intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sẽ cho thấy chiều hướng tác động của các yếu tố trong rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng tình hình hoạt động, thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích nguyên nhân gặp phải rủi ro của từng nhóm ngân hàng, từng ngân hàng trong quá trình kinh doanh với số liệu cập nhật mới nhất giai đoạn 2006-2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- TRƯƠNG HOÀNG GIANG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- TRƯƠNG HOÀNG GIANG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TẤN PHƯỚC TP. Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế “Đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiện cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Tấn Phước. Các nội dung trích dẫn và số liệu được sử dụng trong luận văn có ghi rõ nguồn gốc, trung thực, chính xác và đáng tin cậy. Học Viên Trương Hoàng Giang
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TÊN VIẾT TẮT CÁC NGÂN HÀNG SỬ DỤNG TRONG BÀI DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN CAO HỌC ............................................1 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ...................................................................2 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.6 Kết cấu luận văn ...............................................................................................4 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...........................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG................................................5 Giới thiệu chương 2 ................................................................................................5 2.1 Cơ sở lý thuyết về khả năng phá sản ngân hàng ...............................................5 2.1.1 Khái niệm phá sản ngân hàng .....................................................................5 2.1.2 Dấu hiệu nhận biết ngân hàng có khả năng phá sản ...................................7 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến khả năng phá sản ngân hàng ...................................8 2.1.4 Hậu quả của phá sản NHTM ....................................................................10 2.2 Cơ sở lý luận về rủi ro kinh doanh dẫn đến khả năng phá sản NHTM ..........10 2.2.1 Khái niệm về rủi ro ...................................................................................10 2.2.2 Một số loại rủi ro tài chính ảnh hưởng đến khả năng phá sản NHTM ..... 11 2.2.3 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng phá sản của NHTM ................16 2.3 Đo lường khả năng phá sản của Ngân hàng ...................................................18 2.3.1 Chỉ số Z – Score của E.I.Altman (1968) ..................................................19 2.3.2 Chỉ số Z – Score của Roy (1952) và điều chỉnh Z – Score ......................19 2.4 Tổng quan những nghiên cứu trước đây về tác động của rủi ro đến khả năng phá sản các NHTM. ..............................................................................................21 Kết luận chương 2 .................................................................................................23
  5. CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2015 ................................................................................24 Giới Thiệu Chương 3 ............................................................................................24 3.1 Tổng quan về các NHTM Việt Nam ....................................................................24 3.2 Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam ...............................................24 3.2.1 Quy mô Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản .................................................25 3.2.2 Tăng trưởng huy động và tăng trưởng tín dụng ........................................27 3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM ........................................29 3.1.4 Thực trạng thất bại và Các thương vụ mua lại, hợp nhất, sáp nhập đã diễn ra tại một số NHTM Việt Nam ..........................................................................32 3.3 Thực trạng nguy cơ phá sản dựa trên các yếu tố tài chính tác động tại một số NHTM Việt Nam ..................................................................................................34 3.2.1 Thực trạng nguy cơ phá sản một số NHTM Việt Nam dưới tác động của rủi ro tín dụng ....................................................................................................34 3.2.2 Thực trạng nguy cơ phá sản một số NHTM Việt Nam dưới tác động của rủi ro thanh khoản ..............................................................................................39 3.2.3 Thực trạng nguy cơ phá sản một số NHTM Việt Nam dưới tác động của rủi ro lãi suất ......................................................................................................43 3.4 Đánh giá khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam dựa trên chỉ số Z-Score ...............................................................................................................................47 Kết luận chương 3 .................................................................................................51 CHƯƠNG 4 : DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................52 Giới thiệu chương .................................................................................................52 4.1 Mô hình nghiên cứu và các biến .....................................................................52 4.1.1 Mô hình nghiên cứu và lựa chọn biến phụ thuộc .....................................52 4.1.2 Biến độc lập và các giả thuyết đặt ra trong mối liên hệ Z-score ..............52 4.2 Thu thập dữ liệu và xử lý số liệu ....................................................................56 4.2.1 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................56 4.2.2 Nguồn số liệu và phương pháp thu thập số liệu .......................................56 4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................56 4.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................56 4.4 Thống kê mô tả mẫu dữ liệu ...........................................................................57 4.5 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình...............................................58 4.5.1 Hiện tượng đa cộng tuyến .........................................................................58 4.5.2 Hiện tượng phương sai thay đổi ...............................................................60 4.5.3 Hiện tượng tự tương quan .........................................................................60 4.6 Phân tích hồi quy với các phương pháp và lựa chọn mô hình ........................60 4.6.1 Kết quả mô hình hồi quy bình phương bé nhất (Pooled OLS) .................61 4.6.2 Kết quả mô hình hồi quy tác động cố định (Fixed effect) ........................62 4.6.3 Kết quả mô hình hồi quy nhân tố biến động (Random effect model) ......62 4.6.4 Sử dụng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp .............................63 4.7 Kết quả nghiên cứu .........................................................................................65 4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................65 Kết luận chương 4 .................................................................................................68
  6. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO ẢNH HƯỞNG KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CÁC NHTM VIỆT NAM ....................69 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính ..................................................................69 5.2 Một số khuyến nghị ........................................................................................70 5.2.1 Một số khuyến nghị đối với các NHTM ...................................................70 5.2.1.1 Hạn chế rủi ro tín dụng.......................................................................70 5.2.1.2 Hạn chế rủi ro thanh khoản ................................................................72 5.2.1.3 Hạn chế rủi ro lãi suất ........................................................................74 5.2.1.4 Nâng cao chất lượng vốn chủ sở hữu .................................................74 5.2.2 Khuyến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước .......................75 5.2.2.1 Khuyến nghị đối với Chính phủ .........................................................75 5.2.2.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ........................................76 5.3 Những hạn chế, đóng góp của đề tài và hướng nghiên cứu ............................78 5.3.1 Những hạn chế của đề tài ..........................................................................78 5.3.2 Những đóng góp của đề tài .......................................................................78 5.3.3 Hướng nghiên cứu trong tương lai ...........................................................79 Kết luận chương 5 .................................................................................................79 KẾT LUẬN ...............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CSTT Chính sách tiền tệ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TTS Tổng tài sản TP HCM thành phố Hồ Chí Minh VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam đồng DANH MỤC TÊN VIẾT TẮT CÁC NGÂN HÀNG SỬ DỤNG TRONG BÀI STT TÊN NGÂN HÀNG TÊN VIẾT TẮT 1 TMCP An Bình An Bình 2 TMCP Á Châu Á Châu 3 Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Argibank 4 TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV 5 TMCP Bản Việt Bản Việt 6 TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank 7 TMCP Đông Á Đông Á 8 TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank 9 TMCP Phát Triển TP.HCM HD bank 10 TMCP Kiên Long Kiên Long 11 TMCP Bưu Điện Liên Việt Liên Việt 12 TMCP Quân Đội Quân Đội 13 TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank 14 TMCP Nam Á Nam Á
  8. 15 TMCP Quốc Dân Quốc Dân 16 TMCP Phương Đông Phương Đông 17 TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGBank 18 TMCP Sài Gòn Sài Gòn 19 TMCP Đông Nam Á SeABank 20 TMCP Sài Gòn Công Thương Sài Gòn Công Thương 21 TMCP Sài Gòn – Hà Nội Sahabank 22 TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank 23 TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank 24 TMCP Tiên Phong Tiên Phong 25 TMCP Việt Á Việt Á 26 TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank 27 TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB 28 TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank TÊN VIẾT TẮT CỦA CÁC NGÂN HÀNG ĐÃ BỊ SÁP NHẬP, MUA LẠI 1 TMCP Đệ Nhất Đệ Nhất 2 TMCP Tín Nghĩa Tín Nghĩa 3 TMCP Nhà Hà Nội Habubank 4 TMCP Đại Á Đại Á 5 TMCP Xây Dựng Việt Nam VNCB 6 TMCP Đại Dương Oceanbank 7 TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long MHB 8 Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu GPBank 9 TMCP Phát Triển Mê Kông MDB 10 TMCP Phương Nam Phương Nam
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Danh sách chi tiết các NHTM đã bị sát nhâp, mua lại giai đoạn 2011- 2015 ..................................................................................................................................... 33 Bảng 3.2: Bảng chỉ số Z-Score theo nhóm ......................................................................... 48 Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu ....................................................................................... 57 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................................ 59 Bảng 4.3: Phân tích đa cộng tuyến qua phương pháp phóng đại phương sai ..................... 59 Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định White ........................................................................... 60 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình theo OLS .................................................................... 61 Bảng 4.6: Kết quả trích gọn hồi quy mô hình nhân tố cố định (FEM) ............................... 62 Bảng 4.7: Kết quả trích gọn hồi quy mô hình nhân tố biến động (REM) ........................... 63 Bảng 4.8: Kết quả trích gọn Cross-sectional time-series FGLS regression ........................ 64 Bảng 4.9: Bảng so sánh Z-score và LDR tại một số NHTM ............................................. 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Vốn chủ sở hữu của các nhóm NHTM ........................................................... 25 Biểu đồ 3.2: Tổng tài sản của các nhóm NHTM................................................................. 26 Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng trưởng huy động của các nhóm NHTM ..................................... 27 Biểu đồ 3.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các nhóm NHTM ....................................... 28 Biểu đồ 3.5: ROA bình quân các nhóm NHTM .................................................................. 30 Biểu đồ 3.6: ROE bình quân các nhóm NHTM .................................................................. 32 Biểu đồ 3.7: Nợ xấu các nhóm NHTM ............................................................................... 35 Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ trích lập dự phòng LLR các nhóm NHTM............................................ 36 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ LTD các nhóm NHTM .......................................................................... 40 Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ LAD các nhóm NHTM ....................................................................... 42 Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ NIR các nhóm NHTM ......................................................................... 44 Biểu đồ 3.12: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và Z-score...................................... 50
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN CAO HỌC 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại ngày nay, ngành ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng qua việc truyền dẫn vốn cho các chủ thể tham gia vào tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chiếc cầu nối điều hòa lưu chuyển giữa những nguồn vốn trong một quốc gia. Một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh sẽ góp phần không nhỏ giúp nền kinh tế phát triển bền vững, ngược lại nếu các NHTM hoạt động không hiệu quả, việc cung cấp vốn chậm trễ kém chất lượng sẽ kéo theo sự trì trệ của cả hệ thống kinh tế. Thực trạng hiện nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn, việc chạy theo lợi nhuận cho vay với nhiều rủi ro gây ra tỷ lệ nợ xấu cao, số liệu tháng 3/2015 khoảng 3,72% (Báo cáo NHNN, 2015). Một số ngân hàng thương mại quản lý yếu kém, thua lỗ, mất vốn, nợ xấu lớn, để xảy ra vi phạm pháp luật. Các thị trường vốn, chứng khoán, bất động sản phát triển chưa bền vững và còn tiềm ẩn rủi ro. Nhìn chung sự bất ổn này có nguyên nhân từ những rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều rủi ro khác nhau nhưng rủi ro chủ yếu gây ra bất ổn là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Do vậy, việc ngăn chặn và hạn chế rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách. Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và hiển nhiên trong nền kinh tế hội nhập vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mức độ tham gia của các giao dịch vãng lai, vốn với bên ngoài của từng ngân hàng. Có thể nhận định nền kinh tế ngày càng mở rộng, gắn kết thì càng chịu ảnh hưởng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng hết sức nhạy cảm. Khi khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 nổ ra với sự phá sản hơn 140 ngân hàng trong đó có Lehman Brothers, Merrill Lynch bắt đầu cho sự sụp đổ tín dụng tại Mỹ và ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính toàn cầu trong đó có các ngân hàng Việt Nam. Vì là ngành đặc thù, một ngân hàng lâm vào bất ổn sẽ lây lan đến toàn hệ thống nên vấn đề nghiên cứu về khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam để chủ động đưa ra các cảnh báo là hết sức cần thiết.
  11. 2 Từ hai cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn: “Đánh giá khả năng phá sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đánh giá khả năng có thể dẫn đến phá sản của các NHTM Việt Nam dựa trên các rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Xác định các rủi ro quan trọng gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh tác động đến nguy cơ phá sản của ngân hàng. Bao gồm các rủi ro về tài chính chủ yếu như là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Xem xét thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất xảy ra cho các ngân hàng Việt Nam. Từ đó dựa trên các chỉ tiêu để đo lường mức độ, chiều hướng tác động của các yếu tố này đến nguy cơ phá sản. Dựa vào kết quả nghiên cứu sau khi phân tích, đánh giá các rủi ro đẫn đến sự bất ổn đề xuất một số giải pháp thực tiễn có thể áp dụng nhằm hạn chế khả năng phá sản trong hoạt động của NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Một ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh thì nguy cơ phá sản xảy ra khi gặp phải những rủi ro quan trọng nào? Làm thế nào để xác định được các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản của các ngân hàng? Chiều hướng tác động ra sao? Thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh có khả năng gây ra phá sản của các NHTM Việt Nam như thế nào giai đoạn từ năm 2006-2015? Tại Việt Nam chưa có luật phá sản ngân hàng và tiền lệ cũng chưa có ngân hàng phá sản, vậy giải pháp nào cho những ngân hàng đã và đang hoạt động yếu kém? Giải pháp thực tế nào có thể áp dụng để hạn chế rủi ro nhằm giảm khả năng phá sản trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là dựa trên các loại rủi ro mà ngân hàng gặp phải ảnh hưởng đến khả năng phá sản. Tuy nhiên trong giới hạn thời gian và kiến thức, tác
  12. 3 giả tập trung phân tích các loại rủi ro tài chính quan trọng bao gồm 3 loại rủi ro là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Bên cạnh đó xem xét thêm tác động của các yếu tố hoạt động, yếu tố vĩ mô. Hiện nay tại Việt Nam có đến 34 ngân hàng TMCP tuy nhiên tác giả chỉ sử dụng bảng dữ liệu gồm 28 NHTM. Tác giả đã lựa chon 28 ngân hàng vì các ngân hàng này có số liệu tương đối chính xác, có quy mô từ nhỏ đến lớn và chiếm tỷ trọng 97% trên tổng số NHTM Việt Nam, gần như đại diện được cho toàn bộ tổng thể. Các ngân hàng còn lại không thu thập vì số liệu trong báo cáo tài chính không rõ ràng, không phục vụ được cho các yếu tố sẽ được đưa vào mô hình. Một số ngân hàng không được cập nhật vì đã sáp nhập như SouthernBank, MDB, DaiABank, MDBank, MHB và SouthernBank. 3 ngân hàng "0 đồng" là CBBank, GPBank và OceanBank cũng không được thống kê ở đây vì sau khi được NHNN mua lại 0 đồng thì chưa có công bố chính thức nào về quy mô TTS hiện tại. Một trường hợp khác là VietBank vì số liệu quá cũ tác giả cũng không đưa vào danh sách. Cơ sở dữ liệu thu thập trong luận văn lấy từ các báo cáo tài chính năm của các NHTM, báo cáo của NHNN trong giai đoạn 2006-2015, tổng cục thống kê và ngân hàng thế giới (WB) để lập thành bảng dữ liệu. Chi tiết danh sách của 28 NHTM được nêu rõ trong phụ lục 01. Tác giả lựa chọn thời điểm này bởi vì đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến cố nhất trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng Việt Nam bao gồm diễn biến trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 – 2008 cũng như việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng 2011-2015 theo quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 của thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó đây là thời điểm gần nhất so với hiện tại mà tác giả có thể thu thập số liệu để bài nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá khả năng phá sản của các NHTM tại Việt Nam dựa trên nghiên cứu các yếu tố tác động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến rủi ro tài chính, đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Đây sẽ là phương pháp phù hợp với độ tin cậy khá cao vì sử dụng các phương pháp (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh
  13. 4 và diễn giải mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Phương pháp này giúp tác giả đo lường được các biến đại diện cho rủi ro, xem xét sự liên quan của chúng dưới dạng các số đo và số thống kê. Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng (Panel Data) với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến tham khảo từ nhiều nguồn nghiên cứu trước đây của các tác giả Mark và Cộng sự (2007), Jordan (2011), Nguyễn Thanh Dương (2013). Thông qua mức ý nghĩa và hệ số hồi quy riêng của các yếu tố trong mô hình, xác định được mức độ tác động của từng yếu tố đến rủi ro tài chính, từ đó đánh giá khả năng phá sản của các NHTM tại Việt Nam. 1.6 Kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu luận văn cao học Chương 2: Cơ sở lý luận về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phá sản của các ngân hàng Chương 3: Đánh giá khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006- 2015 Chương 4: Dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro ảnh hưởng khả năng phá sản các NHTM Việt Nam. 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Dựa trên cơ sở khoa học về các loại rủi ro ảnh hưởng đến khả năng phá sản của ngân hàng, đặc biệt là các loại rủi ro tài chính quan trọng xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu sẽ cho thấy chiều hướng tác động của các yếu tố trong rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến khả năng phá sản của các NHTM Việt Nam. Tác giả đánh giá thực trạng tình hình hoạt động, thuận lợi và khó khăn cũng như phân tích nguyên nhân gặp phải rủi ro của từng nhóm ngân hàng, từng ngân hàng trong quá trình kinh doanh với số liệu cập nhật mới nhất giai đoạn 2006-2015. Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp thực tế trong phạm vi hiểu biết phù hợp với tình hình hiện nay tại các NHTM Việt Nam. Hoàn toàn có giá trị tham khảo cho các nhà điều hành, quản trị ngân hàng tìm ra giải pháp thích hợp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro để xảy ra bất ổn sao cho hiệu quả nhất.
  14. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG Giới thiệu chương 2 Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hằng ngày thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ phá sản, xuất phát từ những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của một NHTM cũng vậy, luôn có khả năng phá sản đến từ nhiều rủi ro khác nhau như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và các loại rủi ro khác (Shelagh Hefernan, 2005). Nội dung chính của chương là trình bày những cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và liệt kê một số chỉ tiêu đo lường các loại rủi ro này. Bên cạnh đó làm sáng tỏ các khái niệm liên quan như phá sản ngân hàng, rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại cũng như đưa vào bài một số nghiên cứu trước đây có liên quan đến các yếu tố tác động vào rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại. Từ đó tác giả tìm ra những điểm mới khác biệt và được cập nhật trong nghiên cứu của mình phù hợp hơn với thực tiễn, trên nền tảng những lý thuyết và bài nghiên cứu có sẵn để làm rõ hơn những yếu tố tác động đến rủi ro để đánh giá khả năng phá sản của các NHTM tại Việt Nam. 2.1 Cơ sở lý thuyết về khả năng phá sản ngân hàng 2.1.1 Khái niệm phá sản ngân hàng Khi xem xét về lĩnh vực ngân hàng, Logan (2001) và Shelagh Heffernan (2005) đưa ra khái niệm khá tương đồng về khả năng phá sản NHTM là “Khi ngân hàng mất khả năng thanh khoản, bị sáp nhập hoặc bị mua lại bởi một ngân hàng lớn khỏe mạnh, được sự kiểm soát của chính phủ hoặc ngân hàng đó phải nhận sự cứu trợ từ NHTW”. Có thể thấy theo định nghĩa này khi một ngân hàng đi đến bờ vực phá sản sẽ nhận được sự bảo vệ của hệ thống ngân hàng từ chính phủ bằng các biện pháp khác nhau. Tại những quốc gia như Nhật Bản, Châu Âu cho rằng nên giải cứu và sáp nhập các ngân hàng yếu kém vào các ngân hàng mạnh, riêng ở Mỹ trước năm 1991 xu hướng giải cứu các ngân hàng lớn là không có, sau này pháp luật yêu cầu
  15. 6 các nhà chức trách chấp nhập đưa ra một khoản chi nhỏ để giải quyết các ngân hàng bị phá sản. Tham khảo thêm khái niệm về thất bại của NHTM theo Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) cho rằng phá sản ngân hàng là việc đóng cửa một ngân hàng, ngân hàng được sáp nhập hoặc mua lại do một cơ quan quản lý NHTW thực hiện khi không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình cho người gửi tiền và người khác. Hay phá sản ngân hàng xảy ra khi giá trị thực của ngân hàng giảm dưới mức quy định cụ thể của từng quốc gia. Có thể hiểu đơn giản là mỗi NHTM tại từng quốc gia được quy định một mức vốn điều lệ tối thiểu và ngân hàng được xem là phá sản khi không đảm bảo duy trì được nguồn vốn này theo quy định (Frank Betz et al, 2013). Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, một lĩnh vực khá nhạy cảm tác động trực tiếp đến mọi hoạt động trong nền kinh tế khác, được chính phủ kiểm soát chặt chẽ nhằm ổn định hệ thống tiền tệ và hạn chế nguy cơ khủng hoảng xảy ra, vì khi xuất hiện nhiều rủi ro một ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ tạo tác động lan truyền nhanh chóng đến các NHTM khác. Việt Nam cũng thể hiện rất rõ quan điểm xử lý hết sức thận trọng các ngân hàng hoạt động yếu kém khi chấp nhận việc sáp nhập và mua lại (M&A) qua quyết định 254/QĐ- TTg ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 thay vì chấp nhận việc phá sản ngân hàng xảy ra. Có thể thấy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro đến mức không thể tiếp tục hoạt động thì một là bị tiếp quản, thanh lý, bán đi tài sản để đảm bảo thanh toán nợ cho khách hàng; hai là bị sáp nhập vào ngân hàng mạnh để ngân hàng này đứng ra giải quyết khó khăn gặp phải; ba có thể sẽ được chính phủ can thiệp cho vay bảo lãnh bù đắp các khoản nợ xấu hoặc quốc hữu hóa ngân hàng. Trong nội dung nghiên cứu khoa học của mình, tác giả vẫn giữ quan điểm sử dụng cụm từ “khả năng phá sản” để nói về xác suất có thể xảy ra sự phá sản ngân hàng trong tương lai dù thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa xảy ra nhưng cũng không ai dám chắc điều đó mãi không xảy ra. Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích để dự
  16. 7 báo các ngân hàng nào đang gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh dẫn đến bất ổn có khả năng không thể duy trì hoạt động giúp các nhà điều hành, quản trị ngân hàng xem xét chấn chỉnh tìm giải pháp phù hợp. tìm ra giải pháp thích hợp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro để xảy ra bất ổn sao cho hiệu quả nhất. 2.1.2 Dấu hiệu nhận biết ngân hàng có khả năng phá sản Tham khảo trang thông tin chính thức của học viên quản trị đầu tư (Investar, 2016), tác giả sẽ trình bày những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất khi một NHTM có khả năng phá sản: - Thiếu hụt tiền mặt liên tục, ngân hàng mất khả năng chi trả: Một khi ngân hàng quản trị dòng tiền không tốt, không thể đảm bảo tỷ lệ tối thiểu giữa TTS có thể thanh toán ngay và TTS nợ phải thanh toán ngay đối với các nhu cầu thanh toán hiện tại của khách hàng thì ngân hàng rơi ngay vào tình trạng mất khả năng chi trả, tin tức này chắc chắn sẽ nhanh chóng lan rộng, mất niềm tin công chúng dẫn tới khả năng phá sản của ngân hàng tăng cao. - Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm: Liên tục qua các năm lợi nhuận của NHTM sụt giảm lỗ lũy kế lớn hơn nhiều so với tổng số vốn điều lệ cần có và các quỹ. Hàng loạt hệ quả kéo theo như phải bán tài sản, không có khả năng tái đầu tư nên chuyển sang thuê, nhân viên mất tinh thần làm việc, lương thưởng sụt giảm khiến nhiều nhân viên chủ chốt ra đi. - Tỷ lệ nợ xấu tăng cao: Tỷ lệ nợ xấu càng cao cho thấy ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng càng lớn (Delis, 2011). Khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng càng lớn thì nguy cơ khách hàng vay không trả được nợ cho ngân hàng càng cao, NHTM thậm chí có thể mất đi nguồn vốn cho vay của mình, khiến ngân hàng rơi vào tình trạng tài chính khó khăn. Hệ quả báo cáo tài chính xấu đi, truyền thông lúc này có thể trở nên tiêu cực và kéo theo việc nhà đầu tư thoái vốn. Đẩy ngân hàng vào những rắc rối liên tục, dễ làm cho những quyết định của nhà lãnh đạo ngân hàng trở nên sai lầm như giấu nợ, huy động không lành mạnh, kinh doanh thiếu trung thực.
  17. 8 - Về mặt tính toán có một chỉ số để đo độ an toàn vốn và phản ánh năng lực tài chính của các NHTM đó là Tỷ lện an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio – CAR): Khi ngân hàng có dấu hiệu phá sản, hiển nhiên chỉ tiêu này không đạt theo quy định. Chỉ tiêu CAR được dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và khả năng đối mặt với những rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động. Theo quy định của Basel I chỉ tiêu này phải đạt là 8% do ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành (NHNN, 2011). 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến khả năng phá sản ngân hàng Theo Lê Khương Ninh (2015) cho rằng: "Nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng ở các nước đang phát triển có tính đặc thù, xuất hiện lặp lại tình trạng khốn đốn do thiếu hụt thanh khoản dai dẳng rồi phá sản. Ở một số nước khác, hiện tượng này lại giống như bệnh dịch bởi nó liên đới tới khủng hoảng kinh tế”. Dựa trên thực tiễn, tác giả cũng đã phân thành bốn loại nguyên nhân trên phương diện vĩ mô, vi mô, sự can thiệp của Chính phủ vào NHTM và sự thay đổi trong cơ chế chính sách. Cụ thể: - Khía cạnh vĩ mô thể hiện qua khả năng chống đỡ yếu kém các cú sốc vĩ mô dẫn đến bị phá sản. Các ngân hàng không phản ứng kịp sự thay đổi đột ngột của chu kỳ kinh tế do sự biến động không thể kiểm soát được từ môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, ảnh hưởng từ các cú sốc tài chính, khủng hoảng kinh tế toàn cầu biến động bất ngờ trong tỷ lệ lạm phát hoặc lãi suất. Hiện tượng NHTM quá phấn khích theo triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế nên cấp tín dụng nhiều dự án kém hiệu quả nhưng đầy rủi ro trong dài hạn, đặc biệt là bất động sản. - Khía cạnh vi mô chủ yếu từ sự yếu kém trong quản trị ngân hàng dẫn đến nguy cơ phá sản khi mà các nhà quản lý chủ quan trước các sự kiện nghiêm trọng nhưng cho rằng xác xuất xảy ra thấp nên không chuẩn bị để ứng phó. Quản lý tài sản yếu kém làm gia tăng danh mục nợ xấu, kéo theo chi phí dự phòng liên tục gia tăng, sụt giảm lợi nhuận lâu dài gây thiếu hụt thanh khoản sẽ làm mất khả năng thanh toán cho các nhu cầu vốn của khách hàng. Việc cho vay tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực, cho vay sai lầm do nhận định chủ quan cộng với việc không kiểm soát thường xuyên, bỏ qua các thiết lập giới hạn an toàn. Nhiều nhà quản lý NHTM chỉ tập trung
  18. 9 mở rộng kinh doanh, nới lỏng các tiêu chuẩn an toàn tín dụng, chạy theo chỉ tiêu, thành tích, lợi nhuận tối đa bởi tin rằng ngân hàng mình có quy mô tương đối lớn chắc chắn sẽ được sự bảo trợ từ ngân hàng trung ương. Điều này tạo ra mối nguy hiểm không thể lường trước đe dọa đến sự ổn định chung trong hệ thống. Một số khác liên quan đến kỹ năng quản lý yếu kém của các cán bộ khi đưa ra lãi suất huy động cao dưới nhiều hình thức để thu hút khách hàng góp phần mang lại lợi nhuận ngắn hạn nhưng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động lâu dài. Hành vi gian lận cho vay sai mục đích, chạy theo chỉ tiêu của các nhân viên dẫn đến khách hàng xấu gia tăng. - Nguyên nhân phá sản của các NHTM cũng xảy ra khi mệnh lệnh của Chính phủ chi phối toàn bộ hoạt động, ngân hàng không còn tự chủ kinh doanh vì lợi nhuận mà đơn thuần là công cụ thực thi chính sách tài khóa dù không công khai. Việc tài trợ các doanh nghiệp nhà nước hay các đối tượng ưu ái khác dù thiếu năng lực trả nợ, bơm tiền cho các đối tượng này với điều kiện dễ dàng. Khách hàng thua lỗ dần làm cạn kiệt nguồn vốn ngân hàng, lúc này các cú sốc nhẹ như tiền gửi giảm hay lãi suất tăng cũng làm NHTM phải điêu đứng, cứu cánh duy nhất đến từ chỉ đạo cấp vốn của Chính phủ. - Sự thay đổi trong cơ chế chính sách như tự do hóa tài chính sẽ làm thay đổi bản chất, mức độ trong hoạt động truyền thống của ngân hàng, tăng các đối tượng mới mà nếu thiếu kinh nghiệm trên thị trường tín dụng thì việc cho vay sẽ thêm rối rắm. Nếu không đủ thời gian để khắc phục các bất trắc và thực hiện dự báo, các xáo trộn của nền kinh tế sẽ dẫn đến khủng hoảng ở hệ thống ngân hàng (Lê Khương Ninh, 2015). Để một NHTM phá sản có rất nhiều nguyên nhân, chúng tác động riêng lẻ hoặc đồng thời. Có thể thấy trong mỗi nhóm nguyên nhân kể trên đều tạo ra các loại rủi ro ảnh hưởng đến khả năng phá sản của NHTM. Tóm tắt lại thì các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể được phân làm bốn nhóm chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá và các loại rủi ro khác. Khi các rủi ro này xảy ra dù riêng lẻ hay đồng thời đều làm cho ngân hàng suy giảm thu nhập và lợi nhuận, hạ thấp giá trị tài sản và có khả năng mất vốn. Ngân hàng có nguy cơ phá sản và tác
  19. 10 động lan truyền cho toàn hệ thống nếu không có các biện pháp chống đỡ (Shelagh Heffernan, 2005). 2.1.4 Hậu quả của phá sản NHTM Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ rất nhạy cảm và đối với nền kinh tế khi một ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của thị trường tiền tệ, các doanh nghiệp sản xuất đình trệ, thanh toán khó khăn, hàng hóa thiếu làm giá cả tăng vọt, niềm tin công chúng mất đi. Đối với khách hàng gửi tiền sẽ gặp phiền toái do bảo hiểm tiền gửi không đủ đảm bảo, thông tin lan tỏa khiến người dân hoang mang đi rút tiền hàng loạt. Nhà đầu tư có khả năng mất vốn khi luôn tin rằng ngân hàng không thể bị phá sản. Người quản lý, cán bộ công nhân viên mất đi công việc. Nhiều ngân hàng khác có khả năng phá sản theo và từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ kinh tế của một quốc gia. 2.2 Cơ sở lý luận về rủi ro kinh doanh dẫn đến khả năng phá sản NHTM 2.2.1 Khái niệm về rủi ro Đa số tất cả chúng ta đều có thể biết đến rủi ro bởi nó là một khái niệm khá phổ biến, tuy nhiên chưa có một quan điểm thống nhất về rủi ro. Nhiều tác giả với những trường phái khác nhau đưa ra những định nghĩa cũng rất khác nhau. Trường phái truyền thống cho rằng rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, những điều không chắc chắn xảy ra cho con người. Đại diện của trường phái này là AllanWillett cho rằng: “Rủi ro là một sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi”. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Trong cuốn Lý thuyết Bảo hiểm và Kinh tế của IrvingPfeffer cho rằng: “Khả năng xảy ra tổn thất, là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Theo sách kinh tế học hiện đại của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã từng đề cập đến một quan điểm của Frank H.Knight: “Rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”. Tóm lại qua những khái niệm đã được đề cập ở trên chúng ta có thể thấy rằng rủi ro có hai đặc điểm cơ bản đó là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối
  20. 11 tượng gặp rủi ro. Hầu hết chúng ta nhận định những rủi ro đều mang tính tiêu cực mang lại cho con người nhiều tổn thất, mất mát, nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nghiên cứu đúng mức, nhận dạng rõ và đo lường được rủi ro, chúng ta có thể tìm ra được những biện pháp phòng tránh hạn chế tối đa những tiêu cực, phát huy biến nó thành rủi ro tích cực có thể mang lại cho chúng ta những cơ hội, thời cơ để đạt được nhiều hiệu quả ngoài mong đợi. 2.2.2 Một số loại rủi ro tài chính ảnh hưởng đến khả năng phá sản NHTM 2.2.2.1 Rủi ro tín dụng  Khái niệm: Một khái niệm dễ hiểu của Thomas P.Fitch (1997) là: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ”. Còn theo Ủy ban giám sát Basel (2001): “Rủi ro tín dụng là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận”. Như vậy, có thể kết luận rằng: rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, khi khách hàng không thể thanh toán các khoản nợ gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng.  Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng phá sản của NHTM: Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác, đều rất cần nguồn vốn huy động để cho vay và để có được nguồn vốn này, NHTM luôn phải trả một khoản chi phí nhất định. Khi rủi ro tín dụng xảy đến, ngân hàng sẽ không có cách nào thu hồi được phần vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, tuy nhiên khoản huy động lại đến hạn trả cả gốc lẫn chi phí huy động. Bị mất cân đối trong việc thu chi hay đơn giản là thiếu nguồn tiền thanh toán, vòng quay của vốn tín dụng bị chậm lại khiến cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng có thể xảy ra nhiều mức độ, nhẹ thì lợi nhuận bị giảm, nặng nhất là không thu hồi được vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung (Amalendu Ghosh, 2012).  Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ xấu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0