intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

50
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của luận văn nhằm nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ, từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm duy trì và gia tăng khách hàng mới cho chi nhánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU ---------------------------------------- PHẠM ĐỖ LAN ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN BẰNG HÌNH THỨC CHO VAY THEO HẠN MỨC THẤU CHI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa Vũng Tàu, Tháng 6 năm 2020
  2. ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU --------------------------------------- PHẠM ĐỖ LAN ANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY VỐN BẰNG HÌNH THỨC CHO VAY THEO HẠN MỨC THẤU CHI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành : 8.34.01.01 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: --------------------------------------- TS. PHẠM VĂN TÀI Bà Rịa Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020
  3. i TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 20 tháng 5 năm 2020 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: PHẠM ĐỖ LAN ANH Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 04/09/1991 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 17110007 I- Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ” II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ và từ kết quả nghiên cứu để đưa ra một số hàm ý quản trị. III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/05/2020 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Phạm Văn Tài CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Đề tài Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ” là kết quả của của quá trình nghiên cứu độc lập của riêng Tôi cùng với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Văn Tài. Những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn từ những công trình, tài liệu đã được công bố. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài luận văn này chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác trước đây. Phú Mỹ, ngày ... tháng ... năm 2020 Sinh viên Phạm Đỗ Lan Anh
  5. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, những người đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản. Đó chính là hành trang quý báu để tôi tiếp tục vững bước trên con đường sự nghiệp. Và đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất tới thầy, TS. Phạm Văn Tài, người đã bỏ thời gian, công sức, tận tình hỗ trợ tôi hoàn thành Bài Luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ cùng các anh chị đồng nghiệp, các khách hàng, bạn bè, đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu cho đề tài. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, bài luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những lời góp ý chân thành và quý báu nhất từ quý thầy cô, các anh chị đồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  6. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ” được thực hiện nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến quyết định vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ (BIDV Phú Mỹ) và mức độ tác động của các nhân tố đó tới quyết định vay vốn của khách hàng. Dựa trên cơ sở lý thuyết về quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân kết hợp với nghiên cứu định tính, tác giả đã xác định được 5 biến độc lập: Thương hiệu, Thủ tục vay vốn, Lãi suất và phí vay vốn, Nhân viên ngân hàng, Sự thuận tiện. Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu này. Kết quả phân tích mô hình hồi quy nhị phân cho thấy có 4 biến tác động thuận chiều đến quyết định vay vốn bằng hình thức thấu chi của khách hàng cá nhân tại BIDV Phú Mỹ (Thương hiệu, Lãi suất và phí vay vốn, Nhân viên ngân hàng, Sự thuận tiện). Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm tăng tỷ lệ đồng ý vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân thông qua 4 yếu tố đã nêu trên.
  7. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV Phú Mỹ Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ EFA (Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân tố khám phá KHCN Khách hàng cá nhân KMO Kaiser-Meyer-Olkin (hệ số KMO) Sig. Mức ý nghĩa quan sát SPSS Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần ĐCTC Định chế tài chính
  8. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2. 1. Mô hình hành vi mua hàng ............................................................................. 6 Hình 2. 2. Những bước từ giai đoạn đánh giá đến giai đoạn quyết định ......................... 7 Hình 2. 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 16 Hình 3. 1 .Biểu tượng BIDV qua các năm ..................................................................... 22 Hình 3. 2. Sơ đồ tổ chức BIDV Phú Mỹ ........................................................................ 25 Hình 3. 3. Cơ cấu thu nhập ròng từ phí dịch vụ của BIDV Phú Mỹ năm 2018 ............. 27 Hình 3. 4. Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu tại BIDV Phú Mỹ 2016 -2018 ..................... 28 Hình 3. 5. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 30 Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khách hàng từng có vay vốn, tỷ lệ khách hàng đã từng vay theo hạn mức thấu chi.............................................................................................. 42
  9. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả....................................... 14 Bảng 2. 2. Tổng hợp các biến của mô hình .................................................................... 17 Bảng 3. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Mỹ giai đoạn 2016 -2018 ... 26 Bảng 3. 2. Cơ cấu nguồn vốn huy động ........................................................................ 27 Bảng 3. 3. Kết quả cho vay theo hạn mức thấu chi giai đoạn 2016-2018 tại BIDV Phú Mỹ .................................................................................................................................. 29 Bảng 3. 4. Tổng hợp các thang đo của nghiên cứu ........................................................ 33 Bảng 4. 1. Tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu ........................................................... 40 Bảng 4. 2. Tỷ lệ các nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu .................................................. 40 Bảng 4. 3. Tỷ lệ thu nhập trong mẫu nghiên cứu ........................................................... 41 Bảng 4. 4. Tỷ lệ trình độ trong mẫu nghiên cứu ............................................................ 41 Bảng 4. 5. Tỷ lệ các nhóm nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu..................................... 41 Bảng 4. 6. Tỷ lệ khách hàng vay vốn tại các ngân hàng ................................................ 43 Bảng 4. 7. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với dữ liệu khảo sát lần 1 ................. 43 Bảng 4. 8. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha với dữ liệu khảo sát lần 2 ................. 44 Bảng 4. 9. Kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 .................................. 45 Bảng 4. 10. Kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ................................ 48 Bảng 4. 11. Kết quả chạy phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ................................ 50 Bảng 4. 12. Kiểm định Omnisbus .................................................................................. 53 Bảng 4. 13. Tóm tắt mô hình.......................................................................................... 53 Bảng 4. 14. Dự báo tính chính xác của mô hình ............................................................ 54 Bảng 4. 15. Các hệ số hồi quy của mô hình ................................................................... 54
  10. vii Bảng 5. 1. Thống kê mô tả nhân tố nhân tố Nhân viên ngân hàng ................................ 58 Bảng 5. 2. Thống kê mô tả nhân tố thương hiệu ............................................................ 60 Bảng 5. 3. Thống kê mô tả nhân tố Lãi suất, chi phí vay vốn ....................................... 61 Bảng 5. 4. Thống kê mô tả nhân tố Sự thuận tiện .......................................................... 62
  11. viii MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................vi MỤC LỤC .............................................................................................................. viii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát ................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 1.6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................... 5 2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5 2.1.1. Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng ........................................................ 5 2.1.2. Lý thuyết về cho vay, vai trò, phân loại ....................................................... 9 2.1.3. Lý thuyết về cho vay theo hạn mức thấu chi .............................................. 11 2.1.4. Khái niệm về việc ra quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân ........... 12 2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................................ 12 2.2.1. Các nghiên cứu liên quan .......................................................................... 12 2.2.2. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu và nhận xét .......................................... 14 2.2.3. Kết luận và hướng nghiên cứu ................................................................... 15 2.3. Mô hình nghiên cứu: ...................................................................................... 15 2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 15 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân................................................................................................. 15
  12. ix 2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 17 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHÚ MỸ & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam. .. 21 3.2 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ. .................................................................................................. 24 3.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ (BIDV Phú Mỹ) ................................. 26 3.3.1 Tình hình sản xuất kinh doanh................................................................... 26 3.3.2 Hoạt động cho vay theo hạn mức thấu chi tại BIDV Phú Mỹ ................... 29 3.4 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 29 3.5 Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................. 30 3.4.1. Mẫu nghiên cứu định tính .......................................................................... 31 3.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................... 31 3.4.3. Xây dựng thang đo ..................................................................................... 33 3.6 Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................... 35 3.5.1 Kích thước mẫu .......................................................................................... 36 3.5.2 Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 36 3.5.3 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 37 3.5.4 Đánh giá thang đo và phân tích kết quả nghiên cứu ................................. 37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 40 4.1 Phân tích thống kê mô tả ............................................................................... 40 4.1.1. Thống kê theo giới tính .............................................................................. 40 4.1.2. Thống kê theo độ tuổi................................................................................. 40 4.1.3. Thống kê theo thu nhập .............................................................................. 40 4.1.4. Thống kê theo trình độ học vấn ................................................................. 41 4.1.5. Thống kê theo nghề nghiệp ........................................................................ 41
  13. x 4.1.6. Thống kê số khách hàng đã từng vay vốn và vay vốn bằng hình thức vay theo hạn mức thấu chi tại ngân hàng ..................................................................... 42 4.1.7. Thống kê khách hàng vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chị tại ngân hàng .................................................................................................... 42 4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................. 43 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................. 45 4.3.1. Phân tích EFA lần 1................................................................................... 45 4.3.2. Phân tích EFA lần 2................................................................................... 47 4.3.3. Phân tích EFA lần 3................................................................................... 50 4.4 Phân tích hồi quy nhị phân Binary Logistic ................................................ 52 4.4.1. Phương trình hồi quy nhị phân mới ........................................................... 52 4.4.2. Kiểm định Omnisbus .................................................................................. 53 4.4.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình ................................................. 53 4.4.4. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình ............................. 53 4.4.5. Kiểm định Wald ......................................................................................... 54 4.4.6. Phương trình hồi quy tổng quát ................................................................. 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ................................................. 57 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 57 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................ 58 5.2.1. Đối với nhân tố Nhân viên ngân hàng ....................................................... 58 5.2.2. Đối với nhân tố thương hiệu ngân hàng .................................................... 60 5.2.3. Đối với nhân tố Lãi suất, phí vay vốn ........................................................ 61 5.2.4. Đối với nhân tố Sự thuận tiện .................................................................... 62 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 68
  14. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã từng nói: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Cạnh tranh giúp tạo động lực để các doanh nghiệp không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao lợi ích xã hội, nhưng cạnh tranh cũng chính là nguyên nhân khiến rất nhiều doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng phá sản. Đặt trong hoàn cảnh các ngân hàng tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh vô cùng gay gắt của hơn 30 ngân hàng trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nếu muốn tồn tại thì bắt buộc phải đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro hoạt động và đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Trong đó, đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ là một trong những cách giúp mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Năm 2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 5960/NQLT-BIDV thông qua định hướng khung kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Một trong những nội dung quan trọng được Ngân hàng đề cập đến đó là việc ưu tiên phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ mới nhằm đa dạng hóa các sản phẩm vay, đáp ứng hầu hết các nhu cầu vay của khách hàng. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ (BIDV Phú Mỹ), một trong những sản phẩm cấp tín dụng bán lẻ hiện đang được rất nhiều khách hàng quan tâm, tìm hiểu chính là sản phẩm “Cho vay theo hạn mức thấu chi”, bởi tính chất vô cùng linh hoạt và nhanh chóng, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, dù được nhiều khách hàng quan tâm, nhưng sản phẩm vay này hiện chỉ chiếm tỷ trọng vô cùng thấp trong cơ cấu các sản phẩm vay hiện nay của BIDV Phú Mỹ. Vậy làm thế nào để tăng lượng khách hàng, cũng như để có cơ sở điều chỉnh tốt hơn chính sách cho vay theo hạn mức thấu chi? Đó chính là lý do tôi quyết tôi lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi
  15. 2 của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ, nhằm nghiên cứu kỹ hơn tính chất của sản phẩm này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh tốt hơn chính sách cho vay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ, từ đó đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm duy trì và gia tăng khách hàng mới cho chi nhánh 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Mỹ - Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến quyết định vay vốn theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Mỹ - Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để nhằm duy trì và gia tăng khách hàng từ đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân cho Chi nhánh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu và khảo sát 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ. 1.3.2. Đối tượng khảo sát Là các khách hàng cá nhân đã, hoặc đang có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ thông qua việc phỏng vấn bằng bảng hỏi.
  16. 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Nội dung nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức Cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Mỹ. 1.4.2. Không gian nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện tại tất cả các điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Mỹ, bao gồm: Trụ sở chi nhánh, và 5 phòng giao dịch trực thuộc BIDV Phú Mỹ. 1.4.3. Thời gian nghiên cứu Đề tài kết hợp lấy dữ liệu thứ cấp từ các Báo cáo của BIDV Phú Mỹ giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, và dữ liệu sơ cấp của năm 2019 thông qua việc khảo sát bằng Bảng hỏi. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện qua 2 bước: - Nghiên cứu định tính - Nghiên cứu định lượng 1.5.1. Nghiên cứu định tính Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu một số chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể là các lãnh đạo ngân hàng, và cán bộ quản lý khách hàng lâu năm, các chuyên gia có nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng để khám phá các nhân tố ảnh hưởng cũng như đánh giá sơ bộ thang đo, điều chỉnh thang đo nháp, và bổ sung hoặc bỏ bớt các biến quan sát. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu định lượng tiếp theo. 1.5.2. Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện để thu thập, chọn mẫu và phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra kết luận và những đề xuất. Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp
  17. 4 phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra. Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp thuận tiện. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn này được chia thành 5 chương. Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã nêu ra lý do chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn bằng hình thức cho vay theo hạn mức thấu chi của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Mỹ”. Qua đó tác giả đã nêu rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi của nghiên cứu, bố cục của bài luận văn, từ đó làm cơ sở để phân tích vấn đề cần nghiên cứu của những chương sau.
  18. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN & MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương một đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương hai tác giả sẽ trình bày các khái niệm và lý thuyết có liên quan đến sản phẩm cho vay theo hạn mức thấu chi và khái niệm quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp. 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng 2.1.1.1. Khái niệm “Hành vi của người tiêu dùng” ➢ Theo Lamb Hair Mcdaniel Hành vi của người tiêu dùng là toàn bộ quá trình người đó sử dụng để đưa ra quyết định mua hàng, cũng như sử dụng và thanh lý hàng hóa hoặc dịch vụ đã mua; cũng bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và sử dụng sản phẩm (“Consumer behavior is processes a consumer uses to make purchase decisions, as well as to use and dispose of purchased goods or services; also includes factors that influence purchase decisions and product use.”) ➢ Theo Philip Kotler & Keller (2013) Hành vi người tiêu dùng là một tổng thể những hành động của người tiêu dùng kể từ khi có nhu cầu mua sắm cho tới khi mua thành công và cả sau khi kết thúc việc mua sản phẩm. Quá trình thông qua quyết định mua sắm của người tiêu dùng diễn ra qua 5 giai đoạn: Nhận biết nhu cầu → Tìm kiếm thông tin → Đánh giá các phương án → Quyết định mua → Hành vi sau khi mua. Có thể hiểu hành vi của người tiêu dùng là các hành động, phản ứng công khai mà bản thân người tiêu dùng được hình thành từ những quan điểm suy nghĩ và những kinh nghiệm biểu hiện trong quá trình đưa ra quyết định mua sắm sản phẩm hay dịch vụ và sau khi tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ. 2.1.1.2. Quá trình ra quyết định mua hàng
  19. 6 Theo mô hình năm giai đoạn của Philip Kotler and Gary Armstrong thì khi khách hàng quyết mua hay lựa chọn một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó không đơn giản là quyết định mua liền mà việc quyết định mua của khách hàng thông qua quá trình quyết định mua. Quá trình ra quyết định mua hàng theo Philip Kotler and Gary Armstrong (2011) bao gồm 5 bước như sau: Hình 2. 1. Mô hình hành vi mua hàng Nhận biết nhu cầu Tìm kiếm thông tin Hành vi sau khi mua Đánh giá các phương án Quyết định mua (Nguồn: Philip Kotler and Gary Armstrong, Principples of Marketing, 2011) Bước 1: Nhận biết nhu cầu Quá trình ra quyết định của người mua hàng được bắt đầu từ khi họ có nhu cầu mua sắm bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào đó. Nhu cầu mua sắm có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài. Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân bên trong khi những nhu cầu cơ bản nhất như ăn, uống, ngủ, nghỉ… chưa được thỏa mãn và tăng đến mức cao và trở thành điều thôi thúc. Và vì vậy để giải quyết niềm thôi thúc đó, họ sẽ hướng vào những đối tượng có khả năng thỏa mãn được niềm thôi thúc. Nhu cầu cũng có thể bắt nguồn từ các tác nhân bên ngoài. Ví dụ: một người đi ngang qua cửa hiệu bánh mì và hình ảnh những chiếc bánh mì vừa mới nướng xong đã kích thích làm cho người đó cảm thấy đói hoặc một người nào đó thấy người hàng xóm mua xe mới rất đẹp làm cho người đó thấy thích... tất cả các điều trên đều có thể tạo nên nhu cầu của con người. Sau khi nhận biết rằng mình có nhu cầu về sản phẩm
  20. 7 hay dịch vụ nào đó thì người đó sẽ tiến hành bước 2 là tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ đó. Bước 2: Tìm kiếm thông tin Người tiêu dùng khi có nhu cầu bắt đầu họ sẽ tìm kiếm thông tin liên quan sản phẩm hay dịch vụ đó. Ví dụ: một người có nhu cầu về mua ôtô, họ sẽ tự mình đọc tài liệu, gọi điện thoại cho bạn bè, tham gia các hoạt động khác để tìm hiểu về ôtô, họ sẽ chú ý đến những quảng cáo ôtô, ôtô bạn bè đã mua... Điều quan trọng nhất là những người làm marketing phải quan tâm chính là nguồn thông tin chủ yếu mà người tiêu dùng hay tìm đến để tìm kiếm thông tin và ảnh hưởng của từng những nguồn đó đến quyết định mua sắm. Thông qua thu thập, tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các nhãn hiệu cạnh tranh và các tính năng của chúng. Sau khi người tiêu dùng tìm kiếm thông tin, họ chưa quyết định mua ngay, mà có nhiều phương án để họ lựa chọn nhãn hiệu nào. Bước 3: Đánh giá các phương án Người tiêu dùng sẽ đánh giá các phương án như thế nào sau khi tìm hiểu các thông tin về các nhãn hiệu mà họ cần? Không có một quy trình đánh giá nào là toàn diện và duy nhất mà có thể áp dụng cho tất cả mọi người tiêu dùng. Thậm chí một người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau cho các tình huống mua sắm khác nhau. Bước 4: Quyết định mua hàng Hình 2. 2. Những bước từ giai đoạn đánh giá đến giai đoạn quyết định Thái độ của Đánh giá những người khác Quyết Ý định các định mua hàng phương án Những yếu tố tình mua huống bất ngờ (Nguồn: Philip Kotler and Gary Armstrong, Principples of Marketing, 2011)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0