Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hóa chất dung môi hữu cơ đến sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu thông qua các chỉ số hóa sinh
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng môi trường lao động tại một số nhà máy chế tạo, lắp ráp ô tô và đóng tàu; đánh giá tình trạng sức khỏe và đặc điểm các bệnh liên quan đến nghề nghiệp của người lao động tiếp xúc với hóa chất và dung môi hữu cơ tại một số nhà máy lắp ráp ô tô và đóng tàu... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hóa chất dung môi hữu cơ đến sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu thông qua các chỉ số hóa sinh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Kim Yến NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, ĐÓNG TÀU THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - Năm 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Kim Yến NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT DUNG MÔI HỮU CƠ ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ, ĐÓNG TÀU THÔNG QUA CÁC CHỈ SỐ HÓA SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 60420114 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đình Thắng 2. TS. BS. Phạm Tùng Lâm Hà Nội - Năm 2016
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Khoa sinh học, Bộ môn sinh lý thực vật và Hóa sinh Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Đình Thắng, bộ môn Sinh lý thực vật và hóa sinh, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho bản luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. BS. Phạm Tùng Lâm, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng - Cục Y tế Bộ GTVT đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng - Cục Y tế Bộ GTVT, tập thể Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh cùng toàn thể cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trƣờng GTVT đã tạo điều kiện điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, quản đốc các phân xƣởng, toàn thể cán bộ phòng Y tế và các công nhân tham gia nghiên cứu của Công ty CP cơ khí ô tô Thống Nhất Thừa Thiên Huế, Công ty CP cơ khí ô tô 3.2, Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện và cộng tác với tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Và cuối cùng tôi vô cùng biết ơn Cha, Mẹ, Chồng, Con và toàn thể những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2016 Nguyễn Thị Kim Yến
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT An toàn ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BC Bạch cầu BH Bảo hiểm BHLĐ Bảo hộ lao động BHYT Bảo hiểm y tế BNN Bệnh nghề nghiệp BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng BYT Bộ Y tế BV Bệnh viện CLPT Chất lƣợng phƣơng tiện CN Công nhân CNHH Chức năng hô hấp CPCK Cổ phần cơ khí Cr Crôm DMHC Dung môi hữu cơ GTVT Giao thông vận tải Hb Huyết sắc tố HC Hồng cầu KLN Kim loại nặng NLĐ Ngƣời lao động NT Nƣớc tiểu NĐ-CP Nghị định Chính phủ PTBHLĐ Phƣơng tiện bảo hộ lao động Pb Chì QLMT Quản lý môi trƣờng QĐ Quyết định QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động RLTK Rối loạn thông khí
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I ................................................................................................................. 3 TỔNG QUAN ............................................................................................................. 3 1. TÓM TẮT VỀ CÔNG NGHỆ ĐÓNG TÀU VÀ LẮP RÁP Ô TÔ ............................................3 2. ĐẠI CƢƠNG VỀ DUNG MÔI ........................................................................................6 2.1. Khái niệm dung môi .............................................................................................6 2.2. Tính chất lý hóa của dung môi .............................................................................6 2.3. Phân loại dung môi...............................................................................................7 2.4. Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải của dung môi ................................8 2.5. Tác hại của dung môi đối với sức khoẻ .............................................................10 2.6. Một số hóa chất và dung môi thƣờng dùng trong ngành công nghiệp ô tô và đóng tàu .....................................................................................................................13 3. NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA DUNG MÔI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƢỜI ......18 3.1. Trên thế giới .......................................................................................................18 3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................21 CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 26 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 26 2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................26 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................26 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................26 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................26 2.3. Các chỉ số nghiên cứu ........................................................................................27 2.3.1. Xác định môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động tại các đơn vị đóng tàu và lắp ráp ô tô .................................................................................................................28 2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát điều kiện lao động ......................................................29 2.3.3. Phƣơng pháp khảo sát tình trạng sức khoẻ, cơ cấu bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và liên quan đến nghề nghiệp ....................................................................................29
- 2.4. Phƣơng pháp đánh giá ảnh hƣởng của môi trƣờng lao động tới sức khoẻ công nhân ...........................................................................................................................33 2.5. Kĩ thuật xử lí số liệu ...........................................................................................34 2.6. Các biện pháp khống chế sai số .........................................................................34 2.7. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................34 CHƢƠNG 3 .............................................................................................................. 35 K T QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................................... 35 3.1.1. Các yếu tố vi khí hậu .......................................................................................35 3.1.2. Cƣờng độ chiếu sáng và cƣờng độ tiếng ồn ....................................................36 3.1.3. Nồng độ bụi ....................................................................................................37 3.1.4. Nồng độ hơi khí...............................................................................................39 3.1.5. Nồng độ dung môi hữu cơ...............................................................................40 3.2. Kết quả điều tra phỏng vấn ................................................................................42 3.3. Kết quả khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp ....................................................49 K T LUẬN ............................................................................................................... 63 1. Thực trạng môi trƣờng lao động tại các công ty lắp ráp ô tô và đóng tàu ............63 2. Tình trạng sức khỏe và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp của ngƣời lao động tiếp xúc với hóa chất và dung môi hữu cơ ................................................................63 KI N NGHỊ .............................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 66 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 70
- DANH MỤC BẢNG Nội dung bảng Trang Bảng 3.1 Các yếu tố vi khí hậu 35 Bảng 3.2 Độ chiếu sáng, cƣờng độ tiếng ồn chung 36 Bảng 3.3 Nồng độ bụi tại 3 đơn vị 38 Bảng 3.4 Nồng độ hơi khí tại 3 đơn vị 39 Bảng 3.5 Nồng độ dung môi hữu cơ 41 Bảng 3.6 Phân loại lao động theo tuổi đời 43 Bảng 3.7 Phân loại lao động theo tuổi nghề 44 Bảng 3.8 Phân loại công việc 44 Bảng 3.9 Học tập về an toàn lao động 45 Bảng 3.10 Tình trạng sử dụng các loại phƣơng tiện bảo hộ lao động 45 Bảng 3.11 Tiền sử bệnh tật 47 Bảng 3.12 Một số biểu hiện các dấu hiệu về bệnh lý thần kinh 48 Bảng 3.13 Tình hình dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu 49 Bảng 3.14 Tình hình sức khoẻ của ngƣời lao động 50 Bảng 3.15 Phân bố bệnh tật 51 Bảng 3.16 Phân bố bệnh tật theo nhóm đối tƣợng 52 Bảng 3.17 Phân bế bệnh tật theo các đơn vị 53 Bảng 3.18 Kết quả xét nghiệm huyết học (Hồng cầu) 55
- Bảng 3.19 Kết quả xét nghiệm huyết học (Bạch cầu) 56 Bảng 3.20 Kết quả xét nghiệm huyết học (Huyết sắc tố Hb) 56 Bảng 3.21 Kết quả xét nghiệm sinh hoá GOT 57 Bảng 3.22 Kết quả xét nghiệm sinh hoá GPT 58 Bảng 3.23 Kết quả xét nghiệm sinh hoá Ure 58 Bảng 3.24 Kết quả xét nghiệm sinh hoá Creatinin 59 Bảng 3.25 Kết quả xét nghiệm chì máu 59 Bảng 3.26 Kết quả xét nghiệm crom trong máu 60 Bảng 3.27 Kết quả xét nghiệm Phenol trong nƣớc tiểu 60 Bảng 3.28 Kết quả xét nghiệm axit hyppuric trong nƣớc tiểu 61
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân loại lao động theo tuổi đời 43 Biểu đồ 3.2 Tình hình sức khỏe ngƣời lao động 50 Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh tật 51 Biểu đồ 3.4 Phân bố bệnh tật theo nhóm đối tƣợng 52
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp ô tô 4 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ đóng tàu 5
- MỞ ĐẦU Sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh m , đồng thời với những cải tiến của công nghệ đã cải thiện đáng kể đến đời sống và môi trƣờng lao động. Tuy nhiên trong quá trình công nghiệp hóa c ng tạo ra rất nhiều yếu tố mới phát sinh đã và đang tác động đến điều kiện và môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động. Tại các nƣớc công nghiệp phát triển khoảng 20-50% công nhân có thể phơi nhiễm với các yếu tố có hại cho sức khoẻ trong quá trình làm việc và tỉ lệ này ở các nƣớc đang phát triển thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng 50- 100% công nhân trong một số ngành công nghiệp độc hại có thể phơi nhiễm với các yếu tố hoá chất, vật lý, sinh học vƣợt quá giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp đƣợc áp dụng cho các nƣớc công nghiệp. Các nƣớc đang công nghiệp hoá thƣờng có nhiều khó khăn trong quản lý, giám sát điều kiện lao động. Bên cạnh đó, sự nhận thức về hậu quả của tai nạn nghề nghiệp, các tác hại c ng nhƣ tầm quan trọng của các biện pháp phòng chống thƣờng hạn chế. Công nghiệp hoá chất, một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời c ng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay, trên thế giới có hơn 10 triệu hoá chất, trong đó hàng 100.000 hoá chất đƣợc sử dụng hàng ngày trong công nghiệp, nông nghiệp, trong sinh hoạt và khoảng 1500-2000 chất hóa học trong đó có nhiều dung môi đƣợc sử dụng rộng rãi và đã gây ra những ảnh hƣởng đến hệ thần kinh, gan, thận, cơ quan tạo máu, đƣờng hô hấp, các bệnh về da, và rối loạn sức khỏe sinh sản và thậm chí có thể gây ung thƣ. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc bằng chiến lƣợc công nghiệp hóa và hiện đại hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngành hoá chất c ng đƣợc đầu tƣ phát triển không ngừng. Các ngành công nghiệp sử dụng hóa chất ngày càng tăng. 1
- Trong thực tiễn, công tác quản lý an toàn dung môi công nghiệp rất phức lạp do đa dạng về chủng loại và ứng dụng trong đời sống sản xuất. Tiếp xúc với hóa chất và dung môi có thể gây ra nhiều ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời lao động ngay cả khi nồng độ của chúng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, đồng thời c ng làm tăng tác hại của dung môi khi có tác động thêm của các yếu tố môi trƣờng độc hại khác. Để đánh giá tình trạng môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời lao động có tiếp xúc với các yếu tố độc hại nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hóa chất dung môi hữu cơ đến sức khỏe người lao động trong ngành công nghiệp ô tô, đóng tàu thông qua các chỉ số hóa sinh” với các mục tiêu: 1. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng môi trường lao động tại một số nhà máy chế tạo, lắp ráp ô tô và đóng tàu. 2. Đánh giá tình trạng sức khỏe và đặc điểm các bệnh liên quan đến nghề nghiệp của người lao động tiếp xúc với hóa chất và dung môi hữu cơ tại một số nhà máy lắp ráp ô tô và đóng tàu. 3. Đề xuất các giải pháp dự phòng các bệnh liên quan đến tiếp xúc nghề nghiệp cho người lao động. 2
- Chƣơng I TỔNG QUAN 1. Tóm tắt về công nghệ đóng tàu và lắp ráp ô tô Quy trình công nghệ sản xuất của công ty đóng tàu và lắp ráp ô tô, bao gồm nhiều phân xƣởng và công đoạn nhƣ: Phân xƣởng thân vỏ, làm sạch, sơn, cơ khí, hoàn thiện nội thất, mộc, nhựa composite… Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu và lắp ráp ô tô ở nƣớc ta đã và đang áp dụng nhiều dây chuyền công nghệ hiện đại để giảm sức lao động cho con ngƣời, tăng năng suất lao động và tăng chất lƣợng sản phẩm nhƣ dây chuyền phun hạt mài tẩy rỉ, dây chuyền làm sạch tôn tự động, dây chuyền sơn tự động... Những dây chuyền công nghệ đó mặc dù có rất nhiều ƣu điểm nhƣng vẫn sinh ra những yếu tố gây ô nhiễm môi trƣờng lao động nhƣ bụi, ồn, hơi khí độc, đặc biệt là dung môi hữu cơ (trong dây chuyền sơn, véc ni và sử dụng dung môi để tẩy rửa, pha chế keo dán). Nhƣ vậy ngƣời lao động trong các vị trí làm việc đã và đang phải chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng do các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đặc biệt là dung môi hữu cơ có thể gây nên các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Qua khảo sát quy trình công nghệ lắp ráp ô tô tại các công ty thấy có các công đoạn có tiếp xúc với dung môi hữu cơ nhƣ: làm sạch, bả matiz, sơn, hoàn thiện nội thất Hình 1.1 . Tuy nhiên, trong quy trình công nghệ đóng tàu có nhiều công đoạn phức tạp hơn nhiều so với quy trình công nghệ lắp ráp ô tô nhƣng lại có nhiều công đoạn ngƣời lao động phải tiếp xúc với dung môi hữu cơ nhƣ: làm sạch, sơn lót và sơn hoàn thiện Hình 1.2 3
- Thiết kế kỹ thuật Gia công thân vỏ Tiếp xúc với dung môi hữu cơ (pha chế keo để Làm sạch, bả matiz bả matiz) Sơn thân vỏ, các Tiếp xúc với dung môi hữu cơ (sơn chi tiết Láp ráp máy, gầm Hoàn thiện nội thất Tiếp xúc với dung môi hữu cơ (pha chế keo để dán đệm) Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ lắp ráp ô tô Nguồn: Phòng Kỹ thuật, Công ty cổ phần cơ khí ô tô Thống Nhất Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3/2 4
- Thiết kế kỹ thuật Thiết kế công nghệ Chuẩn bị vật tƣ Phóng dạng, v tuyến Gia công các dƣỡng hành, hạ liệu gỗ (mẫu) Cắt các chi tiết Gia công phụ kiện Gia công tôn, thép Lắp ráp các tấm vỏ, điện, ống hình phẳng Lắp ráp các phân tổng đoạn Lắp các phụ kiện Làm sạch và sơn lót Tiếp xúc với dung môi hữu cơ sơn Đấu đà, hàn hoàn thiện Kiểm tra, thử kín các két, lắp hệ trục, hệ lái, thiết bị, máy chính Sơn hoàn thiện Tiếp xúc với dung môi hữu cơ sơn) Hạ thủy Hoàn thiện toàn bộ các thiết bị, các hệ thống ống, điện, máy, nội thất thiết bị trên boong Thử, nghiệm thu tại bến Hoàn thiện, giao tàu Thử đƣờng dài Hình 1.2. Sơ đồ quy trình công nghệ đóng tàu Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV đóng tàu Bạch Đằng 5
- 2. Đại cƣơng về dung môi 2.1. Khái niệm dung môi Dung môi là các chất lỏng hoặc khí có khả năng hòa tan các chất khác để tạo ra một dung dịch. Thuật ngữ dung môi hữu cơ đƣợc sử dụng cho các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử carbon [20]. Một hợp chất đƣợc sử dụng nhƣ một dung môi cần có những đặc tính sau: - Có nhiệt độ sôi thấp, dễ dàng đƣợc cất loại khỏi dung dịch để lại chất mà nó đã hòa tan. - Không có phản ứng hóa học với những chất mà nó hòa tan. - Có khả năng chiết tách các hợp chất từ một hỗn hợp có nhiều chất. - Dung môi hữu cơ thƣờng là các hợp chất không màu trong suốt và hầu hết chúng có mùi thơm đặc trƣng. - Khả năng hòa tan của dung môi đƣợc xác định bởi lƣợng chất tối đa tan hoàn toàn trong một thể tích nhất định ở một nhiệt độ nhất định. Hiện nay, hầu hết các dung môi đƣợc sử dụng trong các ngành công nghiệp là dung môi hữu cơ, sản phẩm của công nghiệp dầu lửa, có tác dụng hòa tan chất rắn mạnh. Chúng thƣờng lẫn thêm một số loại dung môi và hoá chất khác nhau và có thể rất độc. Trong thực tế sản xuất ngƣời lao động thƣờng phải chịu tác động đồng thời của nhiều loại dung môi khác nhau có mặt trong môi trƣờng lao động. 2.2. Tính chất lý hóa của dung môi 2.2.1.Độ phân cực, tính hòa tan, tính hòa trộn Dựa trên độ phân cực của một hợp chất đƣợc sử dụng làm dung môi (polarity), ngƣời ta phân chia dung môi thành hai loại: Dung môi phân cực và dung môi không phân cực. Độ phân cực đƣơc biểu thị bằng Moment phân cực. Từ thực tế, ngƣời ta thấy các dung môi phân cực hoà tan các chất phân cực nhƣ nƣớc hòa tan dễ dàng đƣờng. Các dung môi không phân cực hòa tan các chất không phân cực, các chất giống nhau thì dễ dàng hòa tan trong nhau. Các chất không phân cực nhƣ dầu ăn, dầu mỡ dễ dàng hòa tan trong n-hexan hoặc xăng, ete, dầu hỏa. Nƣớc đặc trƣng cho dung môi phân cực không thể hòa tan và hòa trộn với 6
- xăng dầu, nó dễ dàng phân lớp khi ta trộn với nhau. Các dung môi phân cực còn đƣợc chia nhỏ thành hai loại: dung môi có khả năng tạo proton nhƣ nƣớc, axit acetic v.v và dung môi không có khả năng tạo proton (nhƣ aceton). Tính hòa tan mỡ là một đặc điểm của dung môi công nghiệp hay dung môi hữu cơ. Mỡ là một thành phần cấu tạo của da nên dung môi có thể thấm qua da thâm nhập vào cơ thể dễ dàng. 2.2.2. Tính bay hơi Một tính chất rất cần có của một dung môi là nó có nhiệt độ sôi thấp để dễ bay hơi, dễ dàng cất loại khỏi dung dịch nhƣ aceton, ête, etylic, methylen chlorua. Dung môi có thể bay hơi ở nhiệt độ môi trƣờng, điểm sôi và trọng lƣợng phân tử thƣờng thấp, điều đó tạo cho chúng có những đặc tính riêng biệt cho phép dung môi dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Tính bay hơi của một chất càng cao thì nồng độ chất đó trong không khí càng lớn. Sự xâm nhập vào cơ thể của dung môi qua đƣờng hô hấp là đƣờng phổ biến nên tính bay hơi của dung môi rất quan trọng. 2.2.3. Tỉ trọng Hầu nhƣ tất cả các loại dung môi có tỉ trọng thấp hơn nƣớc. Nhƣng có những loại dung môi có tỉ trọng cao hơn nƣớc nhƣ CH2Cl2, CHC13. 2.2.4. Các tƣơng tác hoá học Các dung môi cần có khả năng tạo ra những liên kết hoá học yếu nhƣ liên kết hydro, lực liên kết van der val để có thể hoà tan các chất cần tạo ra dung dịch. 2.2.5. Khả năng cháy nổ Hầu nhƣ tất cả các loại dung môi đều dễ dàng bắt lửa. Một số dung môi nhƣ ête, etylic, xăng công nghiệp, THF (tetrahydrofuran) có khả năng gây nổ dƣới ảnh hƣởng của áp suất, ánh sáng và nhiệt độ. Những loại dung môi này cần đƣợc bảo quản ở những điều kiện nhƣ trong bóng tối và có các chất ổn định. 2.3. Phân loại dung môi Tính đa dạng của dung môi làm sự phân loại dung môi rất phức tạp và có một số cách phân loại dung môi đƣợc sử dụng nhƣ sau: 7
- 2.3.1. Dựa trên độ phân cực (có thể phân làm 2 loại): Dung môi phân cực Dung môi không phân cực 2.3.2. Dựa theo cấu trúc hoá học Dung môi đƣợc phân chia thành những nhóm dựa vào cấu trúc hoá học và các nhóm chức gắn vào đó. Có thể đƣợc phân loại nhƣ sau: nhóm béo, mạch thẳng, mạch vòng, nhân thơm. Nhóm chức bao gồm các halogen, rƣợu, keton, glycol, este, ête, carboxylic acid, amin và amid. Tính độc của dung môi có khuynh hƣớng giống nhau nếu chúng ở cùng một nhóm: nhóm hydrocarbon có clo độc với gan, nhóm aldehyd gây kích thích hô hấp và thần kinh trung ƣơng. [20] 2.3.3.. Dựa trên l nh vực s d ng Dung môi đƣợc sử dụng trong tẩy rửa, làm sạch Dung môi đƣợc sử dụng trong công nghiệp hóa chất Dung môi đƣợc sử dụng trong công nghiệp chất dẻo Dung môi đƣợc sử dụng trong sơn, v Dung môi đƣợc sử dụng trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) Dung môi đƣợc sử dụng trong công nghiệp hóa dƣợc và y tế Dung môi đƣợc sử dụng trong v khí hóa học (chế tạo chất độc màu da cam, chế tạo các loại bom cháy, bom napan.v.v.) 2.4. Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải của dung môi 2.4.1. Sự hấp thu: Dung môi có thể hấp thu vào cơ thể qua những đƣờng sau: Đường hô hấp: Dung môi thƣờng là chất lỏng dễ bay hơi, hơi dung môi hòa tan mỡ nên dung môi dễ hấp thu qua màng mao mạch phế nang vào máu. Phần lớn dung môi hữu cơ đƣợc giữ lại trong phổi với tỉ lệ khoảng 40-80%, nhƣng trong điều kiện đang lao động thì sự hấp thu có thể tăng lên gấp 2-3 lần so với lúc nghỉ vì lao động thể lực làm tăng thông khí phổi và lƣu lƣợng máu làm lƣợng dung môi đến phế nang và đƣợc hấp thu tăng lên. 8
- Đường qua da: Nhờ tính hoà tan mỡ nên phần lớn các dung môi có thể đƣợc hấp thu qua da. Tuy nhiên, sự hấp thu qua da còn tuỳ thuộc vào tính hoà tan và tính bay hơi. Dung môi nào hoà tan vào cả nƣớc và mỡ thì dễ hấp thu qua da hơn. Còn chất dễ bay hơi thì kém hấp thu qua da hơn do bay hơi nhanh khi đọng vào da. Đường tiêu hoá: Dung môi có thể thâm nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu hoá nhƣ nuốt phải các giọt dung môi, miệng tiếp xúc với tay, thức ăn, nƣớc uống, hút thuốc lá... có nhiễm dung môi. [20] 2.4.2 ự ph n ố Những tác động sinh học của dung môi liên quan đến đặc tính hƣớng hấp thụ vào mô mỡ hay các cơ quan tổ chức có nhiều mỡ nhƣ tủy xƣơng, não, gan, thận... Vì sự phân bố của dung môi trong cơ thể qua máu và vì màng của tế bào máu thƣờng giàu mỡ nên dung môi còn đƣợc phân bố đến các cơ quan có lƣu lƣợng máu chảy quá cao nhƣ cơ tim, não, gan, thận. Những ngƣời có các mô đọng nhiều mỡ c ng s tích chứa nhiều dung môi hơn, do đó phải đào thải nhiều hơn nhƣng chậm hơn sau khi ngừng tiếp xúc. Phần lớn các dung môi có thể đi qua rau thai và xâm nhập vào sữa mẹ. 2.4.3 hu n hoá và đào thải dung môi trong cơ th Nhiều công trình nghiên cứu về quá trình chuyển hoá của các dung môi là hydrocacbua thơm cho thấy chúng có sự giống nhau về chuyển hóa và có rất nhiều điểm chung với chất đại diện là benzen, đồng thời các kết quả nghiên cứu c ng đã chỉ ra có sự khác biệt giữa chúng. Đặc điểm chung đối với hydrocacbua thơm là sau khi vào cơ thể, một phần đƣợc đào thải ra ngoài cùng với không khí thở ra ở dạng không thay đổi cấu trúc hoá học. Quá trình này xảy ra nhờ có sự khác biệt về áp suất riêng phần của các chất có trong khí phế nang và trong máu tĩnh mạch. Tỉ lệ đào thải qua đƣờng hô hấp khác nhau giữa các dung môi. [20] 9
- 2.5. Tác hại của dung môi đối với sức khoẻ 2.5.1. Tác hại đến hệ thần kinh trung ương Tác hại cấp tính: Phần lớn các dung môi hoà tan mỡ, dễ bay hơi đều làm suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ƣơng, suy giảm chung và không đặc hiệu. Nhiễm độc cấp tính thƣờng xảy ra khi có sự cố, ít khi gặp. Các triệu chứng suy giảm chức năng hệ thần kinh phụ thuộc vào loại dung môi và lƣợng dung môi đƣợc hấp thụ vào cơ thể. Thể nhiễm độc nhẹ giống nhƣ ngƣời bị say rƣợu. Các triệu chứng từ nhức đầu, buồn nôn, nôn, choáng váng, đầu óc quay cuồng, chóng mặt, mất thăng bằng, nói nhíu lƣỡi, mệt mỏi, buồn nôn, suy yếu, dễ cáu giận, bực bội, mất phƣơng hƣớng, lẫn... cho đến hôn mê. Những biểu hiện kích thích ở giai đoạn nhiễm độc sớm là do suy chức năng ức chế và tƣơng ứng giai đoạn 1 của gây mê. Đa số các triệu chứng mất đi theo thời gian và phụ thuộc vào quá trình đào thải các chất dung môi ra khỏi cơ thể. Do đó, biểu hiện các triệu chứng liên quan đến thời gian bán hủy sinh học, dao động trong khoảng thời gian từ ít phút tới gần 24 giờ. [20] Tác hại mạn tính: Thƣờng xuất hiện từ từ và xảy ra khi có sự tiếp xúc lâu dài với nồng độ dung môi nồng độ thấp. Nhiều thuật ngữ đã đƣợc sử dụng để nói lên những ảnh hƣởng mạn tính do tiếp xúc với dung môi hữu cơ nhƣ: bệnh não nhiễm độc mạn tính, mất trí tiền - tuổi già, hội chứng thợ sơn, rối loạn tâm thần và hội chứng suy nhƣợc thần kinh. Các dấu hiệu lâm sàng thƣờng gặp khi bị nhiễm độc mạn tính là: nhức đầu, rối loạn tâm trạng (suy sụp, lo âu , mệt mỏi, mất trí nhớ và khó tập trung. Khám lâm sàng có thể thấy dấu hiệu giảm trí nhớ, khó chú ý, rối loạn chức phận cảm giác và vận động. [20] 2.5.2. Tác hại đến thần kinh ngoại vi Tất cả các dung môi đều có khả năng gây tác hại đến thần kinh ngoại vi. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với toluen gây giảm thính lực, và bị rối loạn chức năng của cơ quan tiền đình. Tiếp xúc với dung môi có sự tăng rối loạn sắc giác (colour vision) và có sự rối loạn chức năng của cơ quan khứu giác 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn