Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan
lượt xem 4
download
Luận văn cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử; so sánh nhân vật trong Việt Lam tiểu sử với những nguyên mẫu trong lịch sử để lý giải những tương đồng và khác biệt giữa nguyên mẫu và các hình tượng văn học.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- ∞*∞ ---------- PHẠM THỊ HỒNG XIÊM NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ CỦA LÊ HOAN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- ∞*∞ ---------- PHẠM THỊ HỒNG XIÊM NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ CỦA LÊ HOAN Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. NGUYỄN HỮU SƠN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- . LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, dìu dắt và động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học và khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo cho tôi trong suốt khoá cao học vừa qua. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Học viên: Phạm Thị Hồng Xiêm
- . MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2 3. Phạm vi đề tài............................................................................................ 12 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 13 6. Những đóng góp của luận văn................................................................... 14 7. Cấu trúc của luận văn................................................................................ 14 NỘI DUNG Chƣơng 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 1. Tác giả Lê Hoan......................................................................................... 15 2. Tác phẩm Việt Lam tiểu sử........................................................................ 23 2.1. Tên gọi.................................................................................................... 23 2.2. Vấn đề xác định tác giả Việt Lam tiểu sử............................................... 25 3. Vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử................................... 30 3.1. Khái niệm tiểu thuyết chƣơng hồi.......................................................... 30 3.2. Hoàn cảnh ra đời..................................................................................... 30 3.3. Đặc điểm thể loại................................................................................... 34 3.4. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử đƣợc viết theo lối kết cấu chƣơng hồi........................................................................................ 36 3.4.1. Thể loại tiểu thuyết lịch sử................................................................. 36 3.4.2. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chƣơng hồi............................................................................................. 36 Tiểu kết......................................................................................................... 39
- . Chƣơng 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - từ nguyên mẫu đến hình tƣợng văn học 2.1. Con đƣờng từ hiện thực đến các hình tƣợng văn học............................. 40 2.2. Các nhân vật nguyên mẫu trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử................ 43 2.2.1. Lê Lợi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học....................... 44 2.2.2. Hồ Quý Ly từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học............... 47 2.2.3. Nguyễn Trãi từ nguyên mẫu lịch sử đến hình tƣợng văn học............. 51 2.3. Những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử.................................................... 55 2.3.1. Những nét tƣơng đồng giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự tƣơng đồng......... 56 2.3.2. Những nét khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật trong lịch sử và nguyên nhân của sự khác biệt............. 60 Tiểu kết.......................................................................................................... 68 Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử 3.1. Khái niệm nhân vật và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi.................................................................................................... 70 3.1.1. Khái niệm nhân vật.............................................................................. 70 3.1.2. Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi.............................. 71 3.2. Giới thuyết chung về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi................................................................................................... 72 3.2.1. Vai trò của nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi..................................................................................................... 72 3.2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi............... 73 3.2.3. Một số thủ pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết chƣơng hồi....... 74 3.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan........................................................................................................ 74 3.3.1. Nghệ thuật thể hiện hành động nhân vật và sự kiện.......................... 75 3.3.2. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật.............................................. 90
- . 3.3.3. Nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ nhân vật............................................. 98 Tiểu kết....................................................................................................... 108 KẾT LUẬN................................................................................................. 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 111
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việt Lam tiểu sử (hay còn gọi Việt Lam xuân thu) là cách đặt tên của Lê Hoan. Đây là một cuốn tiểu thuyết chữ Hán đƣợc viết theo kiểu chƣơng hồi, có quy mô rộng lớn, phản ánh những biến cố lịch sử quan trọng trong những thời điểm lịch sử đặc biệt ở thế kỷ XV. Đó là sự nghiệp của đức Lê Thái Tổ gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ngƣời lãnh đạo nhân dân ta trƣờng kỳ kháng chiến chống giặc Minh xâm lƣợc. Tƣ tƣởng chủ đạo của cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử vừa thể hiện đƣợc khát vọng độc lập, tôn phò chính thống, đề cao chính nghĩa, vừa khẳng định sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm. 1.2. Sự ra đời của cuốn tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử cùng với những đóng góp về giá trị nội dung và nghệ thuật đã góp phần làm nên giá trị của văn học trung đại nói riêng, thúc đẩy quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung. Xuất hiện trong vai trò là đại biểu cuối cùng của tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam, Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan đã đánh dấu những bƣớc phát triển về mặt thể loại của tiểu thuyết chƣơng hồi, để chuẩn bị cho sự ra đời của tiểu thuyết hiện đại có nguồn gốc từ phƣơng Tây. 1.3. Đọc Việt Lam tiểu sử, ấn tƣợng lớn nhất của tác phẩm chính là ở chỗ tác giả đã rất thành công trong việc đƣa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học thành những hình tƣợng nghệ thuật. Các nhân vật trong tác phẩm vừa bảo lƣu những đặc điểm vốn có thật trong lịch sử vừa đƣợc hƣ cấu, sáng tạo thành những nhân vật văn học chứ không đơn thuần là những nhân vật lịch sử. Trong con mắt của các nhà nghiên cứu lịch sử thì những nhân vật này là con ngƣời của lịch sử, còn đối với các nhà nghiên cứu văn học thì đó lại là những nhân vật văn học thực sự. Điều gì làm nên những ấn tƣợng ấy nếu nhƣ không phải là tài năng và tâm huyết, vốn sống của nhà văn Lê Hoan. Xét một cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
- toàn diện, Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn học đặc sắc. Trên thực tế, các tài liệu nghiên cứu, các bài viết về thiên tiểu thuyết này vẫn chƣa nhiều. Vì thế, tìm hiểu nghiên cứu tác phẩm trên phƣơng diện nghệ thuật thể hiện nhân vật là một việc làm cần thiết, nhằm có cái nhìn sâu sắc, thấu đáo và đúng đắn hơn những thành tựu, những đóng góp của tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử. Đó là những lý do thôi thúc ngƣời viết tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan. 2. Lịch sử vấn đề Tác phẩm Việt Lam tiểu sử còn có nhiều ý kiến chƣa thống nhất xung quanh vấn đề tác giả, văn bản. Căn cứ vào lời tựa của Việt Lam tiểu sử, những ý kiến đóng góp khoa học của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cho rằng đây là tác phẩm của nhà văn Lê Hoan. Nhƣ đã nói ở trên, mặc dù Việt Lam tiểu sử là tác phẩm có nhiều giá trị nhƣng do nhiều yếu tố khách quan nên chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức. Gần đây, Việt Lam tiểu sử đã thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Qua khảo sát một số các bài viết, các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy các tác giả đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử, nhƣng tài liệu nghiên cứu và những bài viết về tác phẩm ở phƣơng diện là một tác phẩm văn học thì vẫn còn hạn chế. Có thể dẫn ra một số bài nghiên cứu sau. Trong Tạp chí Hán Nôm số 3 - 1997, nhà nghiên cứu Trần Nghĩa khi lập danh mục và phân loại tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã xác định Việt Lam tiểu sử là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chƣơng hồi do Vũ Xuân Mai biên soạn, Lê Hoan nhuận sắc. Không chỉ khẳng định về mặt thể loại, tác giả Trần Nghĩa còn tập trung dịch cuốn sách này trên cơ sở tham khảo nhiều ý kiến và các bản dịch khác nhau, để giúp bạn đọc có dịp tiếp cận với tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử dƣới dạng hoàn chỉnh và đầy đủ nhất của nó đồng thời mong muốn cho nhiều bạn đọc đƣợc thƣởng thức một cuốn tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
- thuyết viết về giai đoạn lịch sử oai hùng của dân tộc mà trung tâm là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trên Tạp chí Văn học số 8 - 1999, nhà nghiên cứu Chƣơng Thâu có bài viết “Đọc Việt Lam xuân thu bản duy tân nghĩ về người khắc in, công bố và một vài nhân vật thời đại”. Trong bài nghiên cứu, tác giả Chƣơng Thâu không có chủ định phân tích cuốn Việt Lam tiểu sử xem giá trị sử học của nó nhƣ thế nào. Bởi vì, vấn đề này từ lâu giới nghiên cứu đã từng đề cập và xác định tác phẩm là một cuốn tiểu thuyết có nhiều phần hƣ cấu. Mục đích chính của nhà nghiên cứu cũng không phải đi tìm xem ai là tác giả của cuốn sách vì muốn xác định một cách chính xác thì cần phải có nhiều chứng cứ và nhiều thời gian, vấn đề ở chỗ ngƣời viết còn băn khoăn về ngƣời cho khắc in và công bố cuốn Việt Lam tiểu sử. Dƣ luận mấy chục năm gần đây vẫn cho Lê Hoan là một ngƣời phản bội, đứng trong hàng ngũ xâm lƣợc để chống lại tổ quốc. Nói đến Lê Hoan, ngƣời ta nhớ đến việc đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Đã có câu thơ “Giặc nhờ Đề Thám nổi công lao”. Câu thơ này ở trong một bài thơ trào phúng của Nguyễn Thiện Kế Vịnh Tổng đốc Hải Dương đã đƣợc triều đình phong đến chức Khâm sai, và hạ thêm lời kết luận rất gay gắt: Khâm sai mà vẫn hùa theo Pháp Nhục ấy còn vinh ở chỗ nào? Đó là những định kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ của nhân dân và đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngƣời ta cũng không phải dè dặt gì để xếp Lê Hoan vào hàng ngũ con ngƣời đứng về phía chống lại tổ quốc Việt Nam. Tác giả bài viết cũng cho biết rằng hiện nay chƣa thấy một tài liệu lịch sử và sử gia nào đánh giá nhân vật này một cách chính thức, nhƣng dƣ luận nhƣ vậy cứ thế truyền đi và cho đến bây giờ thì gần nhƣ đối với Lê Hoan vấn đề đã đƣợc an bài. Theo PGS. Chƣơng Thâu, chúng ta không có điều kiện và không thể đi ngƣợc lại những định kiến hầu nhƣ khó lay động, nhƣng khi đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
- gặp một tác phẩm nhƣ Việt Lam tiểu sử, phải chăng chúng ta nên đặt ra một câu hỏi khác hơn? Từ đó, nhà nghiên cứu đã không đánh giá tác phẩm Việt Lam tiểu sử nhƣ một tác phẩm sử học mà chỉ xem nó đơn thuần là một cuốn “tiểu thuyết lịch sử”. Theo tác giả, bút pháp chủ yếu của Việt Lam tiểu sử là: “Theo kiểu chương hồi, cách diễn thuật miêu tả không hợp với nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, nhưng chủ đề, chủ ý của tác giả thì rõ ràng là rất được chân trọng. Tác giả muốn tô đậm cho những cử chỉ nghĩa khí, những sự tích anh hùng. Tư tưởng dân tộc, lòng tự hào, chí bất khuất, niềm tha thiết với vận mệnh tổ quốc là điều rõ ràng không thể nào phủ nhận được” [63,38]. Quan điểm này của Chƣơng Thâu góp phần nhấn mạnh, Việt Lam tiểu sử là một tác phẩm văn chƣơng thực sự. Dù nghệ thuật chƣa đạt đến đỉnh cao của tiểu thuyết hiện đại nhƣng nội dung rất có giá trị và đáng đƣợc chân trọng vô cùng. Tác giả của bài viết cũng bày tỏ những suy nghĩ của mình khi nghĩ đến những ngƣời hoạt động quốc sự ở nƣớc ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tình hình đất nƣớc lúc đó khiến cho các tờng lớp sĩ phu trở nên phân hóa sâu sắc. Một lớp đông đảo đã đứng hẳn vào hàng ngũ đối lập với kẻ thù, cũng có một số vì hoàn cảnh vì nhiều điều kiện này nọ phải hợp tác với kẻ địch. Trong số những con ngƣời phải ra hợp tác với chính quyền thực dân và đƣợc “mẫu quốc” dành cho khá nhiều sự ƣu đãi đến mức gây nhiều điều tiếng cho nhân dân nổi lên hai nhân vật là Hoàng Cao Khải và Lê Hoan. Thế nhƣng theo Chƣơng Thâu, Hoàng Cao Khải lại là tác giả của một số bài thơ hay và tƣ tƣởng, nhất là tƣ tƣởng yêu nƣớc thì lại rất rõ ràng, rất đáng đƣợc ghi nhận. Với Lê Hoan cũng vậy, nhà nghiên cứu cho rằng khi xem tác phẩm Việt Lam tiểu sử, chúng ta cũng nên chú ý lời tựa của Lê Hoan khi cho khắc in và công bố tác phẩm này. Đây là lời tác giả Việt Lam tiểu sử ca ngợi Lê Lợi “... Cần phải tường tận bản sắc anh hùng của Lê Thái Tổ. Khi thời cơ chưa đến thì thuận theo đạo trời yên tâm với mệnh, thương kẻ sĩ, yêu dân lành, giả cách Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
- nhún nhường để khỏi nhận chức tước của triều ngụy. Lúc thời cơ đến thì dùng người hiền tài, dựa vào kẻ có năng lực, điều binh khiển tướng, tiêu diệt giặc Minh, khôi phục nước nhà. Trong 10 năm trù hoạch kinh dinh, không có một việc làm nào của ngài chứng tỏ ngài không phải là một vị quốc vương có trí, có nhân, có dũng. Nếu không phải ông vua độ lượng có thể như thế được chăng? Cuốn sách qua 60 hồi đã khái quát được quá trình Lê Thái Tổ dành lại đất nước. Tôi say sưa đọc đi đọc lại mấy lần, tưởng chừng như thấy hình bóng ngài hiện ra trên trang sách. Bất giác tôi cảm thấy phục lăn phục lóc” [63,66]. Thông qua lời tựa này, tác giả bài viết cho rằng chắc chắn Lê Hoan phải là một ngƣời có tâm huyết thì mới có thể nói lời kính phục thành thật và chất phát đến nhƣ vậy. Cũng trong bài viết, nhà nghiên cứu còn bày tỏ thái độ ngạc nhiên về trình độ và tƣ tƣởng của Lê Hoan khi theo dõi quá trình công bố cuốn sách này. Theo Chƣơng Thâu, chúng ta không thể nói Lê Hoan là ngƣời ít học bởi khi công bố Việt Lam tiểu sử Lê Hoan có nói rõ là ông tìm thấy đƣợc bản Việt Lam tiểu sử đầu tiên ở một gia đình (không nói rõ gia đình nào). Nhƣng ông cho rằng tác phẩm “chưa thật tinh xảo diệu kỳ” nên ông đã gia công “sửa sang trau chuốt”, phần sửa sang của ông cũng đƣợc nêu rõ ở một số điểm chú thích, xét ra phần lớn là hợp lý hợp tình, và chúng ta cũng phải thừa nhận Lê Hoan có một trình độ văn học nhất định. Thêm vào đó, chúng ta có thể chú ý câu cuối cùng của bài tựa. Lê Hoan viết rõ là ông “đặt tên sách là Việt Lam tiểu sử để phân biệt với chính sử”. Nhƣ vậy, ta lại thấy ông có cái nhìn đúng đắn với cuốn sách, với việc mình làm. Ông không cho đây là việc chép sử. Rõ ràng, Lê Hoan biết phân biệt lịch sử với tiểu thuyết, với sáng tác văn học. Ngoài ra, chúng ta còn có thể kết hợp quan tâm cả đến quá trình chỉnh lý cuốn sách này, bởi khi sửa chữa Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan đã tìm ra cách đƣa thêm một số tác phẩm của ngƣời đƣơng thời (lúc nhà Trần, Hồ mất,... Lê Lợi khởi nghĩa). Ông chọn những bài thật là tiêu biểu nhƣ bài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
- Thuật hoài của Đặng Dung, hoặc bổ sung một số câu thơ từ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở hồi thứ 39, để thêm phần hấp dẫn cho bản nguyên tác. Rõ ràng là ngƣời chỉnh lý, biên soạn, thực sự đồng cảm với tác giả. Con ngƣời nếu mang bản chất vô cảm, vô tình, hoặc quá nữa là “vô tổ quốc” thì không thể có cách thẩm văn và xử lý nhƣ vậy đƣợc. Kết thúc bài viết, tác giả Chƣơng Thâu bày tỏ suy nghĩ của mình. Ông cho rằng vấn đề có liên quan đến Lê Hoan chƣa thể kết luận một cách chính xác nhƣng phải chăng có thể đƣa ra một suy nghĩ để giúp cho sự nghiên cứu, sự bình luận đƣợc “văn hành công khí hơn”. Ý kiến của Chƣơng Thâu đã lƣu ý ngƣời đọc rằng việc đánh giá nhân vật lịch sử của chúng ta không thể cứ theo một định kiến, một thói quen, mà điều trƣớc nhất là phải có thật nhiều thật dồi dào tƣ liệu lịch sử. Công bằng hay bất công, chỉ có tƣ liệu mới là cơ sở vững chắc cho chúng ta đoán định. Và nhân vật Lê Hoan chính là một nhân vật lịch sử ở trong trƣờng hợp ấy. Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 58 (1 - 1964), nhà sử học Phan Huy Lê có bài viết “Tác phẩm Việt Lam xuân thu có giá trị về mặt sử liệu hay không?”. Vấn đề chính mà tác giả bài viết đề cập đến là bàn về giá trị sử liệu của tác phẩm Việt Lam tiểu sử. Nhà nghiên cứu sau khi đọc tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã bày tỏ ấn tƣợng của mình: “Tôi có ấn tượng rằng tác giả là người đọc rộng biết nhiều. Để viết tác phẩm này, tác giả không những đã tham khảo nhiều sử sách trong nước, nhiều tập truyện trong dân gian, mà còn tham khảo cả một số sử sách Trung Quốc nữa” [31,34]. Sở dĩ tác giả bài viết có đƣợc những ấn tƣợng này là do trong quá trình theo dõi tác phẩm Việt Lam tiểu sử ông đã phát hiện ra một số nhân vật nhƣ Lê Thiện, Lê Trãi hoàn toàn không có trong chính sử của nƣớc ta mà chỉ thấy trong Minh sử, Minh sử kỷ sự bản mạt, Việt kiệu thư,... hay những định danh nhƣ Nghĩa An, Sinh Quyết,... cũng thƣờng ít dùng trong chính sử của ta, nhƣng lại đƣợc sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
- phổ biến trong các bộ sử nhà Minh,... Ngoài ra một vài đoạn mô tả về vài vị trí, thành lũy nào đó, tuy thấy không ghi chép trong thƣ tịch xƣa của ta hay của nhà Minh, nhƣng lại phù hợp với địa thế và di tích ngày nay. Điều đó chứng tỏ tác giả Việt Lam tiểu sử còn sử dụng một số kiến thức về địa lý của mình để xây dựng tác phẩm. Tuy nhiên theo nhà sử học Phan Huy Lê, tác giả Lê Hoan có lẽ không phải là một nhà sử học và nhất là không nhằm viết một tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, nên tác giả chỉ vay mƣợn một số cứ liệu lịch sử nào đó cho tác phẩm có cốt cách, màu sắc lịch sử mà thôi. Những cứ liệu lịch sử đó đã bị cắt xén, sắp xếp tuỳ ý theo một bố cục và cách trình bày xây dựng theo sự hƣ cấu của nhà văn. Rõ ràng trong Việt Lam tiểu sử, chỉ có một số tình tiết lịch sử nào đó nhƣ một số tên ngƣời, tên đất, một số năm tháng và số liệu là đƣợc tôn trọng nhƣng lại bị sắp xếp trong những tƣơng quan và diễn biến hoàn toàn do tác giả sáng tạo ra. Chính bởi vậy mà những tình tiết lịch sử cũng mất hết giá trị sử liệu của nó. Từ đó, tác giả bài viết có nhận định: “Đây là một bộ tiểu thuyết lịch sử về căn bản xây dựng theo sự hư cấu, theo trí tưởng tượng của tác giả, trong đó những tình tiết lịch sử chỉ được tôn trọng về mặt chi tiết mà thôi” [31,34]. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu và so sánh những sự việc trong Việt Lam tiểu sử với những tác phẩm lịch sử có giá trị, tác giả bài viết đã đi đến kết luận phủ định giá trị sử liệu của tác phẩm. Theo nhà sử học, Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử có thể có những giá trị về mặt văn học nhƣng về mặt sử học thì tác phẩm không có giá trị về mặt sử liệu, không thể dùng làm căn cứ cho những công trình nghiên cứu sử học. Ý kiến của ông cũng nhắc nhở ngƣời đọc, khi tiếp cận tiểu thuyết này không nên quá chú trọng đến giá trị về mặt sử liệu mà phải xét nó đúng nhƣ một tác phẩm văn chƣơng đích thực, đầy sáng tạo. Những lời nhận xét của Phan Huy Lê có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan, thấu đáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
- hơn về quá trình hình thành công phu cũng nhƣ chất “tiểu thuyết” ở Việt Lam tiểu sử. Trong phần phụ lục của tác phẩm Việt Lam tiểu sử, tác giả Trần Nghĩa có trích dẫn bài viết của PGS. Tạ Ngọc Liễn với nhan đề “Việt Lam xuân thu qua các bản dịch”. Tác giả bài viết sau khi đọc ba bản dịch Việt Lam tiểu sử với các tên gọi khác nhau, không có ý định đem đối chiếu các bản dịch với nguyên văn chữ Hán để xem các bản dịch có chính xác không bởi lẽ tác giả không biết các dịch giả đã dựa vào bản chữ Hán nào để dịch. Vấn đề cơ bản gợi sự chú ý của tác giả là vấn đề văn bản học trong sách Việt Lam tiểu sử - một vấn đề mà các dịch giả không thể không sử lý khi tiến hành dịch nghĩa, giới thiệu công bố tác phẩm này. Chẳng hạn, vấn đề ai là tác giả Việt Lam tiểu sử và quá trình biến động của văn bản từ văn bản đầu chép tay (cựu bản) đến văn bản đã đƣợc Lê Hoan sửa chữa, khắc in mang tên là Việt Lam tiểu sử (tân bản). Để làm sáng tỏ hơn về vấn đề này, nhà nghiên cứu đã thẩm định lại ba bản dịch. Bản dịch thứ nhất của Phƣơng phủ Nguyễn Hữu Quỳ. Trong bản dịch của mình, Nguyễn Hữu Quỳ có ghi tác giả Hoàng Việt xuân thu là “vô danh thị tức” là tác phẩm khuyết danh. Đọc ý kiến của dịch giả sách Hoàng Việt xuân thu, tác giả Tạ Ngọc Liễn có nhận xét: “Chúng ta thấy dường như Nguyễn Hữu Quỳ không hề biết có cuốn Hoàng Việt xuân thu, tức Việt Lam xuân thu được Lê Hoan khắc in vào năm 1908” [26,400]. Bản dịch thứ hai là của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến. Trong bản dịch này, Đông Châu viết trong nhời của ngƣời dịch sách rằng, nguyên bản chữ Nho trong Việt Lam tiểu sử đã có từ lâu lắm, nhiều ngƣời tƣơng truyền là của ông Nguyễn Trãi làm ra và đến năm Duy Tân Mậu Thân đƣợc Phú Hoàn tử Lê tƣớng công đề thêm một bài tựa và khắc bản in ra. Nhƣ vậy với bản dịch của Đông Châu ngƣời đọc đƣợc biết tác giả của Việt Lam tiểu sử có thể là Nguyễn Trãi và Lê Hoan nhƣng có một điều đáng nói là trong bản của Đông Châu dịch lại không có bài tựa của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
- Lê Hoan. Từ đó tác giả bài viết cho rằng: “Nếu chỉ đọc nhời của người dịch sách của Nguyễn Đông Châu thôi, thì độc giả hẳn sẽ hiểu rằng tác phẩm Việt Lam xuân thu hiện hành, ngay khi mới được viết ra đã hoàn thiện và hay như vậy, chứ không biết đó là văn bản đã được Lê Hoan gia công sửa chữa khá nhiều” [26,401]. Bản dịch thứ ba là của Trần Nghĩa. Trong bản dịch này, Trần Nghĩa đã chính thức ghi tên đầu sách là Việt Lam xuân thu do Vũ Xuân Mai soạn Lê Hoan nhuận sắc. Đƣợc biết tác giả Trần Nghĩa đã dựa theo ý kiến của cụ Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm tập 2, nói rằng Việt Lam tiểu sử “tương truyền là của Vũ Xuân Mai” để đi tới kết luận Vũ Xuân Mai là ngƣời soạn Việt Lam tiểu sử nhƣ đã đề trên đầu sách nhƣng tác giả Tạ Ngọc Liễn vẫn phân vân cho rằng Vũ Xuân Mai có lẽ không phải là ngƣời khởi thảo bộ tiểu thuyết chƣơng hồi này. Sau khi đã thẩm định qua một số bản dịch, Tạ Ngọc Liễn đƣa ra ý kiến riêng cho rằng Việt Lam tiểu sử vẫn là tác phẩm khuyết danh, chính Lê Hoan là ngƣời phát hiện rồi bỏ nhiều công sức, sửa chữa khắc in cũng không nói ai là tác giả. Có thể nói, trong bài viết này, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đã rất cố gắng phân tích và lý giải để giúp cho ngƣời đọc thấy đƣợc vai trò to lớn của Lê Hoan trong việc bỏ ra không ít tâm lực “sửa sang trau chuốt” để hoàn chỉnh, nâng cao tác phẩm Việt Lam tiểu sử và khắc in công bố. Theo Tạ Ngọc Liễn nếu chỉ đọc truyện Việt Lam xuân thu mà không đọc lời tựa của phú Hoàn nam Lê Hoan thì độc giả sẽ không biết đƣợc phần công lao và vai trò đáng kể của Lê Hoan đối với số phận cuốn tiểu thuyết lịch sử khá hấp dẫn này. Kết thúc bài viết, nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn đánh giá cao bản dịch của Trần Nghĩa. Bởi vì, Trần Nghĩa đã coi trọng việc giải quyết vấn đề văn bản học khi tiến hành dịch Việt Lam tiểu sử. Ông đã cung cấp cho độc giả những dữ kiện chính yếu về tình hình văn bản sách Việt Lam tiểu sử, về các phần mà Lê Hoan tham gia sửa chữa, bổ sung vào, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
- cũng nhƣ cung cấp một bản dịch đƣợc dịch từ văn bản chữ Hán hoàn chỉnh, đầy đủ nhất trong số mƣời mấy dị bản Việt Lam tiểu sử hiện có. Với bài viết “Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại - quá trình hình thành, phát triển và đặc trưng nghệ thuật” in trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, (Nxb Giáo dục, Hà Nội - 2006), Tác giả Nguyễn Đăng Na đã phân tích khá kỹ về con đƣờng hình thành, nội dung, nghệ thuật, những mặt tích cực và hạn chế của thiên tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử. Theo Nguyễn Đăng Na: “Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh nước ta ba chục năm đầu thế kỷ XV làm nền. Vào thời điểm ấy hàng loạt biến cố trọng đại của dân tộc đã diễn ra: “Nhà Trần mất vai trò lãnh đạo và bị nhà Hồ thay thế; cuộc xâm lược của người Trung Hoa vào quốc gia Đại Việt với quy mô lớn chưa từng có và mang tính chất khốc liệt; Cuộc chiến tranh toàn dân vô cùng gian khổ hy sinh dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi, đã dành thắng lợi vẻ vang, giải phóng nước nhà, lập nên triều Lê - một triều đại đánh dấu bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc. Ba chục năm ấy chứa đầy chất sử thi, cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử của thời đại là một bản hùng ca” [43,543]. Từ đó tác giả bài viết thừa nhận rằng, tác giả Việt Lam tiểu sử là một nhà văn có con mắt tinh đời, khi chọn thời gian và không gian nhƣ vậy làm bối cảnh cho tác phẩm. Hơn nữa cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chƣa có một bộ tiểu thuyết chƣơng hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này. Cho nên sự ra đời của Việt Lam tiểu sử đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thời đại và lấp một mảng trống trong văn học. Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về quá trình hình thành Việt Lam tiểu sử đã phát hiện ra điểm mới. Đó là, lần đầu tiên có một tiểu thuyết gia - Lê Hoan vận dụng phƣơng pháp thực địa nghiên cứu di tích lịch sử để dựng lại không gian chiến trận thời quá khứ. Đồng thời, tác giả bài viết cũng chỉ ra trong ba nguyên nhân dùng để sáng tác Việt Lam tiểu sử thì, sử liệu Trung Hoa là cái cớ “nói có sách” để chốt lại nội dung, dã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
- sử là hƣơng men quyến rũ ngƣời đọc và thực địa là tang chứng củng cố nội dung. Chính bằng con đƣờng đó, tác giả Việt Lam tiểu sử đã tạo ra chất thực thực hƣ hƣ cho tác phẩm. Nói về nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, tác giả bài viết đánh giá cao sự cố gắng của tác giả Việt Lam tiểu sử. Theo Nguyễn Đăng Na, nếu Ngô Giáp Đậu “lơ là” trong việc xây dựng tính cách nhân vật, thì ngƣợc lại tác giả Việt Lam tiểu sử lại rất quan tâm. Các nhân vật chẳng hạn: Lê Lợi, Lê Thiện, Nguyễn Trãi, Đoàn Phát, Trần Hiến, Hoàng Phúc, Hồ Quý Ly, Bùi Bá Kỳ, Phạm Đán, Đặng Tất, Lê Nhị, Lê Khâm,... mỗi ngƣời có một tính cách không ai giống ai. Từ đó, tác giả bài viết cho rằng lẽ ra nhờ những ƣu thế đó Việt Lam tiểu sử phải trở thành tác phẩm xuất sắc, đánh dấu bƣớc phát triển mới của tiểu thuyết chƣơng hồi Việt Nam, nhƣng do tác giả Việt Lam tiểu sử còn có một số vấn đề tạo nên sự phản cảm nên dẫn đến tác phẩm chƣa đƣợc đánh giá thực chất. Để làm sáng tỏ hơn về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na đã nêu và lý giải những vấn đề tạo nên sự phản cảm cho tác phẩm đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế về nội dung và hình thức của tác phẩm này. Tuy nhiên khi chỉ ra những hạn chế trên, nhất là hạn chế về nội dung, tác giả Nguyễn Đăng Na cũng giúp cho độc giả phát hiện ra một ẩn ý khó nói của tác giả Việt Lam tiểu sử. Khi ngƣời Minh sang xâm lƣợc nƣớc ta, họ gƣơng cao ngọn cờ diệt Hồ phù Trần để hấp dẫn ngƣời Việt. Đến cả Lý Tự Thành - một thái giám già đời dƣới triều Trần cũng phải động lòng khi nghe Trƣơng Phụ nói rằng “đến cõi bắt kẻ hung tàn để lập con cháu nhà Trần” thế là Tự Thành vội vàng giãi bày tâm sự với Trƣơng Phụ. Nhƣng sau phút bồng bột đó, Lý Tự Thành cũng chột dạ nên trong bức thƣ gửi cho con rể Lê Thiện, ông đã nhắc nhở con tuy hợp sức giết kẻ thù nhƣng phải nghĩ mình mà thờ chúa cũ. Phải chăng nhân vật Lý Tự Thành đã thay mặt tác giả để lại bức thông điệp mà thời cuộc lúc bấy giờ không cho phép nói thẳng: Hãy cảnh giác khi bắt tay với ngƣời Pháp. Còn với nhân vật Lê Lợi, mặc dù giúp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
- Trƣơng Phụ đánh thắng nhà Hồ nhƣng đến khi bắt đƣợc kẻ hung tàn Lê Lợi nhắc đến việc “lập lại họ Trần” thì Trƣơng Phụ lại giả vờ đánh trống lảng “hôm nay tiệc mừng hãy cứ uống rượu”. Đến lúc đó Lê Lợi mới vỡ lẽ ra rằng tƣớng Minh muốn chiếm giữ nƣớc ta. Đấy phải chăng là sự vỡ lẽ của tác giả Việt Lam tiểu sử? Dẫu sao tác giả Việt Lam tiểu sử chót làm việc với ngƣời Pháp, biết “ăn nói làm sao bây giờ?”. Một con ngƣời dù chót lỗi lầm nhƣng đã biết hối hận, có nghĩa là ở họ còn có lƣơng tri. Từ đó, tác giả bài viết đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với tác giả Việt Lam tiểu sử: “Hiểu được những mâu thuẫn giằng xé trong con người cá nhân thời ấy, thấm thía cái giá mà dân tộc phải trả cho cuộc sống tự do, hạnh phúc hôm nay, ta mới thông cảm được với các tác giả Việt Lam tiểu sử. Và, càng cảm thông với nỗi khổ tâm của thế hệ ấy, ta càng trân trọng chút ánh sáng lương tri mà họ gửi gắm một cách “mờ mờ nhân ảnh” trong tác phẩm” [43,554]. Nhƣ vậy, tác phẩm Việt Lam tiểu sử đã đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận và khẳng định ở từng luận điểm cụ thể phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, những bài viết về nghệ thuật thể hiện nhân vật vẫn còn hạn hẹp. Đây cũng chính là một gợi ý, một cơ hội để ngƣời viết thực hiện đề tài. Tìm hiểu về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử giúp ngƣời đọc thấy đƣợc một khía cạnh giá trị của tác phẩm, qua đó có cái nhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa của tác phẩm Việt Lam tiểu sử. 3. Phạm vi đề tài Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành đọc và tham khảo một số tác phẩm sau: - Đọc tác phẩm Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan. - Đọc tham khảo (để đối chiếu so sánh) một số tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi nhƣ: + Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
- + Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung). - Ngoài ra chúng tôi còn đọc và tham khảo bộ sử: + Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Luận văn cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến tác giả, tác phẩm Việt Lam tiểu sử. 4.2. So sánh nhân vật trong Việt Lam tiểu sử với những nguyên mẫu trong lịch sử để lý giải những tƣơng đồng và khác biệt giữa nguyên mẫu và các hình tƣợng văn học. 4.3. Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử để thấy đƣợc một phần tƣ tƣởng của tác giả, đồng thời khẳng định những đóng góp, những thành tựu của tác phẩm Việt Lam tiểu sử đối với thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp khảo sát thống kê và tổng hợp Sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời viết có thể khái quát đƣợc những nét cơ bản nhất trong nghệ thuật thể hiện nhân vật của tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử thông qua việc khảo sát các nhân vật trong tác phẩm. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê và tổng hợp cũng là cơ sở tạo dữ liệu để chúng tôi thực hiện các bƣớc tiếp theo là phân tích - bình giá. Đây cũng là một phƣơng pháp rất quan trọng, giúp ngƣời nghiên cứu rút ra đƣợc những kết luận chính xác khoa học đồng thời làm tăng thêm tính thuyết phục cho những kết luận khoa học ấy. 5.2. Phƣơng pháp phân tích tác phẩm và phân tích nhân vật theo loại hình Mỗi một thể loại văn học đều có những đặc trƣng riêng biệt. Do đó khi nghiên cứu, chúng tôi quan tâm sử dụng phƣơng pháp phân tích tác phẩm theo đặc trƣng thể loại, nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học khi phân tích văn học, tránh áp đặt chủ quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
- 5.3. Phƣơng pháp so sánh văn học Sử dụng phƣơng pháp này, ngƣời viết nhằm để đối chiếu giữa các nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử với các nhân vật nguyên mẫu có trong lịch sử để thấy đƣợc những nét tƣơng đồng, khác biệt, đồng thời thấy đƣợc tài năng và sáng tạo của nhà văn Lê Hoan trong quá trình đƣa từ các nguyên mẫu lịch sử thành các hình tƣợng văn học. 6. Những đóng góp của luận văn - Lần đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan. - Tìm tòi khám phá những vẻ đẹp còn tiềm ẩn trong Việt Lam tiểu sử - một tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhƣng bấy lâu nay chƣa đƣợc nhiều ngƣời biết đến. - Làm rõ tài năng sáng tạo của Lê Hoan trong việc nhào nặn từ các nguyên mẫu lịch sử thành nhân vật văn học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc triển khai thành ba chƣơng sau đây. Chƣơng 1: Tác giả, tác phẩm và vấn đề thể loại trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử. Chƣơng 2: Nhân vật trong Việt Lam tiểu sử từ nguyên mẫu đến hình tƣợng văn học. Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm Việt Lam tiểu sử. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 787 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 409 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 233 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn