Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững Thảo quả ( Amomum tsao-ko Crevostet Lemaire ) tại Lào Cai
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm góp phần đánh giá thực trạng của rừng trồng Thảo quả ở một số xã thuộc huyện Sa Pa và Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thông qua đó để làm cơ sở đề suất các giải pháp phát triển rừng trồng Thảo quả ở Lào Cai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững Thảo quả ( Amomum tsao-ko Crevostet Lemaire ) tại Lào Cai
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ PHAN HUY TRUNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THẢO QUẢ (Amomum tsao-ko Crevostet Lemaire) TẠI LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------ PHAN HUY TRUNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THẢO QUẢ (Amomum tsao-ko Crevostet Lemaire) TẠI LÀO CAI Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60620211 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN NGỌC HẢI Hà Nội - 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Phan Huy Trung Sinh ngày : 11 tháng 6 năm 1984 Học viên lớp Cao học Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng , chuyên ngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm Nghiệp. Đơn vị công tác : Ban quản lý dự án ODA huyện SaPa tỉnh Lào Cai Tôi xin cam đoan : Đề tài "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững Thảo quả ( Amomum tsao-ko Crevostet Lemaire )" do TS. Trần Ngọc Hải hướng dẫn. Đây là công trình của riêng tôi. Tất cả tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung trong luận văn đúng như nội dung trong đề cương và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. Nếu có vấn đề gì trong nội dung của luận văn tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Phan Huy Trung
- ii LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn thạc sỹ kỹ thuật, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Trần Ngọc Hải đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp, Lãnh đạo khoa Sau đại học, các thầy cô giáo khoa Quản lý Tài nguyên rừng đã quan tâm và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Và qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo UBND, lãnh đạo các phòng ban ngành và toàn thể nhân dân xã Bản Khoang, San Sả Hồ, huyện Sa Pa; xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu làm đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đã qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Phan Huy Trung
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục ..................................................................................................................... .iii Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................v Danh mục các bảng ............................................................................................... .....v Danh mục các hình ....................................................................................... .............vi ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRÍCH DẪN ..........................................3 1.1. Trên thế giới .........................................................................................................3 1.2. Việt Nam ..............................................................................................................5 1.3. Công dụng, thị trường tiêu thụ ...........................................................................10 1.3.1. Công dụng .......................................................................................................10 1.3.2 Thị trường tiêu thụ và giá cả. ...........................................................................10 Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................13 2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13 2.3. Giới hạn của đề tài .............................................................................................13 2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14 2.4.1. Phương pháp kế thừa.......................................................................................14 2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp ..............................................................................14 2.4.3. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................20 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................23 3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bát Xát và Sa Pa .......................................................23 3.1.1. Huyện Bát Xát .................................................................................................23 3.1.2. Huyện Sa Pa ....................................................................................................27
- iv 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Bát Xát và huyện Sa Pa .................................33 3.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Bát Xát ..........................................................33 3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Sa Pa ...........................................................36 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................41 4.1. Đặc điểm hình thái, vật hậu loài Thảo quả ........................................................41 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài Thảo quả ...................................................................41 4.1.2. Đặc điểm vật hậu loài Thảo quả......................................................................44 4.2. Thực trạng gây trồng Thảo quả ở Lào Cai .........................................................44 4.2.1. Diện tích, chủ thể quản lý và giá trị kinh tế của Thảo quả .............................44 4.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Thảo quả ở Sa Pa và Bát Xát ........................52 4.3. Đặc điểm rừng trồng Thảo quả tại Bát Xát và Sa Pa .........................................58 4.3.1. Cấu trúc rừng trồng Thảo quả ở 2 huyện Bát Xát và Sa Pa ............................59 4.3.2. Ảnh hưởng của hoàn cảnh rừng tới sinh trưởng và năng suất Thảo quả ........63 4.4. Tác động của trồng Thảo quả đến rừng .............................................................65 4.5. Giải pháp kỹ thuật đề xuất .................................................................................68 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Viết đầy đủ Đường kính 1.3 trung bình (cm) Chiều cao vút ngọn trung bình (m) Chiều cao dưới cành trung bình (m) Đường kính tán trung bình (m) OTC Ô tiêu chuẩn OTS Ô tái sinh Hdc Chiều cao dưới cành (m) Hvn Chiều cao vút ngọn (m) N Mật độ (cây/ha) Nla Số lá Mật độ Thảo quả (bụi/ha) Số cây trên bụi NS Năng suất Thảo quả tươi (kg/ha) P Trọng lượng trung bình của 1 quả tươi (gam) Rla Chiều rộng lá Thảo quả (cm) H Chiều cao vút ngọn Thảo quả (m) D Đường kính gốc Thảo quả (m) Đường kính tán theo hướng Đông Tây Đường kính tán theo hướng Nam Bắc Đường kính tán (m) Số hoa trên bụi Thảo quả mi Số quả trên chùm hoa
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Tổng hợp diện tích, sản lượng Thảo quả năm 2011 tại tỉnh 4.1 45 Lào Cai 4.2 Hiện trạng trồng Thảo quả ở huyện Bát Xát 47 4.3 Hiện trạng trồng Thảo quả ở huyện Sa Pa 49 Thu nhập bình quân của người dân 3 xã trong vùng nghiên 4.4 51 cứu Cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh tại xã Ý Tý huyện 4.5 59 Bát Xát 4.6 Cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh ở Sa Pa 61 4.7 Chiề u cao bin ̀ h quân của Thảo quả theo tàn che tầ ng cây cao 64 4.8 Phân cấ p đô ̣ tàn che cây cao cho trông Thảo quả 64 Mật độ cây gỗ và cây tái sinh ở các trạng thái rừng đã trồng 4.9 66 và chưa trồng Thảo quả Phân tích tác động của hoạt động trồng Thảo quả và giải 4.10 68 pháp kỹ thuật đề xuất
- vii DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 4.1 Hình thái bụi Thảo quả 43 4.2 Chồi mầm cây Thảo quả 43 4.3 Chồi hoa Thảo quả 43 4.4 Chùm quả Thảo quả 43
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lào Cai là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc của Việt Nam, núi non trùng điệp, địa hình dốc và hiểm trở với đỉnh Fanxipăng cao tới 3.143m, nơi đây được coi là nóc nhà của khu vực Đông Dương. Tại Lào Cai hiện có 25 dân tộc sinh sống từ bao đời nay, cuộc sống của đồng bào gắn liền với rừng. Rừng là nơi cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ thiết yếu cho người dân, cung cấp nước sinh hoạt, nước trồng lúa trên ruộng bậc thang, nước nuôi thả cá. Giữ được rừng không những đảm bảo sinh kế cho người dân vùng cao mà còn phát huy tốt tác dụng phòng hộ chống lũ ống, lũ quét tàn phá nhà cửa, hoa màu, tài sản và tính mạng của người dân đại phương. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân vùng cao có thể phát huy thế mạnh từ rừng, họ có thể có thu nhập ổn định từ rừng nhưng vấn bào vệ, giữ được khả năng phòng hộ của rừng. Đây là vấn đề mà nhiều năm nay Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, rất nhiều chương trình của Nhà nước, dự án của Chính phủ và của một số dự án quốc tế đã quan tâm và xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp và đáp ứng được mục tiêu xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu từ rừng, đất rừng một cách bền vững. Tại Lào Cai, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã xác định Thảo quả là loài cây Lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao để phát triển gây trồng tập trung ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn tạo vùng nguyên liệu để xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho người dân địa phương. Theo thống kê của tỉnh Lào Cai đến năm 2012 toàn tỉnh đã trồng được 7.234,3 ha Thảo quả, thu nhập từ Thảo quả đạt tới20- 25 triệu đồng trong năm 2011 ( hoặc 2012), trên thực tế có hộ đã thu nhập tới 35 triệu đồng/năm.
- 2 Điều không thể phủ nhận là trồng cây Thảo quả đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét, tạo công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, về mặt sinh thái Thảo quả là cây chịu bóng nhẹ nên chỉ có thể trồng dưới tán rừng đã phát quang. Mặc dù đã có hướng dẫn kỹ thuật của chi cục Lâm nghiêp, trung tâm Khuyến nông, xong trên thực tế người dân chưa quan tâm tới tính ổn định, bền vững của rừng. Nhiều diện tích Thảo quả bị thoái hóa do tán rừng bị phá vỡ, đa số diện tích trồng Thảo quả không còn thế hệ tái sinh cây gỗ kế cận nên tương lai gần cả khu rừng và Thảo quả trồng sẽ bị tác đông mạnh, cấu trúc rùng bị phá vỡ, khả năng phòng hộ suy giảm. Và điều khó tránh khỏi là trong tương lai gần năng suất Thảo quả giảm sút, kết cấu rừng bị phá vỡ, khả năng phòng hộ của rừng kém đi, thiên tại có thể gây tác hại lớn hơn. Để khắc phục các vấn đề trên, giúp cho việc gây trồng Thảo quả theo hướng bền vững, tôi triển khai đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật phát triển bền vững Thảo quả ( Amomum tsao- ko Crevostet Lemaire )” tại huyện Sa Pa và Bát Xát là nơi trồng nhiều Thảo quả trong 10 năm trở lại đây.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRÍCH DẪN Thảo quả là một loài cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae.). Dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu. Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, Thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu. Thảo quả là cây lâm sản ngoài gỗ cung cấp quả làm dược liệu, hạt Thảo quả làm thuốc chữa đau bụng, đầy hơi…; Bên cạnh công dụng làm thuốc, quả Thảo quả còn được dùng làm gia vị [51]. 1.1. Trên thế giới Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị dược liệu và kinh tế cao đã được con người biết đến từ lâu. Ở Trung quốc, Thảo quả được gây trồng và sử dụng cách đây hàng trăm năm.Tuy nhiên, những nghiên cứu về Thảo quả còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu Thảo quả ban đầu được trình bày trong cuốn sách về công dụng và giá trị của một số loại cây dược liệu do các nhà y học của Trung Quốc biên soạn và xuất bản vào đầu thế kỷ 19 (Thân Văn Cảnh, 2001) [4]. Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách".Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" [50] Cuốn sách đã đề cập đến cây Thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau: Phân loại Thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevostet Lemaire), tên họ (Zingiberaceae) - Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc. - Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai
- 4 - Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. - Thu hoạch và chế biến: phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản. - Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột, bệnh hàn. Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản.Tuy nhiên, đây là cuốn sách viết cho cho nhiều loài cây dược liệu nên cây Thảo quả được giới thiệu ngắn gọn dưới dạng tóm tắt của bản hướng dẫn kỹ thuật cho một số vùng ở Trung Quốc.Vì vậy, khi áp dụng ở Việt Nam, một số đặc điểm cũng như biện pháp kỹ thuật có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện ở nước ta.Đây vẫn là cuốn sách ghi lại một cách hệ thống những kiến thức về cây Thảo quả. Trong những năm gần đây, khi con người nhận thức được tầm quan trọng của lâm sản ngoài gỗ nói chung và Thảo quả nói riêng, một số nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về Thảo quả. Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố Thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của Thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò Thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của Thảo quả [45]. Năm 1996, Tiền Tin Trung, một nhà nghiên cứu về Cây thuốc dân tộc tại viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách "Bản Thảo
- 5 bức tranh màu Trung Quốc" [51]. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở Trung Quốc, một trong số đó là Thảo quả. Nội dung đề cập là: - Tên khoa học. - Một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản. - Công dụng và thành phần hoá học của Thảo quả. Nhìn chung, nội dung có liên quan đến Thảo quả trong cuốn sách đề cập tương đối ngắn gọn, nó cho biết một số đặc điểm cơ bản về tỷ lệ thành phần các chất chứa trong Thảo quả nhưng đề cập rất ít đến đặc điểm sinh sinh thái cũng như biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Thảo quả. Năm 1999, trong cuốn "Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á" L.S. de Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J Lemmens [46] đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có Thảo quả. Ở đây tác giả đã đề cập đến đặc điểm phân loại của Thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của Thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán Thảo quả trên thế giới. 1.2. Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ẩm và là một trong những nơi phân bố tự nhiên của Thảo quả. Từ lâu đời, nhân dân ta đã biết tìm kiếm và khai thác Thảo quả để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và coi Thảo quả là cây "truyền thống". Theo tài liệu của Pháp, thì công trình đầu tiên đề cập đến Thảo quả là công trình nghiên cứu về hệ thực vật Đông dương của Lecomte et al gồm 7 tập với tên cuốn sách " Thực vật chí đại cương Đông dương" cáctác giả đã thống kê được toàn Đông dương có hơn 7000 loài thực vật, trong đó 1350 loài cây thuốc nằm trong 160 họ thực vật mà Thảo quả là một trong những loài cây có giá trị cao[48]. Năm 1957, khi nghiên cứu về các vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi
- 6 đã cho rằng: Thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng năm 1890. Trong Thảo quả có khoảng 1-1.5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Đây là một công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của Thảo quả ở nước ta. Tuy nội dung nghiên cứu về Thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng Thảo quả trong y học ở nước ta [16]. Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta có đề cập đến Thảo quả. Do Thảo quả là cây "truyền thống", có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn. Năm 1982, Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về " Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên đất rừng ở Việt Nam". Trong đó tác giả kết luận : Thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng Thảo quả dưới tán rừng[19]. Nghiên cứu của Nguyễn Tập, năm 1990 [20]. khi xác định loài và tên Thảo quả tròng ở nước ta tác giả cho rằng ở Việt Nam có 2 loài Thảo quả đó là Thảo quả to và Thảo quả nhỏ và có tên khoa học là Amomum tsao-ko Crevostet Lemire. Theo tác giả, Thảo quả là loài cây thuốc quý có giá trị cao được sử dụng nhiều trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên đối với loại cây này ngày càng giảm sút nghiêm trọng mà nguyên nhân chính vẫn là khai thác quá nhiều không chú ý đến tái sinh và nạn phá rừng làm nương đốt rẫy làm cho vùng trồng Thảo quả ngày càng thu hẹp. Năm 1994, nhận thức được tiềm năng nâng cao đời sống kinh tế xã
- 7 hội của người dân vùng núi từ nghề rừng tỉnh Lào Cai đã xác định Thảo quả là loài cây lâm sản ngoài gỗ theo hệ thống sinh thái và thống kê được tập đoàn đông đảo thực vật có giá trị làm thuốc ở địa phương. Các tác giả đưa ra một số loài cây làm thuốc có thế mạnh của khu vực không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có giá trị cao cần được phát triển. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản tiến hành tổng kết các kinh nghiệm gây trồng, thu hái và chế biến bảo quản Thảo quả trong nhân dân. Sau gần 2 năm điều tra thu thập, tổng hợp kết hợp với một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bản hướng dẫn kỹ thuật tạm thời gây trồng Thảo quả ra đời [35]. Nội dung bản hướng dẫn là: xác định tên khoa học loài Thảo quả phân bố trong địa phương, mô tả một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cơ bản, kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hái. Đây là bản hướng dẫn kỹ thuật về gây trồng và thu hái Thảo quả ở nước ta. Do chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm trong nhân dân và kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho nên các biện pháp kỹ thuật như chọn vùng trồng, điều kiện lập địa trồng, nhân giống, chọn giống, trồng... còn không cụ thể, vẫn mang tính chất định tính. Các căn cứ để xác định điều kiện lập địa trồng thích hợp, thời vụ trồng, mật độ trồng,...để nâng cao năng suất và tính ổn định của mô hình trồng Thảo quả còn nhiều thiếu sót nên hiệu quả của mô hình thử nghiệm còn thấp và chưa đảm bảo tính bền vững. Vì vậy, thực chất bản hướng dẫn kỹ thuật này chỉ là tạm thời cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Trong công trình "Vấn đề nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thực vật và sinh thái núi cao Sa Pa", các tác giả Lã Đình Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thính (1995) [17] đã phân loại giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập như hoàng liên, Thảo quả, cỏ xước,... Trong đó cần đặc biệt chú trọng phát triển cây Thảo quả.
- 8 Năm 1998, cán bộ trung tâm khuyến nông tỉnh Lào Cai, đã xây dựng cuốn “Kỹ thuật nuôi trồng một số cây, con chính ở Lào Cai”, trong đó có đưa ra một số đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gây trồng chăm sóc cây thảo quả một cách khá chi tiết [36]. Cũng trong giai đoạn này xuất hiện một số công trình nghiên cứu về cây thuốc, trong đó có trình bày một số thông tin về Thảo quả như công trình " Bảo vệ nguồn cây thuốc thiên nhiên" (1990) của Nguyễn Tập, " Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam "(1999) của Đỗ Tất Lợi [16], " Từ điển cây thuốc Việt Nam" (1999) [8] của Võ Văn Chi và " Cây thuốc Việt Nam" (1997) [11] của Lê Trần Đức. Nội dung chủ yếu của các công trình là tóm tắt về lịch sử trồng Thảo quả ở nước ta, một số đặc điểm về phân bố, hình thái, sinh thái và công dụng của Thảo quả. Bên cạnh một số nghiên cứu về hình thái và sinh thái, để phát hiện tiềm năng công dụng của Thảo quả trong lĩnh vực y dược, một số công trình nghiên cứu về thành phần hoá học như: công trình về thành phần hoá học của Thảo quả của tác giả Nguyễn Xuân Dũng (1989). Theo báo cáo chuyên đề " Đặc sản rừng toàn quốc", năm 2000 của tác giả Nguyễn Quốc Dựng [10]. Công trình đã đưa ra một cách khái quát về vai trò của Thảo quả đối với người dân cũng như địa phương, tình hình gây trồng, sản xuất, tiềm năng thị trường và hiệu quả của Thảo quả tại một số địa phương ở nước ta. Công trình này đã vẽ nên một bức tranh khái quát về hiện trạng và xu hướng phát triển của Thảo quả ở nước ta. Đồng thời cho thấy tiềm năng về Thảo quả ở nước ta rất lớn nhưng trong quá trình phát triển và mở rộng gây trồng Thảo quả cho năng suất cao còn gặp một số khó khăn. Khó khăn lớn nhất là về lĩnh vực kỹ thuật như khi phát triển mở rộng cần trả lời một số câu hỏi: Thảo quả được trồng ở đâu và như thế nào cho năng suất chất lượng cao nhất và không ảnh hưởng đến bảo tồn rừng. Trong những năm gần đây cũng xuất hiện một số tài liệu có trình bày
- 9 những thông tin về Thảo quả như " Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam" (1999) của tác giả Lê Trần Chấn [7]; " Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam" (2001) của tác giả Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trịnh Vỹ " [9]; Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa- Phan Si Pan" (1998) của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thị Thời [21]; "Những cây thuốc được lựa chọn ở Việt Nam" (2001) của Viện Dược liệu. Năm 2001, khi nghiên cứu về giá trị của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân ở Sa Pa, Nguyễn Tập đã kết luận: nhờ trồng Thảo quả mà hầu hết các gia đình ở thôn Seo Mi Tỷ xã Tả Van, Sa Pa, Lào Cai đã trở nên giàu có. Trước đây, nếu trồng lúa nương mỗi gia đình chỉ thu khoảng 1 tấn lúa/năm, giá trị khoảng 2 triệu đồng. Nay chuyển sang trồng Thảo quả, mỗi gia đình hàng năm thu bình quân 2 - 3 tạ quả, tương đương với giá trị 20 - 40 triệu đồng, gấp 10 - 20 lần giá trị của trồng lúa trước đây. Năm 2002, Phan Văn Thắng đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh tới sinh trưởng của cây Thảo quả tại Sapa - Lào Cai đã tìm hiểu nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh như: Cấu trúc rừng, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc, độ ẩm đất, độ xốp, độ dày tầng đất, độ PH, hàm lượng mùn trong đất tới sinh trưởng của cây Thảo quả [25]. Năm 2004, Lê Văn Thành đã xây dựng được bộ sản phẩm: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Thảo quả(Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc”. Bộ quy tắc bao gồm từ khâu chuyển bị nguyên vạt liệu tạo giống cho đến khi thành sản phẩm là Thảo quả con có khả nang đem trồng [26]. Năm 2008, tổ chức phát triển Hà Lan đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Việt Nam nghiên cứu và biên soạn cuốn sổ tay kỹ thuật canh tác bền vững Thảo quả. Cuốn sổ tay này được thiết kế xây dựng cho cán bộ khuyến nông các cấp, cho người dân và những người quan tâm có một số kiến
- 10 thức cơ bản nhất định về kỹ thuật canh tác bền vững Thảo quả và một số đặc điểm cơ bản về cây Thảo quả [30]. Năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia trường Đại học Lâm Nghiệp biên soạn cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng khu vực trồng rừng Thảo quả [32]. Nhìn chung những nghiên cứu về Thảo quả đã cho thấy đây là loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị cần được phát triển như một yếu tố góp phần phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ rừng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về Thảo quả chủ yếu thông qua điều tra nhanh và mang tính chất của những tổng kết kinh nghiệm là chính. Những đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố v.v.chủ yếu phát hiện ở mức định tính. Vì vậy, các hướng dẫn kỹ thuật thường có tính chất gợi ý, không cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hiện nay. 1.3. Công dụng, thị trường tiêu thụ 1.3.1. Công dụng Thảo quả thơm, có vị cay nồng, được dùng làm gia vị trong các món ăn của người châu Á, phổ biến trong món ăn của người Trung Quốc, Ấn Độ, miền Bắc Việt Nam.. Cũng có thể dùng để thêm vào một số bánh kẹo. Thảo quả được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, ngực bụng chướng đau, ho, sốt, tiêu chảy....Dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau răng, viêm lợi. Là vị thuốc sử dụng nhiều trong đông y. 1.3.2 Thị trường tiêu thụ và giá cả. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc qua các con đường tiểu ngạch. Việc tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc khiến giá bán loại quả này cũng lên xuống thất thường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường.
- 11 Năm 2010, giá thương lái thu mua tận nhà đầu mùa là 200.000 đồng/kg quả khô, đến khi thu hoạch rộ, giá giảm chỉ còn 150.000 - 160.000 đồng/kg quả khô. Năm 2011 giá Trung Quốc thu mua giảm, nên giá thu mua còn 100.000đ – 150.000 đồng/kg quả khô. Năm 2012 vừa qua, giá Thảo quả lại tăng 170 – 180.000 đồng/kg quả khô. Việc giá thay đổi đã gây thiệt hại lớn cho người sản xuất, kinh doanh Thảo quả mà nguyên nhân chính là do sản phẩm Thảo quả được bán ra thị trường không có tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Việc lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài còn thụ động, phải thông qua nhiều khâu trung gian, phụ thuộc vào giá cả thị trường nên người trồng dễ bị ép giá. Các kênh tiêu thụ: - Kênh 1: người thu hái → người thu gom → đại ly thu gom → xuất khẩu sang Trung Quốc. - Kênh 2: người thu hái → người thu gom → cơ sở đóng gói hoặc thu gom → vận chuyển đến các cơ sở bán lẻ tại các tỉnh khác trong nước → người tiêu thụ - Kênh 3: Người thu hái → chợ địa phương (khu vực du lịch) → khách du lịch. Hội Thảo quả tỉnh Lào Cai đã có nhiều biện pháp để nâng cao giá trị của Thảo quả như đăng kí thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm sang các thị trường khác như Ấn Độ, Thái Lan tuy nhiên vẫn chưa thành công. Như vậy, Thảo quả tại địa phương chủ yếu được thu gom và suất khẩu sang Trung Quốc, việc tiêu thụ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc khiến giá bán loại quả này cũng lên xuống thất thường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Khi được giá, người dân hái cả quả non ảnh hưởng nhiều đến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 261 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn