Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá hiệu quả về quản lý và bảo tồn loài Voọc Cát Bà tại Vườn quốc gia Cát Bà. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận văn này!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng phần mềm smart trong giám sát loài voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) tại vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÙNG NGỌC KHANH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SMART TRONG GIÁM SÁT LOÀI VOỌC CÁT BÀ (Trachypithecus poliocephalus Trouessart, 1911) TẠI VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. ĐỒNG THANH HẢI HÀ NỘI, 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. N ,n t n n m 2017 Tác giả luận văn Phùng Ngọc Khanh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm của cơ quan, nhà trƣờng, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Đồng Thanh Hải, ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban lãnh đạo Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, phòng đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Vƣờn quốc gia Cát Bà, đặc biệt là Ông Hoàng Văn Thập - Giám đốc, Ông Mai Sỹ Luân - Cán bộ Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà và các cán bộ phòng khoa học, các cán bộ làm việc tại Vƣờn quốc gia đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đi thực địa và thực hiện đề tài này tại địa phƣơng. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu./. Hà N , n ... t n ... n m 2017 Tác giả luận văn Phùng Ngọc Khanh
- iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Giám sát đa dạng sinh học ......................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm giám sát đa dạng sinh học ..................................................... 4 1.1.2. Khái niệm “chỉ thị giám sát” đa dạng sinh học....................................... 4 1.1.3. Các chỉ số giám sát đa dạng sinh học...................................................... 5 1.1.4. Khái niệm “chu kỳ giám sát” .................................................................. 5 1.2. Phần mềm SMART .................................................................................... 6 1.2.1. Ứng dụng của phần mềm SMART trong bảo tồn loài ............................ 6 1.2.2. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.2.3. Tại Việt Nam ........................................................................................... 8 1.3. Một số đăc điểm hình thái, sinh thái và tâp tính của loài Voọc Cát Bà..... 9 1.3.1. Đặc điểm hình thái loài Voọc Cát Bà ..................................................... 9 1.3.2. Sinh thái và tập tính............................................................................... 10 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 12 2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12
- iv 2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) còn gọi là Voọc đầu vàng ....................................................... 12 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 12 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13 2.4.1. Phƣơng pháp xây dựng các chỉ số giám sát .......................................... 14 2.4.2. Phƣơng pháp xây dựng tuyến giám sát ................................................. 15 2.4.3. Phƣơng pháp xác định các mối đe dọa.................................................. 16 2.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 16 Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................................... 17 3.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 17 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới ........................................................................ 17 3.1.2. Địa hình, địa thế .................................................................................... 18 3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng ............................................................................. 18 3.1.4. Khí hậu - thuỷ văn ................................................................................. 19 3.1.5. Thảm thực vật rừng ............................................................................... 22 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu: ........................................ 23 3.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cƣ ....................................................... 23 3.2.2. Các hoạt động sản xuất kinh tế chủ yếu ................................................ 24 3.2.3. Lâm nghiệp............................................................................................ 26 3.2.4. Thuỷ sản ................................................................................................ 27 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28 4.1. Hiện trạng và một số mối đe dọa tới loài Voọc Cát Bà ........................... 28 4.1.1. Hiện trạng loài Voọc Cát Bà tại khu vực nghiên cứu ........................... 28 4.1.2. Một số mối đe dọa chính tới quần thể Voọc Cát Bà ............................. 32 4.2. Xây dựng khung chƣơng trình giám sát loài Voọc Cát Bà ...................... 34 4.2.1. Xác định mục tiêu giám sát ................................................................... 34
- v 4.2.2. Chỉ số giám sát cho loài Voọc Cát Bà .................................................. 34 4.2.3. Hệ thống tuyến giám sát Voọc Cát Bà .................................................. 42 4.3. Phần mềm SMART - giám sát Voọc Cát Bà ........................................... 47 4.3.1. Xây dựng bản đồ nền cho phần mềm SMART – Giám sát Voọc Cát Bà ......................................................................................................................... 47 4.3.2. Xây dựng mô hình dữ liệu cho phần mềm SMART - Giám sát Voọc Cát Bà..................................................................................................................... 49 4.3.3. Xây dựng kế hoạch tuần tra và biểu mẫu báo cáo từ phần mềm SMART ......................................................................................................................... 54 4.3.4. Quy trình triển khai SMART ................................................................ 58 4.4. Đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển quần thể Voọc Cát Bà .................................................................................................... 63 4.4.1. Nâng cao năng lực sử dụng phần mềm SMART cho cán bộ, nhân viên ......................................................................................................................... 63 4.4.3. Giải pháp về việc bảo vệ sinh cảnh và duy trì cấu trúc đàn .................. 66 KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .......................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học SMART Công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra VQG Vƣờn quốc gia
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Các thiết bị phục vụ nghiên cứu 14 4.1 Các chỉ số và nội dung giám sát quần thể Voọc Cát Bà 35 4.2 Bộ chỉ số giám sát các mối đe dọa đến loài Voọc Cát Bà 39 4.3 Các tuyến lựa chọn thực hiện giám sát Voọc Cát Bà 43 4.4 Kiểu dữ liệu của các thuộc tính trong bộ chỉ số giám sát quần 50 thể Voọc Cát Bà 4.5 Kiểu dữ liệu của các thuộc tính trong bộ chỉ số giám sát các 51 mối đe dọa đến Voọc Cát Bà 4.6 Các mục tiêu trong kế hoạch tuần tra 55
- viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên bảng Trang 1.1 Sơ đồ áp dụng SMART trong hoạt động bảo tồn 7 2.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu 13 4.1 Biểu đồ tần số bắt gặp Voọc trong quá trình giám sát 28 4.2 Số cá thể Voọc bắt gặp đƣợc trong các lần quan sát 29 Bản đồ các điểm ghi nhận đƣợc Voọc Cát Bà trong quá trình 4.3 31 điều tra thực địa 4.4 Cá thể đực Voọc Cát Bà trƣởng thành 36 4.5 Cá thể cái Voọc Cát Bà trƣởng thành 36 4.6 Cá thể đực Voọc Cát Bà gần trƣởng thành 37 4.7 Cá thể đực Voọc Cát Bà bán trƣởng thành 38 4.8 Cá thể đực Voọc Cát Bà con non (màu vàng) 38 4.9 Bản đồ các tuyến giám sát Voọc Cát Bà 45 4.10 Bản đồ nền trong phần mềm SMART – giám sát Voọc Cát Bà 48 4.11 Mô hình dữ liệu cho bộ chỉ số giám sát quần thể loài Voọc Cát Bà 49 4.12 Kế hoạch giám sát Voọc Cát Bà trong đƣợc thiết kế trong 55 phần mềm SMART 4.13 Bản đồ các mục tiêu không gian trong kế hoạch giám sát 56 Voọc Cát Bà 4.14 Báo cáo hàng tháng giám sát Voọc Cát Bà 57
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên đa dạng sinh học trong các khu rừng đặc dụng luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau làm cho thay đổi nhƣ: phá rừng, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc, chuyển đổi mục đích sử dụng,... Bên cạnh đó, ban quản lý rừng đặc dụng thƣờng xuyên thực hiện các hoạt động quản lý (tuần tra bảo vệ rừng, kiểm soát việc buôn bán động vật hoang dã, truyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn,…) nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và tạo các điều kiện thuận lợi cho tài nguyên đa dạng sinh học duy trì và phát triển. Giám sát đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Giám sát đa dạng sinh học giúp xác định cụ thể sự biến đổi của các loài, môi trƣờng sống của chúng và nguyên nhân tác động là cần thiết nhằm giúp Ban quản lý lựa chọn và đƣa ra các giải pháp thích hợp để quản lý tốt nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của khu bảo tồn. SMART là từ viết tắt của Spatial Monitoring and Reporting Tool với tên tiếng Việt là Công cụ quản lý dữ liệu và báo cáo tuần tra. SMART đƣợc xây dựng nhằm cải thiện khả năng thực thi pháp luật và giám sát đa dạng sinh học tại các Khu bảo tồn thiên nhiên. Nhờ tính ứng dụng cao trong công tác giám sát thực thi pháp luật và bảo tồn đa dạng sinh học, SMART nhanh chóng đƣợc phổ biến rộng rãi. Đây là phần mềm mới đƣợc xây dựng dựa trên mã nguồn mở và có tính ứng dụng cao đƣợc phát triển bởi sự hợp tác đa phƣơng giữa các tổ chức bảo tồn và các tổ chức liên quan gồm có: Chƣơng trình Giám sát săn bắn Voi trái phép của CITES (MIKE), Hội động vật Frankfurt (FZS), Vƣờn thú Bắc Carolina (NCZ), Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Hiệp hội vƣờn thú Luân Đôn (ZSL).
- 2 Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài linh trƣởng đặc hữu của Việt Nam, loài này hiện chỉ đƣợc ghi nhận tại một số hòn đảo thuộc Vƣờn quốc gia Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Theo danh lục Sách Đỏ thế giới (IUCN Red List, 2016) loài này đƣợc xếp vào bậc Cực kỳ nguy cấp - CR (Critically Endangered) [17] và Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp vào bậc Nguy cấp - EN (Endangered) [1]; Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP nằm trong danh lục nhóm IB, nghiêm cấm khai thác và sử dụng [3] và nằm trong danh mục loài nguy cấp quý hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP [4]. Ngoài ra, Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) cùng với Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) và Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) là 3 loài linh trƣởng của Việt Nam nằm trong danh sách 25 loài Linh trƣởng nguy cấp nhất thế giới giai đoạn 2014 - 2016 [24]. Các cuộc điều tra thực địa năm 2013 và những thông tin cập nhật từ công tác thực địa cho thấy rằng còn 2 quần thể sinh sản và một vài cá thể/nhóm cá thể. Một quần thể sinh sản ở Vƣờn quốc gia (VQG) Cát Bà có khoảng 31 cá thể; quần thể sinh sản thứ hai ở khu Cửa Đông và Việt Hải gần thị trấn Cát Bà có 22 con. Năm cá thể Voọc cái khác nữa ở xã Gia Luận, bị cách ly không có cơ hội sinh sản. Do đó, tổng số cá thể Voọc đƣợc ghi nhận tại Vƣờn quốc gia Cát Bà là khoảng 58 cá thể [18]. Đối với quần thể Voọc Cát Bà từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều các nghiên cứu về tập tính, vùng sống, sinh thái và thức ăn nhƣng chƣa có một chƣơng trình giám sát cụ thể nào đƣợc xây dựng, thực hiện. Loài Voọc Cát Bà đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa, làm cho suy thoái hoặc biến mất nếu không có biện pháp quản lý, bảo tồn kịp thời, hiệu quả. Các mối đe dọa đối với loài này nhƣ: săn bắt, bẫy bắt động vật hoang dã; khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ; phát triển du lịch sinh thái không bền vững,… Hiện nay, việc giám sát loài Voọc Cát Bà do VQG Cát Bà chủ yếu thực hiện thông
- 3 qua các cuộc tuần tra mà chƣa ghi nhận các chỉ số giám sát một cách cụ thể và hệ thống. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát loài Voọc Cát Bà cần ứng dụng một phần mềm giúp quản lý, lƣu trữ các số liệu và xuất các báo cáo giám sát là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng chƣơng trình giám sát cho loài Voọc Cát Bà; Xây dựng quy trình thu thập, nhập dữ liệu, xử lý dữ liệu giám sát loài sử dụng phần mềm SMART và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn loài Voọc Cát Bà.
- 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giám sát đa dạng sinh học 1.1.1. Khái niệm giám sát đa dạng sinh học Giám sát đa dạng sinh học (ĐDSH) là sử dụng các kỹ thuật quan trắc để theo dõi sự thay đổi theo thời gian và không gian của các thành phần ĐDSH (thảm thực vật, các kiểu sinh cảnh, các quần thể động vật, thực vật,...) dƣới tác động của con ngƣời và thiên nhiên; thu thập thêm các thông tin về vùng phân bố và tình trạng quần thể của các loài quan trọng còn ít đƣợc nghiên cứu. Giám sát ĐDSH cũng xác định các loại đe dọa đối với ĐDSH đang tồn tại trong khu bảo tồn, cƣờng độ của mỗi đe dọa và sự thay đổi phạm vi, cƣờng độ của các đe dọa đến ĐDSH theo thời gian và không gian. Kết quả của giám sát ĐDSH thể hiện tính phù hợp và hiệu quả của các hoạt động quản lý đƣợc thực hiện. Dựa vào kết quả giám sát ĐDSH, Ban quản lý VQG sẽ tiến hành điều chỉnh các hoạt động quản lý cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. 1.1.2. Khái niệm “chỉ thị giám sát” đa dạng sinh học Giám sát ĐDSH đƣợc thực hiện thông qua các yếu tố sinh thái mang tính chỉ thị cho: - Tình trạng các quần xã sinh vật hoặc các sinh cảnh quan trọng trong khu bảo tồn. - Tình trạng tác động tiêu cực đến các thành phần ĐDSH trong khu bảo tồn. - Hiệu quả của các hoạt động quản lý đƣợc thực hiện trong khu bảo tồn Các yếu tố sinh thái này đƣợc gọi là các "chỉ thị giám sát" (Monitoring indicators). Các chỉ thị giám sát có thể là các yếu tố sinh vật (các quần thể thực vật hoặc động vật, các hệ sinh thái, các sinh cảnh nhạy cảm,...) hoặc các
- 5 yếu tố phi sinh vật (hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, khai thác khoáng sản, hiện tƣợng cực đoan của thiên nhiên,.). Tùy thuộc vào khả năng tiếp cận để quan trắc thu thập số liệu, chỉ thị giám sát có thể bao gồm "chỉ thị sơ cấp" còn gọi là "chỉ thị cấp 1" hoặc "chỉ thị thứ cấp", còn gọi là "chỉ thị cấp 2". Chỉ thị sơ cấp là chỉ thị mà ngƣời giám sát có thể thực hiện quan trắc trực tiếp chỉ thị đó. Trong trƣờng hợp, ngƣời giám sát không thể quan trắc trực tiếp chỉ thị đó mà phải quan trắc gián tiếp qua các chỉ thị khác, thì đó là những chỉ thị thứ cấp. 1.1.3. Các chỉ số giám sát đa dạng sinh học Các chỉ số giám sát là những thông số đƣợc tính toán trên cơ sở các thông tin/số liệu quan trắc đƣợc từ các chỉ thị giám sát nhằm biểu thị sự thay đổi tình trạng của chỉ thị giám sát theo thời gian. Đối với các chỉ thị giám sát là yếu tố sinh vật, các chỉ số giám sát có thể là: thành phần loài, mật độ cá thể, tần suất bắt gặp cá thể, mật độ dấu chân, tần suất bắt gặp dấu chân, tần số sinh trƣởng, mật độ cây tái sinh. Đối với các chỉ thị giám sát là yếu tố phi sinh vật, các chỉ số giám sát có thể là: tần suất bắt gặp thợ săn, mật độ lán khai thác lâm sản, số lƣợng bẫy bắt gặp trong rừng. 1.1.4. Khái niệm “chu kỳ giám sát” Giám sát ĐDSH đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, có hệ thống và thƣờng bao gồm các bƣớc sau: - Điều tra xác định tình trạng của chỉ thị giám sát tại thời điểm ban đầu. - Điều tra lại tình trạng của chỉ thỉ giám sát đó vào những khoảng thời gian nhất định, có độ dài nhƣ nhau (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm,...). - So sánh các kết quả điều tra tình trạng chỉ thị giám sát ở các khoảng thời gian đã thực hiện để xác định xu thế biến đổi của chỉ thị giám sát. - Xác định các nguyên nhân gây ra xu thế biến đổi của chỉ thị và đề xuất các giải pháp xử lý.
- 6 Nhƣ vậy, trong chƣơng trình giám sát ĐDSH, các hoạt động điều tra giám sát đƣợc tiến hành lặp lại theo những khoảng thời gian nhất định đƣợc gọi là "chu kỳ giám sát". Điều rất quan trọng là phải đảm bảo "tính ổn định'' trong tất cả các chu kỳ giám sát, nghĩa là, trong tất cả các lần thực hiện điều tra giám sát, phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ lại tất cả những gì đã làm trong lần điều tra giám sát đầu tiên về phƣơng pháp, địa điểm, thời gian và nhân lực. Một sự thay đổi dù là nhỏ về phƣơng pháp, thời gian hoặc nhân lực sẽ làm giảm tính chính xác của chƣơng trình giám sát đang thực hiện. Chu kỳ giám sát có thể là 1 tháng (cứ mỗi tháng thực hiện điều tra một lần), 3 tháng (cứ 3 tháng thực hiện điều tra một lần), 6 tháng (cứ 6 tháng thực hiện điều tra một lần),...Việc lựa chọn độ dài của chu kỳ giám sát đƣợc dựa trên tốc độ biến động của chỉ thị giám sát, mức độ của áp lực đe dọa và khả năng nguồn lực có đƣợc cho hoạt động giám sát (nhân lực, tài chính, vật tƣ thiết bị....). 1.2. Phần mềm SMART 1.2.1. Ứng dụng của phần mềm SMART trong bảo tồn loài Các chức năng cơ bản của phần mềm SMART là thu thập và quản lý thông tin. - Thu thập dữ liệu: Từ dữ liệu thu đƣợc trong các cuộc tuần tra hoặc giám sát của cán bộ kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng hoặc các cuộc điều tra, nghiên cứu và giám sát đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn, SMART hỗ trợ tổng hợp và phân tích nguồn dữ liệu đó để xuất báo cáo với các dữ liệu dạng tổng hợp. - Quản lý thông tin : SMART quản lý và lƣu trữ thông tin một cách hệ thống. Thông qua mô hình dữ liệu (Data model) giúp hệ thống hóa các thông tin thu thập từ hiện trƣờng.
- 7 Sơ đồ dƣới đây giúp hình dung cụ thể hơn về quy trình sử dụng SMART trong hoạt động bảo tồn. Tuần tra hoăc giám sát ngoài hiện trƣờng Lập kế hoạch tuần tra Nhập dữ liệu hoặc giám sát Đƣa ra phản hồi và Xây dựng bản đồ và đánh giá lập báo cáo Hình 1.1: Sơ đồ áp dụng SMART trong hoạt động bảo tồn Từ sơ đồ trên ta thấy SMART giúp hoàn thiện quy trình quản lý bảo tồn từ khâu lập kế hoạch, giám sát thực thi, quản lý dữ liệu cho tới hoạt động phản hồi và đánh giá. Dữ liệu thu đƣợc từ các chuyến tuần tra hoặc giám sát đƣợc nhập vào SMART. Ngƣời dùng sử dụng SMART để phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc từ hiện trƣờng tùy theo mục đích để đƣa ra kết quả dƣới dạng báo cáo. 1.2.2. Trên thế giới Tháng 2/2013, tại Seoul, Hàn Quốc các nhà phát triển phần mềm đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của SMART. Sau một thời gian thử nghiệm, ngày 21/03/2013, cộng đồng các tổ chức bảo tồn đã công bố SMART nhƣ một phần mềm miễn phí đƣợc xây dựng để hỗ trợ công tác tuần tra trên thực địa và giám sát đa dạng sinh học, ngăn chặn các hoạt động săn, bắn, bẫy, bắt động vật hoang dã bất hợp pháp. Tại Hội nghị các Vƣờn quốc gia thế giới (The IUCN World Parks Congress (WPC) tại Sydney, Australia từ ngày 12-
- 8 19/12/2013 đã giới thiệu, quảng bá về SMART nhƣ một Công cụ mới phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên và giám sát đa dạng sinh học. Cho tới nay, SMART đã đƣợc triển khai tại hơn 389 Khu bảo tồn thiên nhiên của 46 nƣớc thuộc Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và 10 Chính phủ đang triển khai SMART tại toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên, hơn 100 khóa tập huấn về SMART đƣợc triển khai tại các đơn vị, hơn 50 quốc gia với đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo về SMART, 475 đơn vị đƣợc đào tạo về phƣơng pháp tiếp cận của SMART và đặc biệt tại Khu vực Đông Nam Á có các nƣớc nhƣ Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ nhiều nƣớc đã công nhận SMART là một tiêu chuẩn quan trọng trong các hoạt động bảo tồn thiên nhiên nhƣ: Thái Lan, Columbia[28]. 1.2.3. Tại Việt Nam Với các tính năng vƣợt trội của SMART so với các Phần mềm quản lý thông tin khu bảo tồn trƣớc đây, hiện nay một số tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam đã hỗ trợ các Khu rừng đặc dụng, Khu rừng phòng hộ triển khai áp dụng phần mềm này nhằm hỗ trợ cho công tác thực thi pháp luật và giám sát ĐDSH, cụ thể nhƣ sau: Tổ chức WWF hỗ trợ triển khai SMART tại các Vƣờn quốc gia: Yok Don và Bạch Mã; các Khu bảo tồn loài Sao La Thừa Thiên Huế, Sao La Quảng Nam. Tổ chức FZS hỗ trợ triển khai tại VQG Kon Ka Kinh. Tổ chức FFI hỗ trợ triển khai tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Trùng Khánh(Cao Bằng); Khu bảo tồn loài Voọc mũi hếch Khau Ca (Hà Giang); Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Căng Chải (Yên Bái); Khu rừng phòng hộ Tùng Vài (Hà Giang) và Khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng La (Sơn La). Quỹ TFF đã hỗ trợ tập huấn tại Khu BTTN Nam Nung, Tà Đùng và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Nông. Dự án GIZ Phong Nha - Kẻ Bàng hỗ trợ triển khai tại Rừng phòng hộ: Minh Hóa, Động Châu - Lệ Thủy tại khu vực Khe Nƣớc Trong, tỉnh Quảng Bình.
- 9 Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) thông qua Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam”, Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ (trƣớc đây là Vụ Bảo tồn thiên nhiên) - Tổng cục Lâm nghiệp và Hiệp hội Vƣờn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam triển khai Phần mềm SMART từ tháng 11 năm 2013 tại 10 khu rừng đặc dụng bao gồm: Các Vƣờn quốc gia Bái Tử Long, Bidoup - Núi Bà, Núi Chúa, Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn, Xuân Sơn, Cúc Phƣơng, Bù Gia Mập; các Khu bảo tồn thiên nhiên: Pù Luông, Xuân Liên, Hoàng Liên - Văn Bàn. Dự án “Khẩn cấp bảo tồn voi và nâng cao năng lực kiểm soát buôn bán ngà voi ở Việt Nam đến năm 2020” đã hỗ trợ tập huấn ứng dụng SMART cho các Vƣờn quốc gia: Yok Don, Cát Tiên, Pù Mát, Vũ Quang; Khu bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi tỉnh Quảng Nam, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh: Đồng Nai, Đắk Lắk, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An. Một số đơn vị triển khai SMART bằng các nguồn lực khác nhƣ: Vƣờn quốc gia Tam Đảo, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa. Nhƣ vậy, tính đến thời điểm hiện tại có khoảng trên 30 đơn vị đang triển khai SMART tại Việt Nam, bao gồm: 14 vƣờn quốc gia, 14 khu bảo tồn thiên nhiên, 03 Khu rừng phòng hộ và một số Chi cục Kiểm lâm các tỉnh. 1.3. Một số đăc điểm hình thái, sinh thái và tâp tính của loài Voọc Cát Bà 1.3.1. Đặc điểm hình thái loài Voọc Cát Bà Đặc đ ểm n ận b ết: Voọc Cát Bà có bộ lông dày nhƣng sợi lông hơi thô và cứng. Con trƣởng thành có lông đầu và vai màu vàng nhạt hoặc trắng vàng. Vùng mông màu xám nhạt. Đầu có mào lông với gốc lông vàng nhạt, mút lông phớt xám. Đuôi dài, thon, dày lông và màu đen. Lông con non mới sinh màu vàng cam [11]. Kíc t ước: Dài đầu và thân 57,0 cm; dài đuôi 79,0 - 80,0 cm; dài chi
- 10 trƣớc 12,0 - 14 cm; dài chi sau 16,0 cm; cao tai 4,0 cm, trọng lƣợng cơ thể 9,0 - 9,1 kg [26]. 1.3.2. Sinh thái và tập tính S n cản sốn : Voọc Cát Bà sống trong kiểu rừng trên núi đá ở đảo Cát Bà. Tuy nhiên, nơi sống của chúng rất khác nhau: rừng giàu, rừng nghèo và thậm chí cả ở những chỗ núi đá có cây bụi và dây leo [11]. T ức n: Trong khẩu phần thức ăn của Voọc Cát Bà bao gồm các thành phần thực vật nhƣ: lá, chồi non, cuộng lá và quả cây rừng. Phạm Nhật (2002) đã ghi nhận 98 loài thực vật đƣợc Voọc Cát Bà sử dụng làm thức ăn, trong đó 90 loài đƣợc Voọc sử dụng lá chồi non, 30 loài đƣợc ăn quả, 2 loài đƣợc ăn củ và 1 loài đƣợc ăn thân [11]. Tổ c ức đ n: Theo ghi nhận của Nguyễn Phiên Ngung (1997), đơn vị xã hội cơ bản của Voọc Cát Bà là 1 đực thƣờng đi với 2 đến 3 cá thể cái cùng các con non ở các thế hệ khác nhau [10]. Theo Nadler và Hà Thanh Long (2000); Rode et al.(2009), kích thƣớc trung bình trong đàn thay đổi từ 6 - 10 cá thể [17, 19]. Phạm Nhật (2002) cho biết, số lƣợng con trong đàn thay đổi từ 5 - 15 con, kích thƣớc đàn trong khoảng 7 - 10 con hay gặp hơn [11]. Trong khi đó Schrudde (2009), lại cho rằng hai đàn Voọc ở khu bảo tồn có số lƣợng lớn các cá thể đực, chứ không phải là kết cấu đàn nhƣ vẫn thƣờng thấy là có một con đực đầu đàn với một vài con cái và các đời con, cháu [22]. Tuy có sự khác nhau về kích thƣớc đàn, nhìn chung tổ chức đàn của Voọc Cát Bà gồm kiểu đơn vị 1 đực trƣởng thành vài cá thể cái và các con non ở các thế hệ khác nhau. Tập tín xã : Voọc Cát Bà sống thành đàn, các tập tính xã hội của Voọc Cát Bà đã ghi nhận đƣợc bao gồm: di chuyển, nghỉ ngơi, chuốt lông, nô đùa và các hoạt động khác [11, 19, 20, 21]. Rode et al.(2009) chỉ ra rằng, nghỉ ngơi là tập tính chiếm tỷ lệ lớn nhất (66%) ở Voọc Cát Bà [20].
- 11 Di chuyển và kiếm ăn: Voọc Cát Bà hoạt động ngày, kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều, trƣa nghỉ, hoạt động kiếm ăn của Voọc Cát Bà chủ yếu ở trên cây. Cƣờng độ kiếm ăn của chúng diễn ra mạnh vào từ đầu buổi sáng và giảm dần lúc gần trƣa [11]. S n sản: Hiện tại chƣa có nghiên cứu nào về sinh sản của Voọc Cát Bà, theo ghi nhận của Phạm Nhật (2002) cho rằng Voọc Cát Bà có khả năng sinh sản ở các tháng khác nhau của năm. Đã gặp con mẹ mang con non từ tháng 2 đến tháng 11, tuy nhiên, mùa gặp con mẹ mang con non nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10 [11].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 321 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn