Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (khảo sát qua các chương trình của VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam từ năm 1996 - 2003)
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình như một hình thức báo chí mới xuất hiện, những thế mạnh của nó trong việc thu hút khán giả truyền hình, đi sâu phân tích những đặc điểm của kịch bản và cách thức tổ chức thực hiện chương trình, tìm đối tượng tham gia phù hợp, chuẩn bị đạo cụ minh hoạ. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (khảo sát qua các chương trình của VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam từ năm 1996 - 2003)
- -1- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH ( KHẢO SÁT TRÊN VTV3 ĐÀI THVN TỪ NĂM 1996-2003) CÁN BỘ HƢỚNG DẪN : TS. ĐINH HƢỜNG HỌC VIÊN THỰC HIỆN : VŨ THANH HƢỜNG HÀ NỘI, THÁNG 1/2004. -1-
- -2- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................3 CHƯƠNG MỘT: TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH - CÔNG VIỆC QUAN TRỌNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SÓNG. ............................................................................................................................. 17 1.1 VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH. ......... 17 1.1.1 Đặc trưng của trò chơi truyền hình so với các loại hình báo chí khác........................... 17 1.2 Tổ chức sản xuất một chương trình trò chơi trên truyền hình. ............................................. 22 1.2.1 Tổ chức sản xuất một trò chơi truyền hình.................................................................... 40 1.3 Tầm quan trọng của nội dung kịch bản trong trò chơi truyền hình. ........................................ 52 1.4 Sự hấp dẫn của hình thức trò chơi truyền hình và ý nghĩa của công tác tổ chức sản xuất. ..... 63 CHƯƠNG HAI: TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH TRÊN SÓNG VTV3 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM. ........................................................................................... 70 2.1 KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH. ................................ 70 2.2 CÁC YẾU TỐ - ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ MỘT CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI HẤP DẪN. .... 86 2.3 CÁC BƢỚC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TRÕ CHƠI TRUYỀN HÌNH.... 97 CHƯƠNG BA: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH THÔNG QUA .......................................................................... 108 CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT ...................................................................................... 108 3.1 Cần xây dựng thêm nhiều chƣơng trình theo hình thức trò chơi truyền hình. ........... 110 3.2 Đổi mới nội dung và hình thức các chƣơng trình trò chơi truyền hình. .............................. 112 3.3 Cần khắc phục nhƣợc điểm của các chƣơng trình trò chơi truyền hình để nâng cao hiệu qủa tuyên truyền , tổ chức và giáo dục. ......................................................................................... 115 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 134 -2-
- -2- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, vai trò của vô tuyến truyền hình ngày càng trở nên quan trọng. Nó đã khẳng định mình không chỉ nhƣ một phƣơng tiện thông tin đại chúng hữu hiệu mà còn là công cụ đắc lực trong việc tuyên truyền, giáo dục và giải trí. Nếu nhƣ trên thế giới, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, truyền hình ra đời với sự đánh dấu của một loại hình dịch vụ mới xuất hiện chỉ với tiêu chuẩn phát sóng 240 dòng ở 25 khuôn hình trong một giây, thì ngày nay truyền hình đã phát triển một cách vƣợt bậc về chất lƣợng truyền dẫn phát sóng và nội dung phong phú đa dạng... Ở Việt Nam, tuổi đời của truyền hình Việt Nam mới đƣợc hơn 30 năm, từ hai chiếc camera “ngựa trời” phát hình thử nghiệm ngày 7/9/1970, đến nay ngành truyền hình Việt Nam đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc về trang thiết bị và công nghệ sản xuất các chƣơng trình. Chỉ tính riêng 5 kênh của Truyền hình Việt Nam là VTV1, VTV2, VTV3, VTV4 và VTV5 (chƣơng trình tiếng dân tộc) thì tổng thời lƣợng mỗi ngày phát sóng đã lên đến 61,5 giờ/ngày. Riêng VTV3 chiếm 18 giờ phát sóng/ngày. Trong đó mảng trò chơi truyền hình mới đƣợc đƣa vào sản xuất trong vòng 7 năm với nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nhƣng lại hứa hẹn nhiều khả năng phát triển trong tƣơng lai. Nếu lấy một khung chƣơng trình phát sóng của VTV3 năm 2003 (có thể lấy cụ thể lịch phát sóng của Đài THVN trên kênh VTV3 từ ngày 4/11/2002 đến 1/12/2002 (trong 4 tuần) thì tổng thời lƣợng phát sóng các chƣơng trình là 30.240 phút/tháng, bằng 504 giờ/tháng trong đó thời lƣợng phát sóng các chƣơng trình trò chơi truyền hình là 56 giờ/tháng chiếm 11,11% tổng thời lƣợng phát sóng. Các chƣơng trình phim, sân khấu là 104 giờ/tháng -2-
- -3- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình chiếm 20,63%, thời lƣợng phát sóng các chƣơng trình ca nhạc, thƣ giãn là 39 giờ/tháng chiếm 7,73%... còn lại là các chƣơng trình tổng hợp khác nhƣ phim tài liệu, các chuyên mục, thể thao, các chƣơng trình gặp gỡ và đối thoại, tạp chí, tin tức... Nhƣ vậy, các chƣơng trình trò chơi truyền hình chiếm một thời lƣợng đáng kể trong tổng thời lƣợng phát sóng của kênh giải trí thông tin - kinh tế VTV3 và đóng góp quan trọng vào chất lƣợng làn sóng truyền hình. Không phải ngẫu nhiên mà trong bảng điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu dƣ luận xã hội (Ban Tƣ tƣởng văn hoá TW) với vùng dân cƣ sinh sống: thành thị 50%, nông thôn 49%, miền núi 5%, trong đó dân tộc Kinh 95%, dân tộc ít ngƣời 5%, nam giới là 62%, nữ giới 38%, theo lứa tuổi dƣới 30 là 34%, tuổi từ 31 đến 45 là 29% và tuổi trên 45 là 37%... thì trong nhóm các chƣơng trình đƣợc khán giả quan tâm, xếp thứ tự chênh lệch giữa từng chƣơng trình trò chơi truyền hình với các chuyên mục lớn khác nhƣ thời sự, phim truyện, thể thao, ca nhạc... thì tên tuổi của một số chƣơng trình trò chơi truyền hình cụ thể đã đƣợc đƣa vào so sánh và bình chọn với số lƣợng khán gỉa yêu thích rất cao. Trong đó, số các chƣơng trình đƣợc số ngƣời từ 5% trở lên cho là chƣơng trình yêu thích nhất của mình có: “Chiếc nón kỳ diệu” chiếm 37%, “Đƣờng lên đỉnh Olympia” chiếm 22% , “Ở nhà chủ nhật” chiếm 16 % và “Hành trình văn hoá” chiếm 13 %. Thực sự chỉ với từng chƣơng trình trò chơi truyền hình cụ thể đƣợc đem ra so sánh với cả một chuyên mục lớn với rất nhiều chƣơng trình vệ tinh nhỏ xung quanh đã là hạnh phúc lớn lao đối với những ngƣời thực hiện chứ còn chƣa nói đến sự yêu thích và hâm mộ của khán giả. Đây là nguồn động viên lớn tiếp sức cho công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình càng cần quy mô và khoa học hơn nữa nhằm nâng cao chất lƣợng, phục vụ khán giả cả nƣớc. Nhân dịp tới thăm Đài Truyền hình Việt Nam năm 1997, nguyên Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã phát biểu: “Mảng giải trí luôn là nhu cầu rất lớn của khán -3-
- -4- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình giả và ngày càng phải đáp ứng cao hơn. Đảng và Chính phủ luôn thƣờng xuyên động viên, khuyến khích sức sáng tạo, tìm tòi những chƣơng trình văn hoá và thể thao có sức tập hợp quần chúng, nhất là lớp trẻ. Trong lĩnh vực này, cần chú ý giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chống xa hoa lãng phí, xu hƣớng lai căng, tây hoá”. Nhƣ vậy, việc cho ra đời thêm nhiều chƣơng trình trò chơi truyền hình mang tính giải trí và giáo dục cao vừa là trách nhiệm vừa là việc thử sức của những ngƣời làm truyền hình trong một lĩnh vực còn khá mới mẻ với công chúng Việt Nam. Trong đó ý nghĩa của công tác tổ chức sản xuất đòi hỏi một trách nhiệm nặng nề và nghiêm túc cần đƣợc nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả. Là kênh truyền hình quốc gia với nhiệm vụ nâng cao và phổ biến các chƣơng trình thể thao, giải trí và thông tin kinh tế, ngay từ khi mới thành lập năm 1996, với đội ngũ những ngƣời thực hiện vẻn vẹn có 9 nhân lực chủ yếu đƣợc bổ sung từ nhiều Ban biên tập và các bộ phận khác nhau trong Đài truyền hình, Ban lãnh đạo VTV3 lúc bấy giờ đã có định hƣớng mở ra nhiều chuyên mục giải trí với ý tƣởng xây dựng các chƣơng trình trò chơi truyền hình. Từ những bƣớc sơ khởi đó, đến nay đội ngũ những ngƣời thực hiện các chƣơng trình trò chơi truyền hình ngày càng lớn mạnh và không ngừng nâng cao về chất lƣợng và nghiệp vụ. Số lƣợng cán bộ - phóng viên, biên tập viên hiện nay của Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế là hơn 100 ngƣời, cho thấy sự lớn mạnh của đội ngũ những ngƣời làm công tác thông tin giải trí và sự quan tâm của Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đối với mảng tuyên truyền này. Từ thực tiễn của ngành truyền hình đã đặt cho chúng ta những vấn đề cần nghiên cứu và tổng kết về mặt lý luận, trách nhiệm đang dồn lên vai những ngƣời làm truyền hình để luôn không những có thêm nhiều chƣơng trình hay, sinh động, bổ ích mang tính giáo dục và tƣ tƣởng tốt mà còn luôn -4-
- -5- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình tạo ra một cách thức tổ chức sản xuất chƣơng trình khoa học, hiện đại mang tính chuyên nghiệp hoá. Vai trò của công tác tổ chức sản xuất trong các chƣơng trình trò chơi truyền hình ngày càng đƣợc coi trọng và chuyên môn hoá từng khâu sản xuất để nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình phát sóng phục vụ nhân dân. Một chƣơng trình trò chơi truyền hình hấp dẫn chỉ có thể đƣợc thực hiện từ một đội ngũ sản xuất chuyên nghiệp, sáng tạo bên cạnh công tác tổ chức sản xuất dày dặn kinh nghiệm chuyên môn và vững vàng về tƣ tƣởng chính trị. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của phƣơng tiện kỹ thuật, các chƣơng trình truyền hình ngày càng trở nên phong phú hơn. Một loạt chƣơng trình mới đã ra đời trong đó có các chƣơng trình trò chơi truyền hình. Những chƣơng trình này đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng nhân dân, bƣớc đầu khẳng định đƣợc chỗ đứng trong lòng khán giả và bởi vậy nó đặt ra cho lý luận truyền hình một đối tƣợng nghiên cứu mới. Vì vậy, một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là nghiên cứu những quy luật và đặc điểm của hình thức mới, nghiên cứu, khảo sát những thế mạnh của các trò chơi truyền hình, tìm ra những hƣớng phát triển cho công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình - một công việc có ý nghĩa quan trọng quyết định sự hấp dẫn và thành công của một chƣơng trình. Các chƣơng trình trò chơi truyền hình ngày càng phát triển, nhiều đề tài mới, hình thức mới đƣợc cập nhật cùng với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Diện phủ sóng của các chƣơng trình trò chơi truyền hình không chỉ dừng lại ở một địa phƣơng, một quốc gia mà nó đã lan rộng và toả khắp năm châu bốn biển, mang đến một phong thái mới và cách thức sản xuất mới đối với những ngƣời làm truyền hình. Hơn lúc nào hết với cƣờng độ sản xuất cao, với khung chƣơng trình cố định đã đƣợc phê duyệt, đội ngũ sản xuất -5-
- -6- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình không nhiều vậy thì công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình chỉ có thể đáp ứng tốt khi guồng máy thực hiện đồng bộ và có kế hoạch khoa học. Tổ chức sản xuất một chƣơng trình trò chơi truyền hình là một công việc tổng hợp bao gồm việc lên kế hoạch về nội dung tƣ tƣởng cho từng chƣơng trình trò chơi, vừa là sợi dây liên hệ - khích thích sự sáng tạo giữa các thành viên trong nhóm thực hiện cùng một trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi để đạt đƣợc mục đích sáng tạo và sản xuất nên các chƣơng trình trò chơi truyền hình. Tuy mới định hình và phổ biến trên kênh truyền hình VTV3 đƣợc 7 năm, nhƣng thực chất các chƣơng trình trò chơi truyền hình đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu với đầy đủ tính lý luận, kinh nghiệm và thực tế sản xuất. Cho đến nay, ở Việt Nam chƣa có công trình khoa học tầm cỡ nào nghiên cứu và đánh giá về công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình. Với hơn 7 năm kinh nghiệm sản xuất, do vậy đến nay việc cung cấp cho các cơ quan báo chí một sự định giá, phân tích và tổng kết khách quan về sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình là hết sức cần thiết và quan trọng để góp phần nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình trò chơi phát sóng trên VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành truyền hình và việc nghiên cứu kỹ luỡng công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình một cách khách quan, khoa học, thiết nghĩ đây chính là thời điểm thích hợp và cần thiết để đúc rút lại kinh nghiệm tổ chức, rút ra từ thực tiễn và lý luận để có một phƣơng pháp nghiên cứu đúng đắn và hiệu quả. -6-
- -7- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình Tác giả luận văn có cơ hội đƣợc trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình tại Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế từ những năm đầu tiên khi áp dụng thử nghiệm một số chƣơng trình trò chơi mới, và liên tục cho đến nay là tròn 7 năm, tôi tự ý thức đƣợc rằng công tác tổ chức sản xuất ngày càng trở nên ngày càng quan trọng và cần thiết trong sự phát triển chung của ngành truyền hình cả nƣớc. Chính vì vậy, đối với tôi, đây là đề tài trăn trở để nghiên cứu với nhiều thuận lợi cũng nhƣ khó khăn về thực tế công việc đƣợc giao. Qua nghiên cứu này hy vọng từ đây sẽ là căn cứ giúp cho các cơ quan thông tấn báo chí nói chung và các Đài Phát thanh - Truyền hình địa phƣơng và khu vực, các chuyên ngành đào tạo báo hình... nói riêng có thêm nguồn tƣ liệu, lý thuết, tính khoa học và thực tiễn để bổ sung cho hệ thống lý luận hoàn chỉnh hơn với vị trí đặc biệt quan trọng của công tác sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình nhƣ một hình thức báo chí mới xuất hiện, những thế mạnh của nó trong việc thu hút khán giả truyền hình, đi sâu phân tích những đặc điểm của kịch bản và cách thức tổ chức thực hiện chƣơng trình, tìm đối tƣợng tham gia phù hợp, chuẩn bị đạo cụ minh hoạ, liên hệ cố vấn chuyên môn và hệ thống cộng tác viên đắc lực, tập luyện và tổ chức buổi ghi hình tại trƣờng quay và hiện trƣờng, chu toàn khâu hậu kỳ và dựng băng phát sóng... Trên cơ sở khảo sát một số chƣơng trình trò chơi truyền hình đã và đang phát sóng trên kênh VTV3 để đƣa ra những nhận định, phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình trò chơi truyền hình nói chung. Chúng tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu đối tƣợng chủ yếu là -7-
- -8- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình đặc trƣng của công việc tổ chức sản xuất: nêu bật sự khác biệt giữa công việc tổ chức đặc biệt này với việc sản xuất những chƣơng trình báo hình khác; nhấn mạnh vai trò và vị trí của việc tổ chức khoa học nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong việc sản xuất và dàn dựng trò chơi truyền hình, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa từng thành viên trong êkíp làm và phân tích cách xây dựng kịch bản chính và kịch bản chi tiết. Từ đó đề xuất, kiến nghị những hƣớng đi thích hợp trong điều kiện hiện nay. Công việc tổ chức sản xuất một chƣơng trình trò chơi truyền hình đƣợc lấy cụ thể từ một chƣơng trình thông qua nhóm thực hiện trực tiếp. Từ đó so sánh, khái quát và nêu bật chức danh và vai trò của tùng thành viên trong nhóm. Trò chơi truyền hình là chƣơng trình đòi hỏi sự làm việc có tính tập thể cao nhất so với các chƣơng trình báo hình khác. Có thể ví êkíp thực hiện nhƣ một chiếc đồng hồ, vậy thì chiếc đồng hồ chỉ hoạt động tốt khi từng chiếc đinh vít đƣợc vận hành và khởi động liên tục. Do vậy công tác tổ chức sản xuất khoa học và đƣợc nghiên cứu, ứng dụng một cách khoa học và chuyên nghiệp là để thúc đẩy mỗi phần việc đƣợc giao của chính từng khâu sản xuất làm việc sáng tạo và hiệu quả là hết sức quan trọng. Từng bƣớc rút kinh nghiệm và mày mò học hỏi từ những chƣơng trình trò chơi truyền hình khác đƣợc phát sóng trên nhiều kênh của đài Truyền hình Việt Nam, kết hợp với việc học tập và luôn theo sát mỗi bƣớc tiến bộ của các chƣơng trình trò chơi truyền hình nƣớc ngoài, đó là yêu cầu bắt buộc của những ngƣời tham gia sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình. Với công việc tổ chức sản xuất, thì việc làm này càng có ý nghĩa để từng chƣơng trình sau lại có cái mới, tiến bộ và khắc phục nhƣợc điểm của chƣơng trình trƣớc. Sự tham gia nhiệt tình của khán giả sẽ là thƣớc đo chính xác nhất cho tính hấp dẫn của các chƣơng trình trò chơi truyền hình. Chỉ có một chƣơng trình trò chơi hay, hấp dẫn với nội dung bổ ích phong phú, ngƣời chơi thông minh, -8-
- -9- Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình ngƣời dẫn chƣơng trình duyên dáng ứng xử nhanh, và đằng sau đó là việc tổ chức sản xuất hợp lý khoa học mới làm nên diện mạo một chƣơng trình trò chơi hấp dẫn. Công việc tổ chức sản xuất luôn là công việc thầm lặng không xuất hiện ồn ào trên màn hình, không cố định những quy chuẩn nhất định mà để đạt hiệu quả thì đó luôn là công việc cẩn trọng, nhìn xa trông rộng, có kiến thức khoa học xã hội rộng lớn với việc thấm nhuần những chủ trƣơng, tƣ tƣởng của Đảng và Nhà nƣớc và đặc biệt là sự nhạy cảm chính trị. Mối quan hệ của công tác tổ chức sản xuất một chƣơng trình trò chơi là hết sức lớn, không chỉ bao hàm sự quan hệ giữa thành viên trực tiếp tham gia trong nhóm sản xuất mà có còn bao hàm nhiều khâu liên quan khác với đồng nghiệp, khán giả, những ngƣời tham gia chơi, các nhà khoa học, xã hội học, những nhà nghiên cứu tham gia cố vấn cho chƣơng trình Đó vừa là mục đích của những ngƣời nghiên cứu và làm công việc tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi mà cũng là mục đích của luận văn này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. Luận văn này mong muốn không chỉ là một đóng góp cho lý luận báo chí truyền hình về một hình thức mới mẻ trên truyền hình Việt Nam mấy năm gần đây và đang có xu hƣớng phát triển những năm tiếp theo. Mà hy vọng rằng những kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn sẽ giúp cho những ngƣời sản xuất trò chơi truyền hình, nhìn lại một cách có hệ thống cách tổ chức hợp lý, hiệu quả và logic cho một số dạng chƣơng trình trò chơi truyền hình để có những cải tiến nâng cao chất lƣợng trong tƣơng lai. Là một công trình nghiên cứu bƣớc đầu phân tích, đánh giá và so sánh tổng quát dựa trên các chứng cứ, tài liệu, các chƣơng trình thực tiễn, khoa học và khách quan. Do vậy, nó sẽ là cơ sở lý luận có giá trị lý luận và thực tiễn nhất định cho các Đài phát thanh và truyền hình cả nƣớc áp dụng sản xuất -9-
- - 10 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình chƣơng trình trò chơi truyền hình, là cơ sở giúp cho công tác đào tạo báo hình trong các khoa báo chí tại một số trƣờng đại học có thêm tính lý thuyết và thực tiễn cụ thể qua từng chƣơng trình trò chơi truyền hình đã và đang phát sóng. Hoạt động thực tiễn của ngành truyền hình 33 năm qua cho thấy công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình nói chung và thể loại trò chơi truyền hình nói riêng thƣờng đƣợc hình thành một cách tự phát, mang đậm màu sắc cảm tính, thiếu sự đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng để tổ chức một cách khoa học. Có thể đây là một trong nhiều nguyên nhân quan trọng khiến chất lƣợng của các chƣơng trình trò chơi truyền hình nói riêng và các chƣơng trình truyền hình nói chung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đông đảo của khán giả. Riêng các chƣơng trình trò chơi truyền hình lại mới ra đời ở Việt Nam trên kênh VTV3 chƣa lâu do một nhóm vài êkíp khác nhau thuộc Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế thực hiện, kinh nghiệm thiếu và phần lớn là sự học hỏi, rút kinh nghiệm từ các chƣơng trình trò chơi truyền hình của thế giới qua băng hình, với một buổi tập dƣợt thử chƣơng trình cũng với phóng viên, biên tập viên của Nhật Bản và Pháp sang cùng trực tiếp hƣớng dẫn. Các trò chơi truyền hình của ta thƣờng đƣợc lấy từ mô hình trò chơi truyền hình của những nơi có công nghệ sản xuất trò chơi đầy kinh nghiệm là Nhật Bản, Pháp và Mỹ, Tây Ban Nha...theo khung chƣơng trình cố định. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài. Luận văn này là một trong những công trình khảo sát đầu tiên về cách tổ chức sản xuất hiệu quả - khâu quan trọng để xây dựng nên một chƣơng trình trò chơi hay, tuy không xa lạ với khán giả truyền hình nƣớc ngoài nhƣng còn khá mới của báo hình Việt Nam. Và cũng bởi đây là một đề tài mới mẻ, chƣa từng đƣợc nghiên cứu đầy đủ hệ thống trong lý luận báo chí, chƣa có - 10 -
- - 11 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình những tài liệu chuyên sâu, nên chắc chắn những ngƣời làm luận văn không thể tránh khỏi những khó khăn, hoặc thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và giải quyết đề tài. Là ngƣời đƣợc đào tạo qua cử nhân báo chí và hiện đang công tác tại cơ quan báo hình, trực tiếp đƣợc phân công vào công việc tổ chức sản xuất trò chơi truyền hình trên sóng VTV3, tôi xin trình bày những hiểu biết của mình về vai trò quan trọng của công tác tổ chức sản xuất trong việc thực hiện có hiệu quả trò chơi truyền hình, với đề tài: Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (khảo sát qua các chƣơng trình của VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam từ năm 1996 - 2003). Vì đây là đề tài khá mới mẻ, phần nghiên cứu công việc tổ chức sản xuất truyền hình rất ít tài liệu, nên chỉ xin nghiên cứu và khảo sát ở dạng chƣơng trình trò chơi truyền hình mà thôi, và phạm vi khảo sát chỉ giớí hạn trong một số chƣơng trình trò chơi tiêu biểu trên sóng VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam. Từ khi trên Kênh VTV3 xuất hiện một số chƣơng trình trò chơi truyền hình, rải rác trên nhiều tờ báo chuyên ngành, trong các cuộc hội thảo nghiệp vụ hay sinh hoạt ngoại khoá tại cơ quan báo hình cũng đã đề cập đến công tác tổ chức sản xuất khi các chƣơng trình trò chơi gặp thành công hoặc thất bại cần rút kinh nghiệm. Về mặt lý luận, năm 1998, Thạc sỹ Trần Bảo Khánh, giảng viên khoa Báo chí - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã bảo vệ thành công luận văn: “ Đặc điểm và phƣơng pháp tổ chức sản xuất chƣơng trình ở Đài Truyền hình Việt Nam” (khảo sát năm 1996 -1997). Tuy nhiên luận án không đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể vào việc tổ chức chƣơng trình truyền hình nói chung và các chƣơng trình trò chơi truyền hình nói riêng. Năm 2000, Thạc sỹ Vũ Văn Quang - Trung tâm Đào - 11 -
- - 12 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình tạo - Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã bảo vệ thành công luận văn: “ Hoạt động nghề nghiệp của êkíp phóng viên trong sáng tạo tác phẩm truyền hình”. Trong luận án có đề cập đến một phần rất nhỏ vai trò của công tác tổ chức sản xuất các tác phẩm truyền hình nói chung, nhƣng không đi sâu khai thác riêng về chƣơng trình trò chơi truyền hình. Bên cạnh đó, tháng 11 năm 2001, Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, ông Vũ Văn Hiến đẫ phê duyệt quyết định số 910/QĐ - THVN về danh mục các nhiệm vụ khoa học - công nghệ năm 2002 và hợp đồng khoa học công nghệ số 50/HĐ KHCN-THVN giao cho Ban Thể thao - giải trí - thông tin kinh tế thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành với nội dung: “ Quy chuẩn hoá hoạt động nghiệp vụ và đội ngũ sản xuất chƣơng trình truyền hình tại trƣờng quay Đài Truyền hình Việt Nam nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình” do tiến sỹ Tạ Bích Loan - Phó trƣởng Ban biên tập làm chủ nhiệm đề tài. Rất may mắn cho tác giả luận văn cũng đƣợc tham gia vào nhóm nghiên cứu khoa học này với nhiều tham luận và những kinh nghiệm cùng nhiều tài liệu tham khảo và nghiên cứu quý báu cho một đề tài luận văn đang ấp ủ. Kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các đồng nghiệp và những ngƣời đi trƣớc, dựa vào những nguồn tài liệu trao đổi tại các chƣơng trình hội thảo nghiệp vụ... luận án này xin tập trung đi sâu về công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình đã và đang phát sóng trên kênh VTV3 nhằm tìm tòi, phát hiện và đúc rút kinh nghiệm về những bất cập trong từng khâu sản xuất, tìm nguyên nhân và những giải pháp tác động trong công tác tổ chức sản xuất một chƣơng trình trò chơi cụ thể để so sánh, phân tích và khái quát lên một mô hình tổ chức sản xuất chung cho các chƣơng trình trò chơi trong thời gian tới. Có thể nói đây là đề tài đầu tiên đi sâu nghiên cứu về công việc đặc thù trong công tác tổ chức sản xuất của mảng trò chơi truyền hình - một hình thức giải trí mới xuất hiện vài năm gần đây. - 12 -
- - 13 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình 5. Phƣơng pháp luận nghiên cứu. Luận án đƣợc hình thành trên cơ sở dựa vào hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh hiện nay. Luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phân tích, thống kê, khảo sát thực tiễn và điều tra xã hội học. Công tác sƣu tầm tài liệu đƣợc thực hiện dƣới dạng quan sát trực tiếp, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp, làm bảng câu hỏi, thu thập thống kê, hệ thống và phân tích... Ngoài các phƣơng pháp công cụ thì việc phỏng vấn những chuyên gia, các nhà báo lão thành - nhiều kinh nghiệm trong ngành truyền hình sẽ đƣợc chú trọng bởi tính thực tiễn và kinh nghiệm của họ. Luận văn còn dùng phƣơng pháp phát 500 phiếu điều tra cho các đồng nghiệp đang công tác trong nhiều vị trí khác nhau tại 12 Đài phát thanh và truyền hình địa phƣơng và các Đài truyền hình khu vực (với việc thăm dò cho các đối tƣợng có trình độ, vị trí và bộ phận công tác, độ tuổi, giới tính đa dạng khác nhau... đã có ít nhiều kinh nghiệm sản xuất các chƣơng trình truyền hình) nhằm thăm dò ý kiến về vai trò của công tác tổ chức sản xuất đối với việc phân công công việc và chức danh cụ thể, những ảnh hƣởng và tác động trực tiếp vào sức hấp dẫn của từng chƣơng trình trò chơi truyền hình cụ thể, để từ đó một phần khách quan rút ra ý nghĩa thực tiễn và hiện trạng của công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình nói chung và trò chơi truyền hình nói riêng. Bên cạnh những phiếu điều tra trên diện hẹp trong nội bộ những ngƣời đang công tác trong ngành truyền hình, có một tài liệu khá cập nhật của Ban Văn hoá - Tƣ tƣởng trung ƣơng thăm dò ý kiến của dƣ luận xã hội cho các chƣơng trình và đang phát sóng trên Đài THVN. Kết quả này đƣợc coi là một trong những tiêu chí chung để nhìn nhận lại thị hiếu nghe nhìn và đối tƣợng - 13 -
- - 14 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình cùng với những yêu cầu phục vụ để có kế hoạch tổ chức sản xuất. Chúng tôi cũng xin căn cứ một phần từ những con số tổng kết, đánh giá kết quả của bảng thăm dò ý kiến dƣ luận xã hội này để làm tài liệu tham khảo đƣa vào luận văn. Công tác nghiên cứu này đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp quy nạp có kết hợp phƣơng pháp loại suy để rút ngắn thời gian công tác mà vẫn đảm bảo tính logic và khoa học. 6. Nội dung của luận văn. Phần Mở đầu. Chƣơng 1. Tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình - công việc quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả chƣơng trình phát sóng. Chƣơng 2.Tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình trên VTV3 - Đài truyền hình VN. Chƣơng 3. Một số đề xuất để nâng cao chất lƣợng tổ chức sản xuất chƣơng trình trò chơi truyền hình. Kết luận. Phụ lục. Tài liệu tham khảo. - 14 -
- - 15 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình CHƢƠNG MỘT TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH - CÔNG VIỆC QUAN TRỌNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CHƢƠNG TRÌNH PHÁT SÓNG. 1.1 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH. 1.1.1 Đặc trưng của trò chơi truyền hình so với các loại hình báo chí khác. Hoạt động sáng tạo báo chí nhằm mục đích góp phần hình thành và phát triển y thức, nhận thức của con ngƣời. Sản phầm báo chí là một loại sản phẩm hàng hoá đặc biệt, mang giá trị sử dụng đặc biệt. Vì là đặc biệt nên sản phẩm báo chí đƣợc hình thành khác với quy trình sản xuất vật chất, trong đó có ba yếu tố: lao động, đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao động. Sự khác biệt - 15 -
- - 16 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình chính phụ thuộc vào cách thức và đề tài mà một tác phẩm báo chí quyết định chọn lựa. Có nhiều cách truyền tải thông tin tới khán giả, có thể cũng cùng một nội dung thông tin ấy nhƣng đƣợc làm mới đi, khác hơn, thay đổi về hình thức và cách thức thể hiện là ta đã có một thể loại báo chí mới. Đối với báo hình, thể loại là một cách đánh giá và quy chuẩn vào một hình thức thể hiện nhất định thông qua nhóm thực hiện sản xuất. Các tác phẩm truyền hình có những đặc điểm tƣơng đối khác so với các loại hình báo viết và báo nói, chính sự sinh động của hình ảnh và kết cấu của thể loại đã mang đến một màu sắc mới phong phú và đa dạng cho truyền hình. Lợi thế này đƣợc khai thác trong mọi loại báo hình nhƣ dạng chính luận, tài liệu, đối thoại, chuyên mục hay tin tức, phóng sự. Riêng đối với trò chơi truyền hình, khái niệm này khi mới ra đời đã gây không ít mơ hồ hoặc hoài nghi về cách thức thể hiện vì nó khá mới mẻ và lạ lẫm với một bộ phận khán giả Việt Nam. Vậy đặc trƣng của chƣơng trình trò chơi truyền hình là gì? Có thể nói, cũng giống nhƣ các loại hình báo hình khác, trò chơi truyền hình cũng đƣợc xây dựng trên những ý tƣởng về hình ảnh và âm thanh. Khi nói đến trò chơi thƣờng ngƣời ta nghĩ đến hai yếu tố vận động và trí tuệ. Đối với những ngƣời làm báo hình thì việc đƣa những trò chơi từ cuộc sống lên truyền hình nhiều khi là một công việc sáng tạo không ngừng, để sao cho từ một trò chơi chân thực, dân dã... mang đến một ý nghĩa về tƣ tƣởng và giáo dục nhất định cho những ngƣời tham dự. Đôi khi các trò chơi trên truyền hình chỉ mang ý nghĩa thuần tuý là trò chơi vận động (VD: chƣơng trình “Trò chơi liên tỉnh - Interville ” theo mô hình của Pháp (sản xuất trong 2 năm 1997 và 1998) nhƣng cũng có thể xây dựng trò chơi hoàn toàn dựa trên ý tƣởng về tâm lý ứng xử, giao tiếp xã hội nhƣ (“Từ ánh mắt đến trái tim”, sản xuất năm 1997...) còn đa phần thì các trò chơi đều là dạng kết hợp của nhiều yếu tố xen kẽ, liên quan nhƣ: “Hành trình văn hoá”, “Ở nhà chủ nhật”, - 16 -
- - 17 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình “Chiếc nón kỳ diệu”, “Đƣờng lên đỉnh Olympia”, “Vƣờn cổ tích”, “Những đứa trẻ ngộ nghĩnh”... hay chƣơng trình “Trò chơi âm nhạc”, “Trò chơi điện ảnh”... sự kết hợp này mang đến một màu sắc mới lạ và sinh động cho các phần thi. Từ ý nghĩa của một trò chơi đơn thuần đƣợc đan xen, lồng ghép trong ý nghĩa giáo dục tƣ tƣởng, một yêu cầu tự thân của mỗi tác phẩm báo chí mà một chƣơng trình trò chơi truyền hình không nằm ngoài quy luật đó. Chƣơng trình trò chơi truyền hình thƣờng dựa vào một nhóm ngƣời nào đó tham gia, họ là đại diện cho đối tƣợng chơi của chƣơng trình. Ví dụ: nếu nhƣ ở chƣơng trình “Đƣờng lên đỉnh Olympia” là các em học sinh giỏi đại diện cho các trƣờng PTTH thì các gia đình gồm vợ chồng con cái lại đoàn tụ vui vẻ trong “Ở nhà chủ nhật”. Nếu nhƣ các em nhỏ lứa tuổi cấp I tham gia nghe và đọc truyện trong “Vƣờn cổ tích”, các bạn sinh viên đại diện cho các trƣờng đại học và cao đẳng xuất hiện trong “Trò chơi âm nhạc” thì ở “Chiếc nón kỳ diệu” hay “Hành trình văn hoá” lại mở rộng đối tƣợng cho tất cả mọi ngƣời... Từ những gƣơng mặt đại diện cho đối tƣợng chơi này họ đƣợc trực tiếp cùng tham gia vào từng câu hỏi qua các phần thi của chƣơng trình, với nhiều thông tin kiến thức lồng ghép sao cho sinh động và dễ hiểu. Ngồi trƣớc màn ảnh nhỏ, khán giả không chỉ hồi hộp theo dõi quá trình suy luận của các đối tƣợng tham gia chơi đang đấu trí trực tiếp trên truyền hình mà chính họ còn đƣợc thông qua cách chơi tiếp nhận thêm nhiều điều thú vị qua nội dung thông tin mà chƣơng trình mang lại. Các chƣơng trình trò chơi truyền hình đều muốn thông qua cách giáo dục nhẹ nhàng của các đối tƣợng chơi mà nói lên ý nghĩa tuyên truyền giáo dục cụ thể. Bởi đó mới chính là chức năng của báo chí thông qua các phƣơng tiện truyền hình. Biết nắm bắt các phƣơng tiện kỹ thuật cùng sự sáng tạo trong cách dàn dựng... đó là những - 17 -
- - 18 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình thuận lợi của các chƣơng trình truyền hình vƣợt trội so với các loại hình báo chí khác. Nếu nhƣ trò chơi đơn thuần trong cuộc sống đƣợc diễn ra ngoài xã hội thì trên truyền hình các trò chơi đƣợc hợp thức hoá trong bối cảnh của trƣờng quay. Chỉ có một số ít lồng ghép thêm bối cảnh cuộc sống trực tiếp của xã hội thông qua nội dung thi đƣợc truyền qua hình ảnh từ màn hình lớn phát trong trƣờng quay. Phần minh họa câu hỏi rất sinh động của chƣơng trình “Ở nhà chủ nhật”, sự xuất hiện thêm nhiều phong tục qua các địa danh du lịch trong nƣớc của “Hành trình văn hoá” hay những câu hỏi vui, những thí nghiệm sinh động và dí dỏm của “Đƣờng lên đỉnh Olympia”, sự xuất hiện hồn nhiên vui tƣơi của khán giả cùng tham gia hát trong “Trò chơi âm nhạc”... đã mang thêm chút gia vị cho mỗi chƣơng trình. Đây là quá trình sáng tạo của những ngƣời tham gia thực hiện để có một chƣơng trình trò chơi truyền hình không rập khuôn máy móc và tăng thêm phần sáng tạo phong phú, sinh động. Khi theo dõi truyền hình bạn sẽ thấy, các thể loại báo hình nhƣ tin tức, phóng sự, phim tài liệu hoặc phim truyền hình thƣờng sử dụng hình ảnh và nội dung từ thực tế sinh động bên ngoài xã hội, các chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu hay đối thoại thƣờng lấy bối cảnh chính là trong trƣờng quay với sự tham gia của các nhân vật... thì với thể loại trò chơi truyền hình còn có sự tham gia thêm của phần tính toán điểm số thay đổi theo mỗi nội dung câu hỏi, sự cổ vũ nhiệt tình của cổ động viên trong trƣờng quay và những âm thanh chúc mừng rộn rã. Chính sự náo nhiệt này thƣờng là yếu tố tạo cho các chƣơng trình truyền hình luôn gần gũi với khán giả, vui tƣơi trẻ trung và có sự tham gia đa chiều từ ngƣời chơi, ngƣời cổ vũ, ngƣời xem và ngƣời dẫn chuơng trình. Đây chính là ƣu thế vƣợt trội để tâm lý của những ngƣời tham - 18 -
- - 19 - Tổ chức sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình gia chơi không bị áp lực với ánh đèn sân khấu và sự nghiêm túc thái quá của nội dung cần tuyên truyền. Có lẽ cũng chính vì yếu tố này mà đecor sân khấu dành cho các chƣơng trình trò chơi thƣờng mang tính hoành tráng hiện đại nhƣng rất ấm cúng và vui tƣơi. Những buổi ghi hình thƣờng luôn vang lên những tiếng cƣời vui vẻ của khán gỉa cổ vũ và những ngƣời tham gia, xoá đi những mặc cảm lần đầu tiên lên truyền hình. Với các chƣơng trình trò chơi truyền hình thì các đối tƣợng tham gia đƣợc coi là yếu tố vô cùng quan trọng, họ có thể là “linh hồn” của chƣơng trình nếu ứng xử và suy luận thông minh, hài hƣớc, dí dỏm, nói năng chuẩn xác về câu chữ, logic trong suy luận, và cả đôi chút ƣa nhìn (yếu tố này có lẽ chỉ riêng truyền hình mới đƣa vào tiêu chuẩn lựa chọn)... nhƣng lại có thể gây phản cảm và giảm ý nghĩa giáo dục và tuyên truyền nếu đối tƣợng tham gia chơi không đáp ứng đƣợc yêu cầu là đại diện của chƣơng trình. Chính vì vậy công tác tuyển chọn, gặp gỡ và tập luyện cho các đối tƣợng tham gia chơi là hết sức cần thiết và nên coi trọng trong mỗi chƣơng trình trò chơi. * Từ trò chơi trong cuộc sống con người đến trò chơi trên làn sóng truyền hình. Trò chơi là một trong những hoạt động đa dạng của con ngƣời xuất hiện đồng thời với lao động. Trong cuộc sống con ngƣời luôn tìm cách bƣớc sang thế giới trò chơi để giải trí, cho cuộc sống thêm đa dạng và hài hoà. Từ những tên gọi của các thể loại trò chơi, chúng ta có thể rút ra những chức năng của nó: trò chơi mang ý nghĩa tín ngƣỡng, trò chơi giải trí, trò chơi thi tài, trò chơi rèn luyện sức khoẻ, trò chơi thể thao, trò chơi dành cho trẻ em... Những chức năng đa dạng trên của trò chơi cộng với vai trò, vị trí năng động của nó trong cấu trúc xã hội, trong cuộc sống con ngƣời đã giúp chúng - 19 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 331 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn