BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN HÀ VIỆT<br />
<br />
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br />
NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO<br />
KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản trị Kinh Doanh<br />
Khóa: 2009-2011<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thanh Hồng<br />
<br />
PHÚ THỌ, NĂM 2012<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đề ra nhiều chủ trương<br />
đúng đắn, nhờ vậy tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong các<br />
chủ trương đó, phải kể đến chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động<br />
mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nước<br />
ngoài. Khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là KCN), Khu kinh tế ( sau đây gọi tắt là<br />
KKT), Khu chế xuất (KCX) được hình thành là một trong những giải pháp quan<br />
trọng để thu hút vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để đẩy<br />
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau 20 năm triển khai xây dựng các<br />
khu công nghiệp, trong cả nước đã hình thành một mạng lưới các KCN, và đã có<br />
những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của các địa phương, các vùng<br />
và cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh<br />
nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết việc làm và thúc đẩy sự<br />
phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.<br />
Kể từ khi KCX đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm 1991. Hiện tại, cả<br />
nước đã có 283 (KCN) KCX được thành lập ở 58 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích<br />
đất tự nhiên 70.000 ha, trong đó có hơn 46.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuê<br />
chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, với 171 KCN đã đi vào<br />
hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên 43.580 ha và 112 KCN đang trong đang<br />
trong quá trình đền bù gải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng diện<br />
tích đất tự nhiên 26.420 ha.<br />
Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính<br />
phủ, đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổng<br />
diện tích gần 32.000 ha, sau một thời gian thực hiện quyết định nêu trên một số<br />
KCN đã thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển KCN<br />
đến năm 2020, số KCN quy hoạch thành lập đến năm 2020 là 209 KCN với tổng<br />
diện tích 64.310 ha.<br />
Thực tế quá trình xây dựng và phát triển các KCN,KCX Việt Nam trong 20<br />
năm đã qua cho ta thấy những đóng góp quan trọng của KCN,KCX trong thu hút<br />
đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế<br />
Nguyễn Hà Việt<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa học 2009<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
và lao động các địa phương trên cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.<br />
Những đóng góp tích cực của KCN, KCX vào phát triển kinh tế, xã hội trong 20<br />
năm qua đã khẳng định đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về<br />
xây dựng và phát triển các KCN, KCX.<br />
Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc, việc<br />
xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi<br />
trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết<br />
kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả<br />
năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế.<br />
Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao khả năng thu hút vôn đầu tư vào KCN<br />
hay nói cách khác là nâng cao hiệu quả của các KCN là một vấn đề mà Đảng và<br />
Nhà nước, các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp và<br />
nhân dân trong cả nước đã và đang rất quan tâm.<br />
Phú Thọ là một tỉnh miền núi phía tây Bắc Việt Nam, vị trí địa lý trng tâm<br />
của vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cầu nối vùng Tây Bắc với<br />
thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có truyền thống về phát triển tiểu thủ<br />
công nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm. Nhằm phát triển Phú Thọ là trung tâm<br />
phía tây bắc về kinh tế, xã hội và công nghiệp tại đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 và<br />
19 đã xác định rõ mục tiêu: “Chủ động nắm thời cơ tranh thủ xây dựng các dự án<br />
đầu tư để phát triển những cơ sở sản xuất công nghiệp mới, hình thành khu công<br />
nghiệp tập trung và đầu tư cơ sở hạ tầng vào khu vực này để thu hút, đón nhận đầu<br />
tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước"<br />
Từ chủ trương trên, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành<br />
xây dựng quy hoạch các KCN tập trung phù hợp với các điều kiện thực tế của địa<br />
phương, đồng thời tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm kêu gọi và thu<br />
hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.<br />
Theo báo cáo của Ban QL các KCN tỉnh Phú Thọ đến hết năm 2010 toàn tỉnh<br />
đã có 7 KCN được Thủ tướng chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công<br />
nghiệp tập trung đến năm 2015, định hướng 2020. Hiện nay đã có 01 KCN đã xây<br />
dựng xong hạ tầng đi vào hoạt động, với 47 dự án thứ cấp, 2 KCN đang làm thủ tục<br />
đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ sung và thành lập mới<br />
<br />
Nguyễn Hà Việt<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa học 2009<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
KCN. Từ khi các KCN trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã đóng góp tích cực vào<br />
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tuy nhiên bên cạnh những kết quả tích cực<br />
các KCN của tỉnh Phú Thọ cũng như nhiều KCN khác trên cả nước vẫn còn bộc lộ<br />
nhiều hạn chế về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ... Do đó đề tài: “ Phân tích<br />
thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư<br />
vào khu công nghiệp Thụy Vân” là một đề tài hết sức cần thiết cho tác giả trong<br />
công tác của mình tại Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ.<br />
2. Mục đích của đề tài.<br />
Mục đích nghiên cứu đề tài để giải quyết một số nội dung sau:<br />
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển các khu công<br />
nghiệp, xây dựng các tiêu chí đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư tại các KCN.<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động trong quá trình hình thành và<br />
đầu tư các KCN của tỉnh Phú Thọ.<br />
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào<br />
KCN Thụy Vân.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở các khu công nghiệp của tỉnh Phú<br />
Thọ nói chung, KCN Thụy Vân nói riêng và một số KCN của các tỉnh lân cận.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu sẵn có, kết hợp điều tra khảo sát tại các<br />
KCN của tỉnh Phú Thọ, từ đó phân tích, đánh giá các số liệu thu thập được và đưa<br />
ra các giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Thụy Vân.<br />
5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:<br />
Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số<br />
giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Thụy<br />
Vân” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cơ quan quản lý<br />
nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách phát triển của địa phương có những thông<br />
tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển KCN Thụy Vân.<br />
Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây:<br />
<br />
Nguyễn Hà Việt<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa học 2009<br />
<br />
Luận văn Thạc sỹ QTKD<br />
<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về các KCN, các tiêu chí<br />
đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư của các KCN nói chung.<br />
Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ hiện<br />
trạng đầu tư vào KCN Thụy Vân. Từ đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm<br />
và giúp cho cho các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành của tỉnh nâng cao hiệu<br />
quả quản lý Nhà nước đối với KCN Thụy Vân, đồng thời có chính sách phù hợp đối<br />
với các KCN phục vụ sự phát triển bền vững của tỉnh nhà.<br />
Ba là, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những nguyên<br />
nhân trong quá trình phát triển KCN Thụy Vân, từ đó đề xuất một số giải pháp<br />
nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào các KCN đảm bảo phát triển kinh<br />
tế - xã hội tỉnh Phú Thọ một cách bền vững.<br />
6. Kết cấu của đề tài:<br />
- Phần mở đầu<br />
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Khu công nghiệp<br />
- Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KCN Thụy Vân<br />
- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Thụy<br />
Vân.<br />
- Kết luận<br />
<br />
Nguyễn Hà Việt<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa học 2009<br />
<br />