intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

91
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là vận dụng lý luận về giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa của C.Mác vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- DƯƠNG ĐỨC ĐẠI LÝ LUẬN HÀNG HÓA CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- DƯƠNG ĐỨC ĐẠI LÝ LUẬN HÀNG HÓA CỦA C.MÁC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS ĐỖ THẾ TÙNG Hà Nội – 2010
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii MỞ ĐẦU 1 1. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 7 1.1 Hàng hóa và sức cạnh tranh của hàng hóa 7 1.1.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa 7 1.1.2 Sức cạnh tranh của hàng hóa 13 1.2 Những biểu hiện mới của giá trị sử dụng và giá trị trong quá trình nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường hiện đại 22 1.2.1 Những biểu hiện mới của giá trị sử dụng 22 1.2.2 Biểu hiện mới của giá trị hàng hóa trong nền kinh tế hiện đại 31 1.3 Kinh nghiệm về nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa 34 1.3.1 Kinh nghiệm đa dạng hóa giá trị sử dụng của tập đoàn NOKIA và tập đoàn MICROSOFT 34 1.3.2 Kinh nghiệm cung cấp giá trị sử dụng đặc thù của tập đoàn GOOGLE 36 2. CHƯƠNG 2: NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 39 2.1 Sự chuyển biến nhận thức về sản xuất hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hóa và cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam 39 2.1.1 Từ chỗ chỉ thừa nhận một bộ phận sản phẩm là hàng hóa tới chủ trương phát triển đồng bộ các loại thị trường 39
  4. 2.1.2 Từ chỗ đề cao giá trị sử dụng, coi nhẹ giá trị đến chỗ coi trọng hai thuộc tính của hàng hóa ở Việt Nam 44 2.1.3 Từ chỗ thay thế cạnh tranh bằng thi đua đi tới thừa nhận và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 49 2.1.4 Hạn chế của sự vận dụng lý luận hàng hóa vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam 51 2.2 Thực trạng về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam – xét theo hai thuộc tính của hàng hóa 54 2.2.1 Thị phần hàng hóa Việt Nam 55 2.2.2 Cạnh tranh về giá trị - giá cả của hàng hóa Việt Nam 62 2.2.3 Cạnh tranh về giá trị sử dụng của hàng hóa Việt Nam 67 3. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM 75 3.1 Định hướng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam 75 3.1.1 Nâng cao và đa dạng hóa giá trị sử dụng của hàng hóa 75 3.1.2 Hạ thấp giá trị của hàng hóa 78 3.1.3 Nâng cao hiệu lực điều tiết của nhà nước để thúc đẩy cạnh tranh hàng hóa lành mạnh 80 3.2 Giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam 81 3.2.1 Nâng cao trình độ lành nghề của người lao động Việt Nam 81 3.2.2 Tăng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ Việt Nam 84 3.2.3 Cải tiến cách thức tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế 88 3.2.4 Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu sản xuất 92 3.2.5 Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên 94 KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT NỘI DUNG KÝ HIỆU TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia khu vực ASEAN Asian Nations Đông Nam Á Domestic Resource Cost DRC Hệ số chi phí tài nguyên nội địa Coefficient EU Liên minh châu Âu Good Agriculture Quy trình “Thực hành nông GAP Practices nghiệp tốt” Quy trình sản xuất tiêu chuẩn Quy trình ISO quốc tế Revealed Comparative RCA Hệ số cạnh tranh Advantage Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Vietnam Textile and VITAS Hiệp hội Dệt may Việt Nam Apparel Association WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới i
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng Bảng 2.1 Thị phần xuất khẩu gạo tính theo sản lượng 1998 – 2008 57 Bảng 2.2 Thị phần xuất khẩu gạo tính theo giá trị 1996 – 2006 57 Sự thay đổi thị phần các nước xuất khẩu 60 Bảng 2.3 hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Thị phần tương đối của hàng dệt may Việt Nam Bảng 2.4 61 so với hàng dệt may Ấn Độ trên thị trường Mỹ Bảng 2.5 Giá gạo (FOB) ở một số nước ASEAN 62 Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long 63 Bảng 2.6 và Thái Lan. Năng suất của một số thiết bị dệt may 64 Bảng 2.7 sử dụng tại Việt Nam Bảng 2.1: Thị phần xuất khẩu gạo tính theo sản lượng 1998 – 2008 ............. 57 Bảng 2.2:Thị phần xuất khẩu gạo tính theo giá trị 1996 – 2006..................... 57 Bảng 2.3: Sự thay đổi thị phần các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ........................................................................................................ 60 Bảng 2.4: Thị phần tương đối của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Ấn Độ trên thị trường Mỹ ....................................................................... 61 Bảng 2.5: Giá gạo (FOB) ở một số nước ASEAN .......................................... 62 Bảng 2.6: Chi phí sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Thái Lan. .... 63 Bảng 2.7: Năng suất của một số thiết bị dệt may sử dụng tại Việt Nam ........ 64 ii
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Mô hình sức cạnh tranh của hàng hóa 21 Biểu đồ 1.2 Cơ cấu kinh tế Mỹ giai đoạn 1998 - 2009 27 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi Biểu đồ 2.1 59 các thị trường năm 2007-2008 Biểu đồ 1.1: Mô hình sức cạnh tranh của hàng hóa ........................................ 21 Biểu đồ 1.2:Cơ cấu kinh tế Mỹ giai đoạn 1998 - 2009 ................................... 27 Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008........................................................................................................ 59 iii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể chia thành các cấp độ: quốc gia, ngành, doanh nghiệp, hàng hóa. Trong đó, cạnh tranh cấp quốc gia dựa trên cạnh tranh cấp ngành, cấp doanh nghiệp, cạnh tranh cấp doanh nghiệp dựa trên cạnh tranh cấp hàng hóa. Như vậy, sức cạnh tranh của hàng hóa tiểu biểu cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh của ngành và quốc gia [66]. Sức cạnh tranh của hàng hóa được xét trên nhiều tiêu chí, nhưng chủ yếu là cạnh tranh về khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng (hay giá trị sử dụng của hàng hóa) và về giá cả (mà cơ sở chủ yếu là giá trị) của hàng hóa phù hợp với khả năng thanh toán của người mua. Trong giai đoạn trước Đổi Mới tại Việt Nam, sự áp dụng cứng nhắc cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã thay thế cạnh tranh hàng hóa bằng phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh, thiên về hiện vật, coi trọng số lượng giá trị sử dụng, coi nhẹ giá trị của hàng hóa. Do đó, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa chưa được đặt ra bức thiết. Từ khi Đổi Mới, dù có nhiều bước tiến nhưng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí, một số hàng hóa Việt Nam được bảo hộ cao vẫn khó chiếm ưu thế trong cạnh tranh. Chẳng hạn, sau hơn 10 năm bảo hộ ngành công nghiệp ôtô, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể tự sản xuất ôtô cạnh tranh trên thị trường thế giới [79]. Do vậy, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa là đòi hỏi cấp thiết của mọi doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, với tư cách là một trong những lý thuyết đáng tin cậy giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, Lý luận hàng hóa của C.Mác lại chưa được vận dụng hiệu quả, dù sự nhận thức và vận dụng học thuyết của C.Mác đã có nhiều tiến bộ. Bởi vậy, vấn đề “Lý luận hàng hóa của C.Mác và vấn đề 1
  9. nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ này. 2. Tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, việc nghiên cứu sức cạnh tranh nói chung được thực hiện theo các hướng cơ bản: Một là, nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia dựa vào lý thuyết về Năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), bao gồm 12 trụ cột là: Thể chế (Institutions), Kết cấu hạ tầng (Infrastruture), Sự ổn định kinh tế vĩ mô (Macroeconomic stability), Nền giáo dục và y tế (Health and primary education), Giáo dục và đào tạo bậc cao (Higher education and training), Hiệu quả của thị trường hàng hóa (Goods market efficiency), Hiệu quả của thị trường lao động (Labor market efficiency), Sự phát triển của thị trường tài chính (Financial market sophistication), Mức độ sẵn sàng công nghệ (Technological readiness), Quy mô thị trường (Market size), Sự phát triển của các hoạt động kinh doanh (Business sophistication), Sự đổi mới (Innovation) [69]. Một số công trình nghiên cứu nổi bật tại Việt Nam như: Viện nghiên cứu và quản lý Trung Ương nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” [1]; PGS.TS Trần Văn Tùng nghiên cứu cạnh tranh kinh tế nói chung trong cuốn “Cạnh tranh kinh tế” [52]; Bùi Văn Thành với luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” [43], Nguyễn Phúc Hiền với luận án tiến sỹ kinh tế “National competitiveness of Vietnam: determinations, emergerging key issues and recommendations” [66]. Những công trình trên đã hệ thống hoá lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cạnh tranh quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế Việt Nam. 2
  10. Hai là, nghiên cứu năng lực cạnh tranh doanh nghiệp theo các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Một số nghiên cứu nổi bật tại Việt Nam: Trong cuốn “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” [41], tác giả Trần Sửu nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó phân tích thực trạng, trình bày giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. TS Nguyễn Vĩnh Thanh phân tích, đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong cuốn “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” [44]. Phạm Quang Trung và đồng nghiệp đã trình bày lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế, phân tích thực trạng và nêu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong tác phẩm “Tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ” [48]. Chủ đề này cũng được nghiên cứu trong luận án tiến sỹ “Sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp xi măng ở Việt Nam” của Vũ Minh Đức năm 2007 [23], luận án tiến sỹ kinh tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phồ Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập” của Đoàn Đỉnh Lam năm 2007 [28], luận án tiến sỹ “Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” của Vũ Duy Vĩnh năm 2009 [60]…. Ba là, về sức cạnh tranh của hàng hóa, số lượng công trình nghiên cứu chưa nhiều, tập trung vào một số hàng hóa cụ thể. Tác giả Nguyễn Thị Cành nghiên cứu “Chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trên địa bàn Tp.HCM” [7]. Hội thảo chủ đề “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam” 3
  11. do Báo Nhân Dân và Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2003 tổ chức, bao gồm 28 bài tham luận đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói chung và một số hàng hóa chủ lực của Việt Nam nói riêng. Hội thảo đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam ở cấp độ nhà nước và doanh nghiệp [79]. Trong luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Thị Ngọc Oanh nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá trái cây xuất khẩu của đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [32]. Tương tự, Vũ Minh Tâm nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu [42]…. Rất ít công trình khoa học nghiên cứu sâu và có tính hệ thống về nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa dưới góc độ hai thuộc tính của nó. Trên thế giới, M. E.Porter nghiên cứu sự cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên hai lợi thế chính là lợi thế về chi phí và lợi thế về sự khác biệt sản phẩm. Từ đó, M. E.Porter đề xuất các chiến lược cạnh tranh tổng quát: chi phí tối ưu, khác biệt hóa, tập trung (hoặc là tập trung vào chi phí tối ưu, hoặc là tập trung vào khác biệt hóa) [36, tr.43-50]. Như vậy, cách tiếp cận của M. E.Porter rất gần với cách tiếp cận của C.Mác về hai thuộc tính của hàng hóa. Dù thế giới đã trải qua nhiều sự thay đổi nhưng chừng nào Kinh tế hàng hóa còn phát triển thì chừng đó các học thuyết của C.Mác về sản xuất hàng hóa vẫn có tính thời đại, vẫn đúng. Do đó, việc nghiên cứu học thuyết kinh tế của C.Mác vẫn rất cần thiết để ứng dụng vào phát triển kinh tế thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: Vận dụng lý luận về giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa của C.Mác vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế hiện đại. 4
  12. Nhiệm vụ của luận văn: Một là, tóm lược lý luận của C.Mác về giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa, trình bày những biểu hiện mới của chúng trong nền kinh tế hiện đại. Hai là, phân tích sự nhận thức và vận dụng lý luận về giá trị sử dụng và giá trị để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam trước và từ khi Đổi Mới. Ba là, đề xuất giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự nhận thức và vận dụng lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong nền kinh tế hiện đại. Phạm vi nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở học thuyết về hàng hóa của C.Mác, chủ yếu là về hai thuộc tính của hàng hóa, nhưng gắn với xu thế toàn cầu hóa kinh tế và cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, vận dụng vào khảo sát thực trạng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam theo tiêu thức giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa, có tham khảo kinh nghiệm thành công của một số doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, đặc biệt coi trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử, phân tích và tổng hợp. Luận văn tóm lược lý luận về giá trị sử dụng và giá trị của C.Mác, tiếp thu những kiến giải khoa học của một số công trình nghiên cứu kinh tế khác về giá cả hàng hóa (biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa) và về giá trị sử dụng của hàng hóa. 6. Những đóng góp mới của luận văn 5
  13. Một là, vận dụng lý luận của C.Mác về hai thuộc tính của hàng hóa vào thực tiễn, phát hiện những biểu hiện mới về hai thuộc tính đó trong nền kinh tế hiện đại. Hai là, khái quát quá trình nhận thức và vận dụng hai thuộc tính trên vào phát triển sản xuất hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam trước và từ khi Đổi mới, nhấn mạnh những mặt hạn chế. Ba là, đề xuất một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam dựa trên việc xử lý tốt các vấn đề về giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. 7. Bố cục của luận văn Bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về hàng hóa và sức cạnh tranh của hàng hóa. Chương 2: Nhận thức và vận dụng lý luận về hai thuộc tính của hàng hóa để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. 6
  14. 1. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA 1.1 Hàng hóa và sức cạnh tranh của hàng hóa 1.1.1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, được chuyển đến tay người sử dụng bằng con đường trao đổi [3, tr.63; 6, tr.70]. Trước hết, hàng hóa phải là sản phẩm của lao động, còn những vật không phải do lao động tạo ra thì dù có ích cho đời sống con người, cũng không trở thành hàng hóa, như: không khí, đất hoang, đồng cỏ tự nhiên, rừng hoang… [6, tr.70]. Ngược lại, nếu một vật là sản phẩm của lao động nhưng không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì lao động chứa đựng trong vật đó cũng vô dụng, nên vật đó cũng không phải là hàng hóa. Mặt khác, những vật có ích và là sản phẩm lao động vẫn chưa thể là hàng hóa nếu chỉ được dành để thỏa mãn nhu cầu của bản thân người sản xuất ra chúng, hay đến tay những người khác bằng con đường: cho, biếu, tặng…, tức là không bằng cách trao đổi. Tóm lại, hàng hóa phải là vật phẩm do lao động tạo ra, phục vụ nhu cầu nào đó của con người và được chuyển đến tay người sử dụng bằng con đường trao đổi. Khái niệm trên cũng chỉ ra: Bất kỳ hàng hóa nào đều có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. 1.1.1.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Tính có ích làm cho vật trở thành một giá trị sử dụng, nhưng tính có ích đó không phải lơ lửng trên không mà do thuộc tính của vật thể hàng hóa quyết định, nó không tồn tại được ở bên ngoài vật thể 7
  15. hàng hóa này. Vì thế, bản thân vật thể hàng hóa đó, như sắt, lúa mì, kim cương… là một giá trị sử dụng, hay của cải [6, tr.62]. Về nguồn gốc, giá trị sử dụng của hàng hóa được tạo ra bởi lao động cụ thể - loại lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, tư liệu lao động, đối tượng lao động, phương pháp lao động, và kết quả lao động riêng [3, tr.66]. Do vậy, những loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những giá trị sử dụng khác nhau, hay, tính đa dạng của lao động cụ thể tạo ra tính đa dạng của giá trị sử dụng. Lao động cụ thể có xu hướng bị chia nhỏ do sự phân công lao động xã hội, do đó, tính đa dạng của giá trị sử dụng cũng phụ thuộc trình độ phân công lao động xã hội. Giá trị sử dụng được hình thành do sự kết hợp giữa lao động và yếu tố vật chất của tự nhiên. Theo quan điểm của C.Mác, trong sản xuất, con người chỉ có thể hành động như bản thân thiên nhiên đã làm, nghĩa là chỉ có thể thay đổi hình thái của vật chất mà thôi. Hơn thế nữa, ngay trong sự thay đổi hình thái ấy, con người cũng luôn luôn dựa vào sự giúp sức của các lực lượng tự nhiên. Như vậy, lao động không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng. Như W.Petty nói, lao động là cha của của cải, còn đất là mẹ của nó [6, tr.73]. Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội, tức là, công dụng hàng hóa không phải để phục vụ ngay chính người sản xuất hoặc gia đình anh ta, mà để thỏa mãn nhu cầu của người khác. “Tất cả các hàng hóa đều không phải là giá trị sử dụng đối với người chủ của chúng, và đều là giá trị sử dụng đối với những người không phải là chủ của chúng. Do đó, hàng hóa phải luôn luôn chuyển từ tay người này sang tay người khác” [6, tr.134]. Như vậy, tính xã hội của giá trị sử dụng xuất phát từ mục đích của nền sản xuất hàng hóa là: Tạo ra hàng hóa để trao đổi. Trong tay của người sản xuất, hàng hóa lúc nào cũng có xu hướng thoát ra ngoài để chuyển tới phục vụ những người thật sự 8
  16. cần giá trị sử dụng của nó. Bởi vậy, trước khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải đặt câu hỏi: Sản xuất cho ai? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?... Giá trị sử dụng của hàng hóa luôn có xu hướng mở rộng. Với bản chất năng động, sáng tạo, con người luôn nỗ lực tìm kiếm những phương thức tối ưu nhất để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, nhờ vậy, con người không ngừng phát hiện ra những công dụng mới trong hàng hóa. Đồng thời, con người ngày càng tìm hiểu sâu hơn bản chất, tính chất của nhiều sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó, con người tìm ra và gắn thêm những giá trị sử dụng mới của những hàng hóa đang tồn tại để đáp ứng nhu cầu của mình. Như vậy, sự phát triển khoa học công nghệ nói riêng, sự tiến bộ của sức sản xuất nói chung giúp mở rộng tối đa giá trị sử dụng của hàng hóa. 1.1.1.2 Giá trị của hàng hóa Giá trị hàng hóa là một khái niệm trừu tượng, muốn hiểu rõ khái niệm này thì phải tìm biểu hiện bên ngoài của giá trị, tức là giá trị trao đổi. • Giá trị trao đổi và giá trị của hàng hóa Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác [6, tr.63]. Ví dụ, 10m2 vải đổi lấy 50kg thóc, có nghĩa là, 50kg thóc là giá trị trao đổi của 10m2 vải, hay 10m2 vải có giá trị trao đổi bằng 50kg thóc. Các hàng hóa khác nhau có thể trao đổi với nhau vì chúng có một điểm chung: Đều là sản phẩm của lao động. Tạm gạt bỏ thuộc tính giá trị sử dụng, mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh đơn thuần của lao động, đó là GIÁ TRỊ. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử. Vì, chỉ trong sản xuất hàng hóa thì người sản xuất mới tính hao phí lao động đã bỏ ra, tức là tính giá trị của 9
  17. hàng hóa. Mặt khác, giá trị hàng hóa không phải là bất biến, mà thay đổi theo từng thời kỳ sản xuất, từng địa điểm sản xuất. Khi nào, sức sản xuất tăng lên thì giá trị hàng hóa sẽ giảm xuống. Giá trị hàng hóa biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Vì, trao đổi hàng hóa không chỉ thuần túy là sự trao đổi những yếu tố vật chất có thuộc tính khác nhau, mà ẩn bên trong là sự trao đổi hao phí lao động của người sản xuất. Mối quan hệ thị trường này chặt chẽ hay lỏng lẻo tùy thuộc vào trình độ phân công lao động xã hội. • Nguồn gốc và thước đo giá trị hàng hóa Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa đã kết tinh trong hàng hóa là nguồn gốc duy nhất của giá trị hàng hóa. Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động của con người nói chung, không kể hình thức biểu hiện cụ thể như thế nào [8, tr.310]. Lao động trừu tượng có tính lịch sử, gắn với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng còn mang tính xã hội vì sự hao phí sức lao động là để phục vụ xã hội, hơn nữa, mức hao phí lao động trừu tượng phải do xã hội đánh giá và công nhận. Giá trị hàng hóa bao gồm lao động trừu tượng quá khứ (kết tinh trong tư liệu sản xuất và được chuyển sang giá trị sản phẩm mới theo mức độ tiêu dùng) và lao động trừu tượng sống (kết tinh trực tiếp trong quá trình sản xuất). Lượng giá trị của hàng hóa do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng quyết định [6, tr.68]. “Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó” [6, tr.67]. Tuy nhiên, sức sản xuất phát triển không ngừng làm cho việc sản xuất hàng hóa ngày càng thuận lợi hơn, dẫn đến thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa ngày càng được rút ngắn. Vì thế, giá trị hàng hóa cũng có xu hướng giảm dần. 10
  18. Trên đây là giả định xét quá trình sản xuất trực tiếp, khi xét quá trình tái sản xuất thì giá trị của mọi hàng hóa – và do đó giá trị của những hàng hóa cấu thành tư bản cũng vậy – không phải do thời gian lao động xã hội cần thiết chứa đựng trong bản thân hàng hóa đó quyết định, mà là do thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa đó quyết định [5, tr.213]. Khi điều kiện sản xuất của xã hội đã thay đổi, việc tái sản xuất hàng hóa trở nên thuận lợi hơn (hoặc khó khăn hơn) thì thời gian lao động xã hội để tái sản xuất ra hàng hóa sẽ ngắn hơn (hoặc dài thêm). Ví dụ, trong năm thứ nhất, xã hội mất trung bình 10h để sản xuất một máy vi tính. Trong năm thứ hai, xã hội mất trung bình 8h để tái sản xuất một máy vi tính tương tự, thậm chí tốt hơn, thì mỗi máy tính đã sản xuất năm thứ nhất, dù còn mới nguyên cũng chỉ được thừa nhận giá trị là 8h, nghĩa là bị hao mòn vô hình tương đương 2h/sản phẩm. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường. Vì trình độ sản xuất của những người này sẽ đại diện cho sức sản xuất trung bình của xã hội, điều kiện sản xuất của họ cũng có thể coi là những điều kiện sản xuất trung bình của xã hội. • Những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị một đơn vị hàng hóa Một là, giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động. Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sẽ càng ít, lượng lao động kết tinh trong hàng hóa đó sẽ càng nhỏ, giá trị của hàng hóa, do vậy, càng ít. Sức sản xuất của lao động lại do các yếu tố sau quyết định: trình độ khéo léo trung bình của công nhân, mức độ phát triển của khoa học và trình độ ứng dụng khoa học vào quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên [6, tr.69]. Hai là, trình độ phức tạp của lao động. Lao động phức tạp là lao động thành thạo của người lao động đã qua đào tạo và rèn luyện [8, tr.304]. Nhờ 11
  19. lao động phức tạp, người lao động vận dụng tri thức, kỹ năng để tiết kiệm sức lao động trong quá trình sản xuất hàng hóa. Do vậy, hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa ít hơn so với khi sử dụng lao động giản đơn, hay lao động không cần qua huấn luyện chuyên môn. Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên [6, tr.75]. Trong quá trình tạo ra giá trị, lao động phức tạp hơn bao giờ cũng phải được quy thành lao động xã hội trung bình, ví dụ, một ngày lao động phức tạp được quy thành x ngày lao động giản đơn chẳng hạn. Tỷ lệ theo đó lao động phức tạp được quy thành lao động giản đơn được xác định một cách thường xuyên bởi một quá trình xã hội diễn ra ngay sau lưng những người sản xuất. Để việc phân tích giá trị hàng hóa được đơn giản hơn, cần thiết phải giả định rằng, người công nhân (do tư bản thuê mướn) đã thực hiện một thứ lao động giản đơn, lao động xã hội trung bình, tức là mọi hàng hóa đều do lao động như nhau tạo ra [6, tr.296]. 1.1.1.3 Giá cả hàng hóa – biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa Giá cả hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá cả hàng hóa thường xuyên khác biệt giá trị hàng hóa, sự cân bằng rất hiếm khi xảy ra. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: Một là, và quan trọng nhất là, giá trị hàng hóa là cơ sở để giá cả hàng hóa dao động xung quanh. Hai là, sức mua của đồng tiền ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa theo tỷ lệ nghịch. Ba là, quan hệ cung – cầu hàng hóa ảnh hưởng đến sự dao động của giá cả xung quanh giá trị. Bốn là, cạnh tranh trên thị trường hàng hóa ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa theo hướng: cạnh tranh gay gắt giữa những người bán làm giá cả hàng hóa giảm xuống, còn cạnh tranh giữa những người mua khi hàng hóa khan hiếm sẽ đẩy giá cả lên cao. Ngoài những yếu tố trên, giá cả hàng hóa còn chịu ảnh hưởng của những điểm đặc thù của từng thị trường hàng hóa. 12
  20. 1.1.2 Sức cạnh tranh của hàng hóa 1.1.2.1 Khái niệm sức cạnh tranh hàng hóa Theo Đại từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), “cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” [64, tr.258]. Đây là khái niệm cạnh tranh theo nghĩa rộng, cạnh tranh ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Từ góc độ Kinh tế chính trị, “cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình” [3, tr.85]. Như vậy, mục đích của cạnh tranh là lợi ích tối đa cho chủ thể kinh tế, chủ yếu là lợi ích vật chất: Lợi nhuận. Theo GS.Tôn Thất Nguyễn Thiêm, cạnh tranh không phải là một động thái nhất định mà là quá trình liên tục, vì vậy, buộc các doanh nghiệp luôn phải tạo ra nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng [45]. Đồng thời, cạnh tranh không phải là sự diệt trừ đối thủ, mà phải mang lại những giá trị gia tăng cao hơn, hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình mà không lựa chọn đối thủ cạnh tranh. Như vậy, cạnh tranh có thể hiểu như cuộc ganh đua giữa những người sản xuất nhằm phục vụ khách hàng tối đa. Muốn giành thắng lợi, các chủ thể kinh tế phải có sức cạnh tranh tốt. Sức cạnh tranh (năng lực cạnh tranh) là khả năng giành được thị phần lớn hơn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, để giành lấy một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp. Sức cạnh tranh có thể được chia thành các cấp độ: sức cạnh tranh quốc gia, sức cạnh tranh của ngành, sức cạnh tranh doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hóa. Trong đó, sức cạnh tranh của hàng hóa là cơ sở của sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, của một quốc gia. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0