intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:145

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận diện và đo lường các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tây Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ NGÂN TÂM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO THÔNG TIN HỮU ÍCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ NGÂN TÂM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO THÔNG TIN HỮU ÍCH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TỈNH TÂY NINH CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN MÃ SỐ : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS BÙI VĂN DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ PHẦN TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................4 5. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4 6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 7. Những đóng góp mới của luận văn ..................................................................5 8. Kết cấu của luận văn .........................................................................................5 CHƯƠNG 1................................................................................................................6 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................................6 1.1 Các nghiên cứu liên quan ................................................................................6 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................6 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước ....................................................................20 1.2 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước và khe hổng nghiên cứu .........28 1.2.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước ............................................28 1.2.2 Khe hổng nghiên cứu ..............................................................................29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30 CHƯƠNG 2..............................................................................................................31 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................................31 2.1. Một số vấn đề tổng quan về thông tin hữu ích của BCTC kế toán ..........31 2.1.1 Khái niệm về thông tin ............................................................................31
  4. 2.1.2 Khái quát về thông tin hữu ích BCTC ..................................................31 2.1.3 Khái niệm về báo cáo tài chính ..............................................................32 2.2 Tổng quan về hệ thống kế toán HCSN ........................................................32 2.2.1 Giới thiệu chung về đơn vị HCSN..........................................................32 2.2.1.1 Khái quát về hệ thống kế toán .........................................................32 2.2.1.2 Khái niệm về đơn vị HCSN ..............................................................33 2.2.1.3 Phân loại đơn vị HCSN.....................................................................33 2.2.1.4 Đặc điểm của đơn vị HCSN..............................................................34 2.2.2 Khái quát về kế toán đơn vị HCSN .......................................................36 2.2.2.1 Đối tượng kế toán ..............................................................................36 2.2.2.2 Nguyên tắc kế toán ............................................................................36 2.2.3 Hệ thống kế toán ......................................................................................38 2.2.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán đơn vị HCSN ............39 2.2.3.2 Hệ thống chứng từ kế toán ...............................................................40 2.2.3.3 Hệ thống tài khoản ............................................................................41 2.2.3.4 Hệ thống chế độ sổ kế toán ...............................................................42 2.2.3.5 Hệ thống lập và cung cấp thông tin thông qua Báo cáo tài chính 43 2.2.3.6 Hệ thống bộ máy kế toán ..................................................................46 2.2.3.7 Hệ thống kiểm tra kế toán ................................................................46 2.3 Các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp ...............................................47 2.3.1 Quy định về pháp lý ................................................................................47 2.3.2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ...........................................................47 2.3.3 Điều kiện kinh tế - tài chính, ngân sách Nhà nước...............................48 2.3.4 Điều kiện nơi làm việc .............................................................................49 2.3.5 Công cụ hỗ trợ .........................................................................................49 2.4 Các lý thuyết nền phục vụ việc nghiên cứu .................................................50 2.4.1 Lý thuyết đại diện ( Agency Theory) .....................................................50 2.4.2 Lý thuyết Quỹ (Fund Theory) ................................................................51 2.4.3 Lý thuyết bất cân xứng thông tin ...........................................................52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................54
  5. CHƯƠNG 3..............................................................................................................55 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................55 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................55 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị và giả thuyết nghiên cứu ..............................56 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị ...................................................................56 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................57 3.3 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................58 3.3.1 Phương pháp định tính ...........................................................................58 3.3.2 Phương pháp định lượng ........................................................................61 3.3.2.1 Xây dựng thang đo ............................................................................61 3.3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi .....................................................................65 3.3.2.3 Mẫu nghiên cứu.................................................................................66 3.3.2.4 Đối tượng khảo sát ............................................................................67 3.3.2.5 Các bước phân tích dữ liệu ..............................................................67 3.3.2.6 Công cụ sử dụng phân tích ...............................................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................70 CHƯƠNG 4..............................................................................................................71 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.........................................................71 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính .......................................................................71 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ....................................................................71 4.2.1 Mô tả mẫu quan sát .................................................................................71 4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .........................................................73 4.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................77 4.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập ......................78 4.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc .................81 4.2.4 Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố .....................................82 4.2.5 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................82 4.2.5.1 Phân tích hồi quy ..............................................................................83 4.2.5.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .......................................85 4.2.5.3 Phương trình hồi quy........................................................................86 4.2.5.4 Phân tích tương quan .......................................................................87
  6. 4.3 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................93 CHƯƠNG 5..............................................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..............................................................94 5.1. Kết luận ..........................................................................................................94 5.2 Hàm ý chính sách ...........................................................................................95 5.2.1 Quy định về pháp lý ................................................................................95 5.2.2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ...........................................................96 5.2.3 Điều kiện nơi làm việc .............................................................................97 5.2.4 Công cụ hỗ trợ .........................................................................................97 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ..........................98 5.3.1 Hạn chế của đề tài ...................................................................................98 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ........................................................98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ......................................................................................100
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước, tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019 Tác giả LÊ THỊ NGÂN TÂM
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT * Chữ viết tắt Tiếng Việt : XHCN : Xã hội chủ nghĩa HCSN : Hành chính sự nghiệp NSNN : Ngân sách nhà nước BCTC : Báo cáo tài chính KTNN : Kế toán Nhà nước TCNN : Tài chính Nhà nước UBND : Ủy ban nhân dân CMKTCQT : Chuẩn mực kế toán công quốc tế * Chữ viết tắt Tiếng Anh : EFA : Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO : Kaiser-Meyer-Olkin IPSAS : International Public Sector Accounting Standards Chuẩn mực kế toán công quốc tế SPSS : Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê khoa học xã hội VIF : Variance inflation factor Hệ số phóng đại phương sai
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề cải cách hệ thống kế toán công, nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán. ...................................................................9 Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về những nhân tố tác động đến việc xây dựng hệ thống kế toán công, thông tin hữu ích của BCTC kế toán............14 Bảng 1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công, nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán. ..................................22 Bảng 1.4 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về những nhân tố tác động đến việc xây dựng hệ thống kế toán, nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán. ....26 Bảng 2.1 Tổng kết các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị HCSN. ...................................................................53 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia ...........................................................56 Bảng 3.2 Tổng hợp các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị HCSN . .....................................................58 Bảng 3.3 Thang đo các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị HCSN - Mã hóa các thang đo. ........................62 Bảng 3.4 Cấu trúc câu hỏi .........................................................................................65 Bảng 4.1 Thống kê các mẫu khảo sát........................................................................71 Bảng 4.2 Kiểm định KMO và Bartlett's test cho biến độc lập ..................................78 Bảng 4.3 Tổng phương sai trích - Total variance explained .....................................78 Bảng 4.4 Ma trận nhân tố xoay .................................................................................79 Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett's test cho biến phụ thuộc ..............................81 Bảng 4.6 Tổng phương sai trích biến phụ thuộc - Total variance explained ............81 Bảng 4.7 Ma trận hệ số của biến phụ thuộc ..............................................................82 Bảng 4.8 Hệ số hồi quy - Coefficientsa .....................................................................83 Bảng 4.9 Hệ số hồi quy - Coefficientsa sau khi loại bỏ biến KT ..............................84 Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................85 Bảng 4.11 Phân tích phương sai ANOVA ................................................................86 Bảng 4.12 Hệ số tương quan .....................................................................................87
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn ............................................................55 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị ......................................................................57
  11. PHẦN TÓM TẮT Tổng quan, tìm hiểu thực trạng kế toán, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến việc việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh để đưa ra đề xuất hoàn thiện kế toán hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tây Ninh cũng như kế toán công tại Việt Nam. Với phương pháp định tính và định lượng, bài viết nghiên cứu các nhân tố : Quy định về pháp lý; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Điều kiện kinh tế - tài chính, ngân sách Nhà nước; Điều kiện nơi làm việc; Công cụ hỗ trợ. Dữ liệu được thu thập và xử lý thông qua phần mềm SPSS 20.0. Với việc phân tích thống kê mô tả giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về các nhân tố. Thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định. Mô hình và các giả thuyết được phân tích bằng phương pháp hồi quy bội. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động : Quy định về pháp lý ; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ; Điều kiện nơi làm việc; Công cụ hỗ trợ. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như sau : Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (CM) có tác động cùng chiều mạnh nhất lên HTKT (Nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp ) (β = 0,571), nhân tố tác động cùng chiều mạnh tiếp theo là PL (β = 0,276), tiếp theo là nhân tố CC tác động cùng chiều (β = 0,178) và nhân tố LV có tác động yếu nhất trong 4 nhân tố đến HTKT (β = 0,167). Việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị HCSN là một trong các khâu quan trọng để vận dụng cải cách hiệu quả, hạn chế khó khăn trong việc thi hành kế toán công. Phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin cho cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý, trưởng đơn vị. Qua nghiên cứu này định hướng tác giả : Sử dụng các biến quan sát mới phù hợp với các nhân tố tác động trong bài nghiên cứu kế tiếp; Nghiên cứu đi sâu vào nội dung chi tiết hơn trong hệ thống kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp. Từ khóa : Báo cáo tài chính – Kế toán
  12. ABSTRACT Overview, understanding the status of accounting, analysis and evaluation of factors affecting the improvement of useful information of accounting and financial statements of administrative units - Experimental research in the province Tay Ninh to propose proposals to improve administrative and professional accounting in Tay Ninh province as well as public accountants in Vietnam. With qualitative and quantitative methods, the paper explores the factors: Legal provisions; Professional qualifications; Economic - financial conditions, State budget; Workplace conditions; Support tools. Data is collected and processed through SPSS 20.0 software. With descriptive statistical analysis helps readers have an overview of the factors. Through methods of evaluating Cronbach’s alpha reliability and EFA discovery factor analysis for testing. Models and hypotheses are analyzed by multiple regression methods. The results show that there are 4 factors affecting: Legal provisions; Professional qualifications ; Workplace conditions; Support tools. Influence of factors as follows: Professional qualifications (CM) have the strongest impact on the technical system (Applying accounting system of ANC units) (β = 0,571), multiplication The next most powerful factor is PL (β = 0,276), followed by the CC factor having the same direction (β = 0,178) and the LV factor having the weakest impact in 4 factors to TA (β = 0,167) ). Understanding the factors affecting the improvement of useful information of the financial statements of the units is one of the important stages to apply effective reforms, limiting difficulties in implementation. Accountants. Serving the need to use information for managing agencies, management agencies and unit heads. Through this study, the author guides the use of new observed variables in accordance with the impact factors in the next study; The study delves into more detailed content in the accounting system in administrative and non-business units. Keywords : Financial statement - Accounting
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay với nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà Nước pháp quyền XHCN, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước cũng từng bước được kiện toàn, góp phần vào sự đổi mới, phát triển kinh tế xã hội. Đơn vị HCSN là những đơn vị hoạt động bằng nguồn kinh phí do nhà nước cấp phát hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, kinh doanh hay nguồn viện trợ không hoàn lại. Qua đó, để tăng cường hiệu quả quản lý và nâng cao tính hữu ích thông tin, trách nhiệm giải trình và sử dụng nguồn tài chính hiệu quả thì các đơn vị HCSN phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm và tuân thủ luật ngân sách Nhà nước, các quy định và chế độ kế toán do Nhà nước ban hành, nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác kế toán, thông báo kịp thời, hiệu quả, chính xác các thông tin tài chính cho cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế Nhà Nước, kế toán HCSN là nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Nhà nước, là chấp hành ngân sách của nhà nước tại những đơn vị hành chính sự nghiệp, là công cụ điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị hành chính. Vì thế, kế toán tại các đơn vị HCSN với công việc tổ chức hệ thống thông tin thông qua số liệu trên BCTC nhằm kiểm soát, quản lý nguồn kinh phí, nguồn tài chính, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tài sản công,… Hơn nữa thông tin báo cáo tài chính kế toán còn kiểm soát tình hình chấp hành quy định về các dự toán thu chi và việc thực hiện những tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính, BCTC ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành công cụ không thể thiếu hỗ trợ việc ra các quyết định kinh tế. Chính vì vậy, tính hữu hiệu BCTC trở thành chủ đề được tất cả
  14. 2 các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt quan tâm. Vì thế các thông tin dữ liệu về các báo cáo phải chuẩn xác, đầy đủ, hợp lý để đẩy mạnh hoạt động đầu tư đa quốc gia. Hiện nay, hệ thống thông tin báo cáo tài chính kế toán Nhà nước và kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) vẫn còn bị chi phối bởi nhiều quy định khác nhau như luật Ngân sách Nhà nước, luật Kế toán, các quy định về chế độ kế toán HCSN, các văn bản quy phạm pháp luật Nhà nước, … Kế toán công tại Việt Nam chưa đưa thông tin mang tính hữu ích cho việc trách nhiệm giải trình và ra quyết định. Vì vậy, kế toán khu vực công chưa là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát nguồn tài chính công, NSNN. Tuy Nhà nước ban hành nhiều quy định và thông tư hướng dẫn thực thi kế toán nhưng song song các đơn vị HCSN vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, thu thập thông tin và trình bày trên BCTC, chưa cung cấp thông tin cho việc giải trình và đưa ra quyết định, … Nói đến Tây Ninh trong công cuộc xây dựng và phát triển Đất nước, vị trí Tây Ninh là vùng kinh tế thuận lợi, phát triển kinh tế đối ngoại. Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Tỉnh nhà có đường Xuyên Á nối dài từ Tp. Hồ Chí Minh với Campuchia thông qua Cửa Khẩu Mộc Bài. Song song đó với vị trí cách trung tâm Tp.Hồ Chí Minh 99 km tuyến đường Quốc lộ 22B, cách cửa khẩu biên giới Campuchia 40km về Tây Bắc. Tây Ninh là một trong những vị trí cửa ngõ lưu thông, phát triển kinh tế, mở rộng quan hệ quốc tế quan trọng giữa Campuchia và Thái Lan…Bên cạnh đó vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh còn là đầu mối giao lưu quan trọng trong việc trao đổi, luân chuyển, lưu thông hàng hoá, cung ứng các sản phẩm dịch vụ giữa các tỉnh trong vùng kinh kế trọng điểm Đông Nam Bộ nói chung và các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Tây Ninh cũng được xem là một trong các tỉnh về phát triển kinh tế, hội nhập và cải cách hành chính; thu hút các dự án kinh tế phát triển tỉnh nhà từ nguồn đầu tư nước ngoài, để đáp ứng nhu cầu này thì đòi hỏi mọi thông tin về BCTC kế toán công cũng như kế toán BCTC kế toán HCSN
  15. 3 phải thật sự hữu ích, rõ ràng, chính xác và minh bạch và là công cụ hữu ích để quản lý, kiểm soát tình hình kinh tế, ngân sách Tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Vì lý do trên, để nắm bắt xu hướng cùng với các điều kiện tại Việt Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp là cần thiết và phải đổi mới một cách thuận tiện nhất. Từ những thực tiễn nêu trên tác giả chọn ra đề tài “Các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh” để phân tích, tổng hợp, nghiên cứu các vấn đề nhằm đưa ra những giải pháp với mục đích nâng cao tính hữu ích thông tin BCTC kế toán HCSN, số liệu báo cáo để cung cấp tình hình về kinh tế, tình hình hoạt động của đơn vị cho cơ quan quản lý, cơ quan có thẩm quyền các thông tin chuẩn xác và kịp thời. Qua đó góp phần giúp cho việc quản lý của các cơ quan cấp trên nâng cao chất lượng tài chính công, có cơ chế nguồn tài chính thích hợp giúp phát triển tỉnh nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ yếu chú trọng các mục tiêu sau : Mục tiêu tổng quát : Nhận diện và đo lường các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp tại Tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu cụ thể : Một là, tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tây Ninh. Hai là, mức độ tác động của các nhân tố đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tây Ninh 3. Câu hỏi nghiên cứu Qua mục tiêu trên tác giả có 02 câu hỏi tương ứng như sau :
  16. 4 1. Các nhân tố nào tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh ? 2. Mức độ tác động của các nhân tố trên như thế nào đối với việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp – Nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Tây Ninh ? 4. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống văn bản quy định về kế toán, luật ngân sách nhà nước, các quy chuẩn về hệ thống kế toán của đơn vị HCSN theo những luật định Nhà nước và các văn bản mang tính pháp lý hiện hành. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp. 5. Phạm vi nghiên cứu Bài luận chủ yếu tập trung tìm hiểu các vấn đề về thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Tỉnh Tây Ninh. Tác giả chủ yếu khảo sát các Sở ban ngành, các đơn vị HCSN tại Tỉnh Tây Ninh. 6. Phương pháp nghiên cứu Bài viết được vận dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng : Phương pháp định tính, tìm hiểu các khái niệm được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thông qua ý kiến khảo sát từ các chuyên gia, tác giả khái quát mô tả lý thuyết hệ thống kế toán HCSN, đánh giá thực tế hệ thống kế toán tại đơn vị. Phương pháp định lượng, dựa trên nghiên cứu trước làm cơ sở để tác giả sàng lọc, vận dụng kiểm chứng các nhân tố tác động thể hiện cụ thể thông qua thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp, qua mail và công cụ khảo sát trực tuyến là google docs đến các đối tượng khảo sát. Tổng hợp, sàng lọc số liệu khảo sát, sử dụng Excel 2010 và phần mềm hỗ trợ SPSS 20.0 để thực hiện phân tích thống kê dữ liệu, phân tích tương quan, đánh giá Cronback’s Alpha, phân tích nhân tố EFA.
  17. 5 7. Những đóng góp mới của luận văn * Về mặt lý luận Bài viết tổng hợp các lý luận liên quan đến các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của báo cáo tài chính kế toán các đơn vị Hành chính sự nghiệp tại tỉnh Tây Ninh nói riêng. Trên cơ sở đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực trạng để những tác giả nghiên cứu cùng lĩnh vực có thể tham khảo thực hiện mở rộng các nghiên cứu tiếp theo. Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến việc nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán các đơn vị HCSN. * Về mặt thực tiễn Xác định các nhân tố tác động đến việc nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán các đơn vị HCSN. Dựa trên các nhân tố đã phát hiện và từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm giúp các đơn vị HCSN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có thể trình bày các thông tin BCTC kế toán một cách minh bạch, chuẩn xác, công khai, nâng cao trách nhiệm giải trình, phù hợp với điều kiện nên kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của bài luận gồm có phần mở đầu, phần nội dung gồm 05 chương trình bày như sau : CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
  18. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Kế toán đơn vị Hành chính sự nghiệp, với một hệ thống riêng biệt do đó việc nghiên cứu về việc nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán, những đổi mới, cải cách hệ thống kế toán là tiền đề để hoàn thiện, nâng cao hệ thống kế toán của các đơn vị HCSN tại tỉnh Tây Ninh. Qua đó, tác giả tổng hợp những yếu tố tác động đến cải cách, ứng dụng để đổi mới, hoàn thiện và phát triển hệ thống kế toán công cũng như để xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chất lượng thông tin của BCTC kế toán. Tiếp đến, góp phần xây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực, cung cấp các thông tin hữu ích, trung thực, đáp ứng việc sử dụng các thông tin về kế toán và sự quản trị nguồn lực tài chính công đạt hiệu quả cao hơn. Chương này phát họa một bức tranh tổng thể về quá trình nghiên cứu các vấn đề trong nội dung của bài luận văn, thể hiện thông qua việc khai thác, nghiên cứu đề tài của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã xây dựng các vấn đề có liên quan đến luận văn của tác giả. Từ đó, tác giả có góc nhìn cụ thể, xác định được khe hổng nghiên cứu để việc lựa chọn đề tài nghiên cứu được đánh giá là cần thiết nếu được xem xét tổng thể trong sự liên kết với các nghiên cứu đi trước, các nghiên cứu đã thực hiện trước đó. 1.1 Các nghiên cứu liên quan 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài + Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề cải cách hệ thống kế toán công, nâng cao thông tin hữu ích của BCTC kế toán. Chan, J. L (2003) bài viết thể hiện sự khác biệt về mục đích, tính chất hàng hóa dịch vụ công, nguồn tài chính và thuế trong khu vực công. Điều này chưa được phản ánh trong các tiêu chuẩn kế toán của chính phủ trong các quốc gia phát triển. Tất cả những điều này bị ảnh hưởng bởi thực tiễn khu vực tư nhân, trong đó ủng hộ cơ sở dồn tích và báo cáo tổng hợp. Kế toán KVC đang từng bước tiếp cận cơ sở kế toán dồn tích, kết hợp giữa BCTC chính phủ và báo cáo quỹ. Tác giả cũng đề xuất
  19. 7 một số nguyên tắc kế toán cần được quy định thành các bộ quy chuẩn nhằm đẩy mạnh trách nhiệm giải trình tài chính của chính phủ thông qua các thông tin tài chính. Cũng theo Chan, J. L (2006) nhận định những yếu kém, tồn tại những khuyết điểm từ hệ thống quản lý tài chính Chính phủ của các nước đang phát triển. Từ đó, nội dung của cuộc cải cách nhằm thay đổi các chính sách và thủ tục của kế toán Chính phủ, hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả nguồn lực công, cung cấp dữ liệu minh bạch, thông tin hữu ích cho các nhà quản lý khu vực công để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước, tăng cường năng lực thể chế để đạt được mục tiêu phát triển. Cải cách liên quan đến việc thay đổi chính sách và thủ tục kế toán của chính phủ. Phần lớn các quốc gia có một số loại quy tắc và quy định cho hệ thống kế toán của Chính phủ, mặc dù sắp xếp thể chế của họ để thiết lập các quy tắc và các quy định có thể khác nhau. Tiêu chuẩn kế toán công kêu gọi tất cả các quốc gia áp dụng IPSAS. Vì IPSAS là trung tâm của toàn thế giới, các nỗ lực của kế toán ảnh hưởng đến cải cách kế toán của chính phủ trong các nước đang phát triển. Vì thế giá trị về phương diện xã hội của việc cải cách kế toán nhà nước sẽ góp phần vào mục tiêu phát triển chung và kể cả việc giảm nghèo của quốc gia. Bài viết còn nhấn mạnh đến việc đảm bảo sự trung thực tài chính và quá trình vận dụng IPSAS để cải cách kế toán chính phủ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giải pháp để các nước đang phát triển có thể thực hiện nhằm cải cách và vận dụng IPSAS chưa được tác giả thể hiện. Janet Mack (2006) với mục tiêu xác định mục đích chung của BCTC của khu vục công tại Úc và sự hòa hợp với mục đích nội dung BCTC. Bài viết thể hiện nhu cầu của người sử dụng BCTC không chỉ ra quyết định mà còn sử dụng cho mục đích đánh giá trách nhiệm giải trình của đơn vị báo cáo. Do đó, thông tin BCTC cung cấp cho người sử dụng phải thật hữu ích. Trong một nghiên cứu của Roje & Vasicek (2010), bài viết này thảo luận về quan điểm của kế toán khu vực công và báo cáo kinh tế tài chính ở các quốc gia chuyển đổi. Thứ nhất, bài viết nhằm mục đích kiểm tra tính đầy đủ của kế toán chính
  20. 8 phủ và mô hình báo cáo tài chính, phản ánh các quy tắc, chuẩn mực kế toán hiện tại và khung báo cáo tài chính trong Slovenia, Croatia, Bosnia, Herzegovina. Bài viết nghiên cứu về phát triển, chấp nhận IPSAS và thực tế chủ đề IPSAS đang ngày càng trở nên quan trọng, nhiều quốc gia đang hướng tới việc áp dụng kế toán dồn tích bằng cách sử dụng IPSAS. Thứ hai, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân sách và kế toán để tài trợ cho dự án. Kết quả cho thấy mức độ các hệ thống kế toán của chính phủ chuyển đổi ở các nước phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể cần được tính đến khi đánh giá hệ thống và so sánh giữa đổi mới hệ thống kế toán các nước. Đồng thời, bài viết thể hiện những khó khăn từ quá trình cải cách để chuyển đổi sang IPSAS bao gồm : Sự luân chuyển kế toán dồn tích từ kế toán tiền mặt; khó khăn khi chuyển đổi ngôn ngữ, thuật ngữ kế toán; sự hỗ trợ từ cơ quan cấp trên; đổi mới hệ thống công nghệ thông tin. Do đó, cần xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống kế toán hỗ trợ cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi sâu, chưa khai thác cụ thể các giải pháp thiết yếu nhằm thực hiện quá trình. Theo Christiaens và cộng sự (2013) việc đổi mới trong hệ thống kế toán và việc ứng dụng về IPSAS ở các quốc gia với nhiều mức độ khác nhau, tác giả mở rộng phạm vi trên 81 quốc gia và chia thành 6 nhóm theo cách quản lý tài chính công. Kết quả khảo sát cho thấy do sự khác nhau về nền văn hóa, hoàn cảnh lịch sử hoặc trong cấu trúc của mỗi quốc gia đã ảnh hưởng đến việc đổi mới hệ thống kế toán công. Việc ứng dụng IPSAS cũng được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra việc áp dụng kế toán dồn tích cho khu vực công được triển khai tại các quốc gia theo 03 cấp độ khác nhau bao gồm : Nội dung, thời gian và phương thức thực hiện. Do nhiều Chính Phủ xem xét nhu cầu riêng của mình và không thực hiện đủ đầy các yêu cầu theo quy định của IPSAS vì thế cải cách kế toán dồn tích sẽ không đồng nhất trong vận dụng IPSAS. Zakaria và cộng sự (2017), trên cơ sở nghiên cứu “Một khảo sát về tác động của hệ thống kế toán đối với công việc hiệu quả : Bằng chứng từ các cơ quan khu vực công của Maylaysia” khảo sát về sự tác động hệ thống thông tin kế toán đối với tính hiệu quả công việc trong các cơ quan khu vực công tại Malaysia. Bài viết với mục
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2