này, Đế chế Áo – Hung (Austro-Hungarian empire) cũng đƣa ra kế hoạch trồng cây Ngô đồng Pháp dọc theo các tuyến đƣờng chính trong cả nƣớc với mục đích là bổ sung nguồn gỗ cung cấp cho các hoạt động quân sự [27]. Chủ nghĩa tƣ bản xuất hiện vào thế kỷ 17 đã tạo điều kiện để đô thị phát triển với qui mô lớn. Các nghiên cứu về đô thị học ra đời làm lý luận về cây xanh đô thị càng đƣợc chú trọng hơn. Năm 1647, ở Đức sau khi xây dựng tuyến đại lộ tại thành phố Beclin, ngƣời ta đã trồng 4-6 hàng cây bóng mát lớn hai bên đƣờng. Tuyến đƣờng này sau đã đƣợc các nhà quy hoạch đô thị Pháp nghiên cứu và áp dụng trong việc xây dựng loại hình đƣờng Boulvars tại thành phố Pari sau này [22]. Ở Anh vào năm 1652, công viên St.Jame‟s Park tại vùng Moore Phils, thủ đô Luân Đôn đã đƣợc thiết kế các đƣờng dạo bóng mát công cộng có độ dài khoảng 1 km, hai bên đƣờng trồng 4-6 hàng cây Ngô đồng Pháp tạo bóng mát với mục đích phục vụ Nữ Hoàng đi dạo trên xe ngựa. Sau đó mô hình dạng đƣờng bóng mát này đƣợc sử dụng rộng rãi để tạo nên các đƣờng cây bóng mát trong các đô thị ở nƣớc Anh [22].
- 5 Nƣớc Anh cũng là một trong những quốc gia có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu về cây xanh đô thị. Jame Lyte (1578) trong cuốn Dodens đã sử dụng thuật ngữ “Nhà trồng cây” (Chadwich, 1970). Năm 1618, William Lawson đã viết khá chi tiết về việc chăm sóc cây trồng đô thị trong cuốn “Vƣờn và vƣờn giống mới”. John Evelyn, năm 1662 đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực cây trồng (CAT, cây lâm nghiệp) trong một cuốn sách có tên Sylva (Eve, 1970). Trong cuốn sách này ông chú trọng đến việc nghiên cứu cây trồng đƣờng phố, cây cảnh. Năm 1825, ở Pháp Chính phủ đã công bố pháp lệnh về việc bắt buộc phải trồng cây xanh bóng mát trên các tuyến đƣờng phố. Pháp lệnh này chính là cơ sở để xây dựng những quy phạm kỹ thuật về tuyển chọn cây trồng, kiểm nghiệm chất lƣợng cây giống đƣa trồng, cắt tỉa và duy trì cây xanh trên các tuyến đƣờng đô thị [23]. Năm 1858, kiến trúc sƣ Georges E.H. Smann chủ trì thiết kế xây dựng tuyến đƣờng bóng mát Champs Elysees ở thành phố Senna. Tuyến đƣờng này đã trở thành mẫu đƣờng bóng mát điển hình thời kỳ cận đại và có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển mô hình đƣờng bóng mát ở các thành phố của Mỹ và các quốc gia khu vực châu Âu. Năm 1872, kiến trúc sƣ ngƣời Pháp Pierre Charles L.Enfant thiết kế các tuyến đƣờng bóng mát tại thành phố Washington cũng đa số là áp dụng các mô hình đƣờng bóng mát của Pháp. Đặc biệt để chọn loài cây trồng cho các tuyến đƣờng thiết kế ở Mỹ, nhà thiết kế đã tiến hành thử nghiệm 30 loài cây và chọn ra đƣợc 12 loài cây thích hợp nhất dùng cho trồng đƣờng phố [23]. 1.1.3. Thời kỳ hiện đại Cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật ra đời và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 19 đã thúc đẩy sản xuất phát triển, dân cƣ đô thị ngày càng đông đúc hơn. Các nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí cho dân cƣ đô thị do cuộc sống Công nghiệp hóa ngày càng cao đặt cho các nhà quản lý đô thị phải tính đến việc xây dựng nhiều mảng xanh hơn nữa. Việc thiết kế không chỉ ở nội đô, mà phải mở rộng ra bên ngoài, nơi đất đai còn khá dồi dào. Trong quá trình phát triển, mặc dù châu Âu đã có một lịch sử lâu dài và phong phú của các thiết kế mảng xanh, cách thức quản lý cây xanh [22], nhƣng lâm nghiệp
- 6 đô thị chính thức đƣợc nghiên cứu nhƣ một lĩnh vực khoa học đầu tiên tại Vƣơng quốc Anh trong thập niên 1980. Jorgensen giới thiệu các khái niệm về lâm nghiệp đô thị tại Đại học Toronto, Canada, vào năm 1965 [24] “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên quan đến cây xanh thành phố hay quản lý cây cá thể, mà còn quản lý cây xanh trong toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi cư dân đô thị”. Năm 1978, Hiến chƣơng lâm nghiệp phối hợp (The Coopperative Forestry Act) đã định nghĩa lâm nghiệp đô thị “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành”. Ở Mỹ, theo Nowak (1994) đƣa ra rằng diện tích phủ xanh ở Mỹ trải từ 55% ở Baton Rouge, Louisiana tới 1% ở Lancaster, California, tỷ lệ phủ xanh lớn nhất là ở những vùng đất trống, công viên và khu dân cƣ. Cây xanh đƣờng phố chiếm 1/10 số cây trong đô thị. Riêng thành phố Chicago nơi có cây xanh bóng mát phát triển mạnh nhất trên các tuyến đƣờng phố. Toàn thành phố có khoảng 3,1 triệu cây xanh, trong đó 10% là cây xanh đƣờng phố chiếm 24% tổng diện tích phủ xanh của thành phố [26]. Ở Liên Xô cũ (trƣớc khi giải thể năm 1991), công tác phát triển cây đƣờng phố cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu cả về lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt vào những năm sau cách mạng tháng 10 Nga thành công [25]. Trong hệ thống cây đƣờng phố, nhấn mạnh việc kết hợp giữa những đƣờng bóng mát, các dải rừng phòng hộ để tạo thành những hành lang xanh trong đô thị. Số lƣợng đƣờng bóng mát tại thành phố Matxcova đã tăng lên đáng kể, từ 40 tuyến đƣờng vào năm 1957 lên 100 tuyến đƣờng vào năm 1973 [22]. Những tuyến đƣờng này đã góp phần đáng kể bảo hộ và cải thiện môi trƣờng của thành phố. Trong các công trình nghiên cứu của L.B.Lunx A.C Xalatyn, L.X Dalexcaia và nhiều nhà nghiên cứu khác đã tìm tòi những tỷ trọng cây xanh đƣờng phố thích hợp, đề ra những nguyên tắc cơ bản và các vấn đề thiết kế cây xanh đƣờng phố. Kết quả của các công trình nghiên cứu đã đƣợc vận dụng trong thực tiễn xây dựng ở Liên Xô, Đức, Mỹ, Anh, Pháp.
- 7 Ở khu vực châu Á, nƣớc có lịch sử trồng cây đƣờng phố sớm nhất là Trung Quốc. Theo kết quả nghiên cứu của Wang Hao, thì lịch sử trồng cây trên các tuyến đƣờng giao thông ở Trung Quốc đã thực hiện trƣớc đây khoảng 3500 năm. Sau đó đến Nhật Bản, cây xanh đƣờng phố phát triển từ những năm đầu của thế kỉ 17 [29]. Điển hình nhƣ thành phố Sendai bắt đầu đƣợc biết tới là một thành phố của cây xanh từ trƣớc Thế chiến thứ hai. Các lãnh chúa của Sendai đã khuyến khích dân trồng cây xanh trong sân nhà và ngoài đƣờng phố. Kết quả mọi ngôi nhà, ngôi đền và điện thờ, trên đƣờng phố ở trung tâm thành phố đều có những khu rừng gia đình đƣợc sử dụng với mục đích nguồn cung cấp gỗ và nguyên liệu hàng ngày. Sau Thế chiến thứ hai, thành phố Sendai đã bị oanh tạc và mọi thứ hầu hết bị phá huỷ nhƣng Sendai vẫn đƣợc biết đến nhƣ "Thành phố của cây xanh" vì tất cả mọi cố gắng to lớn nhằm phục hồi lại cây xanh [29]. Nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh ngoài tác dụng tạo cảnh quan và bóng mát, hệ thống cây xanh đƣờng phố còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ không khí, ngăn chặn làm giảm tốc độ của gió, tăng độ ẩm tác dộng tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nƣớc. Cung cấp khí ô xi và giảm tích lũy khí các bon, mặt khác làm hạn chế tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm không khí hấp thu các chất có tính phóng xạ, làm giảm nồng độ bụi, giảm bớt lƣợng vi khuẩn trong không khí Từ những kết quả nghiên cứu nói trên có thể thấy, lịch sử trồng cây xanh có từ hàng nghìn năm trƣớc nhƣng việc nghiên cứu khoa học về vấn đề này thì mới phát triển khoảng vài chục năm gần đây để đáp ứng các nhu cầu của con ngƣời về môi trƣờng, cảnh quan kiến trúc, tính thẩm mỹ. Hiện nay, trên thế giới đã có cả một hệ thống lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú nghiên cứu về cây xanh đô thị. Trong đó khẳng định rằng khi quy hoạch cho thành phố, quy hoạch cho công tác trồng cây xanh là đặc biệt quan trọng và phải có trong quy hoạch tổng thể. 1.2. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở Việt Nam 1.2.1. Thời kỳ phong kiến Công tác trồng cây xanh ở các đô thị đã đƣợc tiến hành từ hàng trăm năm trƣớc. Từ xa xƣa, cha ông ta khi xây dựng các công trình kiến trúc cũng đã chú ý đến việc trồng cây xanh. Những tài liệu lƣu lại không còn nhƣng những thành quả của
- 8 việc trồng cây xanh còn lại đến ngày nay thể hiện ở các đình, đền, chùa hoặc các công trình lăng tẩm và đây cũng thể hiện truyền thống và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam. Đặc biệt tại thành phố Huế, vào thời kỳ Triều Nguyễn cây xanh đã đƣợc chú trọng trồng trên các con đƣờng, trong mỗi vƣờn nhà tạo nên nét đặc trƣng riêng. 1.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945) Vào những năm 1925-1935, Hà Nội đƣợc ngƣời Pháp xây dựng thành một trong 3 thành phố đẹp nhất châu Á thời đó (Hà Nội, Tokyo và Thƣợng Hải). Các kiến trúc sƣ từ nƣớc Pháp với nhiều ý tƣởng canh tân và chọn Hà Nội là mảnh đất thực nghiệm “Thành phố – Vƣờn cây” của mình. Khu vƣờn Bách Thảo đã đƣợc quy hoạch xây dựng vào năm 1896. Từ năm 1884, Hà Nội đã có những bản thiết kế đƣờng phố đầu tiên do các Kỹ sƣ công chính lập ra thay đổi diện mạo của kinh thành hoang phế phƣơng Đông sau những biến cố lịch sử … chỉ còn lại làng quê với nhiều ngôi nhà mái tranh và đƣờng đất. Cây đầu tiên đƣợc trồng theo chỉ dẫn tại Hà Nội là cây Phƣợng vĩ trên phố Tràng Tiền – Hàng Khay, đồng thời với việc làm vỉa hè và xây nhà gạch theo quy hoạch, loại cây này có nhiều muỗi và ve sầu kêu đinh tai vào mùa hè đã sớm bị thay thế. Để tìm kiếm các loại cây, hoa trồng trong đô thị thích hợp hơn, năm 1888, ngƣời Pháp lập “Jardin d‟essal” (Vƣờn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, ta thƣờng gọi là vƣờn Bách Thảo. Vƣờn chia thành hai khu: khu cao (bên đƣờng Hoàng Hoa Thám) là vƣờn cây, nuôi thú là nơi đi dạo, giải trí… Khu thấp (bên đƣờng Thụy Khuê) làm vƣờn ƣơm – có tên là Laforge, ƣơm các giống cây bản địa, giống nhập từ Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu. Năm 1902, Thành phố treo biển tên phố, đánh số nhà. Năm 1903, Thành phố quy định cây xanh chỉ trồng trên các phố có vỉa hè rộng hơn 3 mét trở lên và phải tuân theo tiêu chí: có bóng mát, bảo đảm mỹ quan, không có nhựa và khí độc hại, không đổ trƣớc các trận bão vừa phải… Phạt tiền ngƣời nào phá hoại cây trên phố và
- 9 phải trồng lại đúng giống cây đó. Ở các phố lớn, Chính quyền cho lát vỉa hè và trồng cây lấy bóng mát. Ban đầu, cây Xà cừ đƣợc trồng thử ở vƣờn Bách Thảo và chỗ đất trống xung quanh. Cây Xà cừ lớn nhanh cho bóng mát rộng… Tuy nhiên, các nhà thực vật phát hiện ra giống cây này có nhƣợc điểm là không chịu đƣợc ở khu vực đất trũng, rễ cây ăn ngang gây nguy hiểm cho các nhà mặt phố, đồng thời rễ nông, dễ đổ khi mƣa bão lớn. Lá Xà cừ rụng rải rác trong các mùa làm cho công nhân vệ sinh phải quét lá quanh năm. Trong khi các giống bản địa: Sấu, Sao đen, Cơm nguội, Sƣa đỏ… lại có ƣu điểm là rễ cọc, tán gọn, thân thẳng, chống chọi đƣợc với gió. Các nhà thực vật vẫn cho trồng Xà cừ với số lƣợng hạn chế ở những nơi xa các công trình, nhà cửa để lấy bóng mát. Thành phố cho trồng mỗi phố một loài để tạo kiến trúc phong cảnh. Ở các phố phía nam hồ Gƣơm và các phố lớn quận Ba Đình, hay các phố Hai Bà Trƣng, Trần Hƣng Đạo, Lê Thánh Tông, đầu phố Bà Triệu, cuối phố Đinh Tiên Hoàng… chỉ trồng Sấu, Lý Thƣờng Kiệt trồng Cơm nguội, nửa trên phố Lò Đúc trồng cây Sao đen. Các vƣờn hoa Lý Thái Tổ trồng Sƣa, vƣờn hoa Lênin, vƣờn Cửa Nam trồng Cọ Châu Phi, Muồng; các công thự trồng Hoàng lan, Cọ. Cây Sấu tuy phát triển chậm nhƣng có nhiều ƣu điểm: lá đẹp, lại chỉ rụng vào một mùa. Rất lãng mạn khi hoa rụng trắng vỉa hè tỏa mùi thơm dịu. Quả sấu còn đƣợc dùng làm thức ăn, nƣớc giải khát. Hình 1.1. Hàng cây trên phố Lý Thƣờng Kiệt 1983 (Triển lãm “ Nơi mảnh đất hóa tâm hồn “ của John Ramsden- HN 2014) Giống cây Sao đen có rễ cọc và nhìn hàng sao thẳng tắp nom khỏe khoắn và uy nghi vô cùng. Cây Cơm nguội chân chất, Cọ Châu Phi vƣơn cao lên trời, khát khao tự do, còn Hoàng lan sang trọng và gần gũi. Còn cây hoa Sữa đƣợc trồng để át
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 408 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 540 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 515 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 298 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 213 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 189 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn