intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững, từng bước trở thành ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn của tỉnh Lạng Sơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ KIM LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THỊ KIM LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÂM NGHIỆP TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: ................... LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN Hà Nội, 2012
  3. i MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN VÀ CAM ĐOAN ....................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 Chương 1:TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ....................................... 3 1.1. Phát triển bền vững toàn cầu .....................................................................3 1.1.1. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững ........................................3 1.1.2. Cơ sở sinh thái học của phát triển bền vững .......................................4 1.1.3. Tình hình thực hiện phát triển bền vững trên thế giới .......................5 1.1.4. Phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay ....................................7 1.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam ................................................................8 1.2.1. Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế ...........................................8 1.2.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam .......................8 1.2.3. Tình hình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam .......................10 1.2.4. Tình hình thực hiện phát triển bền vững ở Lạng Sơn .......................11 1.3. Phát triển bền vững lâm nghiệp ..............................................................13 1.3.1. Quản lý rừng bền vững ........................................................................13 1.3.2. Phát triển bền vững lâm nghiệp ..........................................................14 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................17 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................17 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................17 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................18 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................18 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................18 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................18 2.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................18 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:..............................................18 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23
  4. ii 3.1. Các đặc điểm cơ bản của tỉnh Lạng Sơn ...............................................23 3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ........................................................................23 3.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội. ............................................................27 3.2. Thực trạng và mức độ bền vững trong phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn .............................................................................................................35 3.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh Lạng Sơn ................................35 3.2.2. Thực trạng phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn .............................43 3.2.3. Mức độ bền vững trong PTLN của tỉnh Lạng Sơn ............................71 3.2.4. Những thành công và tồn tại trong phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững của tỉnh Lạng Sơn...............................................................84 3.3. Giải pháp góp phần phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. .....................................................................................89 3.3.1. Quan điểm, mục tiêu .............................................................................89 3.3.2. Cơ hội và thách thức ............................................................................91 3.3.3. Giải pháp góp phần phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. ............................................................................92 Chương 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 96 4.1. Các kết luận từ kết quả nghiên cứu ........................................................96 4.1.1. Tăng cường khung thể chế ...................................................................97 4.1.2. Phát triển Lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp quy mô nhỏ ........97 4.1.3. Cung cấp tài chính trong lĩnh vực lâm nghiệp ..................................98 4.1.4. Tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu .......................................................................98 4.2. Tồn tại và kiến nghị ...................................................................................99 4.2.1. Một số tồn tại trong quá trình nghiên cứu .........................................99 4.2.2. Kiến nghị ................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 100 PHỤ LỤC 01 .................................................................................................................. 103
  5. iii LỜI CẢM ƠN VÀ CAM ĐOAN Sau một thời gian học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo chương trình đào tạo Cao học Khoá 19 ( 2011-2013), chuyên ngành Lâm học tôi xây dựng đề cương và đi nghiên cứu, thực tập với nội dung "Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn” nay đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp cho khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Cảm ơn các Thầy, cô trong khoa Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm học và các bộ môn khác đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tạo điều kiện trong quá trình học tập, đến nay khoá học đã kết thúc và đạt kết quả tốt. Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn đã tạo điều kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Phát triển lâm nghiệp, Chi cục Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Bắc, Lộc Bình, Đình Lập, .... đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại Lạng Sơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các học viên trong lớp K19A đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn, bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực hết mình đề hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Song sẽ không tránh khỏi
  6. iv những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để công bố cho một công trình nghiên cứu khoa học nào; các thông tin trích dẫn trong luận văn đều chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan
  7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nghĩa của các chữ viết tắt 1 CTNS21 Chương trình nghị sự 21 2 ĐDSH Đa dạng sinh học 3 GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư 4 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 MA Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ 6 NLN&TS Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản 7 PTBV Phát triển bền vững 8 PTLN Phát triển Lâm nghiệp 9 PTNT Phát triển nông thôn 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12 UBND Uỷ ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG 3.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Lạng Sơn năm 2011 25 3.2 Đặc điểm dân số, lao động tỉnh Lạng Sơn năm 2011 27 3.3 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 30 2007-2011 3.4 Tình hình tài nguyên rừng tỉnh Lạng Sơn 35 3.5 Thống kê diện tích loài cây theo năm trồng 39 3.6 Diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 1998-2011 44 3.7 Diễn biến về trữ lượng các loại rừng qua các giai đoạn 46 3.8 Sản phẩm khai thác hàng năm trên địa bàn tỉnh 53 3.9 Tổng hợp các xưởng chế biến lâm sản đến 20/4/2011 54 3.10 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá kinh tế 72 3.11 Bảng xác định mức bền vững về mặt kinh tế 72 3.12 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá về xã hội 74 3.13 Bảng xác định mức độ phát triển về mặt xã hội 74 3.14 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá về mặt môi trường 76 3.15 Bảng xác định mức bền vững về mặt môi trường 76 3.16 Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng 78 3.17 Kiểm định KMO and Bartletts Test 79 3.18 Tổng phương sai được giải thích – Total Variance 79 Explained 3.19 Ma trận nhân tố xoay (Rotated Component Matrix)a 80 3.20 Tóm tắt mô hình – Model Summaryb 82 3.21 Hệ số hồi quy - Coefficientsa 82 3.22 Vị trí quan trọng của các yếu tố 83
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH STT TÊN HÌNH TRANG 3.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 31 3.2 Cơ cấu tỷ trọng các ngành 32 3.3 Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành hoạt động 33 3.4 Diễn biến độ che phủ qua các giai đoạn 45 3.5 Cơ cấu 3 loại rừng sau rà soát quy hoạch lại 56
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, nằm ở vùng Đông bắc Việt Nam. Có tổng diện tích tự nhiên là 832.378,38 ha, rừng và đất lâm nghiệp 648.245 ha, chiếm 77,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng. Xét về quy mô diện tích, ngành lâm nghiệp đang quản lý và sử dụng trên diện tích đất đai lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân, phân bố ở vùng sâu vùng xa, là địa bàn sinh sống của hơn 500.000 người dân, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa. Xét về giá trị tài nguyên, rừng là nguồn cung cấp các sản phẩm lâm sản hàng hóa, dịch vụ to lớn và đa dạng cho phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là tiềm năng và lợi thế để ngành lâm nghiệp khai thác và sử dụng, đóng góp tương xứng vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, Lạng Sơn đã nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển rừng. Tính từ năm 1998 đến nay, diện tích rừng Lạng Sơn đã không ngừng tăng lên, đến năm 2011, tổng diện tích có rừng toàn tỉnh là 417.416 ha - độ che phủ đạt 50,1%; ranh giới 3 loại rừng trong toàn tỉnh đã được xác định và đóng cọc mốc giúp cho việc bảo vệ có hiệu quả rừng đầu nguồn, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, động vât rừng. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng công tác quản lý tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém. Chúng ta không những không khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm
  11. 2 năng và lợi thế của tài nguyên rừng, ngược lại còn tạo ra gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và áp lực dư luận xã hội trong quá trình quản lý, bảo vệ rừng. Những biểu hiện rõ nhất là: Chất lượng rừng trồng thấp; công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản trì trệ; nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng và khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng, gây áp lực cho ngành trong công tác quản lý bảo vệ rừng; hệ thống tổ chức quản lý rừng chưa hợp lý, nên hiệu lực và hiệu quả quản lý hạn chế nhiều mặt; giá trị đầu tư cho lâm nghiệp không đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Xuất phát từ tình hình thực tế hiện tại và yêu cầu phát triển trong tương lai, ngành Lâm nghiệp cần củng cố và điều chỉnh toàn diện các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo hướng quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững, phù hợp xu thế đổi mới của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn” là thực sự cần thiết nhằm tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển ngành lâm nghiệp xứng đáng là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn của tỉnh.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Phát triển bền vững toàn cầu Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại của thế giới đang tiếp tục phát triển với nhịp điệu ngày một nhanh, tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, làm thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và quyết định đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội và bản thân con người. Khoa học công nghệ đó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng ngày càng thu hẹp, vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Bên cạnh những thành tựu đó thì loài người cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn về chính trị, văn hóa, xã hội và đặc biệt là môi trường như: Biến đổi khí hậu toàn cầu, suy giảm tầng ôzôn, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên đất và hoang mạc hóa, suy thoái tài nguyên nước ngọt, Ô nhiễm môi trường; sự bùng nổ của dân số, sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo đang tăng lên, nghèo đói, dịch bệnh, con người đã khai thác tài nguyên và hủy hoại môi trường một cách tàn bạo, đe dọa sự tồn tại của Trái đất, của nhân loại … Điều này buộc thế giới phải thay đổi suy nghĩ và hành động để “Cứu lấy Trái đất”. Chiến lược Phát triển bền vững ra đời (1992) và trở thành Chiến lược phát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI. 1.1.1. Khái niệm và nội dung phát triển bền vững Thuật ngữ Phát triển bền vững (PTBV)– Sustainable Development lần đầu tiên được sử dụng trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do IUCN đề xuất năm 1980. Mục tiêu tổng thể của Chiến lược là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ PTBV ở đây được đề cập
  13. 4 tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. PTBV xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, PTBV được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau". Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã bổ sung hoàn chỉnh PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. 1.1.2. Cơ sở sinh thái học của phát triển bền vững Để triển khai các chiến lược và kế hoạch PTBV, Liên Hợp Quốc đã thành lập Chương trình “Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA)” tháng 6/2001, nhằm mục đích giúp các khu vực và quốc gia: - Hiểu biết một cách sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hệ sinh thái (tự nhiên) và phúc lợi của con người;
  14. 5 - Phân tích những tiềm năng của các hệ sinh thái có thể đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho cộng đồng; - Đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách ở những cấp ra quyết định khác nhau; - Tích hợp các lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa; - Tích hợp thông tin từ cả hai nguồn: khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; - Phân tích và đánh giá những phương án về chính sách và quản lý, nhằm duy trì dịch vụ của các hệ sinh thái và hài hòa nó với nhu cầu của người dân, và tăng cường quản lý hệ sinh thái tổng hợp. Đối với các nhà hoạch định chính sách, MA đưa ra một cơ chế để giúp họ: - Xác định phương án nhằm đạt được các mục tiêu bền vững và phát triển con người; - Hiểu biết một cách sâu sắc hơn khái niệm đánh đổi có liên quan tới tất cả các ngành, các bên trong những quyết định liên quan tới môi trường; - Liên kết các phương án giải quyết nhằm đạt được hiệu quả tổng hòa cao nhất. 1.1.3. Tình hình thực hiện phát triển bền vững trên thế giới PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương [11].
  15. 6 Chương trình nghị sự 21 là một khung kế hoạch chung để thiết kế các chương trình hành động nhằm đạt được sự PTBV trong thế kỷ 21. Chương trình nghị sự 21 nêu lên những thách thức trong thế kỷ 21; khẳng định nguyện vọng của toàn nhân loại phát triển theo một cách thức đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chương trình nghị sự 21 gồm 4 phần chính: Những khía cạnh xã hội và kinh tế của sự phát triển; bảo tồn và quản lí các nguồn tài nguyên; tăng cường vai trò của các nhóm xã hội chính; những phương tiện để thực hiện [8]. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về PTBV. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về PTBV [9]. Tính đến năm 2004 đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về PTBV cấp quốc gia và 6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia...đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về PTBV [4]. Trong 3 ngày từ 20 - 22/6/2012 Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về PTBV (Rio+20) diễn ra ở TP.Rio de Janeiro của Brazil. Trong một bối cảnh quốc tế biến động hơn hẳn hai kỳ đại hội trước. Sau hai thập kỷ phát triển, các quốc gia trên thế giới đã đạt được những bước tiến ngoài mong đợi với sự ra đời của một loạt thể chế tài chính quốc tế và các tổ chức khu vực hỗ trợ cho công cuộc phát triển chung.
  16. 7 Kết quả quan trọng nhất mà Hội nghị Rio+20 đạt được đó là đã thông qua Văn kiện quan trọng, phản ánh những nội dung, biện pháp nhằm giải quyết một số vấn đề chính liên quan đến 3 trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó xác định định hướng phát triển kinh tế xanh là phương thức thực hiện PTBV và xóa nghèo, xác định khung thể chế cho PTBV; đồng thời đưa ra khung hành động và các phương thức, biện pháp để thực hiện PTBV trong giai đoạn tới. 1.1.4. Phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay Trong bối cảnh hiện nay, chiến lược dài hạn của thế giới cũng như của các nước tập trung theo 3 hướng phát triển: Xã hội cacbon thấp/tăng trưởng xanh; xã hội tái tạo tài nguyên và xã hội hài hòa với thiên nhiên. 1.1.4.1. Xã hội cacbon thấp Xã hội cacbon thấp gồm 3 nội dung: (i) duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; (ii) tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; và (iii) đầu tư vào môi trường, một công cụ để phát triển kinh tế. 1.1.4.2. Xã hội tái tạo tài nguyên Xã hội tái tạo tài nguyên nhằm tiết kiệm và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất. 1.1.4.3. Xã hội hài hòa với tự nhiên Nội dung này đã được khẳng định trong Hội nghị các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học lần thứ 10 (COP10) tại Nagoya, Nhật Bản năm 2010. Theo đó, Liên Hợp Quốc phát động “Năm quốc tế về rừng” (2011) và “Thập kỷ đa dạng sinh học” (2011-2020), nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học, đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên trên phạm vi toàn cầu [11].
  17. 8 1.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam 1.2.1. Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế Việt Nam đã sớm tham gia vào tiến trình chung của thế giới trong việc xây dựng Chương trình Nghị sự 21. Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero (Braxin) đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát triển, Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu, cam kết xây dựng Chiến lược PTBV quốc gia và chương trình nghị sự 21 địa phương. Năm 2000, Việt Nam cam kết thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới. Năm 2004, Việt Nam đã phê chuẩn Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường thời kỳ đến 2010 và định hướng đến 2020. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường và phát triển xã hội: Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, Công ước Viên về Bảo vệ tầng ôzôn, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, Công ước về Đa dạng sinh học, … Tại Hội nghị Rio+20 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định: “Chính phủ Việt Nam coi phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển quốc gia hiện tại và trong tương lai. Việt Nam đã và đang triển khai Chương trình nghị sự 21 quốc gia và các chiến lược phát triển đất nước” [2]. 1.2.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam 1.2.2.1. Quan điểm PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Quan điểm PTBV đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn
  18. 9 mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" [3]. Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 tiếp tục khẳng định "Phát triển nhanh gắn liền với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược" [27]. Quan điểm PTBV được tiếp tục khẳng định trong Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020: PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội [15]. 1.2.2.2. Mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010), mà nội dung tập trung vào những nhân tố PTBV: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao” [27].
  19. 10 Mục tiêu PTBV giai đoạn 2011-2020: Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia [15]. 1.2.3. Tình hình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, ngày 17 tháng 8 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ- TTg ban hành Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam- CTNS21VN) [19]. CTNS21VN là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV đất nước trong thế kỷ 21. CTNS21VN nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để phát triển bền vững trong thế kỷ 21. CTNS21VN đưa ra 8 nguyên tắc PTBV và 19 lĩnh vực ưu tiên trong chính sách PTBV của Việt Nam. Sau khi CTNS21VN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 01/2005/TT-BKH ngày 9/3/2005 hướng dẫn về nội dung Chương trình Nghị sự 21 ở cấp ngành và địa phương, các bước tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện. Tính đến cuối năm 2009, một số bộ ngành đã xây dựng Định hướng phát triển bền vững ngành như: công nghiệp, tài nguyên và môi trường, thủy sản, xây dựng. Chương trình Nghị sự 21 của địa phương đã được xây dựng và phê duyệt tại 21 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Bắc Ninh, Ninh Bình, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam...)[4].
  20. 11 Tổ chức bộ máy để thực hiện CTNS21VN đã được thành lập ở cấp Quốc gia, Bộ, ngành và địa phương. Hàng chục hội thảo và lớp tập huấn đã được tổ chức để phổ biến nội dung của CTNS21VN cho đội ngũ cán bộ các cơ quan trung ương và địa phương. Một số cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt của bộ máy Nhà nước đã đưa kiến thức về PTBV vào giảng dạy. Các tổ chức đoàn thể, các trường đại học, các phương tiện thông tin đại chúng đã tham gia tích cực vào chiến dịch tuyên truyền PTBV. Tại các địa phương thí điểm, nhiều mô hình trình diễn về PTBV đã được thực hiện và tổng kết để phổ biến cho các địa phương khác. Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được rà soát lại dưới góc nhìn PTBV, nhờ đó các nguyên tắc PTBV đã được lồng ghép trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương [4]. Mới đây nhất, ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, bao gồm một số nội dung chủ yếu: Quan điểm, mục tiêu và các định hướng ưu tiên nhằm PTBV giai đoạn 2011-2020; các nhóm giải pháp và lộ trình tổ chức thực hiện [15]. 1.2.4. Tình hình thực hiện phát triển bền vững ở Lạng Sơn Trên cơ sở CTNS21VN, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 22/02/2007 thành lập Ban chỉ đạo PTBV tỉnh Lạng Sơn và Quyết định số 304/QĐ-UBND, ngày 15/02/2008 phê duyệt Định hướng chiến lược PTBV tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007 - 2010 và đến năm 2020 (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Lạng Sơn - CTNS21LS). 1.2.4.1. Quan điểm - PTBV phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, gắn kết với Định hướng chiến lược phát triển bền vững của cả nước, của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ và vùng biên giới Việt - Trung.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2