intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:149

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc tìm hiểu diễn biến và kết quả cụ thể của phong trào phụ nữ cả nước những năm 1930 – 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, đề tài sẽ làm sáng tỏ vai trò và sức mạnh của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HÀ ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ (1930 – 1945) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số : 60.22.56 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Trần Văn Thức Hà Nội - 2008
  2. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN - CB: Chủ biên - ĐCSĐD: Đảng cộng sản Đông Dương - KHXH: Khoa học xã hội - LHPNVN: Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - NXB: Nhà xuất bản - PN: Phụ nữ - VN: Việt Nam - VNCMTN: Việt Nam cách mạng thanh niên - TVCMĐ: Tân Việt cách mạng Đảng
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................2 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu .................................................................4 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................5 5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................6 6. Bố cục của luận văn .......................................................................................7 CHƢƠNG 1: ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ (1930 – 1939) ..................8 1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta về vấn đề vận động phụ nữ............................................................................................8 1.2. Cuộc vận động phụ nữ của Đảng những năm 1930 – 1935 ................. 14 1.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng .............. 14 1.2.2. Phong trào đấu tranh của phụ nữ cả nước .......................................... 19 1.2.3. Phong trào đấu tranh của nữ công nhân ................................................................... 42 1.3. Cuộc vận động phụ nữ của Đảng (1936 - 1939).......................................... 49 1.3.1. Tình hình mới, chủ trương mới của Đảng ........................................... 49 1.3.2. Phong trào đấu tranh của phụ nữ cả nước .......................................... 52 1.3.3. Phong trào đấu tranh của nữ công nhân ............................................. 63
  4. CHƢƠNG 2: ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ (1939 – 1945) ........ 71 2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trƣơng vận động phụ nữ của Đảng................ 71 2.2. Phong trào đấu tranh của phụ nữ cả nƣớc............................................ 77 2.3. Phong trào đấu tranh của nữ công nhân ............................................... 91 2.4. Một số nhận xét ........................................................................................97 KẾT LUẬN .....................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................107 PHỤ LỤC ........................................................................................................114
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Với tƣ cách là một nửa xã hội, phụ nữ ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ thời đại nào cũng có những đóng góp vô cùng to lớn vào sự phát triển của lịch sử nhân loại. Phụ nữ không chỉ là một lực lƣợng lao động xã hội quan trọng mà còn giữ chức năng sản sinh ra con ngƣời. Phụ nữ Việt Nam trong những điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đã có những đóng góp vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và phát triển văn hoá. Họ là ngƣời lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; đồng thời là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cƣờng dũng cảm; là ngƣời giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những ngƣời vợ, ngƣời chị, ngƣời mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng. Dƣới chế độ thực dân phong kiến, phụ nữ Việt Nam là lớp ngƣời bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu đƣợc giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Cuộc đấu tranh tự giải phóng mình của phụ nữ Việt Nam đã đƣợc nhen nhóm lẻ tẻ từ những thời xa xƣa khi trong giới phụ nữ có ngƣời sớm nhận thức ra điều bất công về giới. Họ mang chính cuộc đời mình để chứng minh, để thức tỉnh giới và xã hội. Họ biết kết hợp đấu tranh giải phóng mình trong cuộc chiến đấu lớn lao của dân tộc giành độc lập tự do và họ đã để lại những tấm gƣơng không chỉ cho giới nữ mà cho cả dân tộc Việt Nam đƣợc tự hào và noi theo. Nhận thức đƣợc sức mạnh đó, nối gót ngƣời xƣa, lớp lớp phụ nữ Việt Nam thời đƣơng đại đã tự bộc lộ mình qua các thời điểm lịch sử, càng ở những giai đoạn gay gắt nhất của đất nƣớc, những thử thách khắc nghiệt nhất của đời sống, phụ nữ Việt Nam càng phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình, vừa mang tính quyết liệt, vừa mang tính nhân bản. 1
  6. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Vấn đề vận động phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đƣợc Đảng quan tâm hàng đầu. Cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền” [19, tr 22]. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lƣợng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Năm 1945, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng tháng Tám đã thành công chứng tỏ đƣờng lối cách mạng đúng đắn của Đảng, trong đó việc vận động phụ nữ tham gia cách mạng là một nhân tố quan trọng. Cách mạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại đã đổi đời cho cả dân tộc, cho cả giới phụ nữ. Ngƣời phụ nữ đƣợc giải phóng khỏi ách nô lệ, giải thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, những ràng buộc ngàn đời của ý thức hệ phong kiến, đứng lên làm chủ quê hƣơng, đất nƣớc và vận mệnh của mình. Chính vì vậy, nghiên cứu về cuộc vận động phụ nữ của Đảng (1930 – 1945) không chỉ có ý nghĩa quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử phụ nữ - một bộ phận của lịch sử dân tộc mà còn làm sáng tỏ sự đúng đắn trong đƣờng lối lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ nói riêng cũng nhƣ phong trào cách mạng chung của cả dân tộc. Mặt khác, nó còn có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn đó là góp phần thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về vai trò vị trí của ngƣời phụ nữ, từ đó góp phần vào việc đẩy mạnh tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam. Trên những ý nghĩa đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ sử học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ trƣớc tới nay đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều ngƣời. Trƣớc hết phải kể đến là cuốn Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ (1930 – 1969), Nhà xuất bản Phụ nữ, 1970. Đây là tập hợp các văn kiện, các nghị 2
  7. quyết hoặc các đoạn trích trong văn kiện và nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ qua các thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1969. Cuốn sách cung cấp cho ngƣời đọc thấy đƣợc những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng mang tính lý luận đối với cuộc vận động phụ nữ chứ chƣa có đƣợc cái nhìn toàn diện về thực tiễn của việc thực hiện cuộc vận động đó. Cuốn sách Những quan điểm cơ bản trong công tác vận động phụ nữ, NXB Phụ nữ, 1995 đã trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng ta trong công tác vận động phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng. Trung tâm nghiên cứu phụ nữ (Nay là Viện nghiên cứu Gia đình và giới) và Tập san Khoa học về phụ nữ (Nay là Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới) đã tập hợp đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu về phụ nữ dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó có bài “Đường lối vận động phụ nữ của Đảng cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc 1930 – 1945” của Đặng Thị Vân Chi (Báo cáo tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ II: Việt Nam trên đƣờng phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại. Tháng 7 năm 2004). Bằng cách tiếp cận tƣ liệu báo chí và ấn phẩm, tác giả đã bƣớc đầu giới thiệu đƣờng lối vận động phụ nữ của Đảng ta trong những năm 1930 – 1945. Tuy nhiên, bài viết chỉ giới hạn cuộc vận động phụ nữ của Đảng thông qua lĩnh vực báo chí chứ chƣa khai thác một cách toàn diện cuộc vận động phụ nữ của Đảng ở thời kỳ này. Những công trình tìm hiểu và giới thiệu về các phong trào đấu tranh chung của phụ nữ cả nƣớc cũng nhƣ phụ nữ ở từng địa phƣơng cũng lần lƣợt đƣợc xuất bản nhƣ cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam (1981), do Nguyễn Thị Thập chủ biên và các cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ ở các địa phƣơng đƣợc biên soạn đã cung cấp những hiểu biết và tƣ liệu về phong trào phụ nữ cả nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy vấn đề Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945) là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Nhƣng cho đến 3
  8. nay vẫn chƣa có một công trình chuyên sâu. Vấn đề vận động phụ nữ của Đảng từ trƣớc tới nay mới ở phƣơng diện của sự thu thập những phong trào phụ nữ nói chung, những đóng góp của phụ nữ trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Các công trình trên hoặc chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động của chị em phụ nữ một cách đơn thuần hoặc chỉ cung cấp cho chúng ta những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về cuộc vận động phụ nữ một cách chung chung, chƣa đi sâu phân tích đƣờng lối, cách thức tổ chức của Đảng đối với phong trào phụ nữ, chƣa làm nổi bật sự lãnh đạo, vai trò của Đảng đối với công tác phụ nữ một cách sâu sắc và đầy đủ cũng nhƣ chƣa tổng kết đƣợc kinh nghiệm sự lãnh đạo đó trong bối cảnh chung, gắn liền với từng bƣớc thăng trầm của cách mạng giải phóng dân tộc nƣớc ta từ khi Đảng mới ra đời (1930) cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945). Để có một cái nhìn toàn diện và cụ thể về cuộc vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1930 – 1945 thì nhất thiết phải có sự tổng hợp một cách cụ thể, hệ thống nó từ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đến việc hƣởng ứng, áp dụng những chủ trƣơng, đƣờng lối ấy trong phong trào phụ nữ và những kết quả đạt đạt đƣợc cụ thể của cuộc vận động đó… Mặc dù vậy, những bài viết, bài nghiên cứu của các cuốn sách và tạp chí đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một phần tƣ liệu quý giá để gợi ý cho chúng tôi nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn vấn đề “Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945)”. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu diễn biến và kết quả cụ thể của phong trào phụ nữ cả nƣớc những năm 1930 – 1945 dƣới sự lãnh đạo của Đảng, đề tài sẽ làm sáng tỏ vai trò và sức mạnh của phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó khẳng định sự đúng đắn về đƣờng lối lãnh đạo 4
  9. cách mạng của Đảng đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp nói chung và và đối với cuộc vận động phụ nữ nói riêng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề đặt ra liên quan đến cuộc vận động phụ nữ. Với mục tiêu làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945), chúng tôi giới hạn nghiên cứu và khảo sát đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng đối với cuộc vận động phụ nữ thông qua các văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; tìm hiểu các phong trào phụ nữ trên phạm vi cả nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng từ khi Đảng ra đời (năm1930) đến khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945). Trên cơ sở tìm hiểu về cuộc vận động phụ nữ của Đảng (1930 – 1945) chúng tôi rút ra những nhận xét về vấn đề đó. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề vận động phụ nữ, cũng nhƣ những nghiên cứu về các cuộc vận động phụ nữ trên thế giới là cơ sở lý luận, là phƣơng pháp luận để chúng tôi xem xét vấn đề. Các sách nghiên cứu, các cuốn sách thông sử, các công trình chuyên khảo là những phông kiến thức quan trọng và là những gợi ý để chúng tôi có thể tham khảo, tổng kết lại vấn đề vận động phụ nữ, để từ đó có nhận thức rõ hơn thực chất cuộc vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1930 - 1945. Nguồn tƣ liệu chính của chúng tôi là toàn bộ văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng từ khi Đảng ra đời (1930) đến khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945). Bên cạnh đó còn phải kể đến các sách, báo, tài liệu lƣu trữ viết về phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ cả nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 5
  10. 1930 – 1945. Ngoài ra còn có các bài viết liên quan đến đề tài trên các báo, tạp chí nhƣ: Tạp chí ngiên cứu Gia đình và giới, Tạp chí Khoa học và phụ nữ v.v… 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Với đối tƣợng nghiên cứu là “Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945)” chúng tôi đã vận dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cuộc vận động phụ nữ của Đảng giai đoạn 1930 – 1945 qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ sách, báo, tạp chí, những công trình khoa học… từ đó chọn lọc vấn đề, xử lý sử liệu, lựa chọn các tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc viết nội dung đề tài. Phương pháp nghiên cứu lôgíc: Trên cơ sở khai thác triệt để các sự kiện lịch sử, các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách của Đảng thuộc phạm vi đề tài sau đó tiến hành viết nội dung đề tài. Các sự kiện đều đƣợc sắp xếp một cách tuần tự, có hệ thống, lôgíc đủ để phác hoạ lại cuộc vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1930 – 1945. Khai thác các sự kiện lịch sử để thực hiện đề tài này, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp luận sử học, phƣơng pháp nghiên cứu về giới đứng trên quan điểm mác- xít về duy vật lịch sử, từ đó rút ra những những nhận xét khách quan sát với thực tế lịch sử . Mặt khác, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp phân tích và so sánh các quan điểm, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng ở từng thời điểm khác nhau trong lịch sử để từ đó thấy rõ đƣợc sự linh hoạt, sáng suốt của Đảng trong cuộc vận động toàn dân tham gia phong trào cách mạng nói chung và đối với cuộc vận động phụ nữ nói riêng thời kỳ 1930 – 1945. 5. Đóng góp của luận văn: Là công trình nghiên cứu về “Đảng với cuộc vận động phụ nữ thời kỳ 1930 – 1945” luận văn có những đóng góp cụ thể sau: 6
  11. - Nêu lên những nét khái quát về quan điểm vận động phụ nữ tham gia cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự vận dụng quan điểm đó của Đảng ta trong cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1945). - Khẳng định và làm rõ vai trò của Đảng trong việc định hƣớng nhận thức, tổ chức, hƣớng dẫn và lãnh đạo phụ nữ tích cực tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. - Trình bày, khôi phục lại bức tranh về phong trào phụ nữ cả nƣớc dƣới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1930 – 1945, qua đó làm nổi bật vai trò cũng nhƣ sức mạnh của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc. - Góp phần phản ánh những đóng góp của toàn thể phụ nữ cả nƣớc trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. - Góp thêm một nguồn sử liệu phong phú, sống động phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử Đảng nói chung và nghiên cứu về phụ nữ nói riêng. 6. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm hai chƣơng chính gồm 106 trang: - Chƣơng 1: Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1930 – 1939) - Chƣơng 2: Đảng với cuộc vận động phụ nữ (1939 – 1945). Phần Phụ lục gồm có 26 trang giới thiệu một số văn kiện, Nghị quyết, trích lƣợc các văn kiện, nghị quyết về công tác vận động phụ nữ của Đảng thời kỳ 1930 – 1945. 7
  12. CHƢƠNG 1: ĐẢNG VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ (1930 – 1939) 1.1. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta về vấn đề vận động phụ nữ. Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề vận động phụ nữ đã bác bỏ một cách hùng hồn những thành kiến coi thƣờng phụ nữ do xã hội cũ để lại, đồng thời khẳng định rõ phụ nữ là một nửa nhân loại và lại bị áp bức bóc lột nặng nề. Do đó phụ nữ tham gia một cách tích cực trong các phong trào đấu tranh cách mạng từ trƣớc tới nay. Lê-nin đã nói: “Không thể lôi cuốn quần chúng tham gia chính trị mà lại không lôi cuốn phụ nữ tham gia chính trị”[60, tr 38]. Không những phụ nữ tham gia các phong trào đấu tranh giải phóng mà còn có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lê-nin cũng đã khẳng định rằng: Không thể bảo đảm đƣợc tự do thực sự, không thể nào xây dựng đƣợc ngay cả chế độ dân chủ chứ đừng nói đến chế độ xã hội chủ nghĩa nữa. Nếu phụ nữ không tham gia xây dựng xã hội, đội dân cảnh, sinh hoạt chính trị, nếu không giải thoát phụ nữ khỏi tình trạng làm cho ngƣời ta mụ mẫm đi, tức là công việc nội trợ bếp núc. “…dƣới chế độ tƣ bản thì phụ nữ, tức là một nửa nhân loại, phải 8
  13. chịu hai tầng áp bức. Nữ công nhân và nữ nông dân đều bị tƣ bản áp bức và ngoài ra họ còn bị giam cầm trong cảnh nô lệ gia đình”[60, tr 38-39]. Ở các nƣớc thuộc địa, phụ nữ cùng với chồng con của họ đều chịu chung cái nhục mất nƣớc, mất độc lập tự do. Họ bị tƣớc đoạt quyền tự do, dân chủ, kể cả những quyền sơ đẳng nhất. Họ bị đàn áp dã man khi tham gia các phong trào yêu nƣớc, bị kìm hãm trong vòng dốt nát. Họ không những bị bóc lột trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền của chủ nghĩa tƣ bản mà còn bị chà đạp nhân phẩm, là nạn nhân của tƣ tƣởng phong kiến, những tập tục lạc hậu và hàng loạt những tệ nạn xã hội khác nhƣ: tục đa thê, nạn ép duyên, nạn tảo hôn, nạn mãi dâm, v.v... Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin chủ trƣơng: “muốn giải phóng phụ nữ thì trƣớc hết phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, phải xóa bỏ ách áp bức bóc lột giai cấp và ách nô dịch dân tộc”[62, tr 20-21]. Con đƣờng giải phóng loài ngƣời khỏi chế độ áp bức, bóc lột chỉ có thể là con đƣờng cách mạng, xây dựng một xã hội mới mà trong đó mọi ngƣời đều bình đẳng, ấm no, tự do và hạnh phúc. Đây phải là một cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất trong lịch sử và vấn đề giải phóng phụ nữ phải là một bộ phận của cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Lê-nin khẳng định: “giai cấp vô sản sẽ không đạt đƣợc tự do hoàn toàn nếu không giành đƣợc tự do hoàn toàn cho phụ nữ” [60, tr 61]. Mặt khác, Lê-nin cũng nhấn mạnh: “giải phóng phụ nữ lao động… phải là việc của bản thân phụ nữ lao động” [60, tr55]. Chỉ bằng cách tham gia vào phong trào cách mạng chung, phụ nữ mới chứng tỏ đƣợc lực lƣợng và khả năng to lớn của mình, từ đó, dần dần tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ trong xã hội mới bị đẩy lùi, phụ nữ mới có điều kiện vƣơn lên giải phóng từng bƣớc, tiến tới giải phóng hoàn toàn. Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng vạch ra rằng chỉ khi nào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thắng lợi, phụ nữ mới có thể giành đƣợc quyền bình đẳng với nam giới về mặt pháp lý. Nhƣng để đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt của 9
  14. phụ nữ với nam giới và giải phóng phụ nữ một cách triệt để cần phải tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều này phải làm cho phụ nữ hiểu rõ thì mới có thể vận động họ tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăng-ghen đã chỉ ra rằng muốn vận động phụ nữ tham gia cách mạng thì phải kéo ngƣời đàn bà thoát khỏi vai trò hiện nay của họ là vai trò một công cụ sản xuất đơn giản. Ăng-ghen lại nói: “Muốn thực hiện cuộc vận động phụ nữ thì trƣớc hết phải làm cho phụ nữ có thể tham gia vào sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm việc trong nhà ít thôi" [4, tr 78]. Muốn cho phụ nữ hoàn toàn đƣợc giải phóng thì sau khi giai cấp vô sản nắm đƣợc chính quyền, phải xóa bỏ quyền tƣ hữu về tƣ bản ruộng đất, phải tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ trƣớc pháp luật, rồi phải để cho phụ nữ đƣợc tham gia hoạt động chính trị và hoạt động sản xuất. Mà muốn phụ nữ hoạt động đƣợc thì phải biến “công việc nội trợ vụn vặt cá thể thành công việc lớn xã hội hóa” và Lê-nin đã chỉ rõ: “Cuộc cách mạng vô sản xóa bỏ tận gốc áp bức và sự không bình đẳng đối với phụ nữ một cách triệt để nhất mà không một đảng nào mà cuộc cách mạng nào trên thế giới dám làm. Ở nƣớc ta, nƣớc Nga xô viết không còn lại chút dấu vết gì để bất bình đẳng giữa nữ giới và nam giới trƣớc pháp luật. Chính quyền Xô Viết đã hoàn toàn thủ tiêu sự bất bình đẳng đê tiện xấu xa giả nhân giả nghĩa trong luật pháp về hôn nhân và gia đình, sự bất bình đẳng về con cái, đó mới chỉ là bƣớc đầu đi đến giải phóng phụ nữ. Nhƣng không có một nƣớc tƣ sản nào, cả những nƣớc cộng hòa dân chủ nhất đã dám bƣớc cái bƣớc đi đầu đó. Ngƣời ta không dám vì cái “quyền tƣ hữu thiêng liêng” [72, tr 21]. Bƣớc thứ hai và chủ yếu là thủ tiêu tƣ hữu về ruộng đất, công xƣởng, nhà máy. Bƣớc đó và chỉ bƣớc đó mới mở đƣờng cho việc giải phóng hoàn toàn và thực sự cho phụ nữ, giải phóng cho họ khỏi “cảnh nô lệ gia đình” bằng cách chuyển công việc nội trợ vụn vặt, cá thể thành công việc lớn xã hội hóa. Bƣớc 10
  15. chuyển đó là khó khăn, vì đây là thay đổi một trật tự thâm canh cố đế nhất đã trở thành thói quen (nói cho đúng ra thì không phải là một trật tự mà là điều ghê tởm dã man) [61, tr 138-140]. Có tiến hành những bƣớc đi mang lại quyền lợi cho phụ nữ nhƣ thế thì cuộc vận động phụ nữ mới thu hút đƣợc sự quan tâm của đông đảo chị em phụ nữ. Vâ ̣n du ̣ng lý luâ ̣n của chủ nghiã Mác-Lênin về vấ n đề vận động phụ nữ vào thƣ̣c tiễn cách ma ̣ng Viê ̣t Nam , ngay tƣ̀ khi mới thành lâ ̣p Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đã xác đinh ̣ sƣ̣ nghiê ̣p giải phóng phu ̣ nƣ̃ gắ n liề n với sƣ̣ nghiê ̣p giải phóng giai cấ p , giải phóng dân tộc. Đảng đã có những nhận định, đánh giá đúng vai trò , vị trí và khẳng định khả năng to lớn của phu ̣ nƣ̃ Viê ̣t Nam. Nghị quyết của Ban chấ p hành Trung ƣơng Đảng Cô ̣ng sản Đông Dƣơng năm 1930 đã chỉ rõ: “Lƣ̣c lƣơ ̣ng phu ̣ nƣ̃ là mô ̣t lƣ̣c lƣơ ̣ng tro ̣ng yế u nế u quảng đa ̣i quầ n chúng phu ̣ nƣ̃ không tham gia vào nhƣ̃ng cuô ̣c đấ u tranh cách ma ̣ng thì cách mạng không thể thắng lợi” [27, tr 14]. Chủ trƣơng nam nữ bình đẳng là một trong mƣời nhiê ̣m vu ̣ đã đƣơ ̣c ghi trong Luâ ̣n cƣơng chin ́ h tri ̣của Đảng cô ̣ng sản Đông Dƣơng do đồ ng chí Trầ n Phú – Tổ ng bí thƣ của Đảng khởi thảo . Đảng rấ t ch ú trọng đến việc tổ chức vâ ̣n đô ̣ng phu ̣ nƣ̃ công nông “phải đ ƣa phu ̣ nƣ̃ công nông vào công hô ̣i , nông hô ̣i cho đông, lại cần phải đem họ vào cơ quan chỉ huy tập làm công việc lãnh đạo quần chúng” [27, tr 95]. Phụ nữ Việt Nam bị áp bức , bóc lột nặng nề . Muố n thoát khỏi cảnh nô lê ̣ lầ m than, họ không còn đƣờng nào khác là tham gia đấ u tranh cách ma ̣ng dƣới sƣ̣ lãnh đạo của Đảng , của giai cấp công nhân . Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất , triê ̣t để nhấ t , toàn diện nhất trong lịch sử lo ài ngƣời . Cuô ̣c cách ma ̣ng đó không thể giành đƣơ ̣c thắ ng lơ ̣i nế u không có sƣ̣ tham gia tích cực của phụ nữ . Lê-nin đã nói : “Không thu hút đƣơ ̣c phu ̣ nƣ̃ tham gia công tác xã hội , đi dân quân tham dƣ̣ vào sinh hoa ̣t chính tri ̣ , nế u không kéo ho ̣ thoát 11
  16. khỏi không khí mụ mẫm của việc nội trợ bếp núc thì không thể nào bảo đảm đƣơ ̣c tƣ̣ do thâ ̣t sƣ̣, không thể nào xây dƣ̣ng đƣơ ̣c chế đô ̣ dân chủ chƣ́ đƣ̀ng nói gì xây dƣ̣ng xã hô ̣i chủ nghiã nƣ̃a” [60, tr 45]. Án Nghi ̣quyế t của Trung ƣơng toàn thể Hội nghị của Đảng cộng sản Đông Dƣơng (10.1930) về phu ̣ nƣ̃ vâ ̣n đô ̣ng đã nhâ ̣n đinh ̣ : “Trong đám quầ n chúng lao khổ ở thành phố và nhà quê phu ̣ nƣ̃ chiế m mô ̣t phầ n lớn , tình hình của những ngƣời phu ̣ nƣ̃ ấ y rấ t cƣ̣c khổ , ngoài những cảnh bóc lột nhƣ nhiều giờ làm việc , ít tiề n lƣơng, họ bị phong tục tró i buô ̣c, bị coi nhƣ ngƣời tôi mọi, rấ t đê tiê ̣n trong xã hội, không có mô ̣t chút tƣ̣ do nào hế t . Phải làm cho quầ n chúng phu ̣ nƣ̃ lao khổ ấ y tham gia nhƣ̃ng cuô ̣c đấ u tranh cách ma ̣ng của công nông đó là điề u kiê ̣n cố t yế u nhấ t . Nế u phu ̣ nƣ̃ đƣ́ng ngoài cuô ̣c đấ u tranh cách ma ̣ng của công nông thì không bao giờ đạt mục đích phụ nữ giải ph óng đƣợc” [27, tr 11]. Đảng đã khẳng định vai trò to lớn và có tính quyết định của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đảng coi công tác vận động phụ nữ là một “nhiệm vụ lớn và trọng yếu” [27, tr 11]. Đây là một trong những điểm khác nhau căn bản giữa Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị đƣơng thời, đồng thời là cội nguồn sức mạnh đƣa Đảng cộng sản đi tới thắng lợi trong công cuộc cách mạng của mình. Cũng ngay trong Án nghị quyết về công tác vận động phụ nữ, Đảng cũng nhắc nhở phải: “làm cho phụ nữ thoát khỏi cái tƣ tƣởng tƣ bổn, đánh đổ các mộng tƣởng “nam nữ bình quyền” trong vòng tƣ bổn chủ nghĩa. Không những thế mà thôi, đồng thời lại phải làm cho quần chúng phụ nữ lao khổ tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng của công nông; đó là điều cốt yếu nhứt, nếu phụ nữ đứng ngoài cuộc tranh đấu cách mạng của công nông thì không bao giờ đạt mục đích phụ nữ giải phóng đƣợc” [27, tr 12]. Do thấy rõ vai trò của phụ nữ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, Đảng chú trọng công tác vận động phụ nữ tham gia vào các hoạt động cách mạng. Cũng khác với tất cả phong trào yêu nƣớc và cách mạng trƣớc đó, đối 12
  17. tƣợng vận động của Đảng cộng sản Việt Nam là phụ nữ lao động, phụ nữ công nhân và nông dân, những ngƣời chiếm đa số trong xã hội. Đảng chủ trƣơng: “Muốn cho phụ nữ tham gia vào các cuộc tranh đấu cách mạng thì trƣớc hết cần phải đánh đổ hết thảy những cái phong tục thuộc về tôn giáo hoặc luân lý. Phải huấn luyện chánh trị cho phụ nữ công nông, làm cho họ thêm giác ngộ giai cấp để kéo họ vào những đoàn thể vô sản giai cấp. Công tác ấy không chỉ làm ở thành phố mà thôi, đồng thời phải thực hành ở trong nhà quê, trong đám đàn bà làm thợ nông nghiệp đi ở mƣớn và khắp trong quần chúng phụ nữ lao khổ ở nhà quê nữa” [27, tr 13]. Để vận động phụ nữ tham gia vào các hoạt động cách mạng, Đảng chủ trƣơng trƣớc hết phải vận động “phụ nữ công nông vào công, nông hội cho đông, lại cần phải đem họ vào cơ quan chỉ huy để tập làm công việc lãnh đạo quần chúng. Muốn cho phụ nữ vào công, nông hội cho đông thì phải đề xƣớng ra những yêu cầu cần kíp của họ (nhƣ cấm đàn bà làm công đêm; công làm ngang nhau thì lƣơng phải ngang nhau thì lƣơng phải ngang nhau; trƣớc và sau khi sinh đẻ đều nghỉ một tháng có lƣơng; bỏ chế độ cƣới vợ, gả chồng nhƣ là mua bán....). Trong đám phụ nữ công nông, con gái rất nhiều. Nhiệm vụ của thanh niên cộng sản đoàn trong việc tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ là phải thâu phục cho đƣợc quần chúng thanh niên ấy” [27, tr 12]. Đảng cũng chủ trƣơng thành lập các tổ chức riêng phụ nữ nhƣ “phụ nữ liên hiệp hội” để “thâu phục cho hết đám phụ nữ lao khổ nhƣ vợ công nhân, ngƣời buôn gánh, bán bƣng và tất cả những đám phụ nữ mà không thể tổ chức vào công nông hội đƣợc” [27, tr 14]. Công tác tổ chức và vận động phụ nữ luôn đƣợc Đảng quan tâm và chỉ đạo kịp thời, cũng nhƣ uốn nắn thiếu sót. Đảng chỉ rõ trong các cuộc đấu tranh có phụ nữ tham gia thì “nhất luật phải ra khẩu hiệu đặc biệt cho phụ nữ (nhƣ: công bằng nhau thì tiền lƣơng phải bằng nhau, cấm làm việc đêm, đƣợc nghỉ hai tháng trƣớc và hai tháng sau khi đẻ mà cứ lĩnh toàn tiền lƣơng theo nhƣ khẩu hiệu trong các 13
  18. bản chƣơng trình của Đảng, của Công hội, Thanh niên cộng sản… Chống chế độ nhiều vợ, phản đối chính phủ Pháp duy trì và lợi dụng chế độ làm đĩ để thu thuế” [27, tr 21]. Ngày 29 tháng 4 năm 1931, Nghị quyết của Xứ ủy Trung Kỳ nhắc nhở nhiều đảng viên quan niệm chƣa đúng về tổ chức phụ nữ, về việc phụ nữ vận động “chỉ quanh quẩn trong vòng nữ quyền của tƣ bản hoặc quốc gia hẹp hòi” [63, tr 66 – 67]. Điều đó trái với chính sách và hành động của Đảng. Trong suố t 15 năm (1930 – 1945), tùy từng thời điểm lịch sử cụ thể Đảng ta đã đề ra và sử dụng nhiều hình thức tổ chức phù hợp với từng đối tƣợng quần chúng và luôn có nhƣ̃ng khẩ u hiê ̣u đòi quyề n lơ ̣i chính đáng cho phu ̣ nƣ . Đa ̃ ̉ ng ma ̣nh da ̣n phát huy khả năng của phu ̣ nƣ̃ trong mo ̣i công tác : tuyên truyền, đấu tranh bí mật, đấ u tranh chin ́ h tri, vũ ̣ trang tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền… Trong cách ma ̣ng tháng Tám năm 1945, Đảng đã phát huy tinh thầ n cách mạng, đƣ́c tin ́ h kiên trung , bấ t khuấ t của phu ̣ nƣ̃ ở mo ̣i miề n Tổ quố c , đô ̣ng viên nhƣ̃ng ngƣời phu ̣ nƣ̃ Viê ̣t Nam cùng toàn dân vùng lên đấ u tranh giải phóng dân. tô ̣c 1.2. Cuộc vận động phụ nữ của Đảng những năm 1930 – 1935. 1.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương vận động phụ nữ của Đảng: Thế giới tƣ bản chủ nghĩa lâm vào một cuộc đại khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 1929. Đây là một trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử chủ nghĩa tƣ bản. Nó đã chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chủ nghĩa tƣ bản trong những năm 20. Cuộc khủng hoảng diễn ra ở tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp và tài chính. Cuộc khủng hoảng này chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị, xã hội cho thế giới tƣ bản chủ nghĩa. “Số công nhân thất nghiệp lên tới 50 triệu. Nhiều nƣớc không có bảo hiểm xã hội, thất nghiệp không đƣợc trợ cấp. Các chủ xí nghiệp ra sức bóc lột công nhân bằng cách tăng cƣờng độ lao động, giảm tiền lƣơng và kéo dài thời gian làm việc trong ngày. Hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất phải sống trong cảnh nghèo 14
  19. đói. Các tầng lớp khác trong xã hội nhƣ tiểu tƣ sản, thợ thủ công, công chức, những ngƣời làm dịch vụ… mức sống bị hạ thấp”[66, tr 295]. Phong trào đấu tranh của nhân dân lao động đòi cải thiện đời sống diễn ra mạnh mẽ. Mâu thuẫn giai cấp ở các nƣớc ngày càng gay gắt. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng này đến muộn hơn, so với các nƣớc khác nhƣng lại hết sức mạnh và sâu sắc. Khủng hoảng công nghiệp xen kẽ khủng hoảng nông nghiệp và khủng hoảng tài chính. Là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi chịu tác động của cuộc đại khủng hoảng và ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trong đó đặc biệt là phụ nữ. Một phần ba số công nhân (trong đó đa số là chị em phụ nữ) bị thất nghiệp. Riêng miền Bắc, 25.000 công nhân bị sa thải, trong đó có 12.000 công nhân ngành mỏ. Những công nhân có việc làm thì bị giảm lƣơng từ 30% đến 50%[66, tr 298]. Trong dịp sang Đông Dƣơng tháng 9 năm 1931, nhà báo Pháp Ăngđơrê Viôlít (A.Viollis) viết: “Lƣơng công nhân không bao giờ vƣợt quá 2 đến 2,5 phơrăng mỗi ngày. Trong các xƣởng dệt, ngày làm việc bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 9 giờ tối. Đàn ông, lƣơng từ 1,75 phơrăng đến 2 phơrăng, đàn bà từ 1,25 phơrăng đến 1,5 phơrăng…”[66, tr 289]. Nữ công nhân thất nghiệp, tiền lƣơng bị cắt giảm không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống của họ và gia đình họ mà còn đẩy nhiều phụ nữ vào hoàn cảnh khốn cùng. Nông dân thì chịu sƣu cao thuế nặng và nạn cho vay nặng lãi. Ngƣời nông dân phải vay của địa chủ với bất cứ tỷ lệ lãi nào để sống và sau đó phải bán mọi thứ tài sản nghèo nàn của mình, thậm chí phải bán cả con của mình đi để trả nợ. Các tầng lớp khác nhƣ tiểu thƣơng, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức cũng sống trong điêu đứng. Địa chủ nhỏ cũng bị sa sút. Một số tƣ sản dân tộc bị vỡ nợ, phá sản. Chính vì thế, mâu thuẫn trong xã hội nhất là mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân Việt Nam với bọn thực dân Pháp thống trị ngày càng trở nên gay gắt. 15
  20. Trong khi đó, sau hơn mƣời năm thực hiện chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tình hình xã hội Việt Nam cũng có nhiều biến chuyển quan trọng. Đó là sự hình thành giai cấp tƣ sản, tiểu tƣ sản và sự ra đời của các tổ chức yêu nƣớc và cách mạng. Năm 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời. Cuối năm 1929, ở Việt Nam phong trào đấu tranh đã diến ra sôi nổi và đã hình thành ba tổ chức cộng sản ở cả ba kỳ đó là Đông Dƣơng cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng và Đông Dƣơng cộng sản Liên đoàn. Trong quá trình phát triển tổ chức của mình các đảng cộng sản không thể không tranh giành ảnh hƣởng trong quần chúng nhân dân và không tránh khỏi công kích lẫn nhau. Cả ba tổ chức cách mạng đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ nhƣng về đƣờng lối cũng nhƣ về tổ chức chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển cách mạng của nƣớc ta. Trƣớc tình hình cấp thiết đó, ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Hƣơng Cảng (Trung Quốc) dƣới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10 năm 1930, đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dƣơng). Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời không chỉ đánh dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc – thời kỳ “đen tối nhƣ không có đƣờng ra” của nhân dân Việt Nam mà còn mở ra một thời kỳ mới trên con đƣờng đấu tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, lực lƣợng cách mạng bị đàn áp nặng nề. Từ năm 1930 tới đầu năm 1933 có 246.532 ngƣời bị bắt giam trong các nhà tù của thực dân. Trong suốt các năm 1931 – 1935, thực dân Pháp tăng cƣờng đàn áp cách mạng. Các cơ sở cách mạng không ngừng bị khủng bố, việc phục hồi tổ chức cơ sở của Đảng và tổ chức quần chúng gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1934, nhờ có sự chỉ đạo, sự hỗ trợ kịp thời của Quốc tế cộng sản, sự nỗ lực của cán bộ đảng viên 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2