intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tới chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán ở TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

59
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tác động đến chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả khảo sát từ các công ty kiểm toán ở TP.HCM; đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để góp phần đảm bảo chất lượng kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tới chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán ở TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ MỸ LINH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN Ở TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ MỸ LINH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN Ở TP.HCM Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN PHƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin đảm bảo rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN Ở TP.HCM” là kết quả sau quá trình nghiên cứu của tôi. Những thông tin sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay và tác giả sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn. TP.HCM, ngày 19 tháng 09 năm 2018 Tác giả Hoàng Thị Mỹ Linh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 5 1.1 Tiếp cận khuôn mẫu lý thuyết ...........................................................................5 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong & ngoài nước trước đây ................................6 1.2.1. Thái độ nghề nghiệp ...................................................................................6 1.2.2. Trình độ chuyên môn .................................................................................7 1.2.3. Mức độ chuyên sâu ngành nghề .................................................................7 1.2.4. Kinh nghiệm ...............................................................................................8 1.2.5. Thời gian kiểm toán....................................................................................8 1.2.6. Tính độc lập ................................................................................................9 1.2.7. Quy trình kiểm toán ....................................................................................9 1.2.8. Thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán ...............................10 1.3 Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu..........................................................................................................................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 12 2.1 Khái niệm.........................................................................................................12 2.1.1 Khái niệm đạo đức ....................................................................................12 2.1.2 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp ................................................................12
  5. 2.1.3 Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên .................................................13 2.1.4 Khái niệm chất lượng kiểm toán ...........................................................14 2.2 Lý thuyết ủy nhiệm ..........................................................................................15 2.2.1 Nội dung lý thuyết .....................................................................................15 2.2.2 Vận dụng vào mô hình ..............................................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 18 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ......................................................................18 3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................20 3.2.1 Phương pháp quy nạp ................................................................................20 3.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .........................................................20 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...............................................................21 3.3.1 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đạo đức nghề nghiệp của KTV tới chất lượng kiểm toán ..................................................................................................21 3.3.2 Mã hóa thang đo ........................................................................................23 3.3.3 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................25 3.3.4 Phân tích dữ liệu ........................................................................................26 3.3.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................................26 3.4. Thang đo chính thức .......................................................................................27 3.5 Nghiên cứu định lượng chính thức ..................................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 29 4.1 Thực trạng chất lượng hoạt động kiểm toán ....................................................29 4.2 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................31 4.2.1 Tổng hợp kết quả khảo sát.........................................................................31
  6. 4.2.2 Kết quả kiểm định mô hình .......................................................................35 4.2.2.1 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua Cronbach Anpha ..........35 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................37 4.2.2.3 Phân tích tương quan ..........................................................................41 4.2.2.4 Phân tích hồi quy ................................................................................42 4.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết ........................................................45 4.3.1 Giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập ........................45 4.3.2 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính ..............................................45 4.3.2.1 Kiểm định T-test đối với biến giới tính ..............................................45 4.3.2.2 Kiểm định Anova đối với biến trình độ học vấn ................................46 4.3.2.3 Kiểm định Anova đối với biến thu nhập .............................................47 4.3.2.4 Kiểm định Anova đối với biến độ tuổi ...............................................48 4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu: ..........................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 53 5.1 Kết luận ............................................................................................................53 5.1.1 Kết quả nghiên cứu....................................................................................53 5.1.2 Vị trí quan trọng của các nhân tố ..............................................................53 5.2 Kiến nghị..........................................................................................................54 5.2.1 Thái độ nghề nghiệp của kiểm toán viên ..............................................54 5.2.2 Tính độc lập ...............................................................................................55 5.2.3 Mức độ chuyên sâu ngành nghề ................................................................55 5.2.4 Trình độ chuyên môn của kiểm toán viên .................................................56 5.2.5 Kinh nghiệm ..............................................................................................56
  7. 5.2.6 Thời gian kiểm toán...................................................................................56 5.2.7 Thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán ................................57 5.2.8 Quy trình kiểm toán ...................................................................................57 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ................................57 5.3.1 Hạn chế của đề tài .....................................................................................57 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Hiệp hội kiểm định viên gian lận ACFE Association of Certified Fraud Examiners BCTC Báo cáo tài chính CMKiT Chuẩn mực kiểm toán CMKT Chuẩn mực kế toán Những kế toán viên công chứng được cấp phép CPA Certified Public Accountants Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến GAAS Generally Accepted Auditing Standards Liên đòan kế toán Quốc tế IFAC International Federation of Accountants Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế ISA International Standard on Auditing KH Khách hàng KSCL Kiểm soát chất lượng
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán Bảng 3.2: Thang đo ảnh hưởng đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán Bảng 3.3: Mã hóa thang đo Bảng 4.1: Thống kê mẫu quan sát Bảng 4.2: Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA lần 1 Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA lần 2 Bảng 4.5: Đánh giá lại độ tin cậy của nhân tố mới Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA thang đo chất lượng kiểm toán Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các biến Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến phân tích hồi quy Bảng 4.9: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình Bảng 4.10: Phân tích phương sai (hồi quy) Bảng 4.11: Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter Bảng 4.12: Kiểm định T-test đối với biến giới tính Bảng 4.13: Kiểm định Anova đối với biến trình độ học vấn Bảng 4.14: Kiểm định Anova đối với biến thu nhập Bảng 4.15: Kiểm định Anova đối với biến độ tuổi Bảng 5.1: Vị trí quan trọng của các nhân tố
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu luận văn Sơ đồ 3.2: Các biến trong mô hình nghiên cứu và dự báo Sơ đồ 4.1: Kết quả nghiên cứu định lượng ảnh hưởng đạo đức kiểm toán viên đến chất lượng kiểm toán Hình 4.1: Phân bố mẫu theo giới tính Hình 4.2: Phân bố mẫu theo trình độ học vấn Hình 4.3: Phân bố mẫu theo thu nhập Hình 4.4: Phân bố mẫu theo độ tuổi
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, lịch sử kiểm toán thế giới đã trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do sự phá sản của các công ty lớn trên thế giới trong những năm 2000. Lý do quan trọng nhất dẫn đến sự sụp đổ của các công ty lớn này lại liên quan đến sai phạm của công ty kiểm toán Arthur Andersen. Và vào năm 2009, một lần nữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra cho thấy được các khiếm khuyết của ngành kiểm toán trên toàn cầu còn nhiều điều cần cải thiện. Qua cuộc khủng hoảng này càng cho thấy được ngành kiểm toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thế giới. Vì lý do đó, ngày nay việc làm thế nào để nâng cao chất lượng kiểm toán là việc toàn thế giới quan tâm chứ không riêng của quốc gia nào. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới khi việc làm thế nào để chất lượng kiểm toán được nâng cao là điều các Nhà Nước và các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm. Các kiểm toán viên có trách nhiệm xác minh độ tin cậy của báo cáo tài chính. Các thước đo kết quả kiểm toán có thể cho biết chất lượng kiểm toán nhưng lại không cho biết nhân tố nào giúp chất lượng kiểm toán được nâng cao. Do đó thông qua việc hiểu rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán giúp công ty kiểm toán, nhà quản lý có thể xác định được phương hướng để nâng cao chất lượng kiểm toán và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Một số công ty kiểm toán tại Việt Nam có quy mô nhỏ nên chất lượng kiểm toán còn nhiều hạn chế. Việc chưa tuân thủ đầy đủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chưa tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm toán, làm giảm uy tín của công ty kiểm toán, kiểm toán viên nói riêng và ảnh hưởng xấu đến ngành kiểm toán Việt Nam nói chung. Đã 27 năm trôi qua, kể từ lần đầu tiên vào năm 1991 kiểm toán có mặt tại Việt Nam đã cho ra đời các quy định pháp lý, các chuẩn mực kiểm toán và các công
  12. 2 ty kiểm toán. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng cạnh tranh và phát triển lành mạnh, các công ty cần có nguồn bổ sung vốn từ kêu gọi đầu tư, vốn vay,… Vì thế các công ty đòi hỏi phải được cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kiểm toán đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu trong việc đảm bảo minh bạch, công khai các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo chất lượng dịch vụ báo cáo kiểm toán của các công ty đại chúng là vấn đề được cơ quan quán lý, công chúng đầu tư đặc biệt quan tâm. Một trong các yếu tố góp phần quan trọng tạo nên chất lượng kiểm toán là việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TỚI CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN Ở TP.HCM” để nghiên cứu chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng bởi đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên như thế nào? 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tới chất lượng kiểm toán. 2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên tác động đến chất lượng kiểm toán dựa trên kết quả khảo sát từ các công ty kiểm toán ở TP.HCM . Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để góp phần đảm bảo chất lượng kiểm toán. 3. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn cần trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu 1: Có những yếu tố đạo đức nghề nghiệp nào tác động đến chất lượng kiểm toán. Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán như thế nào?
  13. 3 Câu hỏi nghiên cứu 3: Những hàm ý và kiến nghị nào cần đưa ra để giúp kiểm toán viên tuân thủ tốt đạo đức nghề nhiệp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Đối tượng khảo sát là các kiểm toán viên làm trong các doanh nghiệp kiểm toán tại TP.HCM. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn hướng vào hoạt động kiểm toán độc lập, không đề cập đến hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng là nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng. Tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp: gửi phiếu khảo sát, tìm hiểu từ các nhà nghiên cứu trước và trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán. Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp tài liệu và tạp chí chuyên ngành để rút ra những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây ở cả trong và ngoài nước về chất lượng kiểm toán. Luận văn đã khám phá các nhân tố phù hợp trong đìều kiện cụ thể ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Từ kết quả và kiến nghị mà luận văn đưa ra có thể là tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu có thêm thông tin trong quá trình thực hiện các đề tài khác về kiểm toán trong tương lai. 7. Cấu trúc của luận văn
  14. 4 Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các ký hiệu, từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phụ lục và tài liệu tham khảo thì phần nội dung chính có 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tiếp cận khuôn mẫu lý thuyết Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cùa kiểm toán viên được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/05/2015 . 1. Tính chính trực: Kiểm toán viên phải trung thực và thẳng thắn trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn lẫn trong quan hệ kinh doanh. Tính chính trực cũng yêu cầu người kiểm toán hành xử một cách đáng tin cậy và công bằng. Đặc biệt, kiểm toán viên chuyên nghiệp tuyệt đối không được để bị gắn tên với các tờ khai, thông báo, báo cáo,… mà họ cho rằng: + Thông tin đó gây hiểu nhầm hoặc có sai sót trọng yếu. + Thông tin này được đưa ra một cách thiếu thận trọng. + Thông tin bị bỏ sót hoặc bị che đậy gây hiểu nhầm. 2. Tính khách quan: Được hiểu là không cho phép KTV có sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối đến mình. Kiểm toán viên chuyên nghiệp không được cung cấp dịch vụ chuyên môn hoặc thực hiện hoạt động chuyên môn nếu gặp phải một mối quan hệ hoặc một tình huống tạo ra sự thiên vị hay ảnh hưởng không hợp lý đến xét đoán chuyên môn của mình liên quan đến dịch vụ đó. 3. Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người kiểm toán phải luôn duy trì kỹ năng chuyên môn, sự hiểu biết cần thiết hành động thận trọng, phù hợp để có được dịch vụ chất lượng. 4. Tính bảo mật: Mọi thông tin phải được bảo mật trừ khi có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật, cơ quan quản lý, tổ chức nghề nghiệp. Và tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thông tin nào vì lợi ích cá nhân. Trong môi trường ngoài công việc, kiểm toán viên chuyên nghiệp lại càng phải đặc biệt cẩn trọng việc bảo mật.
  16. 6 Kiểm toán viên chuyên nghiệp cần xem xét các vấn đề sau: (a) Nếu chủ doanh nghiệp hoặc khách hàng đồng ý việc cung cấp thông tin của kiểm toán viên chuyên nghiệp thì liệu quyền lợi của các bên có bị ảnh hưởng hay tổn hại không. (b) Nếu quyết định cung cấp thông tin thì kiểm toán viên chuyên nghiệp phải sử dụng xét đoán chuyên môn cùa mình để xác định hình thức cung cấp thông tin khi không có đầy đủ thông tin, bằng chứng cho các kết luận. (c) Cách thức và đối tượng tiếp nhận thông tin đó có phù hợp không. 5. Tư cách nghề nghiệp: Kiểm toán viên phải tuân thủ các quy định và pháp luật có liên quan, tránh bất kỳ hành động gây giảm uy tín nghề nghiệp của mình. Kiểm toán viên phải thẳng thắn, trung thực và không được: - Cường điệu các dịch vụ cung cấp, kinh nghiệm hay trình độ của bản thân. - Đưa ra các so sánh khi không có căn cứ về công việc hay những thông tin, giới thiệu làm mất uy tín. 1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong & ngoài nước trước đây 1.2.1. Thái độ nghề nghiệp Để đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp kiểm toán ra đời ngày càng nhiều thì chất lượng kiểm toán lại càng được quan tâm nhiều hơn. Và một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên chất lượng kiểm toán là thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên (Behn và cộng sự, 1997). Thái độ này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi đào tạo, giáo dục, áp lực cũng như kinh nghiệm thực tế công việc. Hoài nghi nghề nghiệp đặt ra nhiều thách thức cho kiểm toán viên, mặc dù nó đã hiện hữu trong tất cả các hoạt động kiểm toán nhưng khó chứng minh là kiểm toán viên có hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán hay không. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp bị chi phối bởi đặc điểm hành vi cá nhân, thái độ và các giá trị đạo đức cũng như kiến thức của các kiểm toán viên. Theo Behn và cộng sự (1997) thái độ hoài nghi nghề nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng kiểm toán vì thế các kiểm toán viên cần có thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng.
  17. 7 1.2.2. Trình độ chuyên môn Theo Ganesh M.Pandit (1999) “Clients' Perceptions of Their Incumbent Auditors and Their Loyalty to the Audit Firms: An Empirical Study”: Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết rằng sự đáp ứng của công ty kiểm toán đối với nhu cầu của khách hàng, và uy tín và hiệu quả của công ty kiểm toán có ảnh hưởng trực tiếp với ý định có tiếp tục hợp tác cùng công ty kiểm toán đương nhiệm hay không. Qua đó cho thấy được trình độ chuyên môn của kiểm toán viên càng cao thì chất lượng kiểm toán càng được đảm bảo. Chất lượng kiểm toán được đảm bảo góp phần gia tăng lượng khách hàng trung thành cho công ty kiểm toán. Vì vậy, các doanh nghiệp kiểm toán cần thu hút các kiểm toán viên có kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết để có thể đạt được chất lượng cho cuộc kiểm toán. 1.2.3. Mức độ chuyên sâu ngành nghề Người kiểm toán có sự am hiểu sâu về lĩnh vực chuyên ngành sẽ có năng lực đánh giá được tính hợp lý của các ước tính kế toán và việc trình bày, công bố thông tin tài chính. Để chuyên môn hóa trong lĩnh vực chuyên môn ngành nghề cụ thể thì các công ty kiểm toán phải đầu tư vào nhân sự, công nghệ, khoa học kỹ thuật,…để nâng cao chất lượng ngành nghề mình chuyên sâu. Nghiên cứu “Audit Quality Attributes: The Perceptions of Audit Partners, Preparers, and Financial Statement Users” (Carcello, Joseph V và cộng sự, 1992) đã khảo sát bốn yếu tố thành phần của chất lượng kiểm toán bao gồm các yếu yếu tố: Mức độ chuyên sâu ngành nghề; Trình độ chuyên môn của người kiểm toán; Nhu cầu của khách hàng có được đáp ứng; Sự tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm toán được chấp nhận chung. Qua đó cho thấy được những ngành nghề khác nhau luôn có những vấn đề rủi ro kiểm toán đặc trưng cho ngành nghề đó. Vì thế để giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán, các kiểm toán viên cần có mức độ chuyên sâu ngành nghề mà mình kiểm toán. Cùng với quan điểm trên, nghiên cứu từ “Audit fees, industry specialization, and compliance with GAAS reporting standards” (O Keefe và cộng sự, 1994). Một cơ sở dữ liệu được sử dụng để kiểm tra xem liệu các vi phạm tiêu chuẩn báo cáo
  18. 8 GAAS có giảm đi hay không bằng cách tăng phí kiểm toán và kiến thức chuyên ngành. Kết quả thực nghiệm cho thấy vi phạm các tiêu chuẩn báo cáo của GAAS giảm khi phí kiểm toán tăng lên. Hơn nữa, chuyên môn hóa ngành được kết hợp thì sẽ ít vi phạm các tiêu chuẩn hơn. Các chuyên gia đã xác định hai lý do cho sự không tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán: Một là phí kiểm toán thấp hơn: dẫn đến thời gian kiểm toán ít hơn & hai là thiếu kiến thức chuyên ngành. Qua những nghiên cứu trên cho thấy yếu tố mức độ chuyên sâu ngành nghề có thể được xem là yếu tố tác động đến chất lượng kiểm toán. 1.2.4. Kinh nghiệm Duff (2004) đã đưa ra mô hình về chất lượng kiểm toán. Qua đó cho chùng ta nhận định: Chất lượng kiểm toán được hình thành từ hai khía cạnh bao gồm chất lượng dịch vụ và chất lượng chuyên môn. Duff chỉ ra rằng có 9 yếu tố tác động đến chất lượng kiểm toán. Trong đó có 4 nhân tố thuộc về chất lượng dịch vụ: khả năng đáp ứng, dịch vụ phi kiểm toán, cảm thông, dịch dụ; 5 nhân tố thuộc về chất lượng chuyên môn: kinh nghiệm, tính độc lập, kỹ năng, danh tiếng, quy mô. Qua nghiên cứu của Duff, nhân tố kinh nghiệm được cho là sẽ tác động cùng chiều đến chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thủy (2014) chỉ ra rằng có 14 nhân tố được lượng hóa mức độ ảnh hưởng thành ba nhóm như sau: Nhóm 1 gồm: kinh nghiệm, ý thức, chuyên nghiệp, áp lực, trình độ bằng cấp, độc lập. Nhóm này được gọi chung là nhóm kiểm toán viên. Nhóm 2 gồm: doanh nghiệp niêm yết, môi trường pháp lý và kiểm soát bên ngoài. Nhóm này được gọi là nhóm bên ngoài. Nhóm 3, nhóm công ty kiểm toán gồm: điều kiện làm việc (chủ yếu là phương pháp và công cụ kiểm toán), hệ thống kiểm soát chất lượng, phí kiểm toán và sau cùng là danh tiếng và qui mô công ty kiểm toán. 1.2.5. Thời gian kiểm toán Để đảm bảo yếu tố thời gian kiểm toán, ngay trong giai đoạn lập kế toán kiểm toán, các công ty kiểm toán cần căn cứ vào khối lượng và tính phức tạp của từng cuộc kiểm toán để xác định thời gian kiểm toán cho phù hợp. Kết quả nghiên
  19. 9 cứu chỉ rõ sự gia tăng thời gian kiểm toán sẽ làm gia tăng khả năng phát hiện sai sót và nâng cao chất lượng kiểm toán (Okeefe và cộng sự, 1994). Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thời gian kiểm toán và chất lượng kiểm toán. 1.2.6. Tính độc lập Trong “The Determinants of Audit Client Satisfaction among Clients of Big 6 Firms” Behn, Bruce K và cộng sự (1997) các nhân tố đo lường chất lượng kiểm toán gồm: Tính độc lập, thái độ hoài nghi nghề nghiệp, kinh nghiệm, thủ tục kiểm soát chất lượng, trình độ chuyên môn, mức độ chuyên sâu ngành nghề. Thị trường kiểm toán Việt Nam trong thời gian qua đã có một số bước phát triển đáng kể về môi trường pháp lý, quy mô và kết quả hoạt động tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Giá phí kiểm toán còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu về trình độ và khối lượng công việc, thị phần kiểm toán có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam và nước ngoài. Luận án Tiến Sĩ “Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam theo định hướng tăng cường năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả Phan Văn Dũng (2015) cho thấy có 13 nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán trong đó có tính độc lập. Qua hai nghiên cứu của Behn (1997) và Phan Văn Dũng (2015) cho thấy được độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Người kiểm toán có độc lập mới có thể cung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng. Sự không phụ thuộc vào khách hàng giúp kiểm toán viên thực hiện kiểm toán và cung cấp báo cáo kiểm toán đáng tin cậy hơn. Vì vậy kiểm toán viên sẽ có nhiều khả năng phát hiện sai sót và cho ý kiến khách quan hơn. Tóm lại, các nghiên cứu đều khẳng định tính độc lập ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Độc lập là điều kiện cần thiết cho sự thành công lâu dài của nghề kiểm toán và giúp duy trì uy tín nghề nghiệp. 1.2.7. Quy trình kiểm toán Francis (2011) trình bày một khuôn khổ chung cho việc nghiên cứu chất lượng kiểm toán. Khuôn khổ được thiết kế để giúp các kiểm toán viên chuyên
  20. 10 nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ hơn về chất lượng kiểm toán. Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các yếu tố: - Đầu vào: Thử nghiệm kiểm toán, đội ngũ tham gia kiểm toán - Quy trình kiểm toán. - Công ty kiểm toán: + Các công ty đào tạo xây dựng hướng dẫn kiểm toán (kiểm tra thủ tục) + Các nhóm kiểm toán trong công ty kiểm toán - Chuyên ngành kiểm toán và thị trường kiểm toán - Thể chế - Các tác động kinh tế từ kết quả kiểm toán Kết quả nghiên cứu cho thấy quy trình kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. 1.2.8. Thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán Đề tài nghiên cứu lý luận cơ bản về chất lượng kiểm toán và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán (Bùi Thị Thủy, 2014). Tác giả khảo sát và đúc kết kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng các quy định về kiểm soát chất lượng đối với hoạt động kiểm toán độc lập nhằm áp dụng cho các công ty kiểm toán ở Việt Nam. Qua đó, tác giả bổ sung về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết lập các quy định về kiểm soát chất lượng và đề ra các kiến nghị mang tính định hướng đến các cơ quan chức năng cho việc thiết lập các quy định về kiểm soát chất lượng đối với hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. 1.3 Nhận xét tổng quan kết quả các nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu Ở Việt Nam lĩnh vực kiểm toán còn chưa phát triển nhưng trên thế giới thì kiểm toán là một nghề rất phổ biến và có một quá trình phát triển lâu dài. Vì vậy, ở các nước này kiểm toán viên tốt về chất lượng, nhiều về số lượng, lại giàu kinh nghiệm và có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc một cách linh hoạt và nhạy bén.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2