Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất Lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 4
download
Mục đích của đề tài là nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp bền vững trong quá trình giao đất giao rừng đồng thời góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất Lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Hữu Minh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Dương Viết Tình, là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Huế, tập thể giảng viên và cán bộ trong Khoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê huyện Lệ Thủy, chính quyền cơ sở và người dân các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Trường Thủy đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện nghiên cứu đề tài này. Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ và động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Hữu Minh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT.................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................2 3. Những điểm mới của đề tài .........................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu quản lý rừng trên thế giới ......................................................3 1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam ......................................................................6 1.3.Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam .......................................................10 1.4. Tình hình nghiên cứu quản lý rừng ở Việt Nam ....................................................12 1.5. Chính sách giao đất, giao rừng ở Việt Nam ...........................................................15 1.6. Thực tiễn công tác giao đất giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng ở Việt Nam ...............................................................................................................................16 1.7. Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh Quảng Bình ............................................17 CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................20 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................20 2.1.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................20 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................20 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................20 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................20 2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................20 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................21 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................21 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................22 2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đất trồng rừng.......................................22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 2.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả về xã hội:..........................................................22 2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả về môi trường:..................................................23 2.6. Trình tự thực hiện ...................................................................................................24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................25 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lệ Thủy ..............................................25 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................25 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................34 3.2. Tình hình sử dụng đất Lâm Nghiệp ở huyện Lệ Thuỷ ...........................................42 3.2.1. Tình hình khái quát các xã điều tra .....................................................................43 3.2.2. Tình hình sử dụng đất Lâm nghiệp các xã điều tra .............................................45 3.2.3. Kết quả điều tra về tình hình giao đất và nhu cầu sử dụng đất Lâm nghiệp của hộ gia đình ở các xã ............................................................................................................48 3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi được giao ..................................................56 3.3.1. Phân tích chi phí, hiệu quả của kinh doanh rừng trồng .......................................56 3.5.2. Hiệu quả kinh tế hình thức trồng rừng keo thuần của nông hộ ...........................61 3.3.2. Hiệu quả kinh tế tổng hợp hộ gia đình sau khi giao đất ......................................61 3.3.3. Hiệu quả về xã hội ...............................................................................................64 3.3.4. Hiệu quả việc bảo vệ môi trường sinh thái ..........................................................66 3.3.5. Hiệu quả công tác giao đất Lâm nghiệp trong quản lý Nhà nước về đất đai ......69 3.4. Những tồn tại sau khi giao đất, giao rừng và thách thức cần giải quyết trong quá trình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng ..............................................................70 3.4.1. Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất giao rừng .................................................70 3.4.3. Những vấn đề cần giải quyết trong quá trình sử dụng đất Lâm Nghiệp ............72 3.5. Một số đề xuất giải pháp nâng cao hiệu sử dụng đất lâm nghiệp...........................74 3.5.1. Giải pháp về chính sách đất đai. ..........................................................................74 3.5.2. Giải pháp kỹ thuật. ..............................................................................................76 3.5.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, vốn....................................................................76 3.5.4. Giải pháp về giao đất giao rừng ..........................................................................77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................79 1. Kết luận......................................................................................................................79 2. Đề nghị ......................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81 PHỤ LỤC ......................................................................................................................83 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v DANH MỤC VIẾT TẮT FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc CPRM : Quản lý tài nguyên rừng sở hữu công cộng IASCP : Tổ chức Quốc tế về sở hữu công cộng NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ GĐGR : Giao đất giao rừng CT-TW : Chỉ thị - Trung Ương HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Lệ Thủy .........................................35 Bảng 3.2. Giá trị và tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp qua từng năm ....................37 Bảng 3.3. Dân số và biến động dân số thời kỳ 2010-2012 ............................................38 Bảng 3.4. Đặc điểm dân cư ở 3 xã nghiên cứu ..............................................................44 Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất 3 xã nghiên cứu trước giao đất lâm nghiệp năm 1995 .....45 Bảng 3.6. Tình hình sử dụng đất ở 3 xã năm 2013 .......................................................47 Bảng 3.7. Tổng diện tích đất hộ gia đình sử dụng ở 3 xã nghiên cứu năm 2013 .........48 Bảng 3.8. Diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình ở các xã...............51 Bảng 3.9. Vai trò của các tổ chức – đoàn thể trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ......51 Bảng 3.10. Cơ cầu về diện tích các hình thức trồng rừng của hộ gia đình....................55 Bảng 3.11. Chi phí đầu tư bình quân 1ha trồng Keo của các hộ gia đình .....................57 Bảng 3.12. Kết quả trồng rừng keo thuần của nông hộ huyện Lệ Thủy .......................59 Bảng 3.13. Hiệu quả trồng rừng keo thuần của nông hộ huyện Lệ Thuỷ .....................61 Bảng 3.14. Tình hình mua sắm tài sản của hộ gia đình ở 3 xã ......................................63 Bảng 3.15. Hiệu quả về xã hội của công tác giao đất giao rừng ...................................66 Bảng 3.16. Hiệu quả môi trường của công tác giao đất ở huyện Lệ Thủy....................68 Bảng 3.17. Những tồn tại và giải pháp sau giao đất Lâm nghiệp .................................71 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 1.1. Diễn biến diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2013 ........................7 Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ diện tích đất Lâm nghiệp giao cho các nhóm sử dụng ....................11 Biểu đồ 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (%)...................................................36 Biểu đồ 3.2. Quy hoạch 2 loại rừng giai đoạn 2006 – 2010 và 2016 – 2020 ................42 Biểu đồ 3.3 Tình hình sử dụng đất 3 xã năm 1995 và năm 2013 ..................................47 Biểu đồ 3.4. Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng ................................................................52 Biểu đồ 3.5. Chi phí đầu tư 1ha trồng keo của các hộ gia đình.....................................57 Biểu đồ 3.6. Các hạng mục đầu tư 1ha trồng keo..........................................................57 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo ở 3 xã giai đoạn 2010-2013 ............................................62 Biểu đồ 3.8. Thống kê các cơ sở vận tải ở 3 xã giai đoạn 2010 - 2013 ........................63 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình dưới .........24 tác động của chính sách giao đất ổn định lâu dài. .........................................................24 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy ...............................................................25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với 22 triệu dân sống ở nông thôn miền núi trên tổng số gần 60 triệu dân vùng nông thôn Việt Nam, sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội là vấn đề then chốt trong phát triển nông thôn ở Việt Nam. Phần lớn nông dân miền núi sống dựa và rừng và các hoạt động lâm nghiệp liên quan. Vì vậy, đất lâm nghiệp , với tư cách là tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo,nâng cao đời sống nhân dân để thúc đẩy và phát triển kinh tế của nông thôn miền núi. Nhận thức được tầm quan trọng của đất lâm nghiệp đới với người dân miền núi, từ năm 1994, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu triển khai chính sách giao đất giao rừng để sử dụng lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm cải thiện và ổn định cuộc sống cho người dân miền núi , góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Giao đất giao rừng là chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế,xã hội ở địa bàn nông thôn đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức cá nhân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng, sử dụng rừng một cách bền vững. Chính sách giao đất giao rừng thật sự trở thành đòn bẫy để phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn và mang ý nghĩa lâu dài. Đồng thời nó cũng thể hiện sự biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội. Huyện Lệ Thủy nằm về phía Nam tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích tự nhiên 141,611 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 108.595 ha, chiếm hơn 76% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó rừng phòng hộ 35.090 ha, rừng sản xuất 73.505 ha, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng kinh tế. Những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các dự án như dự án PAM 2780, dự án 4304, DA Việt Đức, DA 327, DA 661, ... trên địa bàn huyện đã trồng được một diện tích rừng khá lớn, góp phần nâng cao kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng đất Lâm nghiệp, đặc biệt là các hộ dân ở vùng sâu vùng xa của huyện Lệ Thủy vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng người dân sử dụng đất không đúng mục đích hoặc vẫn thiếu đất sản xuất, không có điều kiện tham gia vào sản xuất nghề rừng phát triển kinh tế, dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, xâm lấn đất rừng, gây nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý đất đai và tài nguyên rừng. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất Lâm nghiệp,tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có đời sống khó khăn, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì việc đi sâu tìm hiểu và tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong sử dụng đất Lâm nghiệp là hết sức cần thiết. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất Lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” Mục đích của đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp bền vững trong quá trình giao đất giao rừng đồng thời góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đưa ra những chủ trương giao đất Lâm nghiệp phù hợp nhằm phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất Lâm nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giao đất giao rừng cho người dân. Đề tài cung cấp các thông tin về sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy cho các cơ quan quản lý lâm nghiệp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất lâm nghiệp theo định kỳ có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. 3. Những điểm mới của đề tài Đề tài cung cấp thông tin một cách toàn diện về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng tạo cơ sở nâng cao thu nhập cho cộng đồng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Mặt khác nó là cơ sở khoa học phục vụ cho chiến lược quy hoạch và phát triển rừng trồng bền vững trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu quản lý rừng trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO (1999) những năm cuối của thế kỷ XX tỷ lệ mất rừng vẫn xảy ra liên tục, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, các nước thuộc vùng nhiệt đới. Cả thế giới trong 5 năm mất 56 triệu ha rừng. Châu Phi và Châu Á mỗi năm mất 3,0 đến 3,6 triệu ha; tỷ lệ mất rừng hàng năm đạt kỷ lục 0,6 - 0,7% trong khi toàn thế giới là 0,3%. Còn ở các nước ASEAN mất 14 triệu ha rừng và đạt tốc độ kỷ lục 1,4% hàng năm. Ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 1995 có tốc độ mất rừng xấp xỉ với ASEAN (0,67 triệu ha tương đương 1,4%/năm). Riêng Châu Âu tăng được 2,6 triệu ha (0,03%) [3]. Trước tỷ lệ mất rừng cao như vậy thì vấn đề đặt ra cho cộng đồng loài người là làm gì để quản lý bảo vệ rừng bền vững. Cộng đồng quốc tế đã đề xuất các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững, khu rừng nào đạt tiêu chuẩn thì chủ rừng đó được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và lâm sản khai thác từ khu rừng đó được dán nhãn sinh thái và có quyền lưu thông trên mọi thị trường quốc tế. Trên thế giới, mỗi vùng, mỗi nơi có những kiểu rừng không giống nhau. Vì vậy, có nhiều tiến trình quản lý rừng bền vững phù hợp khác nhau, như các tiến trình: - ITTO, với 7 tiêu chí, phù hợp với vùng nhiệt đới, xích đạo; - Helsinki, với 6 tiêu chí, được nhiều nước Bắc Âu sử dụng; - Montreal, với 6 tiêu chí, phù hợp cho rừng ôn đới; - Vùng khô hạn Châu Phi, CIFOR… (từ 5 đến 7 tiêu chí); - FSC là tiến trình quản lý rừng bền vững có 10 nguyên tắc và nhiều tiêu chí phù hợp cho cả rừng ôn đới, rừng nhiệt đới, rừng tự nhiên, rừng trồng. FSC là một tổ chức phi chính phủ, độc lập, cấp chứng chỉ hay có đại diện ở các vùng để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho các chủ rừng. Ở Việt Nam tại Hội thảo lần thứ nhất tháng 02/1998 do Cục Phát triển Lâm nghiệp, FSC, đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, WWF Đông Dương đồng tổ chức đã cử ra một tổ công tác quốc gia về quản lý rừng bền vững (viết tắt là NWG on SFM) gồm các nhà quản lý, các nhà khoa học, luật gia, cán bộ chính sách, các chủ rừng, đại diện các tổ chức phi chính phủ như hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, hội nông dân, phụ nữ, hội tiêu chuẩn…[4]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Theo tổ công tác FSC Việt Nam về quản lý rừng bền vững đã đưa ra các khái niệm như sau: "Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hay nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội". "Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất và khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng hiện nay và trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác" [4]. Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc và một số tổ chức quốc tế khác thì muốn có xã hội bền vững, dựa trên cơ sở phát triển bền vững thì người dân và cộng đồng phải sử dụng đất, quản lý rừng bền vững, vì đó vừa là đối tượng tác động trực tiếp vừa là nguồn sống, môi trường sống của họ và của xã hội. Nó được thể hiện rất rõ trong 9 nguyên tắc cơ bản của một xã hội bền vững được nêu ra như sau: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; Cải thiện chất lượng cuộc sống con người; Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất; Quản lý nguồn tài nguyên không tái tạo được; Tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái đất; Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân; Để cho cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình; Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; Xây dựng một khối liên minh toàn cầu. Trước xu hướng quản lý rừng bền vững để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, đảm bảo cho một xã hội bền vững thì đòi hỏi phải có một phương thức quản lý rừng có hiệu quả nhất. Nhiều nước trên thế giới đã rất quan tâm nghiên cứu, xem xét và lựa chọn hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng và coi đây là một trong những phương thức quản lý rừng tốt nhất. Bởi lẽ, cộng đồng dân cư là những người sống gần rừng phụ thuộc nhiều vào rừng và có những ảnh hưởng lớn tác động trực tiếp đến rừng. Cộng đồng được định nghĩa như là những người sống tại chỗ, trong một tổng thể nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo luật lệ chung (từ điển Wehter). Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội có những đặc điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 Còn cộng đồng trong khái niệm quản lý rừng cộng đồng được giới hạn là tập hợp của các cá nhân trong một thôn (bản) gần rừng gắn bó chặt chẽ với rừng qua hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đời sống văn hóa xã hội [12]. Hình thức quản lý rừng cộng đồng không phải mới có mà nó đã xuất hiện rất sớm dưới dạng quản lý tài nguyên rừng công cộng. Trong những năm 1980, yêu cầu về kiến thức đối với việc quản lý tài nguyên rừng sở hữu công cộng (CPRM) và hành động tập thể đã tăng nhanh. Năm 1985, có một hội nghị quốc tế về CPRM họp tại Anapolis, Maryland dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm quốc gia Hoa Kỳ. Kết quả nó đã hình thành một mạng lưới sở hữu tài nguyên công cộng nhằm nghiên cứu và phổ cập thông tin về quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Năm 1989, hiệp hội quốc tế về nghiên cứu sở hữu công cộng (IASCP) được thành lập đáp ứng yêu cầu mở rộng mối quan tâm trên toàn cầu và phát triển thêm việc trao đổi kinh nghiệm, kiến thức. Nhiều tổ chức, hiệp hội và mạng lưới quốc tế khắp nơi đã ủng hộ phong trào đó qua những quan tâm ngày càng sâu tới lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp xã hội và nông lâm kết hợp, phát triển nông thôn có sự tham gia của người dân quản lý cây và đất, nghiên cứu môi trường và chính sách, các hệ quản lý tài nguyên và kiến thức kỹ thuật bản địa. Ở Ấn Độ, trong những năm 1920 các nhà chức trách thuộc địa tại Ấn Độ đã thử đưa ra những hệ thống quản lý rừng địa phương mới. Tại bang Utta Pradesh, người ta đã thành lập các hội đồng rừng địa phương đặc biệt nhằm mục đích tạo nên một lớp đệm giữa rừng của Nhà nước và dân làng địa phương. Những hội đồng đó là một phương tiện để đối phó với những chống đối mãnh liệt của người dân địa phương chống lại việc xây dựng rừng cấm của Nhà nước trên diện tích lớn. Đã có những suy nghĩ về việc quản lý rừng địa phương phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc được cộng đồng xây dựng và thỏa thuận. Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX nhiều chính phủ của các bang ở Ấn Độ cùng với sự hỗ trợ trong và ngoài nước đã bắt đầu xúc tiến các kế hoạch xây dựng lâm nghiệp xã hội thông qua những kế hoạch quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. Trong những năm gần đây những nghiên cứu và ứng dụng mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Ấn Độ rất phát triển và tỏ ra rất có hiệu quả. Ở Nêpan, những năm 80 của thế kỷ XX nhiều sáng kiến về quản lý rừng đã được các cơ quan lâm nghiệp và các tổ chức phát triển địa phương tại Nam Á và Đông Nam Á thực hiện để thúc đẩy việc quản lý lâm nghiệp cộng đồng. Đã có nhiều quan tâm nghiên cứu để phát triển quản lý lâm nghiệp xã hội như nghiên cứu của Acharya, Arnold và Campbell… ở đây đã thành lập các nhóm sử dụng rừng trên cơ sở cùng nhau quản lý các khu rừng không theo vị trí lãnh thổ. Theo Donovan, 1997, ở Philippin, Thái Lan, Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo các chương trình lâm nghiệp PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 xã hội. Philippin không giới hạn về diện tích đất để giao cho các cá nhân với giấy phép sử dụng đất trong thời gian 25 năm và sau đó có thể được gia hạn. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý rừng cộng đồng ở các nước. Như vậy, quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng được cả cộng đồng quốc tế quan tâm phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn về mặt pháp lý. Việt Nam cũng là một trong những nước áp dụng phương thức quản lý rừng cộng đồng này rất mạnh mẽ và có hiệu quả cao trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng [5], 1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt,... Qua quá trình quản lý chưa bền vững, độ che phủ của rừng ở Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng của rừng tự nhiên còn lại đã bị hạ thấp quá mức. Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều vùng đất rộng lớn ở phía Nam đã bị khai phá để trồng cà phê, cao su, chè và một số cây công nghiệp khác. Vào khoảng giữa thế kỷ XX, hầu như các khu rừng thuộc châu thổ sông Hồng, một phần lớn châu thổ sông Cửu Long cùng với các khu rừng trên đất thấp ven biển đã bị khai phá để trồng trọt và xây dựng xóm làng. Vào lúc này độ che phủ của rừng còn lại 43% diện tích đất tự nhiên. Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là giai đoạn mà rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn với hơn 25 triệu hố bom đạn, bom cháy cùng với đội xe ủi đất khổng lồ đã tiêu hủy hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới các loại. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước. Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của số dân ngày càng tăng, để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế còn yếu của mình, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục khai thác một cách mạnh mẽ diện tích rừng còn lại. Số liệu thu được nhờ phân tích ảnh Landsat chụp năm 1979 - 1981 và KATE 140 trong cùng thời gian, cho thấy trong giai đoạn này rừng chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước (Viện Điều tra và Quy hoạch rừng), trong đó 10% là PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 rừng nguyên sinh. Ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 2013 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 41,1% Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc có trên 12,9 triệu ha (hécta) rừng, bao gồm: 10,3 triệu (ha) rừng tự nhiên và trên 2,6 triệu (ha) rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Từ năm 1991 đến nay (sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp. Thống kê về diện tích rừng trên đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm qua (2002 – 2007) tăng bình quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nước trong khu vực đang suy giảm. Biểu đồ 1.1. Diễn biến diện tích rừng Việt Nam giai đoạn 1943 – 2013 Nguồn : Bộ NN&PTNT,2014 Diện tích rừng tự nhiên nước ta giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 đến 8,2525 triệu ha năm 1995, bỗng nhiên tăng lên 9,470737 triệu ha năm 1999 và đến năm 2002 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 là 9,865020 triệu ha, như vậy là trong 7 năm mỗi năm trung bình tăng hơn 230.000ha. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được. Cũng cần chú ý là công tác thống kê rừng của chúng ta tới nay còn nhiều hạn chế, các số liệu về diện tích rừng được công bố rất khác nhau, tuỳ nguồn tài liệu, và tuỳ thời gian do thiếu thống nhất về phương pháp và các tiêu chí định lượng về rừng. Theo đề tài KHCN 07-05 "Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên giai đoạn 1996 - 2010", thì từ năm 1996 đến năm 2000, ở các tỉnh Tây Nguyên, trung bình mỗi năm mất 10.000ha rừng tự nhiên (hơn cả diện tích rừng mất đi trung bình hàng năm trong thời kỳ kế hoạch 5 năm trước đó). Số liệu này có lẽ còn thấp hơn thực tế nhiều vì có nhiều nơi rừng bị phá mà không được thống kê. Các lâm trường thường khai thác gỗ vượt quá chỉ tiêu cho phép và không theo đúng thiết kế được duyệt. Những năm 1996 - 1999 các tỉnh Tây Nguyên đã khai thác vượt kế hoạch 31%. Trong lúc đó chỉ tiêu trồng rừng vốn đã thấp nhưng triển khai thực tế vẫn không đạt diện tích và chất lượng yêu cầu. Cho đến hết năm 1999, việc trồng rừng sau 4 năm chỉ mới đạt được 36% diện tích của kế hoạch 5 năm. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này cũng một phần do dân số tăng nhanh, nhất là dân di cư tự do đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành vùng đất hoang cằn cỗi. Theo kết quả của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (1995), thì trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500ha. Nguyên nhân là do sau thời kỳ chiến tranh, dân địa phương tranh thủ chặt gỗ làm nhà và lấy đất trồng trọt. Tình trạng đó vẫn còn đang tiếp diễn cho đến ngày nay. Vụ phá rừng Tánh Linh, Bình Thuận vừa bị xét xử là một bằng chứng về sự yếu kém trong quản lý tài nguyên rừng, nạn tham nhũng và thoái hoá của một số cán bộ địa phương đã cấu kết với bọn lâm tặc phá hoại một diện tích rừng rất lớn, mà phải sau một thời gian dài mới bị trừng trị. Đó là chưa nói đến nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng trong mấy năm gần đây chưa bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm khắc, như ở Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận, Nghệ An, Bắc Giang, Vườn quốc gia Phú Quốc mà báo chí đã đưa tin (2003). Gần đây nhất mới phát hiện vụ phá rừng lớn trái phép tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã phát hiện một số lượng lớn gỗ, hơn 2.400m3 do giám đốc Lâm trường Mang Đen, giám đốc Lâm trường Tân Lập cầm đầu, cùng với một số người khác, như trưởng trạm cửa rừng Lâm trường Mang Đen, giám đốc một số công ty trách nhiệm hữu hạn ở Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh khai thác bất hợp pháp. Một số lượng gỗ lớn bị khai thác trong thời gian dài mà không PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 bị phát hiện đã minh chứng sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có trách nhiệm, đặc biệt là các cơ quan cấp phép và quản lý khai thác (Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1, ngày 15-12-2003). Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, sáu tháng đầu năm 2003, cả nước đã xảy ra khoảng 15.000 vụ vi phạm lâm luật, hàng chục vụ kiểm lâm bị lâm tặc tấn công. Do giá trị mang lại từ lâm sản lớn, cho nên bọn lâm tặc không từ một thủ đoạn nào để đối phó, hành hung người thi hành công vụ (Báo Nhân dân, ngày 14-12-2003). Trong 10 năm qua, đất nông nghiệp tại Tây Nguyên tăng lên rất nhanh, từ 8,0% năm 1991 lên đến 22,6% năm 2000 (454.300ha so với 1.233.600ha, gấp 2,7 lần), trong lúc đó đất lâm nghiệp giảm từ 59,2% xuống còn 54,9% đất tự nhiên (3,329 triệu ha so với 2,993 triệu ha). So sánh trong cả nước thì trong vòng 10 năm qua, Tây Nguyên là vùng mà rừng bị giảm sút với mức độ đáng lo ngại nhất, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Kết quả đã dẫn đến việc biến nhiều vùng có hệ sinh thái rừng tốt tươi, ổn định thành vùng mà hệ sinh thái bị đảo lộn, mất cân bằng, dẫn đến lũ lụt, sụt lở đất, hạn hán và có nhiều khả năng thiếu nước trầm trọng trong mùa khô, kể cả nguồn nước ngầm. Theo thống kê, năm 1991 có 20.257ha rừng bị phá, năm 1995 giảm xuống còn 18.914ha và năm 2000 là 3.542ha. Tuy nhiên, theo Báo cáo Hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000 thì có thể ước định rằng tỷ lệ mất rừng hiện nay là khoảng 120.000 đến 150.000ha/năm và rừng trồng hàng năm khoảng 200.000ha và mục tiêu là trồng càng nhanh càng tốt để đạt 300.000ha/năm. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến nay, chiều hướng biến động rừng cơ bản vẫn ở tình trạng suy thoái, còn xa mức ổn định và mức cần thiết để bảo vệ môi trường. Tuy một số diện tích rừng thứ sinh tự nhiên được phục hồi, nhưng nhiều diện tích rừng già và rừng trồng chưa đến tuổi thành thục đã bị xâm hại, đốn chặt, "khai hoang". Từ năm 1999 đến nay, cháy rừng đã được hạn chế mạnh mẽ và việc khai thác gỗ trái phép đã kiểm soát được một phần, nhưng tình trạng mất rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng. Rừng phòng hộ đầu nguồn trên lưu vực những con sông lớn ở nước ta vẫn đang bị phá hoại. Tuy diện tích rừng trồng có tăng lên hàng năm, nhưng với số lượng rất khiêm tốn và phần lớn rừng được trồng lại với mục đích kinh tế, sản xuất cây lấy gỗ ngắn ngày, cây mọc nhanh mà chưa ưu tiên trồng rừng tại các khu vực đầu nguồn. Rừng phòng hộ ở vùng hồ Hoà Bình đang ở mức báo động và đang suy giảm nghiêm trọng. Rừng phòng hộ các hồ chứa quy mô lớn như Trị An, Thác Mơ, Đa Nhim, Đa Mi và Yaly cũng trong tình trạng tương tự như rừng phòng hộ lưu vực hồ Hoà Bình trước kia mà vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời. Rừng trên các vùng núi đá vôi, rừng ngập mặn ven biển vẫn tiếp tục bị xâm hại chưa kiểm soát được. Sự mất mát và suy giảm rừng là không thể bù đắp được và đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các vùng của đất nước, từ Bắc chí Nam, từ miền núi đến miền đồng bằng, nhất là các trận lụt ở sáu tỉnh miền Trung, ở Đồng bằng sông Cửu Long, các trận lũ quét ở một số tỉnh miền Bắc, và trận lũ tháng 9-2002, tại các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, đặc biệt ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Nam Đàn và Hưng Nguyên, và tiếp theo là lũ lụt ở Bình Định tháng 11-2002 đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề về nhân mạng, mùa màng, nhà cửa, ruộng vườn, đường sá... một phần quan trọng cũng do sự suy thoái rừng, nhất là rừng đầu nguồn bị tàn phá quá nhiều. Trong những năm qua, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi mà chúng ta cho là ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Nhưng cũng cần nói thêm rằng là các hoạt động phát triển kinh tế thiếu cân nhắc đã phá huỷ nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và góp phần làm cho hậu quả thiên tai càng nặng nề hơn. Trận lũ lớn xảy ra vào cuối tháng 10-2003 tại các tỉnh miền Trung: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã cướp đi sinh mạng của 52 người, hàng nghìn gia đình không còn nhà cửa, hàng chục nghìn ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, ước tính hơn 260 tỷ đồng (Báo Lao động, Vietnam News, 10-2003, UNDP ngày 13-11-2003). Trận lũ vừa xảy ra tại các tỉnh miền Trung từ Bình Định đến Ninh Thuận vào giữa tháng 11-2003 gây thiệt hại còn nặng nề hơn trận lũ trước (Đài Truyền hình Việt Nam, VTV1, ngày 13-11-2003). 1.3.Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam Theo Quyết định 1482/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường1 (TN&MT) ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2012, tính đến hết ngày 1 tháng 1 năm 2012 cả nước có gần 15,4 triệu héc ta (ha) đất lâm nghiệp, được chia làm 3 loại phân theo các chức năng khác nhau, bao gồm đất RSX, đất RPH và đất RĐD2. Chi tiết về diện tích của 3 loại đất này được thể hiện trong Bảng 1. Theo Quyết định này, gần 79% (12,1 triệu ha) diện tích đất lâm nghiệp của cả nước đã được giao cho các đối tượng để sử dụng; phần còn lại (21%, tương đương với trên 3,2 triệu ha) hiện chưa được giao mà đang được quản lý bởi cộng đồng và Uỷ ban Nhân dân (UBND) xã. Phần diện tích 12,1 triệu ha được giao cho 8 nhóm đối tượng sử dụng khác nhau, bao gồm: • Các hộ gia đình và cá nhân • UBND xã • Các tổ chức kinh tế • Các cơ quan nhà nước • Các tổ chức khác • Liên doanh • Các tổ chức 100% vốn nước ngoài • Cộng đồng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ diện tích đất Lâm nghiệp giao cho các nhóm sử dụng Trong phần diện tích đã được giao, hộ gia đình, cá nhân, các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế nắm phần lớn diện tích; các tổ chức liên doanh, tổ chức 100% vốn nước ngoài và cộng đồng được giao diện tích nhỏ. Hình 1 (xem thêm Bảng 1) thể hiện tỷ lệ phần diện tích được giao cho các nhóm sử dụng. Trong diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các nhóm đối tượng sử dụng (12,1 triệu ha), diện tích đất hiện đang được hộ gia đình và cá nhân chiếm tỉ lệ cao nhất (37% trong tổng số, tương đương với gần 4,5 triệu ha). Khoảng 70% diện tích đất lâm nghiệp mà hộ gia đình và cá nhân được giao sử dụng là đất RSX, còn lại (gần 30%) là đất RPH; diện tích đất RĐD là không đáng kể. Các tổ chức thuộc nhà nước, chủ yếu là các Ban quản lý (BQL) RPH và RĐD hiện đang được giao khoảng 4,5 triệu ha, chiếm 37% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp đã được giao. Tuy nhiên, khác với phần diện tích đất được giao cho hộ gia đình và cá nhân, diện tích đất được giao cho các BQL chủ yếu là đất RPH (44%) và đất RĐD (39%); diện tích đất RSX chỉ chiếm 17%. Nói cách khác, hầu hết các diện tích đất RPH và RĐD hiện đang được giao cho các tổ chức thuộc Nhà nước. Đến nay, các tổ chức kinh tế mà chủ yếu là các CTLN mà tiền thân là các LTQD được giao khoảng 2,2 triệu ha đất lâm nghiệp, tương đương với 19% tổng số diện tích đất lâm nghiệp cả nước. Khoảng 81% trong 2,2 triệu halà đất RSX; hầu hết phần diện tích còn lại (19%) là đất RPH nằm xen kẽ trong phần diện tích đất RSX. Hiện còn 3,2 triệu ha đất lâm nghiệp vẫn chưa được giao và đang được quản lý tạm thời bởi UBND xã (2,7 triệu ha) và cộng đồng (0,5 triệu ha). Khoảng 51% trong số diện tích đất chưa giao (1,25 triệu ha) là đất RPH, còn lại là đất RSX (44%) và RĐD (5%). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Bộ TN&MT là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước; Bộ NN&PTNT là cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Đến nay, dữ liệu thống kê về tài nguyên rừng và đất rừng của 2 cơ quan này không đồng nhất, nguyên nhân chính bởi các cơ quan này sử dụng các tiêu chí phân loại đất và rừng khác nhau(Forest Sector Support Partnership 2010). 1.4. Tình hình nghiên cứu quản lý rừng ở Việt Nam Hội thảo quốc gia về rừng cộng đồng tổ chức lần đầu tiên vào tháng 2/2000 tại Hà Nội đã xác định: quản lý rừng cộng đồng phù hợp với vùng sâu, vùng xa, nơi sinh sống sản xuất của người dân phụ thuộc nhiều vào rừng, quản lý rừng cộng đồng thích hợp với điều kiện kinh tế tự cung tự cấp của người dân địa phương, Nhà nước không có điều kiện đầu tư một khoảng kinh phí lớn để thuê người dân bảo vệ rừng lâu dài. Đồng thời quản lý rừng Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý trực tiếp tại những vùng sâu, vùng xa này. Quản lý rừng lâu đời, có sự tham gia tích cực của cộng đồng, có tổ chức cộng đồng rõ ràng, có hương ước bảo vệ rừng và người đứng đầu cộng đồng thường được các thành viên trong cộng đồng tôn trọng. Trong 10 năm trở lại đây có rất nhiều nghiên cứu của các tác giả trên các lĩnh vực khác nhau liên quan đến quản lý rừng cộng đồng ở nước ta như sau: - Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Hải (2001) thuộc trường Đại Học Lâm Nghiệp thì ông cho rằng lâm nghiệp xã hội được xem như là phương thức tiếp cận trong quản lý rừng và đất rừng một cách có hiệu quả trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Nói cách khác LNXH như là một giải pháp để quản lý tài nguyên theo hướng bền vững. Ông đã phân tích và chỉ ra được sự thay đổi về quan hệ sở hữu, sử dụng rừng và đất rừng trong lâm nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi quá trình quản lý, sản xuất và phân chia lợi ích giữa các thành viên trong xã hội. Đó là sự thay đổi từ tổ chức, quản lý, phân phối tập trung của Nhà nước sang hình thức tổ chức, quản lý và phân phối lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động Lâm nghiệp. Cụ thể ở ba hình thức sau: Thứ nhất, công nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình vào mục đích lâm nghiệp và được phép chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thế chấp và thừa kế đã làm tăng mức độ an toàn cho người nhận đất sử dụng lâu dài. Do vậy đã có ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư và tăng sức sản xuất của đất, rừng được quản lý bảo vệ tốt hơn. Thứ hai, trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, các cộng đồng (thôn, xã...). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 Thứ ba, hợp đồng bảo vệ rừng - đây là một hình thức quản lý rừng dựa vào các hợp đồng giữa các cơ quan quản lý, bảo vệ rừng của Nhà nước, các lâm trường quốc doanh với các cá nhân và các hộ gia đình. Như vậy, tác giả Nguyễn Đình Hải đã dựa trên phân tích của sự thay đổi trong quan hệ sở hữu, sử dụng rừng và đất rừng đã chỉ ra được những động lực, điều kiện để người dân vùng cao ngày càng có ý thức hơn trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.[5] Cũng trong năm 2001, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Lâm Hà Công Tuấn đã có nghiên cứu về hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam. Mặc dù trong giai đoạn này cộng đồng dân cư chưa được nhà nước công nhận là một đối tượng giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế ở nhiều tỉnh thuộc khu vực miền núi cộng đồng dân cư đã trực tiếp quản lý rừng và đất lâm nghiệp với nhiều hình thức đa dạng và nguồn gốc rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý cũng rất khác nhau: + Rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống từ nhiều đời với tổng diện tích là 214.006ha (bao gồm 86701ha đất có rừng và 127304ha đất trống đồi núi trọc). Hình thức quản lý này phổ biến ở cộng đồng người dân tộc thiểu số sống ở vùng xâu vùng xa, phương thức quản lý rừng của cộng đồng gắn liền với phong tục tập quán của họ (khu rừng thiêng, rừng ma, rừng mỏ nước…) nó được quản lý và bảo vệ rất tốt theo phong tục tập quán và hương ước, những khu rừng này có vai trò quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo đối với cộng đồng và cộng đồng có toàn quyền quyết định về quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng cũng như hưởng lợi ích từ rừng. + Rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng nhận khoán của các chủ sử dụng khác và các tổ chức nhà nước với tổng diện tích là 396327ha (bao gồm rừng phòng hộ là 494242ha, rừng đặc dụng 39289ha, rừng sản xuất 402795ha) đây là hình thức cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng theo quy định tại nghị định 01/CP của Chính phủ. Các tổ chức giao khoán cho cộng đồng chủ yếu là: lâm trường quốc doanh, ban quản lý các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng…ở những nơi nhà nước chưa giao đất giao rừng. + Rừng và đất lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý với tổng diện tích là 1.197.961 ha (bao gồm đất có rừng 669750ha, đất trống đồi núi trọc 528211ha). Ở Thừa Thiên Huế từ năm 2001 trở lại đây đã tiến hành giao trên 5.286,3 ha rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn bản và nhóm hộ quản lý ở 10 xã trên địa bàn 4 huyện Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới và Phong Điền. Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Hoàng Huy Tuấn (2007) thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế nghiên cứu về sự phân quyền trong quản lý rừng ở Thừa Thiên Huế đã tập trung phân tích các vấn đề sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 200 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn