intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại Quảng Nam

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nghiên cứu là tuyển chọn một số giống lúa có khả năng chịu mặn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất cao và chất lượng khá, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ THỊ NHUNG VÕ THỊ NHUNG  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU MẶN TẠI QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG  HUẾ - 2018 HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ THỊ NHUNG KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHỊU MẶN TẠI QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THỊ LỆ HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thành phố Huế, ngày tháng 07 năm 2018 Tác giả Võ Thị Nhung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, thực tập và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, quý báu của thầy cô, bạn bè và người thân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:  Cô giáo PGS.TS. Trần Thị Lệ, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn.  Tôi xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương xã Tam Xuân I – Huyện Núi Thành và bà con nông dân tại đây đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.  Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho Luận văn này.  Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã góp ý, giúp đỡ, chia sẽ và động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và năng lực còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy mong quý thầy, cô giáo và anh chị đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để Luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phố Huế, ngày tháng 7 năm 2018 Tác giả Võ Thị Nhung PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT  Mục đích của đề tài Tuyển chọn một số giống lúa chịu mặn có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và chất lượng khá, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Nam.  Phương pháp nghiên cứu - Địa điểm: Thí nghiệm được triển khai tại xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Bố trí thí nghiệm: Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với 10 công thức, mỗi giống là 1 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (5m x 2m). Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần nhắc lại là 20 cm và giữa các lần nhắc là 30 cm. Cấy 1 dảnh với mật độ 50 khóm/m2.  Kết quả nghiên cứu - Khả năng sinh trưởng của cây mạ: Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều sinh trưởng khỏe trong giai đoạn mạ ở cả 2 vụ Đông xuân 2016-2017 và Hè thu 2017. - Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm: Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy, các giống lúa thí nghiệm có sự chênh lệnh về tổng thời gian sinh trưởng nhưng đều thuộc nhóm giống trung và ngắn ngày, rất phù hợp với canh tác trên đất mặn cũng như cơ cấu mùa vụ tại Quảng Nam. - Quá trình sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm: + Động thái tăng trưởng chiều cao: Tất cả các giống thí nghiệm có chiều cao cây trung bình (từ 85,5 – 93,5 cm ở vụ Đông xuân 2016-2017 và từ 85,2 – 92,6 cm ở vụ Hè thu 2017) phù hợp với tình hình sản xuất và điều kiện thời tiết ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. + Khả năng đẻ nhánh: Các giống lúa thí nghiệm đều đẻ nhánh khỏe, giữa 2 vụ thí nghiệm số nhánh hữu hiệu có sự khác biệt (dao động từ 4,2 - 6,5 nhánh/cây ở vụ Đông xuân 2016 – 2017 và từ 3,1 - 4,9 nhánh/cây ở vụ Hè thu 2017). Nguyên nhân là do ở vụ Hè thu 2017, giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng gặp nền nhiệt tương đối cao, độ mặn cao (độ mặn nước từ 3,4 đến 3,5 dS/m) nên đã ảnh hưởng đến khả năng hình thành nhánh hữu hiệu của các giống lúa. - Khả năng chịu mặn: Qua theo dõi, hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều sinh trưởng, phát triển bình thường và có khả năng chịu mặn khá tốt qua các giai đoạn (điểm 0 – 3), riêng có giống GSR50 và HT1 có khả năng chịu mặn kém hơn so với các giống còn lại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv - Tính hình sâu bệnh hại: Nhìn chung, khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa khảo nghiệm ở 2 vụ tương đối tốt, riêng giống HT1 nhiễm nhẹ đốm nâu ở cả 2 vụ (điểm 3). - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Qua 2 vụ thí nghiệm, bốn giống đạt năng suất thực thu cao gồm: GSR81, GSR58, GSR84 và GSR66 (trên 51 tạ/ha). - Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo của các giống lúa triển vọng: Hàm lượng protein cao nhất ở giống đối chứng HT1 (7,44%) và ở giống GSR84 là thấp nhất (6,88%). Hai giống GSR81 và GSR84 có độ bền gel mềm. Hàm lượng amylose thấp nhất ở giống GSR58 và HT1 (16,82%) và cao nhất ở giống GSR66 (23,22%). Với kết quả phân tích hàm lượng amylose cho thấy: khi nấu cơm, các giống GSR58, GSR81, GSR84 và HT1 có độ dẻo và mềm hơn so với giống GSR66  Kết luận và đề nghị Thí nghiệm đã tuyển chọn được bốn giống có năng suất cao, sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện bị nhiễm mặn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu của địa phương bao gồm GSR81, GSR58, GSR84 và GSR66. Nên tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn GSR81, GSR58, GSR84 và GSR66 ở các vụ tiếp theo để có kết luận khách quan hơn về khả năng thích nghi, tính chịu mặn và khả năng cho năng suất của các giống thí nghiệm trước khi đưa ra khảo nghiệm sản xuất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC ................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục đích của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3 1.1.1. Đất nhiễm mặn ................................................................................................... 3 1.1.2. Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa ............................... 4 1.1.3. Khả năng chống chịu mặn của cây lúa................................................................ 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 11 1.2.1. Tình hình nhiễm mặn ở Việt Nam và Quảng Nam ............................................ 11 1.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống lúa chịu mặn trên thế giới và ở Việt Nam ....... 20 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 27 2.1. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................... 27 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 27 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 27 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 28 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.3.1. Địa điểm tiến hành thí nghiệm ......................................................................... 28 2.3.2. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 28 2.3.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng ............................................................................... 29 2.3.4. Các chỉ tiêu ...................................................................................................... 29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 39 3.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY MẠ .................................................. 39 3.2. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM ................................................................................................................... 41 3.3. QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM ........... 46 3.3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ......................... 46 3.3.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ............................................. 50 3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM .................................................................................................................................. 53 3.4.1. Diễn biến độ mặn ở khu ruộng thí nghiệm........................................................ 53 3.4.2. Khả năng chịu mặn của các giống lúa thí nghiệm ............................................. 54 3.5. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÁC GIỐNG LÚA THÍ NGHIỆM ......... 57 3.6. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT ........................ 58 3.7. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA CÁC GIỐNG TRIỂN VỌNG ....................................................................................................................... 62 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 64 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64 4.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 66 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CV : Hệ số biến động Đ/C : Đối chứng ĐX : Đông Xuân EC : Độ dẫn điện FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương Thế giới) HT : Hè Thu ICARDA : International Center for Agricultural Research in the Dry Areas (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp vùng khô hạn quốc tế) IRRI : International Rice Research Institute (Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế) K : Phân Kali LSD : Lest signficant diference (Chênh lệch nhỏ nhất) N : Phân Đạm NPK : Phân tổng hợp đạm, lân, kali NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu P : Phân Lân PTNT : Phát triển nông thôn P1000 : Trọng lượng 1000 hạt QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QTKT : Quy trình kỹ thuật RCBD : Randomized Complete Block designSES (Khối hoàn toàn ngẫu nhiên) TCN : Tiêu chuẩn ngành TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thứ tự TB : Trung bình TBNN : Trung bình nhiều năm TN : Thí nghiệm WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân loại độ mặn của đất theo 2 chỉ tiêu kết hợp .......................................... 4 Bảng 1.2. Quan hệ giữa EC và năng suất lúa................................................................ 6 Bảng 1.3. Tình hình xâm nhập mặn một số con sông ở châu thổ sông Hồng .............. 12 Bảng 1.4. Diện tích nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trung bình tháng 4 (1991 – 2000) ............................................................................................................ 14 Bảng 1.5. Diện tích đất nhiễm mặn ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam năm 201416 Bảng 1.6. Ảnh hưởng của mặn đến năng suất lúa ở tỉnh Quảng Nam qua các năm 2010 – 2014 ........................................................................................................................ 18 Bảng 1.7. Mức độ tác động của mặn trong vụ Hè Thu 2012 tại các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................ 19 Bảng 1.8. Tình hình sử dụng giống lúa chịu mặn tại một số nước trên thế giới năm 2012........................................................................................................................... 22 Bảng 2.1. Danh sách và nguồn gốc các giống lúa thí nghiệm ..................................... 27 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................. 28 Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất gạo ................................................................ 35 Bảng 2.4. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông xuân 2016-2017 và vụ Hè thu 2017 tại Quảng Nam ............................................................................................................... 37 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá mạ của các giống lúa thí nghiệm .......................... 39 Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa qua các giai đoạn .... 42 Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm ......................... 47 Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm ....................................... 51 Bảng 3.5. Diễn biến độ mặn của nước ruộng qua các thời kỳ ..................................... 53 Bảng 3.6. Độ cuốn lá lúa của các giống lúa thí nghiệm qua các kỳ theo dõi (điểm) .... 55 Bảng 3.7. Mức độ khô đầu lá lúa của các giống lúa thí nghiệm qua các kỳ theo dõi ... 56 Bảng 3.8. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm ................................. 57 Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm ...... 58 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng của các giống lúa triển vọng ..... 63 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Sự Phân bố tình trạng đất ở đồng bằng sông Cửu long .............................. 13 Hình 1.2. Diện tích đất nhiễm mặn ở các huyện ven biển tỉnh Quảng Nam năm 2014 .................................................................................................................................. 17 Hình 2.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông xuân 2016-2017 và vụ Hè thu 2017 tại Quảng Nam ............................................................................................................... 38 Hình 3.1. Chiều cao cây mạ của các giống lúa thí nghiệm ........................................ 40 Hình 3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm qua từng giai đoạn vụ Đông xuân 2016-2017 ............................................................................................... 43 Hình 3.3. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm qua từng giai đoạn vụ Hè thu 2017 ............................................................................................................... 44 Hình 3.4. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm vụ Đông xuân 2016-2017 ................................................................................................................. 48 Hình 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2017 .................................................................................................................................. 49 Hình 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông xuân 2016-2017 .................................................................................................................................. 52 Hình 3.7. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2017 ............ 52 Hình 3.8. Diễn biến độ mặn của nước ruộng qua các thời kỳ .................................... 54 Hình 3.9. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông xuân 2016-2017 ............................................................................................... 60 Hình 3.10. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm vụ Hè thu 2017 ............................................................................................................... 61 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Lúa là một trong những cây trồng cung cấp lương thực quan trọng hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, lúa gạo chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, lúa gạo không chỉ là nguồn lương thực chính cho con người mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam đạt 4,8 triệu tấn. Tại Quảng Nam, lúa là cây trồng chính của tỉnh, diện tích gieo trồng hàng năm lớn nhất, chiếm trên 56% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm (86.500 ha/153.200 ha, Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Nam, 2017) [27]. Tuy nhiên, những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà diện tích đất trồng lúa ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và năng suất ngành trồng lúa. Biến đổi khí hậu làm gia tăng tần suất lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng và thay đổi quy luật mùa vụ gây ảnh hưởng đến đời sống nhân sinh và tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa nước. Trong 10 năm (1992 - 2002) mực nước biển đã tăng nhanh chóng. Theo dự báo, đến năm 2100 mực nước biển sẽ dâng cao 1m và sẽ có khoảng 2,5% diện tích đất nông nghiệp ven biển miền Trung bị ngập lụt, GDP giảm 10%, tác động trực tiếp đến 8,9% dân số và đói nghèo sẽ tăng từ 21,2 - 35,0% (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [3]. Nước biển dâng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nhanh diện tích đất nhiễm mặn và là một thách thức lớn đối với sản xuất lúa bền vững (Hossain và cs, 2012) [41]. Lúa là cây trồng mẫn cảm với mặn, do đó mặn là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất. Tuy nhiên, trên thực tế, các vùng bị nhiễm mặn thường sử dụng các giống lúa không có khả năng chịu mặn để canh tác. Do đó, nguy cơ rủi ro và tổn thất mùa màng là rất lớn. Tại Quảng Nam, các giống lúa được trồng phổ biến hiện nay như: HT1, SV181, Thiên Ưu 8, TBR225, Xi23, Khang dân, BC15…có khả năng chịu mặn thấp. Do đó, chưa có giống lúa và quy trình sản xuất lúa trên đất nhiễm mặn. Nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện mặn đến năng suất lúa cho thấy sự thiệt hại về năng suất phụ thuộc rất lớn vào các đặc tính của giống lúa. Vì vậy, nghiên cứu và tuyển chọn các giống chịu mặn thích hợp với điều kiện sinh thái vùng là vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm mặn chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo nghiệm một số giống lúa chịu mặn tại Quảng Nam”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 2. Mục đích của đề tài Tuyển chọn một số giống lúa có khả năng chịu mặn tốt, thời gian sinh trưởng ngắn đến trung ngày, ít nhiễm sâu bệnh, năng suất cao và chất lượng khá, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đây là công trình nghiên cứu khảo nghiệm nhằm tuyển chọn được một số giống lúa chống chịu mặn mới, có thời gian sinh trưởng phù hợp, có năng suất cao, chất lượng và phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Quảng Nam nhằm góp phần làm đa dạng bộ giống lúa chống chịu mặn trong sản xuất. - Kết quả nghiên cứu cơ sở cho việc tuyển chọn các giống lúa chịu mặn và cung cấp một số thông tin cơ bản để tiếp tục nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa chống chịu mặn tại tỉnh Quảng Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định một số giống lúa chịu mặn mới, ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá và phù hợp với điều kiện địa phương phục vụ sản xuất đại trà trên các vùng bị nhiễm mặn trong tỉnh Quảng Nam. - Bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, thay thế một số giống lúa năng suất thấp, và chống chịu mặn kém, nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa, góp phần sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. - Nghiên cứu còn góp phần nâng cao nhận thức cho người nông dân trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Đất nhiễm mặn Đất mặn được xem là một trong những vấn đề cần quan tâm trên thế giới, bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến diện tích và năng suất cây trồng. Tính chất vật lý và hoá học của đất mặn rất đa dạng, biến thiên tuỳ thuộc vào nguồn gốc của hiện tượng mặn, độ pH của đất, hàm lượng chất hữu cơ trong đất, chế độ thuỷ văn và nhiệt độ [37]. Đất mặn chứa một lượng muối hoà tan trong nước ở vùng rễ cây, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh trưởng của cây trồng. Mức độ gây hại của đất mặn tuỳ thuộc vào loài cây trồng, giống cây, thời gian sinh trưởng, các yếu tố môi trường đi kèm và tính chất của đất. Do đó, người ta rất khó định nghĩa đất mặn một cách chính xác và đầy đủ. Hội Khoa học Đất của Mỹ (SSSA) đã xác định đất mặn là đất có độ dẫn điện (EC) lớn hơn 2 dS/m, không kể đến hai giá trị khác: tỉ lệ hấp thu sodium (SAR) và pH. Tuy nhiên, hầu hết các định nghĩa khác đều chấp nhận đất mặn là đất có độ dẫn điện EC cao hơn 4 dS/m ở điều kiện nhiệt độ là 250C, tỉ lệ phần trăm sodium trao đổi kém hơn 15 và pH nhỏ hơn 8,5 [10]. Đất mặn khá phổ biến ở vùng sa mạc và cận sa mạc. Muối tích tụ và mao dẫn lên, chảy tràn trên mặt đất theo kiểu rửa trôi. Đất mặn có thể phát triển ở vùng nóng ẩm, cận nóng ẩm trên thế giới trong điều kiện thích hợp như vùng ven biển; hoặc mặn do nước biển xâm nhập khi triều cường, lũ lụt; hoặc mặn do nước thấm theo chiều đứng hay chiều ngang từ thủy cấp bị nhiễm mặn [58]. Đất bị ảnh hưởng mặn chiếm 7% diện tích đất toàn thế giới (ước tính hơn 1 tỷ ha). Đất bị ảnh hưởng mặn ở đại lục thuộc châu Âu và Bắc Mỹ rất ít có khả năng trồng trọt. Ở châu Phi và Nam Mỹ, khoảng 30% đất bị nhiễm mặn có khả năng trồng trọt. Ở châu Á, hơn 80% đất bị ảnh hưởng mặn có khả năng trồng trọt và đã được khai thác cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng đất nhiễm mặn là mối đe dọa lớn nhất đến việc gia tăng sản lượng lúa gạo [37]. Căn cứ vào nồng độ muối hòa tan với tỉ lệ Clo trong đó, Hội Khoa học Đất Việt Nam chia đất mặn ra theo bảng 1.1: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 Bảng 1.1. Phân loại độ mặn của đất theo 2 chỉ tiêu kết hợp Phân loại độ mặn độ Tổng lượng muối hòa tan Nồng độ Cl- trong đất (%) mặn của đất trong đất (%) Đất rất mặn > 1,00 > 0,25 Đất mặn 0,50 – 1,00 0,15 – 0,25 Đất mặn trung bình 0,25 – 0,50 0,05 – 0,15 Đất mặn ít < 0,25 < 0,05 (Nguồn: Nguyễn Vy và Trần Khải, 1978)[28] Đất mặn là loại đất chứa nhiều muối hòa tan. Thái Công Tụng (1971) [23], chia nhóm đất này thành 3 loại đất như sau: + Đất mặn: Chứa nhiều muối trung tính hòa tan, pH < 8,5. + Đất mặn kiềm: Chứa nhiều muối trung tính hòa tan, tỷ lệ muối Na+ cao. + Đất kiềm: chứa ít muối trung tính hòa tan, tỷ lệ muối Na+ cao, pH > 8,5. Người ta phân loại đất mặn bằng nhiều cách khác nhau nhưng cách phân loại cơ bản nhất là dựa theo nồng độ muối và nồng độ ion Cl- trong đất. Ngoài ra, dựa vào vị trí của đất mặn, người ta chia đất mặn làm 2 dạng khác nhau: đất mặn duyên hải và đất mặn nội địa. Theo Yoshida (1981) [66], đất mặn duyên hải có ở những vùng ven biển, tính mặn này chủ yếu do sự tràn ngập của nước biển và thường có pH thấp. Đất mặn nội địa có ở những vùng khô hạn và bán khô hạn. Tính mặn ở đây do nước mao dẫn hoặc nước ngầm. Sự bốc hơi cao dẫn đến sự tích luỹ muối ở vùng rễ cây và dung dịch đất thường có pH cao. Các trung tâm nghiên cứu trên thế giới được FAO phân công phụ trách những cây trồng liên quan đến chống chịu mặn là: • IRRI phụ trách nghiên cứu lúa vùng ven biển ở Bangladesh, Orissa, Việt Nam, Philippines, vùng mặn trong đất liền ở châu thổ sông Hằng (Ấn Độ) và vùng Đông bắc Thái Lan • ICARDA phụ trách nghiên cứu lúa ở Trung Á [6]. 1.1.2. Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa Ảnh hưởng độc hại của muối thông qua ba tác động chính sau: - Tác động thẩm thấu (độ xung nước). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 - Tác động ion độc do thực vật hấp thụ quá nhiều Na+ và Cl- . - Giảm hấp thụ K+, Ca2+ vì tác động đối kháng. Nồng độ muối cao trong đất là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Ảnh hưởng dễ thấy nhất là nước kém hữu dụng cho cây ở vùng rễ. Điều này do áp suất thẩm thấu của dung dịch đất gia tăng nên cây không thể hút được nước nếu không có cơ chế thích nghi, do đó gây nên hiện tượng hạn sinh lý. Cây bình thường không thể sống trong môi trường có áp suất thẩm thấu trên 40 atm. Ngoài ra nồng độ đậm đặc của những ion muối có thể gây độc với cây trồng, hoặc có thể ngăn cản sự hấp thu các yếu tố dinh dưỡng cần thiết khác đối với cây trồng (Abrol và cs, 1988) [29]. Một tác hại khác của đất mặn là trong dung dịch đất chứa nhiều ion độc. Một số ion ở nồng độ thấp không độc nhưng ở nồng độ cao lại gây độc. Các ion này lại cạnh tranh với chất dinh dưỡng trong quá trình hút của rễ, làm cho rễ khó hút chất dinh dưỡng. Thành phần các muối trong đất mặn phổ biến là NaCl, Na2SO4, Na2CO3, MgCl2, MgSO4,... các muối này ở nồng độ cao đều gây độc cho cây. Đặc biệt khi cây hút các ion độc vào trong tế bào sẽ gây rối loạn trao đổi chất của tế bào. Các ion độc sẽ ức chế hoạt động các enzyme và các chất kích thích sinh trưởng làm rối loạn hoạt động trao đổi chất - năng lượng và các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào. Các chất độc còn ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi đến nguyên sinh chất như làm giảm mạnh độ nhớt, tính thấm của nguyên sinh chất tăng mạnh, tăng mạnh ngoại thẩm làm cho tế bào mất chất dinh dưỡng (Abrol và cs, 1988) [29]. Mặn cũng làm cho các hoạt động sinh lý của tế bào bị ảnh hưởng như quá trình quang hợp giảm mạnh do lá kém phát triển, sắc tố ít do các chất độc ức chế quá trình tổng hợp sắc tố, các quá trình xảy ra trong quang hợp bị giảm sút do ảnh hưởng của chất độc và thiếu nước. Quá trình hô hấp tăng mạnh, các cơ chất bị phân huỷ mạnh, nhưng hiệu quả năng lượng thấp, phần lớn năng lượng của các quá trình phân huỷ đều thải ra dưới dạng nhiệt làm cho tế bào thiếu ATP để hoạt động. Các cơ chất bị phân huỷ mạnh nhưng tổng hợp lại yếu nên không bù đủ lượng vật chất do hô hấp phân huỷ, chất dự trữ dần dần bị hao hụt, cây không sinh trưởng được, do vậy cây còi cọc, năng suất thấp. Nếu bị mặn nặng hay mặn kéo dài, cây sẽ bị chết. 1.1.2.1. Ảnh hưởng của mặn đến các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa được đánh giá bằng mức độ thiệt hại ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. Ở mức nhiễm mặn trung bình và thấp có thể ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây, gây nên những thay đổi về hình thái, sinh lý, sinh hóa và làm giảm năng suất, trong khi mức độ nhiễm mặn cao sẽ làm cây chết (Mass và Homan, 1997) [49]. Mối quan hệ giữa EC và năng suất lúa được trình bày ở bảng 1.2. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 Bảng 1.2. Quan hệ giữa EC và năng suất lúa EC (dS/m) Mức độ độc hại Mức độ hạn chế sinh trưởng và năng suất lúa 4 Nhẹ Giảm nhẹ 10 – 15% Hạn chế sinh trưởng của cây vừa phải, >6 Độc vừa năng suất giảm 20% >10 Độc Năng suất giảm >50% (Nguồn: Dobermann và Fairhurst, 2000) [36] Hầu hết các loại cây trồng đều bị ảnh hưởng mặn trong giai đoạn nảy mầm nhiều hơn bất kỳ giai đoạn nào khác. Khả năng chịu mặn trong giai đoạn nảy mầm thay đổi theo từng loại cây trồng. Maas và Homan (1997) [49], cho rằng khả năng chịu mặn của cây trồng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và cây lúa chịu đựng được nồng độ muối tương đương với lúa mạch, lúa mì và ngô. Củ cải đường và cỏ linh lăng thì mẫn cảm suốt giai đoạn nảy mầm, đậu nành thì thay đổi tùy thuộc vào giống. Theo Akita (1986) [32], mặn làm giảm diện tích lá ở cây lúa. Trong điều kiện thiệt hại nhẹ, khối lượng khô có xu hướng tăng lên trong một thời gian, sau đó giảm nghiêm trọng vì diện tích lá giảm. Nếu ảnh hưởng mặn lớn hơn, khối lượng khô của chồi và rễ sẽ giảm tương ứng. Ở giai đoạn mạ, lá già hơn sẽ bị hại nhiều hơn lá non. Ảnh hưởng của độ mặn thay đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây lúa chịu được mặn trong quá trình nảy mầm, nhưng trở nên rất nhạy cảm trong thời kỳ mạ non. Mặc dù chịu được mặn trong suốt thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và chín, cây lúa lại rất nhạy cảm với độ mặn trong thời gian thụ phấn và thụ tinh (Lauchli và Grattan, 2007) [48]. Ảnh hưởng của mặn trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa cụ thể như sau: - Giai đoạn nảy mầm và mạ non: Akbar và cs (1972) [31], cho rằng mặn không làm thiệt hại khả năng nảy mầm của hạt giống mà chỉ kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cây lúa mẫn cảm với mặn ở giai đoạn mạ non (2 - 3 lá) nhiều hơn trong giai đoạn nảy mầm và ảnh hưởng của mặn trong giai đoạn mạ thay đổi tùy theo giống lúa. Mặn ảnh hưởng tới sự gia tăng chiều dài của lá và việc hình thành lá mới, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ. - Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: Lúa có khả năng chịu mặn trong suốt giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Khả năng chống chịu mặn tăng dần theo tuổi cây, khi cây già thì tính chống chịu càng tăng. Tuy nhiên, một số giống lúa chịu mặn tốt trong thời kỳ sinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 trưởng sinh dưỡng, nhưng lại nhạy cảm ở giai đoạn trổ và chống chịu tốt ở giai đoạn chín (Akbar và Ponnamperuma, 1982 [30]; Castillo và cs, 2003 [35]). Trong suốt giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, chiều cao cây, khối lượng rơm rạ, số nhánh/khóm, khối lượng khô của rễ, chiều dài rễ, thời gian từ khi cấy đến trổ, đều bị ảnh hưởng bởi mặn ở các mức độ khác nhau, trong đó chiều cao cây, số nhánh/khóm và thời gian sinh trưởng bị ảnh hưởng mạnh nhất. Sự thiệt hại do mặn nghiêm trọng hơn trong điều kiện nhiệt độ cao (30,70C) và ẩm độ không khí thấp (63,5%) vì làm tăng quá trình thoát hơi nước và hấp thu mặn ở cây lúa. - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Mặn ảnh hưởng ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất hạt nhiều hơn giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Trong thời kỳ sinh sản, mặn ảnh hưởng đến sự hình thành gié và hoa, đến sự thụ phấn và sự nảy mầm của hạt phấn, giảm số hoa hữa hiệu/bông, làm cho tỷ lệ lép gia tăng. Đồng thời mặn cũng làm giảm chiều dài bông, số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt dẫn đến năng suất lúa giảm (Ota và Yasue, 1962) [54]. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của mặn đến đặc điểm hình thái của cây lúa Năm 1980, Ponnamperuma và Bandyopadhya [57], đã chỉ ra những biểu hiện đặc trưng nhất về mặt hình thái do tổn thương của mặn là cây lúa sinh trưởng, phát triển kém, lá cuốn lại, khô đầu lá, phiến lá xuất hiện nhiều chấm lốm đốm màu trắng và lá bên dưới bị khô cháy. Theo Singh (2006) [61], hầu hết các thông số như số nhánh ít, bông lép, số hoa trên bông ít, khối lượng 1000 hạt thấp và cháy lá đều là biểu hiện của sự ảnh hưởng mặn. Các triệu chứng chính về mặt hình thái theo Singh (2006) là lá chuyển màu nâu và chết (trong trường hợp mặn kiềm), cây thấp, đẻ nhánh kém, tăng số bông bất thụ, chỉ số thu hoạch thấp, giảm số hạt trên bông, giảm khối lượng 1000 hạt, năng suất thấp và thay đổi thời gian sinh trưởng, lá cuốn lại, lá khô trắng, rễ sinh trưởng kém và ruộng lúa sinh trưởng, phát triển không đồng đều. 1.1.2.3. Ảnh hưởng của mặn đến đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa Theo Singh (2006) [61], dưới điều kiện mặn cao, hầu hết các cây trồng có những thay đổi về mặt sinh lý và sinh hoá như tăng vận chuyển Na+ tới chồi, tích lũy natri nhiều hơn trong các lá già, tăng hấp thu ion Cl-, giảm hấp thu ion K+, giảm khối lượng tươi và khô của chồi và rễ, giảm hấp thu photpho và kẽm, thay đổi enzyme, tăng cường sự hoà tan các hợp chất hữu cơ không độc hại và tăng mức polyamine. Theo Amirjani và Monhammad (2010) [33], mặn ảnh hưởng đến cả sự phát triển lá và tình trạng nước của cây lúa. Tác dụng thẩm thấu do độ mặn của đất có thể gây ra rối loạn cân bằng nước trong quá trình sinh trưởng, đồng thời hạn chế sự sinh trưởng, kích thích sự đóng khí kh ng và làm giảm quá trình quang hợp. Cây phản ứng bằng cách điều chỉnh thẩm thấu, thường bằng cách tăng nồng độ Na+ và Cl- trong các mô của chúng, mặc dù sự tích lũy các ion vô cơ như vậy có thể gây độc, làm tổn thương tế bào cũng như làm ảnh hưởng cả PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 quá trình quang hợp và hô hấp. Sự điều chỉnh phần nào áp suất thẩm thấu này không đủ để tránh tình trạng thiếu nước trong cây, do đó có sự sụt giảm hàm lượng nước trong rễ sau thời kỳ khủng hoảng mặn. Mặt khác, các sắc tố quang hợp, đường và protein trong các tế bào lá lúa cũng bị giảm bởi ảnh hưởng của độ mặn (Amirjani và Monhammad, 2010) [33]. Ngoài ra, sự giảm hàm lượng diệp lục diễn ra cùng với sự gia tăng của nồng độ NaCl đã được báo cáo bởi Khan, (2003) [47]. Sự giảm hàm lượng diệp lục trong cây chịu mặn có thể do sự gia tăng các enzyme có chức năng làm suy giảm diệp lục (Reddy và Vora, 1986) [59]. Sự tích lũy ion trong lá cũng có tác động tiêu cực đối với hàm lượng diệp lục. Giảm hàm lượng các carotenoid dưới ảnh hưởng mặn dẫn đến sự suy thoái β-carotene và sự hình thành các zeaxanthin, các hợp chất có liên quan đến việc bảo vệ cây khỏi sự ức chế quang hợp (Sharma và Hall, 1991) [60]. Một khi độ mặn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình quang hợp của cây lúa, sự sản xuất các sản phẩm quang hợp cũng bị hạn chế. Hàm lượng đường trong lá mạ sụt giảm trong điều kiện mặn (Kerepesi và cs, 1998) [46]. Bên cạnh đó, sự tăng nồng độ ion Na+ và sự giảm nồng độ ion K+ cũng làm rối loạn sự cân bằng ion trong tế bào của cây (Amir ani và Monhammad, 2010) [33]. 1.1.3. Khả năng chống chịu mặn của cây lúa Đối với cây lúa, tính chống chịu mặn là một tiến trình sinh lý phức tạp, thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây [42]. Tính trạng bất thụ của bông lúa khi bị stress do mặn được điều khiển bởi một số gen trội, nhưng các gen này không tiếp tục thể hiện ở các thế hệ sau. Phân tích diallel về tính trạng chống chịu mặn, người ta ghi nhận cả hai hoạt động của gen cộng tính và gen không cộng tính với hệ số di truyền thấp (19,18%) và ảnh hưởng của môi trường rất lớn [63]. Rất nhiều nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền tính chống chịu mặn biến động rất khác nhau giữa các giống lúa. Vì vậy, muốn chọn giống lúa chống chịu mặn có hiệu quả, cần nghiên cứu sâu về cơ chế di truyền tính chống chịu mặn, từ đó loại bỏ ngay từ những thế hệ đầu những dòng không đáp ứng được yêu cầu của nhà chọn giống. Nghiên cứu di truyền số lượng tính chống chịu mặn cho thấy, cả hai ảnh hưởng hoạt động của gen cộng tính và gen không cộng tính đều có ý nghĩa trong di truyền tính chống chịu mặn [39]. Hiện nay, chúng ta có rất ít thông tin về kiểu hình chống chịu mặn ở giai đoạn trưởng thành của cây lúa. Hầu hết các thí nghiệm đều được tiến hành trên giai đoạn mạ với quy mô quần thể hạn chế và chỉ số Na/K thường được dùng như một giá trị chỉ thị [42]. Trong quá trình bị nhiễm mặn, nồng độ ion K+ trong tế bào được điều tiết tương thích với cơ chế điều tiết áp suất thẩm thấu và khả năng tăng trưởng tế bào. Nhiều loài thực vật thuộc nhóm halophyte và một phần của nhóm glycophyte thực hiện hoạt động điều tiết áp suất thẩm thấu làm cản trở ảnh hưởng gây hại của mặn. Hoạt động này sẽ giúp cây duy trì một lượng lớn K+ và hạn chế hấp thu Na+ [52]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Ảnh hưởng của mặn đến hoạt động sinh trưởng và phát triển của cây lúa, ở từng giai đoạn khác nhau thì mức độ thiệt hại khác nhau [63]. Nhưng việc khám phá ra cơ chế và những tổn hại trên cây lúa do mặn thì rất phức tạp, ngay cả dưới những điều kiện ngoại cảnh kiểm soát được. Do đó, để nghiên cứu một cách đầy đủ về cơ chế chống chịu mặn của cây lúa phải chia ra nhiều giai đoạn về sự sinh trưởng và phát triển. Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa được biết thông qua nhiều công trình nghiên cứu [52]. Nhiễm mặn gây tổn hại đến cây lúa là do mất cân bằng thẩm thấu và tích lũy quá nhiều ion Cl- [51]. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nguyên nhân gây tổn hại cho cây lúa trong môi trường mặn là do tích lũy qúa nhiều ion Na+, ion này trực tiếp gây độc trên cây. Ion Na+ có tác động phá vỡ và cản trở vai trò sinh học của tế bào chất trong cây. Ion K+ có vai trò quan trọng làm kích hoạt enzyme và đóng mở khí khổng, tạo ra tính chống chịu mặn của cây. Hơn nữa, sự mất cân bằng tỷ lệ Na-K trong cây sẽ làm giảm năng suất hạt. Do vậy, cây lúa chống chịu mặn bằng cơ chế ngăn chặn, giảm hấp thu Na+ và gia tăng hấp thu K+ để duy trì sự cân bằng Na-K trong chồi [59]. Theo Gregorio và cs, mặn gây hại trên cây lúa bắt đầu bằng triệu chứng giảm diện tích lá, những lá già nhất bắt đầu cuộn tròn và chết, theo sau đó là những lá già kế tiếp và cứ thế tiếp diễn. Cuối cùng, những cây sống sót có những lá già bị mất, những lá non duy trì sự sống và xanh. Trong điều kiện thiệt hại nhẹ, trọng lượng khô có xu hướng tăng lên trong một thời gian, sau đó giảm nghiêm trọng do giảm diện tích lá. Trong điều kiện thiệt hại nặng hơn, trọng lượng khô của chồi và rễ suy giảm tương ứng với mức độ thiệt hại [44]. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy rằng, cây lúa chống chịu mặn trong suốt giai đoạn nẩy mầm lại trở nên rất nhiễm trong giai đoạn mạ non (giai đoạn 2-3 lá), sau đó chống chịu trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, rồi lại nhiễm trong suốt giai đoạn thụ phấn và thụ tinh, cuối cùng trở nên chống chịu hơn trong giai đoạn chín [55]. Theo một nghiên cứu khác của Aslam và cs (1993), thấy rằng tại giai đoạn trổ bông cây lúa không mẫn cảm với mặn [34]. Theo Yeo và Flowers (1984) [65], những thay đổi sinh lý của cây lúa liên quan đến tính chống chịu mặn được tóm tắt như sau: - Cây lúa không hấp thu (hoặc hạn chế ở mức rất thấp) lượng muối dư thừa nhờ hiện tượng hấp thu có chọn lọc. - Cây lúa hấp thu lượng muối thừa nhưng tái hấp thu lại trong mô libe, do đó Na+ không di chuyển đến chồi thân. - Sự vận chuyển của Na+ từ rễ đến chồi là rất thấp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2